Quy phạm giám sát kỹ thuật và ĐÓng phưƠng tiện thuỷ NỘI ĐỊa cỡ nhỏ



tải về 0.57 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.57 Mb.
#16914
1   2   3   4   5   6   7

Độ cao tối thiểu của mũi phải được lấy gấp đôi độ cao tối thiểu ở đuôi phương tiện.

5.3 Chiều cao mạn khô tối thiểu

5.3 .1 Chiều cao mạn khô tối thiễu đối với các phương tiện được lấy theo Bảng 5.3.1;

Bảng 5.3.1

Mạn khô tối thiểu

No

Vùng hoạt động

Mạn khô tối thiểu


Phương tiện

chở hàng


Phương tiện

chở người




Phương tiện

chở hàng lỏng




1

2

Vịnh, đầm


Sông, hồ


150

100


200

150


120

100


Đối với phương tiện hoạt động trong vùng tương đương với vùng SI được quy định tại phụ lục A “ Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thuỷ nội địa” (TCVN 5801:2005), mạn khô tối thiểu của phương tiện chở người được lấy bằng 250mm.

5.3.2 Kích thước dấu hiệu mạn khô nêu tại Hình 5.3.2(a).Tuy nhiên đối với phương tiện thuỷ nội địa cỡ nhỏ, do có mạn khô thấp, cho phép vẽ dấu hiệu mạn khô như đã nêu tại Hình 5.3.2(b). Dấu hiệu mạn khô phải được gắn vào phương tiện bằng phương pháp hàn, dán hay phương pháp khác theo hướng dẫn của Đăng kiểm.




(a)


(b)



Hình 5.3.2
Phần 6

THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC
6.1 Máy chính

6.1.1 Cho phép lắp đặt tất cả các loại động cơ sau đây lên Phương tiện để làm máy chính: động cơ Đi-ê-den, động cơ xăng.

6.1.2 Các phương tiện xi măng nan tre chỉ được phép lắp máy ngoài, tổng công suất máy lắp trên phương tiện nan tre và xi măng nan tre không được lớn hơn 15 mã lực. Máy và thiết bị kèm máy phải được cố định chắc chắn vào thân phương tiện khi hoạt động.

6.1.3 Khi lắp động cơ xăng lên phương tiện phải thực hiện các yêu cầu sau:

(1) Trên các phương tiện hở, động cơ phải được che đậy bằng nắp được chế tạo từ vật liệu khó cháy;

(2) Nếu động cơ xăng được đặt trong buồng máy thì phải có biện pháp phòng và chữa cháy có hiệu quả;

(3) Nếu phương tiện sử dụng động cơ xăng thì buji phải có dây dẫn cách điện; dây phải được cách ly với bộ phận nóng của động cơ và có biện pháp ngăn ngừa dầu đốt, dầu nhờn rơi trên dây dẫn điện.



6.1.4 Động cơ chính, động cơ phụ (nếu có), các ổ đỡ của hệ trục và bệ máy phải được liên kết chắc chắn vào kết cấu của thân tàu . Bu lông bệ máy phải có biện pháp hãm để tránh hiện tượng tự nới lỏng của bu lông.

6.1.5 Đối với các loại máy lắp ngoài thì việc lắp đặt phải đảm bảo khả năng đổi hướng chuyển động của phương tiện một cách dễ dàng.

6.1.6 Đối với máy chính được khởi động bằng điện, phải có máy phát điện đi kèm động cơ chính để tự động nạp điện vào ắc quy. Dung lượng của ắc quy phải thỏa mãn yêu cầu nêu ở Phần 8 "Thiết bị điện " của Quy phạm này.

6.1.7 Đối với máy chính được khởi động bằng khí nén, dung tích của các bình chứa khí nén phải thỏa mãn các yêu cầu nêu ở phần hệ thống không khí nén thuộc phần các hệ thống và đường ống của Quy phạm này.

6.1.8 Đối với máy chính được điều khiển trong buồng máy, phải bố trí chuông truyền lệnh loại đơn giản giữa buồng lái và buồng máy.

6.1.9 Việc bố trí các máy móc, trang thiết bị, đường ống phải đảm bảo có lối đi lại dễ dàng để vận hành, bảo quản, bảo dưỡng và sữa chữa khi có sự cố.

6.1.10 Đối với những phương tiện có bố trí riêng buồng máy, lối ra vào buồng máy ít nhất phải bằng cầu thang chắc chắn và một lố thoát nạn sự cố.

6.1.11 Đối với phương tiện có bố trí buồng máy riêng thì phải đặt trong buồng máy ít nhất một bình cứu hỏa xách tay.

6.2.12 Dụng cụ đo kiểm tra (nếu có) phải bố trí ở nơi dễ đến và dễ thấy.

6.2.13 Trên các thang chỉ số đo của các đồng hồ đo áp suất và đo số vòng quay động cơ phải đánh dấu trị số giới hạn bằng sơn đỏ.

6.1.14 Các đồng hồ đo áp suất không khí của bình khí nén khởi động máy chính phải được kiểm tra hiệu chuẩn theo quy định.

6.1.15 Phải bố trí hệ thống chiếu sáng liên tục với cường độ ánh sáng đủ để đảm bảo vận hành, kiểm tra sự hoạt động của hệ thống động lực khi làm việc ban đêm.

6.2 Hệ trục

6.2.1 Đường kính tính toán của trục chân vịt, mm, được chế tạo bằng thép có giới hạn bền không nhỏ hơn 430 MPa và thoả mãn các yêu cầu về vật liệu của Phần 6A Vật liệu – Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thuỷ nội địa,TCVN5801:2005 , được tính theo công thức:

d = 95

trong đó:



Ne - công suất của động cơ tính bằng mã lực;

n - vòng quay của trục chân vịt, vòng/phút;

Đường kính tính theo công thức trên chỉ yêu cầu với trục chân vịt của các máy lắp trong.



6.2.2 Phải có biện pháp hãm các bu lông để đề phòng hiện tượng tự nới lỏng giữa các đoạn trục với nhau và giữa trục với máy lắp cố định vào thân tàu.

6.2.3 Cho phép được nối trục với hộp số hoặc các trục được nối với nhau bằng bích nối cứng, khớp nối mềm hoặc khớp các - đăng.

6.3 Chân vịt

6.3.1 Chân vịt phải được thiết kế phù hợp với công suất và vòng quay ở chế độ làm việc tiến liên tục.

6.3.2 Phải có biện pháp hãm chân vịt với trục chân vịt để đảm bảo chân vịt làm việc an toàn và tin cậy trong mọi chế độ khai thác của phương tiện.

Phần 7

CÁC HỆ THỐNG VÀ ĐƯỜNG ỐNG

7.1 Quy định chung

7.1.1 Những quy định đưa ra trong phần này được áp dụng cho tất cả các hệ thống và các đường ống trên phương tiện.

7.1.2 Cho phép sử dụng các đường ống và các phụ tùng bằng thép, đồng, hợp kim đồng, chất dẻo, cao su.

7.1.3 Cho phép sử dụng cách nối mềm để nối các hệ thống ống với động cơ và các máy khi lắp chúng trên bệ giảm chấn hoặc những trường hợp cần thiết khác. Những chỗ nối này phải bố trí ở những nơi dễ thấy, dễ tiếp cận. Những khớp nối mềm ở hệ thống đường ống dùng cho nhiên liệu và dầu nhờn phải là vật liệu không cháy được.

7.1.4 Không cho phép dùng ống nối bằng chất dẻo ở những nơi mà khi hỏng ống nước có thể lọt vào làm đắm phương tiện.

7.1.5 Vật liệu chế tạo đường ống lắp đặt ở đáy và mạn không được làm bằng những vật liệu dễ bị phá hủy khi có cháy.

7.1.6 Số lượng ống xuyên qua kết cấu kín nước của thân tàu, số lượng lỗ ở đáy, lỗ ở mạn phải giảm đến mức ít nhất mà không làm trở ngại cho việc sử dụng và khai thác phương tiện.

7.1.7 Nơi ống xuyên qua vách kín nước, boong hoặc những kết cấu kín nước khác phải có ống đệm hoặc các đầu nối kín nước.

7.1.8 Tất cả các lỗ xả nước bẩn nên đặt ở một bên mạn phương tiện.

7.1.9 Số lượng cửa thông sông ở mỗi phương tiện không ít hơn 2 và không bố trí cùng một bên mạn. Cửa hút phải bố trí về phía mũi cách cửa xả càng xa càng tốt và không được ở cùng một khoảng sườn.Trên mỗi cửa thông sông phải bố trí 1 van thông sông.

7.1.10 Tất cả các cửa thông sông ở vỏ phương tiện đều phải lắp lưới bảo vệ và đảm bảo không bị tắc. Tổng diện tích có ích của lưới (diện tích thông nước) phải bằng 2,5 lần tổng diện tích cửa van hút nước ngoài tàu. Nếu lưới có kiểu chấn song thì khoảng cách giữa chấn song không lớn hơn 20mm và chấn song nên bố trí dọc theo chiều dài phương tiện.

7.1.11 Ở vị trí mà đường ống chứa nước hoặc không khí nóng đi qua vách hoặc thân tàu thì phải có biện pháp về kết cấu để không làm hỏng vách hoặc kết cấu của thân tàu tại vị trí đó.

7.1.12 Tất cả các đường ống phải được cố định chắc chắn.

7.1.13 Phải có biện pháp bảo vệ ống tránh hư hỏng do va đập hoặc bị gập, bẹp, nứt.

7.1.14 Bán kính uốn ống tối thiểu phải bằng đường kính ngoài của ống, trừ ống khí xả, ống của bộ bù hòa giãn nở nhiệt.

7.1.15 Mối nối tháo rời của ống phải dùng mặt bích. Đối với ống có đường kính trong nhỏ hơn 32 mm cho phép dùng ống nối bằng ren, trừ các ống của hệ thống nhiên liệu dùng xăng.

7.1.16 Chiều dày của ống phụ thuộc vào áp suất làm việc và vật liệu chế tạo ống.

7.2 Hệ thống nhiên liệu

7.2.1 Các ống nhiên liệu không được đặt phía trên động cơ và ống khí thải. Nếu không thực hiện được điều đó thì cho phép đặt đường ống nhiên liệu không dùng xăng phía trên động cơ, ống khí xả, nhưng trong những vùng ấy đường ống phải không có mối nối tháo được hoặc ở những chỗ có mối nối thì phải đặt khay hứng không để dầu rơi xuống các thiết bị nói trên trong bất kỳ điều kiện nào.

7.2.2 Đường ống dầu đốt phải riêng biệt không được nối với đường ống của hệ thống khác.

7.2.3 Hệ thống nhiên liệu của động cơ dùng xăng để khởi động máy chính phải làm việc hoàn toàn độc lập và tin cậy.

7.2.4 Két nhiên liệu đặt trên boong hở, ở những nơi chịu tác động của ánh sáng mặt trời phải có biện pháp bảo vệ tránh tác động của mặt trời.

7.2.5 Nếu trên phương tiện dùng hai loại nhiên liệu, phải có biện pháp sao cho hai loại nhiên liệu không thể hòa lẫn vào nhau được.

7.2.6 Khi sử dụng nhiên liệu là xăng thì ống dẫn xăng phải nằm trong phạm vi quan sát được và thuận tiện khi cần kiểm tra.

7.2.7 Cho phép dùng ống mềm làm ống rót nhiên liệu vào két dự trữ trên phương tiện.

7.2.8 Các két nhiên liệu phải có ống thông hơi. Đầu ống thông hơi phải là kiểu phòng lửa. Két nhiên liệu phải có van xả nước.

    1. Hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát

7.3.1 Hệ thống bôi trơn

7.3.1.1 Phải đảm bảo không để trộn lẫn các loại dầu bôi trơn nếu chúng khác loại. Không được nối đường ống dầu bôi trơn vào đường ống khác.

        1. Phải đặt bộ lọc trong hệ thống bôi trơn, sau bộ lọc nên có áp kế.

      1. Hệ thống làm mát

7.3.2.1 Hệ thống làm mát phải đảm bảo cung cấp ổn định nước làm mát khi máy chính làm việc ở công suất liên tục lớn nhất;

7.3.2.2 Các đường ống lấy nước ngoài mạn phải đảm bảo các quy định tại 7.1.9 7.1.10.

7.4 Hệ thống không khí nén

7.4.1 Hệ thống không khí nén phải có lượng khí nén dự trữ đủ để khởi động động cơ 6 lần liên tục từ trạng thái nguội.

7.4.2 Không cho phép dùng khí nén dự trữ khởi động máy chính vào các mục đích khác. Trong trường hợp đặc biệt Đăng kiểm có thể xem xét và quyết định theo hoàn cảnh cụ thể.

7.4.3 Bình khí nén phải được cố định chắc chắn vào thân tàu.

7.4.4 Đường ống nạp không khí vào bình phải bố trí riêng biệt hoàn toàn với đường dẫn không khí khởi động máy chính.

7.4.5 Cấm sử dụng các bình không có lý lịch hoặc không rõ lai lịch làm bình chứa không khí nén. Trong trường hợp có nghi ngờ cho phép dùng phương pháp thử thủy lực để thử kiểm tra. Áp suất thử phải lấy bằng 1,5 lần áp suất làm việc của bình.

7.4.6 Bình khí nén phải có đầy đủ các phụ tùng đặc biệt là van an toàn kiểu lò xo. Nếu trên máy nén hoặc đường ống nạp có lắp van an toàn kiểu lò xo đảm bảo áp suất trong bình không vượt quá áp suất làm việc 1 kG/ cm2 thì trên bình chỉ cần van an toàn kiểu màng dễ chảy khi nhiệt độ trong bình vượt quá 95oC.

7.4.7 Nhiệt độ khí nén nạp vào bình không được vượt quá 60oC.

7.5 Hệ thống khí xả

7.5.1 Đường ống khí xả của động cơ nên hướng theo phương thẳng đứng ra ngoài phương tiện. Trường hợp đặc biệt ống khí xả có thể dẫn thẳng ra ngoài mạn. Những phương tiện lắp máy ngoài cho phép xả thẳng khí xả ra xung quanh. Nếu ống khí xả dẫn thẳng ngoài mạn phương tiện ở gần hoặc dưới đường nước thì phải có biện pháp bảo đảm không cho nước lọt vào động cơ.

7.5.2 Ống khí xả phải phải có bộ bù hoà nhiệt độ và được bọc cách nhiệt. Nhiệt độ bề mặt lớp cách nhiệt không được vượt quá 60oC.

7.5.3 Khoảng cách từ ống khí xả đến két nhiên liệu không được nhỏ hơn 350 mm - đối với nhiên liệu là dầu Đi-ê-den và 500 mm - đối với nhiên liệu là xăng.

7.5.4 Đầu nối mặt bích ống khí xả phải đảm bảo kín khí và phải cách két dầu đốt không nhỏ hơn 800 mm.

7.5.5 Chỗ ống khí xả xuyên qua thân tàu ra mạn phải được bọc cách nhiệt và có lớp thép hoặc vật liệu không cháy khác bọc ngoài.

7.6 Hệ thống hút khô

7.6.1 Phương tiện chở người, phương tiện có mui hở và các phương tiện có động cơ, lắp máy trong có chiều dài 10 m trở lên phải có ít nhất một bơm hút khô truyền động cơ giới. Cho phép dùng bơm nước làm mát động cơ chính làm bơm hút khô ứng cấp.

7.6.2 Phương tiện tự chạy lắp máy ngoài, phương tiện không động cơ lớn hơn 10 m và phương tiện có động cơ, lắp máy trong có chiều dài nhỏ hơn 10 m phải có ít nhất một bơm hút khô kiểu piston truyền động bằng tay. Bơm này có thể là bơm đặt cố định hay di động. Với các phương tiện còn lại cho phép dùng xô, gầu hay dụng cụ tương đương, với điều kiện phải dễ thao tác và vét hết nước trong phương tiện ra ngoài.

7.6.3 Đối với các phương tiện có vách ngăn kín nước phải có khả năng hút khô ở từng khoang.

7.6.4 Việc bố trí hệ thống hút khô phải sao cho không cho phép nước từ khoang này sang khoang kia. Đối với những khoang kín nuớc nhỏ cho phép tiêu nước sang khoang bên với điều kiện lỗ thoát nước phải có nút đóng kín.

7.6.5 Bơm hút khô phải lắp ở nơi dễ đến và nơi dễ vận hành.

7.6.6 Đầu hút khô phải đặt ở nơi thấp nhất của khoang và phải có phin lọc.

7.6.7 Lưu lượng của bơm hút khô truyền động cơ giới không được nhỏ hơn 7 m3/h. Lưu lượng của bơm tay hút khô không được nhỏ hơn 1,2 lít/1 hành trình piston.

7.7 Trang bị ngăn ngừa ô nhiễm

7.7.1 Trang bị ngăn ngừa ô nhiễm: Các phương tiện thuỷ nội địa cỡ nhỏ phải thực hiện các quy định tương ứng về trang bị ngăn ngừa ô nhiễm sông tại Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do tàu sông 22TCN 264-06.

Phần 8

THIẾT BỊ ĐIỆN
8.1 Quy định chung

8.1.1 Phần này áp dụng cho tất cả các thiết bị điện được sử dụng và lắp đặt trên các phương tiện thuỷ nội địa cỡ nhỏ.

8.1.2 Thiết bị điện dùng trên phương tiện phải là thiết bị đã được duyệt và chuyên dùng cho tàu thủy. Việc cho phép dùng thiết bị điện loại khác sẽ được Đăng kiểm xem xét và quyết định trong từng trường hợp cụ thể.

8.2 Nguồn điện

8.2.1 Số lượng và công suất nguồn điện phải đủ để đảm bảo cho phương tiện hoạt động bình thường ở mọi điều kiện khai thác. Nguồn điện có thể là tổ máy phát hoặc tổ ắc quy.

      1. Nếu dùng nguồn điện bờ thì trên phương tiện phải có hộp điện bờ và phải có cáp cố định từ hộp điện bờ đến bản điện chính.

8.2.3 Yêu cầu đối với nguồn điện là tổ ắc quy

  1. Dung lượng của ắc quy khởi động máy chính phải đảm bảo tối thiểu 6 lần khởi động máy liên tục mà không phải nạp;

  2. Dung lượng của nguồn điện ắc quy phải đảm bảo cung cấp cho các phụ tải trong thời gian không ít hơn 12 giờ.

(3) Cho phép dùng tổ ắc quy khởi động máy để cung cấp cho các phụ tải nhỏ như đèn tín hiệu, đèn hành trình;

(4) Không cho phép đặt ắc quy a xít và ắc quy kiềm trong cùng một buồng nhỏ hoặc trong cùng một hòm chứa;

(5) Phải có biện pháp bảo vệ thiết bị khác ở trong buồng đặt ắc quy để tránh tác động của điện dịch và hơi độc;

(6) Phải có biện pháp cố định chắc chắn và chống ăn mòn các đầu kẹp dây ở các đầu đấu điện của bình ắc quy;

(7) Phải có tiết chế để tự điều chỉnh dòng điện và điện áp nạp vào ắc quy cũng như dòng điện ngược.

8.3 Bố trí thiết bị điện

8.3.1 Các thiết bị điện phải được bố trí sao cho có thể tiếp cận dễ dàng để kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa sự cố hoặc thay thế khi cần thiết.

8.3.2 Không đặt các thiết bị điện gần các nguồn nhiệt để tránh bị nung nóng quá nhiệt độ cho phép.

8.3.3 Phải lắp đặt thiết bị điện sao cho đảm bảo sự làm việc bình thường trong mọi điều kiện khai thác của phương tiện và không gây ra hư hỏng cho thân tàu.

8.3.4 Không được đặt ắc quy sát két dầu đốt, dầu nhờn. Trong trường hợp không thể bố trí khác được thì khoảng cách tối thiểu từ ắc quy tới thành các két trên không được nhỏ hơn 75 mm.

8.3.5 Không được đặt các bình ắc quy trong buồng có động cơ xăng hoặc két đựng xăng.

8.3.6 Bảng điện đèn tín hiệu hành trình phải đặt trong buồng lái hoặc ở nơi gần người điều khiển lái.

8.3.7 Khi phương tiện đỗ tại bến cho phép lấy điện từ bên ngoài phương tiện để sử dụng nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn dùng điện.

8.4 Chiếu sáng

8.4.1 Phải bảo đảm chiếu sáng liên tục trong buồng máy khi phương tiện hoạt động vào ban đêm.

8.4.2 Hệ thống chiếu sáng phải có thiết bị ngắt mạch, các cầu chì bảo vệ, ổ cắm lấy điện ra cho các nhu cầu cần thiết.

8.4.3 Đèn tín hiệu hành trình phải được cung cấp điện liên tục trong suốt quá trình phương tiện hoạt động, trừ các phương tiện chỉ hoạt động ban ngày.

8.5 Dây dẫn

8.5.1 Ở nhũng nơi có sản phẩm dầu đốt, dầu nhờn có thể ảnh hưởng tới lớp bọc dây dẫn thì phải có biện pháp bảo vệ thích đáng.

8.5.2 Việc chọn diện tích tiết diện dây dẫn phải phù hợp với phụ tải đảm bảo dây dẫn làm việc an toàn.

8.5.3 Phải cố gắng đặt dây dẫn theo đường thẳng và cố định dây vào thân phương tiện.

8.5.4 Không được đặt dây dẫn dưới sàn buồng máy. Trong trường hợp cần thiết phải đạt thì phải có ống kim loại để luồn dây dẫn.

8.6 Nối đất

Vỏ của tất cả các thiết bị điện , cáp điện có điện áp lớn hơn 55 V - DC và lớn hơn 30 V - AC phải được nối đất tin cậy. Việc nối đất phải được thực hiện bằng dây đồng mềm có tiết diện thích hợp, hoặc bằng lõi nối đất của cáp điện .




Phần 9

CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT

PHƯƠNG TIỆN NGANG SÔNG CỠ NHỎ

9.1 Phạm vi áp dụng

9.1.1 Ngoài việc áp dụng Phần 1, phương tiện ngang sông cỡ nhỏ nêu tại 1.1.2.2 Phần 1 phải thoả mãn các yêu cầu của Phần này.

9.1.2 Các phương tiện ngang sông cỡ nhỏ vận chuyển người, hàng hóa từ bờ ra công trình nổi và ngược lại có khoảng cách lớn hơn 1 km thì ngoài việc thỏa mãn quy định của Phần này cần phải thỏa mãn các yêu cầu về trang bị an toàn, ổn định, mạn khô được nêu tại các phần tương ứng của Quy phạm này.

9.1.3 Phần này không áp dụng cho các phà ngang sông.

9.2 Định nghĩa và giải thích

Ngoài những định nghĩa đưa ra ở Phần 1, Phần 2 trong Phần này sử dụng các định nghĩa sau:



9.2.1 Thuật ngữ phương tiện dùng trong Phần này được hiểu là các phương tiện ngang sông cỡ nhỏ nêu tại 1.1.2.2.

9.2.2 Thiết bị di chuyển: Thiết bị giúp phương tiện chuyển động gồm máy, chèo tay, dây kéo...

9.3 Giám sát kỹ thuật

9.3.1 Quy định chung

Giám sát kỹ thuật phương tiện được tiến hành dựa trên cơ sở những yêu cầu đưa ra trong phần này nhằm đảm bảo tính an toàn cho người, hàng hóa và phương tiện.



9.3.2 Nội dung giám sát kỹ thuật

Phương tiện ngang sông cỡ nhỏ được giám sát kỹ thuật thông qua các dạng kiểm tra sau:



  1. Kiểm tra lần đầu;

  2. Kiểm tra hàng năm;

  3. Kiểm tra bất thường.

9.3.2.1 Kiểm tra lần đầu

Thủ tục nội dung về kiểm tra lần đầu theo yêu cầu quy định tại 1.2.4.2 Phần 1.



9.3.2.2 Kiểm tra hàng năm

Nội dung, yêu cầu, thủ tục và thời hạn giữa 2 lần kiểm tra hàng năm theo quy định tại 1.2.4.5 Phần 1;



9.3.2.3 Kiểm tra bất thường

Phương tiện được kiểm tra bất thường trong trường hợp bị tai nạn, khi sửa chữa sau tai nạn hoặc sau khi thay thế trang bị lại và khi đổi chủ.

Khối lượng và trình tự tiến hành kiểm tra bất thường được quyết định phụ thuộc vào nội dung kiểm tra và trạng thái kỹ thuật phương tiện.


      1. Đánh giá trạng thái kỹ thuật

Trạng thái kỹ thuật của phương tiện được đánh giá theo các mặt sau:

9.3.3.1 Kết cấu và tính kín nước của thân phương tiện:

Việc đánh giá được tiến hành theo mức thấp nhất của các bộ phận chính thân phương tiện nêu ở 9.4.1 Phần này, bao gồm:



  • Chất lượng vật liệu, kích thước tấm vỏ và kết cấu, các mối nối, tính kín nước các mối nối, mối xảm, độ hao mòn và hư hỏng kết cấu.

  • Tất cả các hư hỏng, hao mòn quá tiêu chuẩn đều phải sửa chữa trước khi cấp hồ sơ cho phương tiện.

9.3.3.2 Tính ổn định, mạn khô, sức chở của phương tiện

Việc đánh giá khả năng ổn định, mạn khô và sức chở của phương tiện được thực hiện theo chỉ tiêu và cách thức nêu tại 9.4.2 của Phần này. Nếu khi kiểm tra phát hiện phương tiện không thỏa mãn các yêu cầu thì phải giảm số người và hàng hóa đến khi phương tiện thỏa mãn các yêu cầu. Đối với phương tiện chở hàng và người thì phải thỏa mãn các yêu cầu sau:



  • Tổng trọng lượng hàng không quá 5 tấn;

  • Số người không được vượt quá 12 người nhưng không ít hơn 5 người;

- Các yêu cầu nêu tại 9.4.2 của Phần này.

9.3.3.3 Các thiết bị di chuyển

Việc đánh giá trạng thái kỹ thuật thiết bị chuyển động của phương tiện được tiến hành theo các yêu cầu tối thiểu nêu ra ở 9.4.3 của Phần này, bao gồm:



  • Số lượng và chất lượng kỹ thuật của chèo, dây kéo, máy, hệ thống chân vịt và các phụ tùng của máy.

  • Đối với chèo và dây kéo cần xem xét đến vị trí của người đứng chèo, việc cố định chèo và dây kéo vào thân phương tiện.

  • Đối với máy và trang bị phụ tùng của máy phải tiến hành đánh giá khi máy đã hoạt động thực tế sau một giờ để xác định tốc độ, tính quay trở, độ tin cậy khi hoạt động và tính sẵn sàng hoạt động.

  • Tất cả những hư hỏng, mòn quá tiêu chuẩn, thiếu trang bị hoặc máy không được bảo dưỡng theo quy định thì phải sửa chữa và trang bị bổ sung.

9.3.3.4 Trang bị an toàn

Việc đánh giá trạng thái kỹ thuật trang bị an toàn được tiến hành theo các yêu cầu đề ra ở Phần này, bao gồm:



  • Trang bị cứu sinh, cứu đắm, bịt thủng, cứu hỏa, tín hiệu.

  • Các trang bị an toàn phải có đủ số lượng và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, nếu các trang bị không thỏa mãn về số lượng hoặc bị hư hỏng không phát huy được tác dụng thì phải thay thế hoặc trang bị bổ sung


tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương