QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


CHƯƠNG V HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI



tải về 0.56 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.56 Mb.
#31099
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

CHƯƠNG V

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

MỤC 1

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài


1. Nhà đầu tư được thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế đất nước.

2. Căn cứ định hướng phát triển kinh tế, xã hội, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ và quy định tại Khoản 1 Điều này, Chính phủ ban hành Danh mục ngành, nghề khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, Danh mục ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện và Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài.

3. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi chung là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

Hình thức đầu tư ra nước ngoài


1. Thành lập các hình thức tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

2. Thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh ở nước ngoài;

3. Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh tại nước ngoài;

4. Mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ;

5. Các hình thức đầu tư khác theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư.

Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài


1. Vốn đầu tư ra nước ngoài gồm vốn bằng tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật.

2. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn phù hợp với quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Việc vay vốn bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngoại hối.


MỤC 2

THỦ TỤC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài


1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp quyết định sử dụng vốn nhà nước để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

2. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài sử dụng nguồn vốn khác do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật doanh nghiệp và pháp luật liên quan.

3. Nhà đầu tư và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư ra nước ngoài.

4. Đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp quyết định đầu tư ra nước ngoài sau khi được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.


Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài


1. Mã số dự án đầu tư.

2. Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.

3. Tên dự án đầu tư.

4. Mục tiêu, địa điểm đầu tư.

5. Vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư; tiến độ góp vốn, huy động vốn và tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

6. Thời hạn thực hiện dự án.

7. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.

8. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).


Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư


1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

b) Bản sao Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

c) Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;

d) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 54 Luật này;

đ) Văn bản xác nhận của cơ quan thuế về việc nhà đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

MỤC 3

CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài


1. Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau:

a) Dự án có tổng vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;

b) Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 10.000 tỷ đồng trở lên;

c) Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

2. Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau:

a) Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có sử dụng vốn nhà nước từ 200 tỷ đồng trở lên hoặc có tổng vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;

b) Dự án đầu tư không được quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này có sử dụng vốn nhà nước từ 400 tỷ đồng trở lên hoặc có tổng vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư


1. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy định tương ứng tại các Điều 36 và 39 Luật này.

2. Hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư gồm:

a) Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương dự án đầu tư;

b) Bản sao Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm: sự cần thiết đầu tư dự án, các điều kiện để thực hiện đầu tư; mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ tổng vốn đầu tư bao gồm cả vốn lưu động ban đầu, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, phân chia giai đoạn đầu tư trong trường hợp cần thiết; phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án và các rủi ro tại nước tiếp nhận đầu tư.

3. Nội dung thẩm tra bao gồm:

a) Sự đáp ứng tiêu chí xác định dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;

b) Sự cần thiết đầu tư;

c) Sự phù hợp với chủ trương, chính sách đầu tư ra nước ngoài;

d) Những thông số cơ bản của dự án, bao gồm: quy mô, hình thức đầu tư, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, tổng vốn đầu tư, nguồn vốn, khả năng thu hồi vốn và trả nợ vốn vay;

đ) Đánh giá mức độ rủi ro tại quốc gia đầu tư.



tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương