Quản trị marketing quốc tế Philip Kotler


Phần V Những chủ đề đặc biệt



tải về 4.83 Mb.
trang43/45
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích4.83 Mb.
#37906
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   45
Phần V

Những chủ đề đặc biệt :

Môi trường và các quyết định về tài chính.
17. Nguồn gốc của các thị trường tài chính và tiền tệ quốc tế.

Minh hoạ về marketting : Tiền là vấn đề nhạy cảm

Để giúp người dân nước mình đạt được các hợp đồng xuất nhập khẩu, chính phủ nhiều nước đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ tài chính. Chẳng hạn, chính phủ cung cấp tín dụng thương mại cho các doanh nghiệp kinh doanh mặc dù các khoản hỗ trợ này lên tới vài tỷ đôla hàng năm. Pháp, Thuỵ Sĩ, Tây Đức đã đưa ra các thông cáo chung trong đó nêu tên các công ty cụ thể được hưởng sự hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ. Các khoản hỗ trợ này đem lại những lợi ích hết sức to lớn đến mức chính phủ các nước này vẫn giữ độc quyền trong việc cung cấp các dự án thuỷ điện, nhiệt điện, và khí hoá than đá cho Brazil, điều này thúc đẩy Mỹ làm theo các nước này trong việc trợ cấp xuất khẩu.

Mục đích của chương trình thương mại và phát triển (TDP) của Mỹ là nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các công ty Mỹ trên thị trường trong các lĩnh vực cung cấp thiết bị kĩ thuật và dịch vụ và cũng nhằm góp phần phát triển kinh tế các nước chậm phát triển. Ra đời vào năm 1980, TDP thực hiện mục tiêu của mình bằng cách tài trợ cho việc nghiên cứu khả thi và các dịch vụ kế hoạch khác đối với các dự án lớn. Một dự án dự án như thế là dự án xử lý nước ở Vênêzuêla. Chương trình này cũng đã tài trợ 33.000 đôla cho việc nghiên cứu khả thi cho hệ thống vệ sinh bệnh viện, một dự án xử lý chất thải rắn.Những nỗ lực của TDP đã đem lại thành công nhất định. Sự hỗ trợ tài chính này làm cho tổng giá trị các hợp đồng và doanh thu bán thiết bị của các công ty Ford,Caterpilla, Dumster, Loseph Hell, Freightlines Omnivad International Harvester và Hill Manufacturing lên tới 68,2 triệu đôla.

Những minh hoạ về Marketing trên đây cho thấy vai trò to lớn hỗ trợ tài chính cho các dự án thực hiện ở nước ngoài. Hỗ trợ vốn rất quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu cần nhà nước hỗ trợ vốn để sản xuất hàng xuất khẩu cũng như duy trì lượng hàng của họ. Hơn nữa các nhà nhập khâủ thường cố gắng đẩy gánh nặng tài chính cho các nhà xuất khẩu. Như vậy, để mở rộng tín dụng xuất khẩu cho nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu phải nhận được một sự hỗ trợ về mặt tài chính. Trên thực tế huy động vốn không chỉ là vấn đề của các công ty nhỏ, đối với các công ty đa quốc gia để thực hiện được các dự án lớn, chiếm hàng triệu đôla, thì huy động được vốn cũng là vấn đề sống còn.

Mục đích của phần này là để thảo luận về các khía cạnh của vấn đề huy động tài chính. Phần này đề cập đến việc huy động các nguồn tàI chính trong nước và quốc tế đang được áp dụng đối với các nhà nhập khẩu là nhà nước cũng như tư nhân, trong đó bao gồm cả các tổ chức tài chính phi doanh lợi (tổ chức tài chính của nhà nước)và các tổ chức tài chính tư nhân khác nhau. Phần này cũng nghiên cứu về các trung tâm tài chính quốc tế như là thị trường vốn châu âu, thị trường vốn châu á

Đối với bất kỳ một hãng kinh doanh nào dù to hay nhỏ, dù là kinh doanh trong nước hay kinh doanh ở nước ngoài luôn luôn đòi hỏi một số hình thức tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên việc huy động vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế phải đối mặt với những điều kiện về tài chính cũng như kinh tế của nhiều quốc gia do đó mà việc huy động vốn từ bên ngoài sẽ phức tạp và ít chắc chắn hơn là huy động vốn từ trong nước. Việc huy động vốn từ bên ngoài tuy phức tạp hơn nhiều nhưng cũng mang lại nhiều sự lựa chọn khác nhau. Bên cạnh các kênh cung cấp chính, còn có nhiều nguồn cung cấp chủ yếu dành cho các hãng kinh doanh quốc tế, các nguồn này bao gồm


  1. Các tổ chức phi tài chính

  2. Các tổ chức tài chính tư nhân

  3. Các tổ chức tài chính quốc tế

  4. Các tổ chức của chính phủ

  5. Quỹ tiền tệ quốc tế

  6. Thị trường chung Châu Âu

Các tổ chức phi tài chính

Có một số tổ chức phi tài chính có thể cung cấp tài chính. Thứ nhất, đó là sự tự tài trợ khi mà công ty có vốn riêng hoặc giữ lại cổ tức của cổ đông, do đó mà lợi nhuận kinh doanh có thể đem tái đầu đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh. Thứ hai, các nhà phân phối và các nhà sản xuất có thể cùng tìm đến tín dụng thương mại và sự trợ giúp tài chính từ một trung gian nào đó. Thứ ba, khi thành lập các liên doanh, bên nước ngoài có thể cho liên doanh vay tiền. Thứ tư, các công ty con của các công ty đa quốc gia có thể vay tiền từ các chi nhánh khác cũng như từ quỹ lương hưu của người lao động. Cuối cùng một công ty có thể quyết định tăng vốn góp bằng cách bán cổ phiếu hoặc có thể vay nợ bằng cách bán trái phiếu ở Mĩ hoặc ở nước ngoàI mà trước hết đó là việc bán trái phiếu Châu âu.

Khi các công ty sử dụng phương pháp tự tài trợ thì sẽ có lợi từ việc không phải nộp thuế lợi nhuận nhập khẩu. Trước đây với mục đích này, các công ty có thể thành lập tập đoàn buôn bán trong và ngoài nước (DISC). Tập đoàn này cho phép một công ty trì hoãn việc nộp thuế liên tục với lượng tối đa lên tới một nửa kim ngạch xuất khẩu. Chẳng hạn theo cách này công ty GE có thể tiết kiệm được hàng triệu đôla. Có khoảng 5000 nhà xuất khẩu Mĩ có doanh thu xuất khẩu trong 8000 tập đoàn buôn bán quốc tế nội địa ở Mĩ. Năm 1970, một năm trước khi DISCs được thành lập chỉ có 9% hàng hoá của Mĩ được xuất khẩu. Năm 1980, con số này nhảy vọt lên 19% với 67% hàng hoá được xuất khẩu thông qua DISCs. Năm 1981 việc nộp thuế chậm làm Mỹ thất thu 1,65 tỷ đôla.

DISCs bị bãi bỏ nhanh chóng vào năm 1984 bởi vì GATT quy định rằng những biện pháp né tránh thuế như trên là hình thức hỗ trợ xuất khẩu bất hợp pháp .Chỉ có một tập đoàn duy nhất còn tồn tại phục vụ cho các nhà xuất khẩu nhỏ là “interest charge DISC” với sự giảm thuế bị hạn chế hơn. Để thay thế DISCs, một biện pháp tránh thuế thu nhập nữa được biết đến là việc thành lập tập đoàn buôn bán quốc tế (FSC). Dưới con mắt của các cơ quan thuế, đây là một tổ chức đặc biệt nhằm tạo đIều kiện cho các thành viên có thể được miễn từ 15-32% thuế lợi nhuận bằng cách bán hoặc uỷ thác xuất khẩu hàng hóa (chưa 50% hàm lượng của Mỹ) và hạn chế số lượng dịch vụ. Một FSC có nhiều quy định chặt chẽ hơn DISC ,do đó nó không đơn giản chỉ là sự hợp tác giả tạo hay là trên giấy tờ nhằm kéo dài thời gian trả thuế.

Để vào một FSC, một công ty phải có các tiêu chuẩn sau:



  • Công ty phải được thành lập ở nước ngoài hoặc một nước phụ thuộc Mỹ

  • Trụ sở chính của công ty nằm ở nước ngoài và giữ toàn bộ sổ sách kế toán của công ty

  • Công ty có tối đa là 25 cổ đông

  • Không có cổ phần ưu đãi

  • Có ít nhất một giám đốc là người mang quốc tịch nước ngoài

  • Công ty không phải là thành viên của một tổ chức đã bị kiểm soát, trong đó bao gồm cả DISC

  • Công ty pahỉ đăng kí với IRS khi quyết định gia nhập FSC

  • Để được miễn thuế trên 5 triệu $ doanh thu xuất khẩu, công ty phải có sự quản lý ở nước ngoài, có các hoạt động kinh tế ở nước ngoài

Nói chung, một công ty muốn trở thành thành viên của FSC thì phải có sự có mặt của các yếu tố “nước ngoài”. Nghĩa là công ty phải có cơ quan quản lý nắm giữ sổ sách và các báo cáo tài chính ở nước ngoài, ban quản trị và các cổ đông phải họp tại nước ngoài và một trong các giám đốc phải là người nước ngoài. Một yêu cầu nữa là công ty này phải có bản chất kinh tế nước ngoài, tức là FSC phải thực hiện các hoạt động kinh tế và mang lại lợi nhuận thực sự. Có một tỷ lệ tối thiểu các hợp đồng mua bán hàng hoá phải được thực hiện ở nước ngoài với công việc thông thường như là lập hoá đơn. Tỷ lệ các chi phí giao dịch trực tiếp của trụ sở ở nước ngoài phải chiếm ít nhất là 50%(bao gồm chi phí quảng cáo, chi phí kí kết hợp đồng, chi phí vận tải, chi phí lập hoá đơn, chi phí bảo lãnh rủi ro tín dụng). Từ khi FSC không được hưởng các khoản khấu trừ thuế đánh vào thu nhập hoặc các khoản miễn trừ khác ở Mỹ, các công ty có thể lựa chọn việc đặt trụ sở tại một nước mà có mức thuế đánh vào các công ty người nước ngoài là thấp nhất. Một công ty thường chọn đặt trụ sở tại quần đảo Virgin, Guam, quần đảo bắc Mariana và American Samoa của Mỹ. Các nước có đủ điều kiện để FSC đặt trụ sỏ là australia, áo, Belgium, Canada, Đan Mạch, Ai cập, Phần lan, Pháp, Đức, Ailen, Ai len, Jamaica, hàn quốc, Maita, Monaco, Hà lan, Niu Dilân, Norway, Pakistan, Philipin, Nam Mỹ, Thuỵ Sĩ, và Trinidad &Tobago .Bên cạnh đó còn bao gồm các nước hưởng lợi của…

Với những biện pháp tự tài trợ khác, trên thực tế các MNCs thường dùng cả hai biện pháp là tăng vốn góp hoặc là bằng cách vay nợ. Một công ty có thể tăng vốn góp bằng cách bán cổ phiếu cả ở trong và ngoàI nước.Ví dụ cổ phiếu của Mỹ được buôn bán ở thị trương Luân Đôn. Bảng 17-1 cho thấy làm thế nào tập đoàn Hawley của Anh có thể thu hút vốn từ nước ngoài , đó là bằng cách lôi cuốn các nhà đầu tư Mỹ mua cổ phiếu của họ dưới dạng ADRs. Hơn nữa các công ty này muốn cổ phiếu của họ trở thành chứng khoán toàn cầu, do đó mà cổ phiiêú thông thường của công ty đã được buôn bán trên thị trường Bermuda, Canada, australia, Niu Dilân và tây Đức và đang trong quá trình thoả thuận để được niêm yết ở sở giao dịch chứng khoán Pari và Tokyo

Trong trường hợp sử dụng biện pháp vay nợ, một công ty có thể bán các thương phiếu hoặc bán trái phiếu. Người mua trái phiếu hoặc người cầm giữ trái phiếu thường là các chủ nợ của các công ty hơn là người sở hữu trái phiếu đó.Các công ty của Mỹ có thể bán trái phiếu ở Mỹ hoặc ở nước ngoài mà trước hết là trái phiếu châu âu. Phòng tài chính của các công ty phải xác định xem những trái phiếu của công ty bán trên thị trường nưóc ngoài bằng nội tệ (đôla) hay là bằng đồng tiền của các nước đó. Trong bất kỳ trường hợp nào, các công ty cũng phải lưu ý rằng việc vay nợ này đòi hỏi phải có các dịch vụ của các nhân hàng đầu tư.Trên thực tế hầu hết các ngân hàng đa quốc gia cũng như là các hãng môi giới đa quốc gia đều có các chi nhánh hoạt động như các ngân hàng đầu tư.
Các tổ chức tài chính

Các công ty quốc tế có thể chọn một số tổ chức tài chính mà có khả năng giải quyết vấn đề tài chính quốc tế. Thông thường các công ty này chọn cả tổ chức ngân hàng hoặc tổ chức phi ngân hàng ở trong hoặc ngoài nước. Bên cạnh các ngân hàng khổng lồ nổi tiếng toàn cầu còn có rất nhiều ngân hàng cỡ trung bình cũng có các phòng ngân hàng quốc tế. Các ngân hàng đa quốc gia có thể thoả mãn mọi nhu cầu tài chính .Các ngân hàng thường hoạt động trên các lĩnh vực khác nhiều hơn là chỉ cho vay .Đó là các hoạt động liên quan gián tiếp đến tài chính như hoạt động triết khấu bao thanh toán, L/C hoặc hối phiếu kì hạn. Một số hãng thực hiện dịch vụ bao thanh toán sẽ mua lại khoản phải thu truy đòi hoặc miễn truy đòi ở một mệnh giá và sau đó cung cấp một khoản vay mức độ cạnh tranh là 90% ssó tiền người bao thanh toán yêu cầu, tuy nhiên người bao thanh toán không bao giờ mua lại các khoản phải thu khó đòi.


Các tổ chức của chính phủ.

Việc chính phủ cung cấp các nguồn vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp là việc thường xuyên diễn ra. Theo qui luật, các khoản vay như vậy được hưởng lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường cùng các điều kiện ưu đãi hơn từ các tổ chức tài chính tư nhân.Tuy vai trò của chính phủ là gián tiếp nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ví dụ như Nhật Bản đã áp dụng những tiêu chuẩn này để khuyến khích các ngân hàng tư nhân hợp tác.

Tại Mỹ có một số tổ chức của chính phủ cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính. Một trong số những tổ chức này là Uỷ ban các doanh nghiệp nhỏ (Small Business Administration- SBA). Ngoài các khoản cho vay thông thường, SBA còn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ trong các hoạt động xuất khẩu.

Một tổ chức khác của Mỹ là Tổ chức đầu tư tư nhân hải ngoại (Overseas Private Investment Corporation- OPIC). Không chỉ được biết đến thông qua chương trình bảo hiểm rủi ro về chính trị của Phòng bảo hiểm, OPIC còn có các khoản vay trực tiếp thông qua Phòng tài chính. Khoản vay đầu tư trực tiếp (Direct Investment Funds-DIF) được cấp cho các dự án có qui mô quá nhỏ hoặc quá ngắn hạn để thu hút các công ty cho vay lớn, hoặc các dự án quá dài hạn đối với các ngân hàng thương mại. OPIC cũng sẽ gánh vác cùng các công ty nhỏ một phần chi phí trong nghiên cứu tiền khả thi. Ngoài ra, OPIC đảm bảo sẽ thanh toán 7% số tiền vay cho những người cho vay. Nhưng việc đảm bảo này và các khoản vay DIF chỉ được áp dụng cho mua sắm trang thiết bị mới, hiện đại hoá hay mở rộng nhà máy hiện có, đầu tư cho công nghệ hay dịch vụ. Dự án phải mang tính khả thi cao và phải có đóng góp cho nước tiếp nhận. OPIC còn cung cấp nhiều hình thức dịch vụ như bảo hiểm về chính trị, đảm bảo các khoản vay, cho vay trực tiếp, cho vay bằng đồng bản tệ, tài trợ đặc biệt dự án, điều tra thăm dò và nghiên cứu khả thi, tài trợ vốn và kết hợp các hình thức trên. Những hoạt động khác của OPIC là tổ chức các đoàn công tác , quảng bá các dự án và các cơ hội đầu tư ở nước ngoài cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ; giúp đỡ nghiên cứu tiền khả thi, lập kế hoạch và xây dựng dự án, làm trung gian cho các tổ chức tài chính khác của Hoa Kỳ và quốc tế, hướng dẫn môi trường đầu tư và những hình thức đầu tư mới như đầu tư vào khoa học công nghệ.

Việc mở rộng sản xuất ở một nhà máy sản xuất thiết bị ở Port-au-Prince&Jacmel (Haiti) là một dự án điển hình của OPIC. OPIC đã cho vay 300 000USD để mở rộng việc sản xuất đồ gỗ văn phòng với chất lượng cao. Dự án này đã đáp ứng các điều kiện của OPIC vì Haiti là một nước chậm phát triển ở Tây Bán cầu với thu nhập quốc dân bình quân đầu người là 130$. Nhờ dự án này, công nhân có thể nâng cao kĩ thuật dệt còn các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ thì có thể củng cố vị trí trên thị trường.

Với các nông sản, Hiệp hội tín dụng hàng hoá (Commodity Credit Corporation-CCC) thuộc Bộ nông nghiệp Mỹ có chương trình tín dụng xuất khẩu, cấp tín dụng để xuất khẩu hàng hoá nông sản.



Các tổ chức tài chính quốc tế và các ngân hàng phát triển quốc tế

Các tổ chức phi lợi nhuận quốc tế đã và đang cung cấp một nguồn vốn quan trọng. Trên thế giới có các ngân hàng phát triển khu vực như Ngân hàng phát triển châu á (the Asian Development Bank), ngân hàng và quĩ phát triển châu Phi (the African Development Bank and Fund), ngân hàng phát triển vùng Caribe (the Caribbean Development Bank). Mục đích chính của những tổ chức này là giúp đỡ tài chính cho các dự án có hiệu quả về phát triển và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Ngân hàng phát triển liên Mỹ (the Inter-American Development Bank) là một ví dụ điển hình. Ngân hàng này có mục đích chính là đẩy mạnh sự phát triển kinh tế ở các nước Mỹ La tinh thành viên. Nhìn chung, cả các tổ chức của chính phủ và tư nhân đều có thể vay tiền từ những ngân hàng này cho dù các nguồn vốn với lãi suất và điều kiện ưu đãi không phải là có nhiều.

Trong số các tổ chức tài chính quốc tế, Ngân hàng thế giới (World Bank) được biết đến nhiều nhất. Trước kia WB được gọi là Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế ( the International Bank for Reconstruction and Development Bank - IBRD). WB có hai tổ chức trực thuộc. Đó là International Development Association (IDA) và International Finance Corporation (IFC). Bảng 17.6 so sánh giữa IBRD, IDA và IFC về mục tiêu, thành viên, điêu kiện được vay, các chứng nhận để được vay và các chi tiết khác. Tuy có sự khác nhau như vậy, cả ba tổ chức này đều chung mục đích cốt lõi là: thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở các nước nghèo và các nước đang phát triển bằng cách nâng cao mức sống và năng suất lao động đến một mức mà các nước này có khả năng tự chống đỡ được.

Hình 17-6 : WB và các tổ chức của nó.






WB

IIFC

IBRD

IDA

Mục tiêu

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển bằng cách cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, cho các dự án cụ thể ở khu vực công cộng và tư nhân.

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển bằng cách giúp các nước này huy động vốn trong và ngoài nước để kích thích sự phát triển của khu vực

kinh tế tư nhân.



Thành lập

1945

1960

1956

Số thành viên (4.83)

144

131

124

Các nước được hỗ trợ

Các nước đang phát triển chứ không phải là các nước thuộc diện nghèo nhất. Một số nước được nhận cả vốn vay của IBRD và IDA.

Các nước nghèo nhất:80% tín dụng của IDA dành cho các nước có thu nhập quốc dân dưới 410$. Nhiều nước trong số này quá nghèo để có thể vay theo điều kiện của IBRD.

Tất cả các nước đang phát triển, từ những nước thuộc diện nghèo nhất cho đến những nước phát triển

Các hoạt động hỗ trợ

Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năng lượng, giáo dục, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khai thác mỏ, phát triển tài chính công ty, phát triển đô thị, cung cấp nước, xử lý rác thải, dân số, y tế và dinh dưỡng. Một số là cho vay không theo dự án bao gồm điều chỉnh cơ cấu.

Phát triển kinh tế nông nghiệp, công ty tài chính, năng lượng, phân bón, chế tạo, khai thác mỏ, các thể chế trên thị trường tiền tệ và vốn, du lịch và dịch vụ.

Các cam kết cho vay (năm 1982)

10 tỉ 330triệu USD

2 tỉ 686 triệu

USD


580 triệu USD

Đầu tư cổ phần(1982)

Không đầu tư cổ phần

32 triệu USD

Số lần cho vay(1982)

150

97

65

Điều khoản










Thời gian cho vay

15-20 năm

50 năm

7-12 năm

Thời gian ân hạn

3-5 năm

10 năm

Trung bình 3 năm

Lãi suất (1.4.1983)

10.97%

0%

Điều chỉnh theo lãi suất thị trường


Các khoản chi phí

0.75% số tiền chưa được giải ngân và lệ phí kết thúc bằng 0.25% vốn vay.

0.5% số tiền chưa được giải ngân và 0.75% số tiền đã được giải ngân.

Hàng năm chịu một khoản lệ phí 1% trên số tiền chưa được giải ngân.

Tổ chức được nhận tài trợ

Chính phủ, cơ quan của chính phủ, doanh nghiệp tư nhân mà được chính phủ bảo đảm.

Chính phủ nhưng chính phủ có thể cho các tổ chức của chính phủ hay tư nhân vay lại.

Các doanh nghiệp tư nhân, tổ chức của chính phủ phục vụ khu vực kinh tế tư nhân

Sự bảo đảm của CP

Cần thiết

Không được chấp nhận và không được tìm kiếm

Cách chính để huy động vốn

Vay mượn trên thị trường vốn của thế giới

Các khoản cho vay từ các chính phủ

Các nước thành viên cho vay

Các nguồn vốn chính

Thị trường tài chính ở Mỹ. Đức, Nhật và Thuỵ Sỹ

Chính phủ Mỹ, Nhật, Đức, Pháp và các nước OECD

Vay mượn từ IBRD

Để thực hiện mục tiêu chung này, WB, IDA và IFC có ba chức năng chung là cho vay vốn, đưa ra các lời khuyên và kinh nghiệm và dóng vai trò là chất xúc tác để thúc đẩy sự đầu tư vào các nước đang phát triển. Trong quá trình này, các nguồn lực tài chính được chuyển từ những nước phát triển sang các nước đang phát triển. Nhờ sự giúp đỡ này, các nước đang phát triển hy vọng sẽ phát triển đến một trình độ mà họ có thể quay lại đóng góp vào sự phát triển của các nước kém phát triển hơn. Nhật Bản là một ví dụ điển hình vì nước này đã hoàn thành đúng một chu kỳ như vậy. Từ một nước phải đi vay, giờ đây, Nhật Bản đã trở thành nhà tài trợ chính. Hàn Quốc thì đang đi theo con đường tương tự như của Nhật Bản gần 25 năm về trước.

Ngân hàng thế giới (WB)

WB có chủ sở hữu là chính phủ của 146 quốc gia thành viên, những nước đã đăng ký đóng góp vốn cho WB. Antigua, Barbuda và Malta là những thành viên mới nhất vào năm 1983. Chỉ những nước là thành viên của IMF mới có đủ điều kiện trở thành thành viên của WB. Hoa Kỳ là quốc gia nắm giữ cổ phần lớn nhất trong WB với 22.4% vốn dăng ký và 20.6% quyền biểu quyết. Vì vậy, theo thông lệ, chủ tịch WB là người Mỹ. Các thành viên của WB khá trái ngược nhau về đặc điểm : Đó là Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, hay là Vanuata chỉ có hơn 100 000 dân; đó là các Tiểu vương quốc ả Rập thống nhất (UAE) với thu nhập bình quân đầu người một năm là hơn 30 000 $/năm, hay là Bhutan chỉ có 180$/người/năm.

Các khoản vốn của IBRD có được nhờ vay từ các thị trương tài chính ở Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản và Trung Đông. Quá trình này không giống như một công ty tư nhân có được các khoản tiền trả nợ nhờ bán chứng khoán. Những khoản vốn chỉ dành cho những nước đi vay có uy tín về tín dụng, phần lớn là các dự án có lợi nhuận kinh tế cao. Các phán quyết của ngân hàng chỉ dựa trên những yếu tố kinh tế chứ không phải là chính trị. Vì vậy, WB sẽ không ủng hộ các mục đích chính trị hay quân sự. Theo một khía cạnh nào đó, sự giúp đỡ về tài chính sẽ không bị hạn chế để mua sắm hàng hoá và dịch vụ từ bất kỳ một nước thành viên nào cùng như từ các nước không phải là thành viên như Thuỵ Sỹ chẳng hạn.

Các khoản vay từ IBRD thường có thời hạn từ 20-30 năm và thời gian ân hạn từ 3-5 năm. Mỗi khoản vay phải được bảo đảm bởi chính phủ của nước đi vay. Lãi suất của IBRD phu thuộc vào phí tổn để IBRD huy động vốn ở trên thị trường tiền tệ. Đối với những khoản vay trước tháng 7-1982, lãi suất là cố định trong suốt thời gian đi vay. Nhưng sau tháng 7-1982, lãi suất biến động thường xuyên khiến cho việc điều chỉnh lãi suất cố định ở những khoản vay mới không thể kiểm soát được những tác động ngược chiều.

Vào năm 1982, một cơ chế cho vay mới với lãi suất thay đổi theo sự góp vốn chung đã được tạo ra nhằm tránh cho WB phải chịu quá nhiều rủi ro về lãi suất. Khoản tiền trả lãi suất sẽ được điều chỉnh tăng hoặc giảm sáu tháng một lần cho phù hợp với các chi phí. Vào đầu năm 1983, lãi suất trung bình cho các khoản vay mới là 11%. Do cơ chế này mà chi phí đi vay biến động nên các ngân hàng phải tìm một điểm mà ở đó có sợ cân bằng giữa tính bất thường của lãi suất và các mục tiêu của ngân hàng. Trong mọi trường hợp, sự biến động của lãi suất là điều không tránh khỏi cho dù WB có cố gắng tạo ra các chính sách để làm giảm ảnh hưởng của các biến động này.

Trong quá trình đi vay, các nước đi vay phải trải qua chu kỳ của dự án. Các ngân hàng có trách nhiệm giúp đỡ các nước đi vay chuẩn bị và thực thi dự án trong khuôn khổ mục tiêu đã được thoả thuận. Vì vậy, nó tạo ra mối quan hệ dài hạn giữa ngân hàng và nước đi vay. Ngân hàng quản lý quá trình dự án cũng như chất lượng của các khoản vay bằng việc tham gia vào tất cả các bước cần thiết trong dự án. Các bước cần được tiến hành tuần tự và ở bước cuối cùng, các ý tưởng mới và các dự án mới sẽ lại tạo một chu kỳ dự án mới.

Có tất cả sáu bước trong một chu kỳ dự án.

- Bước 1: Identification : Sắp xếp các dự án của các chính phủ theo thứ tự ưu tiên với tiêu chí đánh giá như sự phát triển kinh tế, đặc điểm của ngành, uy tín của chính phủ.

- Bước 2 : Preparation : Dự án phải được lập sao cho các tiêu chí về kỹ thuật, tổ chức, quản lý, kinh tế, tài chính có thể được so sánh với các dự án khác.

- Bươc 3 : Appraisal : Đây là bước xem xét lại tất cả các khía cạnh của dự án để đạt hiệu quả kinh tế cao và sử dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm. Dựa trên các kết quả đạt được người ta đưa ra các tiêu chuẩn và điều kiện để thu được kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất có thể được.

- Bước 4 : Negotiations và Approval : Ngân hàng và nước đi vay cố gắng giải quyết các vấn đề mấu chốt để đảm bảo sự thành công của dự án. Kết quả cuối cùng là một hợp đồng có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý trong đó nêu rõ mục tiêu, các bước thực hiện, các điều kiện bắt buộc của dự án.

- Bước 5 : Implementation và Supervision : Nước đi vay có trách nhiệm thực hiện dự án còn ngân hàng phải giám sát dự án bằng việc theo dõi công việc hiện tại và quản lý việc chi tiền của dự án, điển hình là cứ sau một giai đoạn từ 6 đến 7 năm.

- Bước 6 : Evaluation : Việc kiểm toán được tiến hành độc lập qua phòng đánh giá hoạt động (Operation Evaluation Department) để đưa ra các thông tin đánh giá cần thiết cho các dự án trong tương lai.

International Development Association (IDA)

Do các nước rất nghèo có nhiều khó khăn khi vay vốn theo điều kiện của IBRD mà IDA ra đời để giúp đỡ riêng những nước nghèo này. Đến tháng 7-1984, IDA đã có 131 nước thành viên còn Bồ Đào Nha và Mozambique thì đang trong giai đoạn chờ đợi. Bảng 17-1 cung cấp thông tin về đóng góp của nước giàu cho IDA. Theo qui định, một nước rất nghèo là nước có thu nhập quốc dân bình quân đầu người dưới 795 USD (theo thời giá năm 1981). Như vậy, có khoảng 50 nước nằm trong nhóm này. Thực tế, các khoản vốn của IDA chỉ dành cho các nước mà thu nhập quốc dân thấp hơn một nửa so với mức 795 USD và hầu hết các nước này ở Nam Sahara và Nam á. Tuy là những nước rất nghèo song những nước này vẫn phải có đầy đủ các điều kiện như nền kinh tế, tài chính có hiệu quả, chính trị ổn định để nhận các nguồn vốn của IDA.

WB thì tạo vốn còn IDA cung cấp tín dụng. Các khoản tín dụng này chỉ được trao cho chính phủ cho dù các chính phủ này lại cho các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước vay lại. Thời hạn của tín dụng là 50 năm với 10 năm ân hạn trước khi bắt đầu trả gốc. Các tín dụng của IDA không có lãi suất nhưng theo cam kết hàng năm các nước đi vay phải trả 0,5% phần vốn vay chưa được giải ngân và 0,75% phần vốn đã được giải ngân. Các khoản tiền này được dùng để phục vụ cho quản lý điều hành chương trình.

International Finance Corporation (IFC).

IDA và WB có chung đội ngũ nhân viên còn IFC lại có những người làm việc cho riêng mình. Mặt khác, IFC có các mối quan hệ mật thiết với các nhà đầu tư tư nhân. Để có thể cung cấp được các dịch vụ chuyển nợ, bảo hiểm, dự phòng, IFC đầu tư vào các công ty thương mại ở các nước đang phát triển và IFC có khả năng nắm giữ cổ phần. Bằng cách này, IFC giúp đỡ các ngành kinh doanh mà đối với ngân hàng là không khả thi. Khi Gambia trở thành thành viên của IFC thì tổng số thành viên là 125.

Chức năng chính của IFC là hỗ trợ sự phát triển kinh tế ở các nước chậm phát triển bằng cách đẩy nhanh tăng trưởng ở khu vực kinh tế tư nhân và huy động vốn trong nước và vốn nước ngoài cho mục tiêu này. IFC cung cấp tư vấn về tài chính, pháp luật, kỹ thuật cũng như tạo sự tin cậy giữa các bên. Vai trò đặc biệt của IFC là huy động các nguồn vốn bằng các điều kiện thương mại cho các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Tuy nhiên, IFC sẽ không cho vay nếu các tổ chức khác cũng cấp vốn với điều kiện ưu đãi cho các nước này. Điều kiện để được nhận nguồn vốn này là tỷ lệ có việc làm phải tăng, kỹ năng lao động phải được cải thiện, năng suất lao động cũng phải được nâng cao.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Trong thời kì cuộc đại khủng hoảng những năm 30, rất nhiều quốc gia đã phải dùng đến chính sách phá giá đồng tiền quyết liệt và hạn chế buôn bán nhằm tạo lập một khoản thu nhập trong nước, điều này đã khiến cho mậu dịch giảm đi và tạo được nhiều công ăn việc làm. Mối lo lắng về những chính sách đối địch này đã mở đường cho cuộc hội thảo Breton Woods được tổ chức từ ngày 1 dến ngày 22 tháng 7 năm 1944, thu hút đại biểu từ 44 quốc gia. Và chính tại đây, quỹ tiền tệ IMF đã ra đời vào ngày 27 tháng 12 năm 1945 với phương châm lập nên 1 hệ thống tiền tệ công khai và ổn định.

Quỹ tiền tệ IMF là một quỹ tiền tệ với mục đích phi chính trị, hợp tác liên chính phủ và cũng là một hiệp hội tài chính. Với tư cách là một tổ chức tiền tệ đa nguyên, các hoạt động của IMF rất đa dạng, bao gồm các mục tiêu tài chính, điều tiết, và quảng cáo. IMF hoạt động như một khởi điểm nhằm hỗ trợ và điều chỉnh cán cân thanh toán của các thành viên, như nguồn gốc tạo ra tính lỏng của đồng tiền trên thị trường, mặt khác IMF như kho dự trữ và trung gian cho các thành viên và đựơc uỷ thác hoặc là một chất xúc tác. Việc sử dụng các nguồn lực của IMF dựa trên nhu cầu về cán cân thanh toán hoặc chính sách công bằng và không phân biệt đối xử của các thành viên..?

Theo hiến chương của IMF (các điều khoản đã được thông qua), có 6 mục tiêu đựơc quy định như sau:



  1. Xúc tiến hợp tác quốc tế giữa các thành viên về các vấn đề tiền tệ quốc tế.

  2. Nhanh chóng đưa sự tăng trửơng của thương mại quốc tế cân bằng, góp phần nâng cao tỉ lệ việc làm, thu nhập thực tế và năng suất lao động.

  3. Duy trì ổn định tỉ giá hối đoái và những thoả thuận về tỉ giá hối đoái đồng thời tránh các phá giá tiền tệ mạnh mẽ.

  4. Xúc tiến hệ thống trả tiền và chuyển khoản đa phương đồng thời loại bỏ các biện pháp hạn chế trao đổi.

  5. Xây dựng các nguồn lực tài chính sẵn có cho các thành viên

  6. Tìm biện pháp giảm thiểu hoặc trả cho những khoản không cân đối.

Thẻ hội viên của IMF mở rộng cho bất kì quốc gia nào chủ động trong các quan hệ ngoại giao của chính mình, sẵn sàng và có khả năng đảm bảo những nghĩa vụ của một hội viên. Mỗi thành viên sẽ có một hạn ngạch trên cơ sở phần đóng góp vào quỹ. Chỉ tiêu hạn ngạch này cho biết số cử tri của thành viên này và cũng cho biết các nguồn lực tài chính của IMF. IMF tuyển lựa ra một tập hợp những cử tri quan trọng, tập hợp này sẽ bao gồm cả những thành phần chủ chốt và cả những thành phần linh hoạt. Với mục tiêu bình đẳng cao nhất giữa các quốc gia, mỗi thành viên có 250 phiếu bầu cơ bản. Sự phân phối linh hoạt cũng được sử dụng để thu hút các thành viên giữ vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế và giao dịch quốc tế lớn hơn cũng như tính toán sự khác biệt về phần đóng góp, kết quả mỗi lá phiếu cho từng bộ phận của từng thành viên tương đương với chỉ tiêu 100.000 SDR . Cuối tháng 11 năm 1984, IMF đã có tới 148 thành viên với lượng ghế lên tới 930.018. Trong đó, Mỹ chiếm 179.433 ghế hay 19% tổng lượng ghế. Bảng 17-2 sẽ cung cấp chi tiết về hạn ngạch và số phiếu của từng quốc gia thành viên.


tải về 4.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   45




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương