QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


MỤC 2 CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ



tải về 0.56 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.56 Mb.
#31099
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

MỤC 2

CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư


1. Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án quy định tại Điều 35 Luật này.

2. Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án quy định tại Điều 38 Luật này.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án không quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

b) Dự án đầu tư phải được thẩm định về công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.

4. Cơ quan quản lý nhà nước không được yêu cầu nhà đầu tư thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư không quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này.


Nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư


1. Chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư của dự án, tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn, thời hạn thực hiện dự án;

b) Tên, địa chỉ của nhà đầu tư;

c) Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án; trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn;

d) Xác nhận các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có);

đ) Thời hạn hiệu lực của chấp thuận chủ trương đầu tư.

2. Chính phủ quy định chi tiết nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư với các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội


1. Dự án có tổng vốn đầu tư từ ba mươi lăm nghìn tỷ đồng trở lên, trong đó vốn bảo lãnh của nhà nước hoặc vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước từ mười nghìn tỷ đồng trở lên.

2. Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

a) Nhà máy điện hạt nhân;

b) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên;

3. Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước hai vụ từ 500 héc ta trở lên;

4. Dự án có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;

5. Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Trình tự chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội


1. Nhà đầu tư hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ dự án đầu tư trình Chính phủ.

2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương đầu tư.

4. Cơ quan của Quốc hội thẩm tra hồ sơ do Chính phủ trình.

5. Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư gồm các nội dung: mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư, công nghệ chính, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.

Thẩm tra dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội


1. Hồ sơ thẩm tra gồm:

a) Tờ trình của Chính phủ;

b) Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Luật này;

c) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;

d) Tài liệu khác có liên quan.

2. Thủ tục thẩm tra:

a) Chậm nhất 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội;

b) Cơ quan chủ trì thẩm tra có quyền yêu cầu Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án;

c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được cơ quan chủ trì thẩm tra yêu cầu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra.

3. Nội dung thẩm tra:

a) Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội;

b) Sự cần thiết thực hiện dự án;

c) Sự phù hợp của dự án với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất;

d) Mục tiêu, quy mô, hình thức đầu tư, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, diện tích đất cần sử dụng, phương án di dân, tái định cư, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường, tổng vốn đầu tư, phương án huy động vốn, khả năng thu hồi vốn và trả nợ vốn vay;

đ) Khả năng bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.

Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ


1. Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Phải di dân từ 10.000 người trở lên ở miền núi và 20.000 người trở lên ở vùng khác;

b) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

c) Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

d) Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí;

đ) Kinh doanh cá cược, casino;

e) Sản xuất thuốc lá điếu;

g) Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế;

h) Xây dựng và kinh doanh sân golf.

2. Dự án không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên.

3. Ngoài các dự án quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này, dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực: kinh doanh vận tải biển; kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng; trồng rừng; xuất bản, báo chí; dự án thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài.

4. Dự án khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.


Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ


1. Nhà đầu tư nộp 10 bộ hồ sơ dự án đầu tư cho Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư . Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương dự án đầu tư;

b) Bản sao Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm: mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức đầu tư; tổng vốn đầu tư, phương án huy động vốn; thời hạn, tiến độ đầu tư; nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường; công nghệ sử dụng trong dự án, tiêu chuẩn của hàng hóa, dịch vụ cung cấp;

d) Tài liệu về năng lực tài chính của nhà đầu tư;

đ) Hợp đồng (đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC);

e) Văn bản, tài liệu về quyền sử dụng địa điểm của nhà đầu tư, trừ trường hợp đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất.

2. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gửi 02 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của cơ quan nhà nước có liên quan.

3. Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm tra về dự án đầu tư gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến.

4. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều này, Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và có ý kiến thẩm tra về dự án đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư

5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm tra quy định tại Khoản 4 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập Báo cáo thẩm tra hồ sơ dự án trình Thủ tướng Chính phủ. Nội dung thẩm tra gồm:

a) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất;

b) Tiến độ thực hiện dự án: tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án;

c) Điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

d) Việc đáp ứng điều kiện đầu tư, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư (nếu có);

đ) Công nghệ áp dụng và cơ sở lựa chọn loại công nghệ; dây chuyền máy móc, thiết bị; tác động của công nghệ đến môi trường.

6. Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư, gồm các nội dung: nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư; công nghệ chính; địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.

Trình tự chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh


1. Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Luật này cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án.

2. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của cơ quan nhà nước có liên quan.

3. Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm tra về dự án đầu tư gửi cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Trong quá trình tham gia thẩm tra dự án đầu tư, Cơ quan quản lý về đất đai chịu trách nhiệm giới thiệu địa điểm, cung cấp trích lục bản đồ; cơ quan quản lý về xây dựng cung cấp thông tin quy hoạch để làm cơ sở thẩm tra theo quy định tại Điều này.

5. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lập Báo cáo thẩm tra hồ sơ dự án trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nội dung thẩm tra theo quy định tại Khoản 5 Điều 39 Luật này.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư, gồm các nội dung: nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư; công nghệ chính; địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; việc giao đất giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời là quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án đề nghị giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

7. Đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư mà không phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư


1. Khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, địa điểm đầu tư, công nghệ chính, tăng hoặc giảm vốn đầu tư trên 10% so với tổng vốn đầu tư, kéo dài thời hạn thực hiện, thay đổi nhà đầu tư hoặc thay đổi điều kiện ràng buộc đối với dự án (nếu có), nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư.

2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư bao gồm:

a) Văn bản đề nghị điều chỉnh chủ trương dự án đầu tư;

b) Giải trình về dự án đầu tư điều chỉnh;

c) Báo cáo tình hình thực hiện dự án tới thời điểm đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

3. Trình tự, thủ tục điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tương ứng tại các Điều 36, 39 và 40 Luật này.



MỤC 3
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ


VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH

Quy định chung về triển khai thực hiện dự án đầu tư


1. Dự án đầu tư phải thực hiện phù hợp với quy hoạch, tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai, môi trường, lao động, phòng cháy chữa cháy và pháp luật có liên quan.

2. Việc góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần bằng tiền, ngoại tệ của nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện thông qua tài khoản vốn mở tại tổ chức tín dụng được phép.

3. Nhà đầu tư được tuyển dụng và sử dụng lao động Việt Nam; tuyển dụng và sử dụng lao động là người nước ngoài làm công việc quản lý, lao động kỹ thuật và chuyên gia theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

4. Nhà đầu tư được gia công, gia công lại sản phẩm; đặt gia công và gia công lại trong nước, đặt gia công ở nước ngoài.


Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư


1. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không quá bảy mươi (70) năm đối với dự án trong khu kinh tế, không quá năm mươi (50) năm đối với dự án ngoài khu kinh tế. Đối với dự án ngoài khu kinh tế thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định thời hạn dài hơn nhưng không quá bảy mươi (70) năm.

2. Đối với dự án đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất, thời gian nhà nước chậm bàn giao đất cho nhà đầu tư được trừ vào thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.


Giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ


1. Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư phải bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật. Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm giám định chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc giám định chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư.

3. Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị hoặc xác định căn cứ tính thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể giám định độc lập chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị nhập khẩu để tạo tài sản cố định, thực hiện dự án đầu tư.

Tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt Nam


1. Nhà đầu tư được trực tiếp hoặc thông qua đại lý để tiêu thụ sản phẩm sản xuất, gia công, chế biến, chế tạo tại Việt Nam.

2. Nhà đầu tư quyết định giá bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất hoặc cung ứng. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát giá thì giá bán được thực hiện theo khung giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.

3. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật về thương mại và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thuê tổ chức quản lý


1. Nhà đầu tư được thuê tổ chức quản lý để quản lý hoạt động của dự án đầu tư đối với các lĩnh vực cần có kỹ năng quản lý chuyên sâu, trình độ cao.

2. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tổ chức quản lý trước pháp luật Việt Nam đối với những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý thỏa thuận trong hợp đồng.

3. Tổ chức quản lý chịu trách nhiệm trước nhà đầu tư về quản lý hoạt động kinh doanh của dự án đầu tư theo hợp đồng và quy định của pháp luật.

Chuyển nhượng dự án đầu tư


1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 50 Luật này;

b) Điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

c) Các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

d) Điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có);

2. Trường hợp chuyển nhượng dự án thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 kèm theo hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư để điều chỉnh nhà đầu tư trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

3. Trường hợp chuyển nhượng dự án quy định tại các điều 33, 35 và 38 của Luật này thì phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này.

Giãn tiến độ đầu tư


1. Đối với dự án thuộc trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư phải thông báo cho Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi giãn tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư tại chấp thuận chủ trương; nội dung thông báo gồm:

a) Giải trình lý do và thời hạn giãn tiến độ thực hiện dự án;

b) Kế hoạch tiếp tục thực hiện dự án (bao gồm kế hoạch góp vốn, tiến độ xây dựng cơ bản và đưa dự án vào hoạt động);

c) Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư đến thời điểm giãn tiến độ;

d) Báo cáo về việc thực hiện nghĩa vụ thuế của nhà đầu tư;

đ) Cam kết của nhà đầu tư về việc tiếp tục thực hiện dự án.

2. Tổng thời gian giãn tiến độ đầu tư quy định tại Khoản 2 Điều này không được vượt quá 24 tháng. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thông báo ý kiến về việc giãn tiến độ đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của nhà đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Trong trường hợp không chấp thuận với đề xuất của nhà đầu tư, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu ra phải nêu rõ lý do.

Tạm ngừng, ngừng hoạt động của dự án đầu tư


1. Nhà đầu tư tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án đầu tư phải thông báo với Cơ quan quản lý đầu tư và được miễn tiền thuê đất trong thời hạn tạm ngừng hoạt động của dự án trong các trường hợp bất khả kháng sau:

a) Do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường;

b) Do ảnh hưởng trực tiếp của hỏa hoạn, dịch bệnh;

c) Do ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh;

d) Các trường hợp bất khả kháng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Cơ quan quản lý đầu tư quyết định ngừng hoạt động đầu tư hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau:

a) Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa;

b) Để khắc phục vi phạm môi trường theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về môi trường;

c) Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;

d) Theo quyết định, bản án của tòa án, trọng tài;

đ) Nhà đầu tư bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

e) Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư và đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.


Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư


1. Dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:

a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;

b) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, Điều lệ doanh nghiệp hoặc thỏa thuận giữa các nhà đầu tư;

c) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

d) Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật này và cơ quan quản lý đầu tư ra quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;

đ) Bị nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư hoặc nhà đầu tư không còn quyền sử dụng địa điểm đầu tư;

e) Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và trong vòng 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan quản lý đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện có thẩm quyền của nhà đầu tư;

g) Sau mười hai tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 Luật này;

h) Theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài.

2. Đối với các dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp dự án bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động.

4. Trừ trường hợp được gia hạn, dự án đầu tư bị nhà nước thu hồi đất và nhà đầu tư không tự thanh lý tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi đất, cơ quan ra quyết định thu hồi đất tổ chức thanh lý tài sản gắn liền với đất.




tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương