Quy hoạch phát triển báo chí TỈnh quảng nam đẾn năM 2020


II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- VĂN HÓA - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN BÁO CHÍ



tải về 3.08 Mb.
trang4/31
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích3.08 Mb.
#2046
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31

II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- VĂN HÓA - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN BÁO CHÍ

1. Dân số


Theo tài liệu tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 02.4.2009 tỉnh Quảng Nam. Kết quả điều tra toàn bộ, tổng dân số toàn tỉnh là 1.422.319 người với các dân tộc Việt (Kinh), Hoa, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Cor. Trong đó, cư dân đô thị là 263.898 người, nông thôn là 1.158.421; tỷ lệ dân số đô thị đạt 18,55%.

TT

Đơn vị hành chính

Dân số (người)

TT

Đơn vị hành chính

Dân số (người)

01

Thành phố Tam Kỳ

107.924

10

Huyện Phước Sơn

22.586

02

Thành phố Hội An

89.716

11

Huyện Hiệp Đức

38.001

03

Huyện Tây Giang

16.534

12

Huyện Thăng Bình

176.183

04

Huyện Đông Giang

23.428

13

Huyện Tiên Phước

68.877

05

Huyện Đại Lộc

145.935

14

Huyện Bắc Trà My

38.218

06

Huyện Điện Bàn

197.830

15

Huyện Nam Trà My

25.464

07

Huyện Duy Xuyên

120.948

16

Huyện Núi Thành

137.481

08

Huyện Quế Sơn

82.216

17

Huyện Phú Ninh

77.091

09

Huyện Nam Giang

22.417

18

Huyện Nông Sơn

31.470




Tổng cộng: 1.422.319 người

2. Kinh tế


Quảng Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đã và đang được khai thác, mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh, trong đó phải kể đến: than đá ở Nông Sơn (trữ lượng khoảng 10 triệu tấn), Ngọc Kinh (trữ lượng khoảng 10 triệu tấn); vàng gốc và sa khoáng ở Bồng Miêu, Du Hiệp, Trà Dương; cát trắng công nghiệp với trữ lượng lớn ở các huyện Thăng Bình, Núi Thành và các mỏ nước khoáng, nước ngọt chất lượng tốt. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nguồn khí metan, uranium, đá vôi, đá granít, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca và các loại nguyên liệu cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thủy tinh...

3. Văn hóa


Trên địa bàn tỉnh có 20 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 1.280.587 người, chiếm 93,2%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Cơ Tu có 37.310 người, chiếm 2,71%; dân tộc Xơ Ðăng có 30.231 người, chiếm 2,2%; dân tộc Mhnông có 13.685 người, chiếm 0,99%; dân tộc Giẻ Triêng có 4.546 người, chiếm 0,33%; dân tộc Co có 4.607 người, chiếm 0,33%; dân tộc Hoa có 1.106 người, chiếm 0,08%; dân tộc Tày có 509 người, chiếm 0,03%; dân tộc Mường có 364 người, chiếm 0,02%; dân tộc Nùng có 247 người, chiếm 0,01%; các dân tộc khác chiếm 0,1%.

Vì vậy nền văn hoá cũng mang nhiều sắc thái. Các lễ hội truyền thống của cư dân địa phương thường được tổ chức vào sau Tết Nguyên đán với những trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc.

Quảng Nam là tỉnh có tiềm năng để khai thác du lịch rất lớn. Có 2 di sản văn hóa thế giới là Mỹ Sơn và Hội An tập trung nhiều thế mạnh phát triển du lịch văn hoá, cảnh quan. Trong những năm gần đây, khi đô thị cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, thì du lịch Quảng Nam có nhiều cơ hội phát triển và thực tế đã có nhiều chuyển đổi trong xu thế phát triển chung của Tỉnh. Lượng du khách, cả trong nước và nước ngoài, đến Quảng Nam trong những năm qua liên tục tăng (từ khoảng 357.000 người năm 2006 đến 411.000 người năm 2007 và ước tính 627.000 người vào năm 2010), kéo theo sự gia tăng các cơ sở du lịch và dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, số ngày lưu trú trung bình của du khách cũng gia tăng từ 2,10 ngày cho mỗi du khách năm 2006 lên 2,17 ngày cho mỗi du khách vào năm 2010. Trong 8 năm qua, tốc độ tăng GDP của tỉnh bình quân hàng năm là 9,3%/năm. Riêng năm 2004, chỉ tiêu này đạt 11,5% và là năm thứ hai Quảng Nam có tốc độ tăng trưởng GDP đạt hai con số.

* Thuận lợi


Kinh tế tỉnh phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hoá và là tỉnh có khả năng về thu hút vốn đầu tư công nghiệp cao. Trong giai đoạn vừa qua, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng mạnh nên có điều kiện đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nguồn lực cho lĩnh vực thông tin nói chung và cho các cơ quan báo chí nói riêng.

Vị trí địa lý thuận lợi cùng với nguồn tài nguyên, khoáng sản đa dạng mở ra cho Quảng Nam tiềm năng to lớn để phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội trong xu thế hội nhập của Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như với các nước khác trên thế giới, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển báo chí với các tỉnh trong nước, khu vực và quốc tế.

Quảng Nam là tỉnh có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, có lợi thế địa -kinh tế đặc thù, có tài nguyên thông tin phong phú nên có nhiều đề tài cho báo chí khai thác.

* Khó khăn


Tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng mức xuất phát điểm thấp nên Quảng Nam vẫn là tỉnh nghèo, trình độ dân trí chưa cao, ảnh hưởng tới nhu cầu hưởng thụ thông tin báo chí, đặc biệt là các trang thông tin điện tử.

Địa hình vùng núi và trung du, không thuận lợi cho sự phát triển của một số loại hình báo chí như: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình.

Khi kinh tế xã hội phát triển, chuyển đổi cơ cấu lao động, tốc độ đô thị hoá đặt ra cho báo chí yêu cầu cao hơn về chất lượng; đa dạng về loại hình, đòi hỏi báo chí phải được đầu tư đúng mức, đội ngũ làm báo phải nâng lên về kỹ năng và trình độ.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 3.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương