Quy phạm giám sát kỹ thuật và ĐÓng phưƠng tiện thuỷ NỘI ĐỊa cỡ nhỏ



tải về 0.57 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.57 Mb.
#16914
1   2   3   4   5   6   7

Các ký hiệu trong Bảng 2.2.4:

(


: Giới hạn chảy của thép MPa;

: Giới hạn chảy của hợp kim nhôm, MPa;

S1: chiều dày tấm của nhôm;

S: chiều dầy tấm của thép;

W1: mô đun chống uốn của kết cấu nhôm;

W: mô đun chống uốn của kết cấu thép;

J1: mô men quán tính tiết diện của kết cấu nhôm;

J: mô men quán tính tiết diện của kết cấu thép;

F1: diện tích tiết diện của cột chống bằng nhôm;

F: diện tích tiết diện của cột chống bằng thép.

1) Khi tính toán hàn hợp kim nhôm phải dùng công thức tương ứng cho kết cấu bằng thép và σc được thay bằng 3σc. Trường hợp có quy trình hàn được duyệt thì σc giữ nguyên và σ’c phải là ứng suất thấp nhất của quy trình được duyệt.


  1. Kích thước tiết diện ngang của sống mũi, sống đuôi, càng trục chân vịt bằng hợp kim nhôm phải bằng 1,3 lần kích thước tương ứng của kết cấu bằng thép.

2.2.5 Thân tàu thép

2.2.5.1 Quy định chung

(1) Thân tàu được kết cấu theo hệ thống ngang;

(2) Khoảng cách giữa các kết cấu không được lớn hơn 500 mm;

(3) Kết cấu thân tàu được đặt trong cùng một mặt phẳng và tạo thành một khung kín (sống boong, sống đứng của vách ngang và sống đáy tạo thành một khung phẳng kín);

(4) Khi cần phải thay đổi tiết diện của kết cấu thì kích thước của kết cấu phải được thay đổi từ từ bằng các đoạn chuyển tiếp;


  1. Các sống dọc (đáy, boong) phải liên tục;

(6) Các kết cấu ngang có tấm thành nằm trong cùng một mặt phẳng phải được liên kết với nhau bằng mã;

(7) Mã:


(a) Mã liên kết các kết cấu thường phải có chiều cao không được nhỏ hơn hai lần chiều cao tiết diện kết cấu nhỏ hơn;

  1. Mã nối các kết cấu khỏe phải có chiều cao không được nhỏ hơn chiều cao bản thành của kết cấu nhỏ hơn;

(c) Chiều dày của mã nối phải bằng chiều dày tấm thành của kết cấu nhỏ hơn;

(d) Chiều rộng tấm mép của mã nối không được nhỏ hơn chiều rộng tấm mép của kết cấu đáy và boong tương ứng;

(8) Trong mọi trường hợp chiều dày của các kết cấu không được nhỏ hơn 2,5 mm.

2.2.5.2 Sống mũi:

Sống mũi có thể là dạng tấm, thép tròn, hoặc thép hình

(1) Kích thước sống mũi dạng thép tấm, phần nằm dưới đường nước thiết kế phải không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:

- Chiều dày tấm (mm): t = 7,5 + 0,15 L

- Chiều rộng tấm (mm): a = 41,25 + 0,375 L

trong đó:

L - chiều dài phương tiện, m

(2) Đường kính sống mũi tròn (mm), phần nằm dưới đường nước thiết kế không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:



trong đó:

L - chiều dài phương tiện, m

(3) Diện tích tiết diện sống mũi (cm2) làm bằng thép hình cạnh đều, phần nằm dưới đường nước thiết kế không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:

F = 3,5 + 0,11 L

trong đó: L - chiều dài phương tiện, m

(4) Sống mũi gò từ thép tấm thì chiều dày của tấm lớn hơn chiều dày tấm vỏ ở đoạn mũi tàu 25%


        1. Sống đuôi

  1. Kích thước tiết diện sống đuôi không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:

- Chiều rộng: b = 12 + 0,4 L, mm

- Chiều cao: h = 100 + L, mm

trong đó:

L - Chiều dài phương tiện, m

(2) Kích thước tiết diện phần sống đuôi nằm trên lỗ trục chân vịt không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau :

- Chiều dày: t = 10 + 0,18L + 0,8 D2 , mm

- Chiều rộng: a = 30 + 2L, mm

trong đó:

L - Chiều dài phương tiện, m

D - Chiều cao mạn, m

(3) Kich thước tiết diện phần sống đuôi nằm dưới lỗ trục chân vịt không được nhỏ hơn 2 lần kích thước tiết diện sống đuôi nằm trên lỗ trục chân vịt.

(4) Chiều dày thành ống bao trục chân vịt không được nhỏ hơn 60% chiều dày tiết diện sống đuôi tương ứng nằm trên lỗ trục chân vịt .



2.2.5.4 Chiều dày tấm vỏ

(1) Chiều dày tấm đáy và tấm hông không được lấy nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:



trong đó:

t - chiều dày tấm vỏ , mm

a - khoảng sườn , m

d - chiều chìm tối đa của phương tiện tại tiết diện đang xét, m

r - nửa chiều cao sóng lấy theo Bảng 2.2.5.4

m - hệ số lấy theo Bảng 2.2.5.4

Bảng 2.2.5.4

Giá trị hệ số r, m


Hệ số

Vùng SI

Vùng SII

r

1

0,6

m

0,6

0,9

Trong mọi trường hợp chiều dày tấm đáy và tấm hông không được nhỏ hơn 2,5 mm;

(2) Đối với phương tiện dùng để kéo, chiều dày tấm đáy được lấy tăng thêm 1 mm. Đối với các phương tiện hoạt động trong vùng nước cạn và dùng để kéo bè, chiều dày tấm đáy được lấy tăng thêm 2 mm. Chiều dày tấm mạn được lấy bằng chiều dày tấm đáy theo 2.2.5.4(1). Chiều dày tấm boong không được lấy nhỏ hơn 3 mm.

(3) Chiều dày tấm mạn của các phương tiện không nêu ở 2.2.5.4(2) có thể được lấy nhỏ hơn chiều dày tấm đáy tính theo 2.2.5.4(1) là 1 mm, còn chiều dày tấm boong không được lấy nhỏ hơn 2,5mm.

2.2.5.5 Kết cấu đáy

(1) Đà ngang đáy: Mô đun chống uốn tiết diện của đà ngang đáy vùng giữa phương tiện không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:

W = 4,2 k1k2d1( d + r + m )

trong đó:

W - mô đun chống uốn, cm3

d1 - khoảng cách đà ngang đáy, m

B1 - Khoảng cách tính bằng m lấy như sau: khoảng cách giữa các vách dọc hoặc dàn dọc có thanh giằng, hoặc vách dọc (dàn dọc)đến mạn, hoăc chiều rộng phương tiện nếu không có vách dọc(dàn dọc)

d - chiều chìm tối đa của phương tiện tại tiết diện đang xét, m

r - nửa chiều cao sóng lấy theo Bảng 2.2.5.4

m - hệ số lấy theo Bảng 2.2.5.4

k1 - lấy theo Bảng 2.2.5.5

k2 - hệ số bằng :

0,75 - Đối với phương tiện có sườn khỏe

1,0 - Đối với phương tiện không có sườn khỏe


Bảng 2.2.5.5

Giá trị hệ số k1

lk/B1



K1 ( có sống đáy)

Có sườn khỏe

Không có sườn khỏe

0,7

0,8


0,9 và lớn hơn

0,8

0,9


1,0

0,9

1,0


1,0

Chú thích: lk - Chiều dài của khoang đang xét , m

Đối với khoang có chiều rộng thay đổi thì B1 phải được nhân với hệ số bằng tỉ số của chiều rộng lớn nhất trên chiều rộng trung bình của phương tiện đo theo đường nước thiết kế tại khoang đang xét.

(2) Sống chính đáy: Sống chính đáy phải liên tục suốt chiều dài phương tiện và nằm trên dải tấm sống nằm. Sống chính đáy có thể là kết cấu chữ T hoặc kết cấu bẻ mép. Chiều cao của sống chính đáy bằng chiều cao của đà ngang đáy phần giữa thân tàu. Chiều dày tấm thành và tấm mép của sống đáy dạng chữ T được lấy bằng chiều dày tấm thành và tấm mép của đà ngang đáy phần giữa phương tiện. Chiều dày của sống chính đáy dạng bẻ mép được lấy bằng chiều dày tấm mép của đà ngang đáy vùng giữa thân tàu.

2.2.5.6 Kết cấu mạn

(1) Sườn khỏe: Sườn khỏe phải được đặt trong cùng mặt phẳng của đà ngang đáy. Khoảng cách các sườn khỏe không được lớn hơn 4 khoảng sườn thường. Môđun chống uốn tiết diện của sườn không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:

W = 10 k D1 d1

trong đó:

W - mô đun chống uốn, cm3

D1 - chiều cao mạn tại vị trí tiết diện đang xét, m;

d1- khoảng cách sườn khỏe, m;

k - hệ số xác định theo công thức:



L - Chiều dài phương tiện, m.

Chiều cao tiết diện tấm thành của sườn khỏe không được nhỏ hơn 0,65 lần chiều cao tiết diện tấm thành của đà ngang đáy và chiều dày bằng chiều dày tấm thành của đà ngang đáy. Diện tích tiết diện tấm mép của sườn khỏe không được nhỏ hơn 0,65 lần diện tích tiết diện tấm mép của đà ngang đáy. Ở những khoang có chiều dài nhỏ hơn 3m không cần có sườn khỏe;

(2) Sườn thường: Khoảng cách sườn thường không được lớn hơn 500mm. Mô đun chống uốn tiết diện của sườn thường có mép kèm không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:

W = 12 kal trong đó:

W - mô đun chống uốn của tiết diện sườn thường, cm3

a - khoảng sườn, m

l - khoảng cách đo theo mạn tính từ đáy đến boong, m

k - hệ số lấy theo 2.2.5.5(1)

(3) Sườn đồng nhất: Nếu mạn được kết cấu theo hệ thống sườn đồng nhất thì môđun chống uốn của tiết diện sườn có mép kèm không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:

W = 14 kaD1

trong đó:

W - mô đun chống uốn của sườn đồng nhất, cm3

a - khoảng cách sườn, m

k và D1 lấy theo 2.2.5.5(1)

Tại hai đầu của sườn phải được liên kết với đà ngang đáy và xà ngang boong bằng các mã nối. Kích thước mã được lấy tương ứng với kết cấu nối theo quy định đưa ra ở 2.2.5.1(7)



2.2.5.7 Kết cấu boong

  1. Xà ngang boong:

(a) Xà ngang boong khoẻ phải được đặt tại vị trí sườn khoẻ. Mô đun chống uốn tiết diện của xà ngang boong khoẻ có mép kèm không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức:

W = 3,6 dB12

trong đó:

W - mô đun chống uốn tiết diện của xà ngang boong, cm3

d - khoảng cách xà ngang boong khoẻ, m

B1 - lấy theo 2.2.5.5(1)

Mô men quán tính tiết diện của xà ngang boong khoẻ có mép kèm không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức:

I = 3B1W

trong đó:



I - mô men quán tính tiết diện xà ngang boong, cm4

B1 - lấy theo 2.2.5.5(1)

W - mô đun chống uốn của xà ngang boong đang xét, cm3

(b) Xà ngang boong và xà ngang boong cụt phải được đặt tại mỗi mặt sườn. Mô đun chống uốn tiết diện của xà ngang boong xà ngang boong cụt có mép kèm không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức:

W = 3,6 dB12

trong đó:

W - mô đun chống uốn tiết diện của xà ngang boong, cm3;

d - khoảng sườn, m;

B1 - khoảng cách giữa các sống boong, m;

(2) Sống boong: Sống boong phải được đặt trong cùng mặt phẳng của sống đáy. Mô đun chống uốn của sống boong có mép kèm không được nhỏ hơn mô đun chống uốn của xà ngang boong khoẻ có mép kèm.

Kích thước xà dọc miệng khoang hàng, miệng buồng máy không được nhỏ hơn kích thước của sống boong.

2.2.5.8 Vách kín nước

(1) Số lượng vách ngang kín nước bố trí trên tất cả các phương tiện thuỷ nội địa cỡ nhỏ không được ít hơn 2 vách (kể cả vách đầu và vách đuôi).Vách ngang kín nước phải đi từ đáy đến boong mạn khô. Vách kín nước không được phép khoét lỗ. Trong truờng hợp cần thiết phải khoét lỗ thì phải có biện pháp đặc biệt để đảm bảo tính kín nước của vách;

(2) Chiều dày vách kín nước không được nhỏ hơn 2,5mm;

(3) Mô đun chống uốn tiết diện của nẹp vách có mép kèm không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:

W = 6,5 al2

trong đó:

W - mô đun chống uốn của nẹp vách, cm3

a - khoảng cách nẹp vách, m

l - chiều dài nhịp của nẹp, m

Tại các đầu của nẹp vách phải được xén vát.



2.2.5.9 Kết cấu buồng máy

Khoảng cách sườn buồng máy không được lớn hơn khoảng cách sườn ở giữa phương tiện. Đà ngang đáy phải được đặt tại mỗi mặt sườn. Sống đáy,đà ngang đáy, sườn thường, sườn khỏe, xà ngang boong, sống boong phải được lấy tương ứng kích thước kết cấu vùng giữa phương tiện. Chiều dày bệ máy được lấy không nhỏ hơn chiều dày sống chính đáy, chiều cao và chiều rộng bệ máy được xác định theo từng loại máy cụ thể. Ở những phương tiện không có buồng máy riêng biệt thì các yêu cầu này phải áp dụng với vị trí đặt máy chính.



2.2.5.10 Kết cấu vùng mũi

Kết cấu vùng mũi phương tiện phải phù hợp với những quy định dưới đây:

(1) Khoảng cách sườn không được lớn hơn 500 mm. Đà ngang đáy phải đặt tại mỗi mặt sườn. Chiều dày tấm thành của đà ngang đáy vùng mũi phải lớn hơn chiều dày tấm thành của đà ngang đáy vùng giữa phương tiện 1 mm .

(2) Kích thước sống chính đáy không được nhỏ hơn kích thước đà ngang đáy. Sống chính đáy phải được hàn với sống mũi.

(3) Các sườn khỏe phải đặt cách nhau không quá 2 khoảng sườn. Mô đun chống uốn của sườn khỏe và sườn thường được lấy tăng thêm 25% so với sườn khỏe và sườn thường vùng giữa phương tiện.

(4) Nếu vùng mũi có đặt sống mạn thì sống mạn phải kết thúc ở sống mũi và chúng phải được nối với nhau bằng mã nằm. Chiều dày của mã phải bằng chiều dày của sống mạn và chiều dài của mã không đựợc nhỏ hơn 1 khoảng sườn. Kích thước tấm mép của mã nằm phải bằng kích thước tấm mép của sống mạn.

Kích thước của sống dọc mạn không được nhỏ hơn kích thước của sườn khỏe.

2.2.5.11 Kết cấu vùng đuôi

(1) Khoảng cách sườn tại vùng đuôi không được lớn hơn 500 mm. Đà ngang đáy được đặt ở mỗi mặt sườn và cao hơn trục chân vịt hoặc ống bao trục chân vịt một khoảng không nhỏ hơn 0,5 đường kính của lỗ khoét;

(2) Sườn khỏe được đặt cách nhau không quá 2 khoảng sườn. Tại phần đuôi phương tiện không được dùng kết cấu bẻ mép làm sườn khoẻ.

2.2.5.12 Miệng lỗ khoét và thành miệng lỗ khoét

(1) Chiều rộng miệng lỗ khoét ở boong không được lớn hơn 0,85 chiều rộng B của phương tiện tại chỗ khoét. Cho phép tăng chiều rộng lỗ khoét lớn hơn 0,85B nếu có biện pháp gia cường đặc biệt để tăng độ cứng vững của boong, nhưng phải đảm bảo khoảng cách từ miệng lỗ khoét đến mép boong không được nhỏ hơn 0,2m

(2) Tấm thành dọc miệng khoang hàng phải được đặt song song với tấm thành của sống boong. Tấm thành miệng khoang hàng phải được đưa xuống đến cạnh dưới của xà boong cụt và được bẻ mép. Chiều rộng của mép bẻ không nhỏ hơn 8 lần chiều dày tấm thành. Tại chỗ gặp nhau, thành dọc và thành ngang miệng khoang hàng nên được liên kết với nhau theo kiểu góc lượn. Không được bố trí đường hàn, lỗ khoét gần vùng góc lượn và phải có biện pháp gia cường thích đáng.

(3) Dọc theo chiều dài thành dọc và thành ngang miệng khoang hàng phải đặt mã gia cường để đảm bảo ổn định cho tấm, mã được đặt tại vị trí của xà ngang boong.



2.2.5.13 Cột chống

(1) Quy định chung

(a) Cột chống phải được đặt ở chỗ giao nhau giữa sống dọc đáy với đà ngang đáy, sống dọc boong với xà ngang boong.

(b) Nếu không thực hiện được như nêu ở (1) thì tại đáy và boong phải đặt các đoạn sống phụ gia cường kéo dài đến kết cấu khỏe gần nhất. Kích thước các đoạn sống phụ không được nhỏ hơn kích thước của đà ngang đáy hoặc xà ngang boong tại chỗ đặt cột chống.

(c) Tại hai đầu của cột chống phải đặt tấm đệm nằm ngang, chiều dày tấm đệm không được nhỏ hơn chiều dày của kết cấu nối và kích thước tấm đệm không được nhỏ hơn đường kính của cột chống.

(d) Nếu cột đặt lên tấm thành của kết cấu bẻ mép thì đường tâm của cột phải trùng lên mặt phẳng tấm thành đứng của kết cấu bẻ mép đó.



  1. Nếu cột chống gồm những thanh thép hình ghép lại thì chúng phải được liên kết với nhau bằng những miếng liên kết đặt cách nhau không quá 1m. Đối với boong chở hàng hai đầu cột chống phải được gắn với kết cấu bằng 4 mã nối. Đối với các boong còn lại số lượng mã nối không được ít hơn 2, chiều cao mã được nhỏ hơn hai lần chiều cao tiết diện cột.

(3) Diện tích tiết diện cột chống không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:

F= nếu mf < 4,8.103l2

hoặc F = 0,8mf nếu mf ≥ 4,8.103l2

trong đó:

F - diện tích tiết diện cột chống, cm2;

l - chiều dài cột chống, m;

f - diện tích phần boong mà cột chống phải đỡ (kể cả phần miệng khoang hàng) thuộc phần boong hoặc sàn đó, m2;

m - Đối với phương tiện hàng m=0,5J, J là số boong được cột đỡ.

(4) Mô men quán tính tiết diện cột chống không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức:

I = 0,25F2

Trong đó:

F - diện tích tiết diện của cột chống, cm2, tính theo 2.2.5.2(12)(c)



2.2.5.14 Be chắn sóng

Be chắn sóng phải được kết cấu sao cho chúng không tham gia vào sức bền chung thân tàu. Chiều dày tấm be chắn sóng không được nhỏ hơn 2 mm. Be chắn sóng phải được gắn nẹp hoặc mã gia cường , khoảng cách nẹp không được đặt lớn hơn 3 khoảng sườn. Tại chỗ khoét lỗ luồn dây cáp phải được hàn viền gia cường.



2.2.5.15 Chống va

Có thể dùng con chạch chống va bằng thép hoặc bằng gỗ.



  1. Con chạch chống va bằng thép phải được hàn với mép mạn tại phần tiếp xúc với boong (xem Hình 2.2.5.15.1a). Kích thước con chạch bằng thép lấy theo Bảng 2.2.5.15(1);

(2) Phương tiện vỏ thép dùng con chạch chống va bằng gỗ thì chúng được liên kết với mép mạn tại vùng tiếp giáp với boong bằng dải tấm mép boong kéo dài , các tai sắt và bu lông. Chiều rộng dải tấm kéo dài (hoặc tai sắt) phải bằng 2/3 chiều rộng của con chạch. Tai sắt phải được hàn tại vị trí. Để bảo vệ con chạch, có thể dùng thanh sắt dẹt ốp phía ngoài cùng của con chạch (xem Hình 2.2.5.15.1b);

(3) Kích thước của con chạch chống va gỗ, thanh thép dẹt gia cường và bu lông nối được lấy theo Bảng 2.2.5.15(2);



Bảng 2.2.5.15(1)

Kích thước con chạch chống va thép

Thứ tự


Chiều dài phương tiện

L (m)



Kích thước (mm)

1

 10,0

Chiều dày t = 3; chiều cao h = 100; chiều rộng b = 50

2

12,5

Chiều dày t = 3; chiều cao h = 125; chiều rộng b = 60

3

15,0

Chiều dày t = 3,5; chiều cao h = 150; chiều rộng b = 75

4

18,0

Chiều dày t = 3,5; chiều cao h = 180; chiều rộng b = 90

5

 20,0

Chiều dày t = 4; chiều cao h = 200; chiều rộng b = 100
Ghi chú :

1. Chiều dày (t) cho trong bảng là chiều dày đồng nhất kể cả mã gia cường.

2. Mã gia cường đựơc hàn bên trong con chạch và đặt trùng với sườn .

Bảng 2.2.5.15(2)

Kích thước con chạch chống va gỗ , thanh thép gia cường và bu lông nối

Thứ tự

Chiều dài phương tiện L(m)


Kích thước (mm)



1

 10,0

h =120,0; b = 70,0; sắt dẹt: 70x3; bu lông M12

2

12,0

h =140,0; b = 80,0; sắt dẹt: 80x3; bu lông M14

3

15,0

h =160,0; b = 100,0; sắt dẹt: 80x3; bu lông M16

4

18,0

h =180,0; b = 120,0; sắt dẹt: 80x4; bu lông M18

5

 20,0

h =200,0; b = 140,0; sắt dẹt: 90x4; bu lông M20



a) Chống va thép b) Chống va gỗ


1- Tấm boong 7- Mã gia cường

2- Xà ngang boong 8- Bu lông liên kết

3- Mã nối 9- Vít cố định thanh thép dẹt

4- Sườn 10- Tấm thép dẹt

5- Tấm mạn 11- Con chạch gỗ

6- Con chạch thép 12- Tai sắt đỡ dưới con chạch



Hình 2.2.5.15 - Kết cấu chống va thép và chống va gỗ



    1. tải về 0.57 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương