Quy phạm giám sát kỹ thuật và ĐÓng phưƠng tiện thuỷ NỘI ĐỊa cỡ nhỏ



tải về 0.57 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.57 Mb.
#16914
1   2   3   4   5   6   7

9.3.4 Hồ sơ Đăng kiểm

Sau khi kiểm tra, phương tiện được đánh giá trạng thái kỹ thuật theo 9.3.3 và thoả mãn yêu cầu tương ứng của Phần này thì phương tiện được cấp hồ sơ đăng kiểm theo quy định tại 1.2.7 Phần 1.



9.4 Các yêu cầu an tòan kỹ thuật đối với phương tiện

9.4.1 Kết cấu và tính kín nước

9.4.1.1 Vật liệu

Vật liệu đóng mới và sửa chữa phương tiện bao gồm các vật liệu sau:



  1. Thép các bon theo yêu cầu tại 2.2 Phần 2 của Quy phạm này;

(2) Gỗ phải theo yêu cầu tại 2.3 Phần 2 của Quy phạm này;

  1. Vật liệu xi măng lưới thép: Lưới thép, cốt thép, cát, ximăng phải thoả mãn các yêu cầu tại Quy phạm phân cấp và đóng tàu sông vỏ xi măng lưới thép (22TCN323-04).

  2. Vật liêu chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh phải thoả mãn yêu cầu của Quy phạm kiểm tra và chế tạo tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh (TCVN 6282:2003);

  3. Nan tre phải thoả mãn các yêu cầu nêu tại 2.5 Phần 2 của Quy phạm này.

9.4.1.2 Các Kích thước dưới đây của phương tiện phải được đo trứơc khi đưa phương tiện xuống nước:




  • Lmax: chiều dài lớn nhất;

  • L : chiều dài phương tiện;

  • Bmax: chiều rộng lớn nhất;

  • B: chiều rộng phương tiện;

  • D: chiều cao mạn;

  • d: chiều chìm;

9.4.1.3 Các yêu cầu đối với thân tàu

  1. Đối với thân tàu bằng gỗ

a - Độ mòn của các tấm ván vỏ bao đáy, mạn boong và các kết cấu không vượt quá 40%;

b - Các mối nối không bị lỏng;

c - Các kết cấu không bị mục, dập, gẫy, nứt;

d - Các mối xảm không bị nước vào;



  1. Đối với thân tàu bằng thép

a - Độ mòn của kết cấu hoặc tấm vỏ không vượt quá 40% chiều dày ban đầu. Trong mọi trường hợp chiều dày các kết cấu, tấm không nhỏ hơn 2,0 mm;

b - Các mối hàn tấm vỏ không bị mòn thấp hơn mặt tấm bao và bị nứt;

c - Các biến dạng dư như lồi, lõm có chiều sâu nhỏ hơn 1/7 khoảng cách hai kết cấu kề, nhưng không lớn hơn 60mm;


  1. Đối với thân phương tiện bằng xi măng lưới thép

Không có vết nứt, vỡ trên vỏ bao; chỗ vỡ cục bộ bị lộ cốt hoặc diện tích của chỗ vá thủng ở bề mặt tấm không lớn hơn 50% diện tích của tấm;

  1. Đối với thân phương tiện bằng nan tre

a - Lớp trát kín không tróc cục bộ một phía hoặc hai phía;

b - Các nan không bị mục, gẫy, dập hoặc các mối nối buộc cố định phải chắc chắn;



  1. Đối với phương tiện xi măng cốt tre

Cốt không bị mục, dập, gẫy, lớp xi măng trát không bị tróc;

9.4.2 Ổn định, mạn khô, sức chở :

9.4.2.1 Mạn khô của phương tiện khi đã có đủ trang bị, hàng hóa, người được chở phải thỏa mãn theo các yếu tố sau:

  1. Theo trị số mạn khô phương tiện mẫu;

  2. Trong mọi trường hợp mạn khô không nhỏ hơn 100mm;

  3. Khi tổng số người được chở, hàng hóa dự kiến chở đã ở dưới phương tiện, thực hiện vận chuyển:

a - 1/4 số người được chở và hàng hóa dồn về từng mạn phương tiện, mà từng mép mạn vẫn chưa nhúng nước;

b - 1/4 số người được chở và hàng hóa nói trên dồn về phía mũi phương tiện, mà tại mũi phương tiện vẫn còn mạn khô;

c - Khi thực hiện theo quy định tại a,b mà mép trên của boong hoặc ở bất kỳ điểm nào của mạn phương tiện nhúng nước thì phải giảm lượng hàng hóa, người được chở cho đến khi còn mạn khô;

(4) Mạn khô của phương tiện là giá trị lớn nhất của các giá trị xác định theo (1), (2), (3);

(5) Dấu mạn khô: dấu mạn khô là một đường thẳng có kích thước 400mmx25mm được gắn ở giữa chiều dài phương tiện theo hướng dẫn của Đăng kiểm và sơn bằng sơn có màu dễ phân biệt.

9.4.2.2 Phương tiện đã thỏa mãn điều kiện xác định mạn khô bằng cách xác định thực tế tại 9.4.2.1 thì coi như phương tiện đã thỏa mãn tiêu chuẩn ổn định.

9.4.2.3 Số lượng người được chở, hàng hóa được sử dụng để xác định mạn khô và tính ổn định nói ở điều 9.4.2.1 được xem là sức chở cho phép của phương tiện nếu phương tiện có khoang chứa và đủ diện tích chở người quy định ở 1.1.2.23 Phần 1.

9.4.3 Các thiết bị di chuyển phương tiện

9.4.3.1 Đối với phương tiện dùng máy làm thiết bị di chuyển thì phải thoả mãn yêu cầu sau:

(1) Đối với các phương tiện xi măng nan tre chỉ được lắp máy ngoài;



  1. Nơi đặt máy phải riêng biệt, không có hàng hóa hoặc người ngồi xung quanh, thoáng và vận hành dễ dàng;

(3) Máy và trang bị phải được cố định chắc chắn vào thân phương tiện khi hoạt động;

(4) Nếu máy sử dụng nhiên liệu dễ bắt lửa như xăng, dầu thì hệ thống ống dẫn và bình chứa phải kín, có khay hứng và thiết bị thu gom nhiên liệu rơi vãi cũng như các biện pháp phòng chống cháy, ống xả không được đưa ra mạn ở vị trí thấp hơn đường nước. Nếu két nhiêu liệu là két rời thì ống xả cách két nhiên liệu ít nhất là 350mm nếu nhiên liệu là di-e-den và 500 mm với nhiên liệu là xăng;



  1. Máy phải luôn ở trạng thái hoạt động tin cậy, các thông số kỹ thuật phải nằm trong phạm vi cho phép;

  2. Nếu dùng ắc quy khởi động thì dung luợng ắc quy phải đảm bảo khởi động ít nhất 6 lần liên tục mà không phải nạp;

(7) Máy phải được kiểm tra kỹ thuật lần đầu và chu kỳ cùng với thân phương tiện theo nội dung nói trên và chạy thử ít nhất là 1 giờ liên tục ở chế độ vòng quay định mức khi phương tiện tách bến.

9.4.3.2 Phương tiện di chuyển bằng be chèo thì be chèo phải phù hợp với các yêu cầu sau đây:

  1. Số lượng be chèo không ít hơn 01 bộ với phương tiện có chiều dài nhỏ hơn 5m.

(2) Số lượng be chèo không ít hơn 02 bộ với phương tiện có chiều dài từ 5m - đến 10 m.

  1. Số lượng be chèo không ít hơn 03 bộ với phương tiện có chiều dài lớn hơn 10m;

  2. Chèo không bị mối mọt, gẫy, vỡ và được cố định vào thân phương tiện qua cọc chèo bằng dây thảo mộc hoặc nilon;

  3. Bố trí phải đảm bảo cho người chèo thao tác thuận lợi.

9.4.3.3 Phương tiện di chuyển bằng dây kéo thì phải đảm bảo các điều kiện sau:

(1) Dây kéo đủ độ bền không có chỗ xơ, dập;



  1. Dây kéo phải cố định chắc chắn vào thân phương tiện qua thiết bị buộc dây;

  2. Nếu dùng tời để kéo thì tốc độ kéo phải nhỏ hơn1,6m/giây và phải có thiết bị đệm để giảm lực khi phương tiện chạm vào bờ làm hỏng mũi phương tiện;

  3. Mọi phương tiện phải trang bị ít nhất 01 sào chống, đường kính sào chống không nhỏ hơn 50mm.

9.4.4 Thiết bị lái

9.4.4.1 Thiết bị lái chỉ yêu cầu ở phương tiện có động cơ.

        1. Thiết bị lái có thể lái trực tiếp bằng cần lái hoặc bằng vô lăng qua hệ thống dẫn động;

        2. Bánh lái phải có diện tích bằng từ 4 đến 8% tích số L x d, L và d nói ở điều 2.1.3.2, 2.1.3.6;

        3. Nếu dùng hệ trục chân vịt không cố định để điều động phương tiện thì không cần lắp đặt thiết bị lái nhưng phải đảm bảo thao tác dễ dàng và tính quay trở của phương tiện thoả mãn yêu cầu của Phần này.

9.4.5 Trang bị an toàn

9.4.5.1 Trang bị cứu sinh

Các phương tiện đều phải trang bị dụng cụ cứu sinh theo quy định dưới đây:



  1. Đối với phương tiện chở đến 6: người trang bị 1 phao tròn; phương tiện chở trên 6 người: trang bị 2 phao tròn;

  2. Phải trang bị phao áo cứu sinh hoặc dụng cụ nổi tương đương có kiểu được duyệt cho 100% số người trên phương tiện.

9.4.5.2 Trang bị cứu đắm

Phương tiện phải trang bị gầu múc nước có dung tích không nhỏ hơn 3 lít, với phương tiện có Lmax nhỏ hơn 5m thì trang bị một chiếc, còn Lmax lớn hơn 5m thì hai chiếc và các nêm gỗ, giẻ, phoi xảm, đinh để khắc phục sự cố khi bị nạn.



9.4.5.3 Trang bị chằng buộc, tín hiệu, cầu lên xuống:

  1. Trên tất cả các phương tiện phải bố trí thiết bị buộc dây;

  2. Thiết bị buộc phải chắc chắn, dây buộc là loại cáp mềm, nilon hoặc dây thảo mộc có đường kính và chiều dài thích hợp;

  3. Tất cả các phương tiện đều phải có cầu lên xuống cho người, cầu phải chắc chắn và đảm bảo cho người đi an toàn khi lên xuống phương tiện;

  4. Các phương tiện phải trang bị tín hiệu theo Mục 2 Chương V của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa.







tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương