Qcvn: qtđ-7: 2008/bct


Mục 2 Các máy biến áp điện lực



tải về 0.59 Mb.
trang5/18
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.59 Mb.
#2965
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

Mục 2

Các máy biến áp điện lực


Điều 107. Các quy định trong mục này được dùng để lắp đặt các máy biến áp (kể cả máy biến áp tự ngẫu và lắp cuộn kháng có dầu) điện áp đến 220KV

Điều 108. Việc có phải sấy máy hay không, phải căn cứ vào quy định của nhà chế tạo và tiêu chuẩn cách điện của máy biến áp và phải lập thành biên bản có đại diện cơ quan lắp và giao thầu tham gia.

Điều 109. Ngăn phòng nổ của máy biến áp phải được lau sạch bụi bẩn và rửa bằng dầu biến áp sạch.

Ngăn phòng nổ được lắp đặt sao cho các đầu cáp gần đó, các thanh dẫn và các thiết bị ở gần không bị bắn vấy dầu khi có sự cố xảy ra.

Điều 110. Các bánh xe máy biến áp phải được chèn chắc về mọi phía.

Điều 111. Máy biến áp và các thiết bị kèm theo phải được sơn và đánh ký hiệu theo quy định của Điều 106.



Mục 3

Cơ cấu chuyển mạch cách điện bằng khí (GIS)


Điều 112. Các quy định tại phần này phải được áp dụng cho công tác lắp đặt GIS

Điều 113. Để ngăn ngừa ngưng tụ hơi nước trong thiết bị, thâm nhập của các vật lạ vào trong thiết bị,… công việc lắp ghép GIS cho các trạm ngoài trời sẽ không được triển khai nếu trời mưa và gió mạnh.

Nếu che mưa và chắn bụi được thực hiện tốt ở khu vực làm việc, nhiệt độ và độ ẩm được giữ bằng không khí khô một cách phù hợp, có thể cho phép triển khai công tác tổ hợp bất kể thời tiết nào.

Ngoài ra, các điều kiện của khu vực làm việc để tổ hợp phải tuân thủ như sau:

- Độ ẩm 80% hoặc thấp hơn

- Độ bụi 20 CPM hoặc thấp hơn

- Tốc độ gió nhỏ hơn hoặc bằng 5 m/s

Điều 114. Trong quá trình lắp ghép, tổ hợp, các biện pháp chống bụi như vách ngăn bụi, lưới ngăn bụi, tấm ngăn bụi phải được thực hiện phù hợp.

Điều 115. Công nhân phải sử dụng đồng phục chống bụi, mũ và giầy. Các trang bị này phải có tính không dẫn điện để tránh bám dính sợi kim loại do tĩnh điện.

Điều 116. Trước khi bắt đầu tổ hợp, đấu nối, bên cạnh việc làm sạch bên trong bình chứa, các vấn đề sau phải được kiểm tra:

- Nứt vỡ ở mặt bích và tấm đệm;

- Rơi bu lông và đinh ghim vào trong bình chứa;

- Bám dính các vật ngoại lai và vết bẩn vào dây dẫn, các chỗ lồi trên dây dẫn;

- Vết xây xát, bóc lớp mạ… trên tiếp điểm;

- Vết xây xát trên bề mặt nơi lắp vòng chữ O.

Điều 117. Vào thời điểm đấu nối, phải lấy trọng tâm để dây dẫn bên trong được nối thích hợp không bị quá tải.

Điều 118. Phải sử dụng mỡ dẫn điện cho các bộ phận đấu nối của dây dẫn, sử dụng mỡ chèn kín cho bề mặt lắp vòng đệm hình chữ O và các bề mặt làm kín không khí.

Điều 119. Khi xiết bu lông, phải sử dụng cờ lê quay.

Điều 120. Thời gian tiếp xúc của chất hấp thụ với không khí (từ thời điểm chèn kín bị hở tới thời điểm tạo lại chân không) không được quá 30 phút.

Bất cứ khi nào bể được tạo chân không hoặc bị mở, chất hấp thụ phải được thay mới trước khi bơm khí SF6.

Điều 121. Trước khi bơm khí SF6, bình phải được hút chân không.

Điều 122. Một hoặc hai ngày sau khi bơm đầy khí SF6, phải phân tích khí SF6; các giá trị phân tích phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

- Độ ẩm của khí;

Đối với những thiết bị không có khả năng gây phân tách khí: độ ẩm không quá 500 ppm

Đối với những thiết bị có khả năng gây phân tách khí: độ ẩm không quá 150 ppm

- Độ tinh khiết của khí; 97% và cao hơn

Điều 123. Sau khi bơm đầy khí SF6, phải thí nghiệm kiểm tra rò khí. Độ lọt khí phải nhỏ hơn hoặc bằng 1% trong một năm.

Sau khi kiểm tra lọt khí bằng thí nghiệm thử kín khí, phải tiến hành chống thấm nước cho các bộ phận chèn kín.

Điều 124. Sau khi hút khí SF6 khỏi bình chứa, các van chỉ được thao tác sau khi đã khẳng định ngăn cách khí với hệ thống phân phối khí sao cho khí không bị hút từ các bình khác.

Khi kết thúc công việc, các van phải được kiểm tra, phải ở tình trạng thích hợp với sơ đồ phân phối khí.

Điều 125. Khi hút khí SF6 ra khỏi bình, phải sử dụng thiết bị thu hồi khí, không được để khí lọt ra ngoài.

Áp lực khí SF6 ở mỗi bình sau khi hút phải nhỏ hơn hoặc bằng 0.015MPa.

Điều 126. Mọi bộ phận của GIS phải được kiểm tra theo các nội dung kiểm tra tại hiện trường và kiểm tra hoàn thành theo nội dung ở Quy chuẩn kỹ thuật điện,Tập 5.

Mục 4

Các bảng và tủ điện


Điều 127. Các quy định trong mục này được áp dụng để lắp các tủ điện cùng các thiết bị đi kèm.

1 Lắp các hệ thống kết cấu, đồng hồ đo, thiết bị và hệ thống thanh cái.

Điều 128. Mọi chi tiết kim loại không cách điện với tủ bảng dùng để cố định các thiết bị và thanh cái đều phải bắt cho dẫn điện với vỏ tủ.

Điều 129. Các máy cắt, các đồng hồ tự ghi và các rơ le có độ nhậy cao nên đặt trên các đệm đàn hồi như cao su dày 3-4mm.

Điều 130. Các hàm cầu dao và cầu chảy ống phải đặt sao cho các lưỡi dao tiếp xúc nhẹ nhàng và khít chặt, không có các khe hở, không bị vênh bị kẹt.

Điều 131. Khi các thiết bị điện, các kẹp đấu dây và các dây ngăn gần các trang thiết bị điện áp 380/220V thì các bộ phận mang điện phải được bảo vệ để tránh trường hợp con người vô ý chạm vào. Những nơi đó phải có biển báo và phải sơn mầu khác nhau.

Điều 132. Việc lắp các công tắc tơ, khởi động từ thanh dẫn của mạch nhị thứ và nối đất ở các tủ, bảng điện phải theo đúng tài liệu thiết kế.

Điều 133. Các thiết bị và các thanh cái của các tủ (cubicle) cũng như của các dây dẫn chính và các dây dẫn nhánh phải được đấu nối phù hợp với quy định tại Điều 85 và 90, Tập 7.

Điều 134. Các bulông và chốt chẻ để cố định các thiết bị đóng cắt ở các ngăn tủ đều phải có biện pháp ngăn ngừa tự nới lỏng.

2 Cách sơn và ghi ký hiệu

Điều 135. Các tủ bảng và các thiết bị kèm theo phải được sơn và đặt ký hiệu theo quy định tại Điều 106, Tập 7.



tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương