Qcvn: qtđ-7: 2008/bct



tải về 0.59 Mb.
trang2/18
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.59 Mb.
#2965
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các điều kiện cần thiết và các thủ tục về xây dựng và lắp đặt của các công trình điện.

Điều 2. Phạm vi áp dụng

Quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật này sẽ được áp dụng cho công tác kỹ thuật như xây dựng và sửa chữa các thiết bị điện của lưới điện. Quy định này được áp dụng để xây dựng và lắp đặt cho các thiết bị điện có điện áp tới 500 kV.

Điều 3. Định nghĩa

Các định nghĩa sau đây áp dụng trong tiêu chuẩn kỹ thuật này:

1. “Người có thẩm quyền” đại diện cho Bộ chủ quản hoặc các tổ chức mà Bộ chủ quản uỷ quyền buộc tuân thủ trong xây dựng hoặc sửa chữa các phương tiện kỹ thuật dân dụng hoặc thiết bị điện được kết nối với lưới điện quốc gia .

2. “Chủ sở hữu” đại diện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc liên doanh sở hữu các thiết bị của hệ thống điện, chủ sở hữu có nghĩa vụ pháp lý để vận hành các thiết bị đó.

3. “Tư vấn” đại diện cho cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc liên doanh được chủ sở hữu trao trách nhiệm thiết kế công việc xây dựng hoặc sửa chữa

4. “Nhà thầu” đại diện cho bất kỳ cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc liên doanh đã trúng thấu các công việc xây dựng hoặc sửa chữa và thường giữ vai trò triển khai thi công các công việc đó.

5. “Nhà thầu phụ” đại diện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc liên doanh được Nhà thầu trao trách nhiệm triển khai công việc xây dựng hoặc sửa chữa.

6. “Tài liệu thiết kế” là các hồ sơ thiết kế thiết yếu bao gồm cả các chỉ dẫn công tác xây dựng hoặc sửa chữa mà Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ sử dụng để thực hiện chính xác công việc.

7. “Phương pháp lắp sẵn” là việc sử dụng các thiết bị điện được lắp trước tại xưởng.



8. “Đánh dấu, ký hiệu pha” là việc bố trí các màu của các pha. Trong quy định này, Pha A có màu vàng, pha B màu xanh lá cây, pha C màu đỏ.

9. “Cáp thí nghiệm” là cáp điều khiển các đường dây, thanh cái và các thiết bị phát điện…. Chức năng chính của cáp này là để gửi tín hiệu như đóng hoặc mở tới máy cắt và các thiết bị liên quan tới điều khiển hệ thống điện.

Chương II

CÁC QUY ĐỊNH KỸ THUẬT CHUNG

Mục 1

Quy định chung



Điều 4. Quy định này được áp dụng để xây dựng và lắp đặt các công trình điện có điện áp tới 500 kV.

Điều 5. Các quy định này là văn bản pháp quy bắt buộc áp dụng. Các cơ quan thiết kế điện, các cơ quan thi công và nghiệm thu các công trình xây lắp điện, cũng như các cơ quan cung cấp thiết bị, các nhà chế tạo thiết bị phải nghiêm chỉnh chấp hành.



Điều 6. Các điều kiện và phương pháp kỹ thuật thi công nêu trong quy chuẩn này không hạn chế việc sử dụng các phương pháp, công nghệ thi công khác nếu đảm bảo an toàn và phù hợp các yêu cầu kỹ thuật.

Điều 7. Khi xây lắp các trang thiết bị điện phải thực hiện:

- Quy định này;

- Các tiêu chuẩn và quy phạm xây dựng hiện hành;

- Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng, các quy định về bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ;

- Hồ sơ thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo.

Điều 8. Khi sử dụng các thiết bị điện mà các đặc tính của thiết bị có những điểm khác với những điều quy định trong quy chuẩn này thì theo số liệu của nhà máy chế tạo nếu các thông số này không vi phạm yêu cầu kỹ thuật và phải được chủ sở hữu phê duyệt.

Ví dụ : Các khe hở trong các ổ trục, độ không đồng đều của các khe hở không khí trong các máy điện, các trị số lực nén của các tiếp điểm….

Điều 9. Đối với các loại công việc như: Lắp đặt các bình ắc qui, công tác hàn, công tác chằng buộc, công tác xây lắp có sử dụng búa hơi, búa súng hoặc các dụng cụ lắp đặt khác.. v.v chỉ cho phép những người đã được huấn luyện và nắm vững các điều quy định của quy phạm kỹ thuật, quy trình công nghệ và quy phạm kỹ thuật an toàn liên quan, mới được làm việc.

Mục 2

Công nghiệp hoá công tác xây lắp


Điều 10. Trong quá trình xây lắp điện, cần áp dụng các phương pháp công nghiệp hoá đến mức cao nhất. Điều này có nghĩa là sử dụng tối đa các phương pháp xây dựng và chế tạo tổ hợp lắp sẵn: các thiết bị điện được lắp đặt thành bộ, thành khối, thành cụm ở xưởng gia công trước khi lắp đặt.

Điều 11. Những bản thiết kế của các trang thiết bị điện và bản thiết kế tổ chức thi công phải được lập thành từng phần, có khối lượng xây lắp cần sử dụng tối đa thiết kế bằng máy tính.

Điều 12. Công tác xây lắp điện phải tiến hành theo 2 bước:

Bước 1: Phải hoàn thành toàn bộ những kết cấu xây dựng có liên quan đến việc lắp đặt thiết bị điện sau này.

Bước 2: Phải tiến hành lắp đặt các thiết bị điện đã được tổ hợp thành các cụm và các khối. Việc lắp đặt các thiết bị điện phải tiến hành theo biện pháp tổ chức thi công đã được duyệt.

Điều 13. Đối với các công trình xây dựng theo kiểu lắp ghép, thi công việc chế tạo các kết cấu lắp ghép phải chừa ra các rãnh, khe, hốc để bắt các hộp đấu dây và lỗ để đặt dây điện cho phù hợp với tài liệu thiết kế.

Điều 14. Việc lắp đặt các dây dẫn điện (cả đăt kín và đặt hở) nên áp dụng tối đa phương pháp gia công sẵn từng cụm tại xương lắp ráp hay gia công.

Điều 15. Toàn bộ việc xây lắp, sản xuất các trang thiêt bị với số lượng lớn như dây dẫn, thanh dẫn , thanh cái và các thiết bị tủ, bảng điện phân phối phải được làm tại xưởng.

Điều 16. Phải thí nghiệm hiệu chỉnh từng đồng hồ, thiết bị đo tại xưởng sản xuất và tại hiện trường lắp đặt .

Điều 17. Các cọc nối đất và các phụ kiện của hệ thống nối đất cần chế tạo sẵn tại các xưởng gia công, chế tạo.

Điều 18. Các cột của ĐDK phải được chế tạo sẵn ở các xưởng gia công, chế tạo.

Mục 3

Công tác chuẩn bị thi công


Các yêu cầu về tài liệu thiết kế:

Điều 19. Tài liệu thiết kế phải phù hợp với các quy định của Nhà nước về việc thiết kế và dự toán các công trình xây dựng công nghiệp.

Điều 20. Các tài liệu thiết kế giao cho cơ quan xây lắp đều phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tài liệu thiết kế nếu sử dụng thiết kế mẫu thì phải có đầy đủ các bản vẽ thiết kế mẫu kèm theo.

Điều 21. Tài liệu thiết kế khi giao cho cơ quan xây lắp phải được cơ quan thiết kế ghi rõ những điều kiện áp dụng.

Điều 22. Nếu các chủ sở hữu không làm các tài liệu thiết kế xây dựng, họ phải thuê tư vấn, cơ quan chuyên môn khác. Các thành phần và nội dung, thủ tục của hồ sơ thiết kế xây dựng và đề án thi công phải tuân theo những quy định hiện hành của nhà nước.

Điều 23. Các tư vấn lập tài liệu thiết kế xây dựng phải đảm bảo thời gian xây lắp không vượt quá quy định.

Cần nâng cao tối đa việc sử dụng cơ giới hoá, và áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào trong tài liệu thiết kế để giảm bớt khối lượng lao động thủ công và hạ giá thành.

Điều 24. Các chủ đầu tư mời thầu phải cung cấp cho Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ thắng thầu các tài liệu thiết kế của nhà chế tạo:

- Hồ sơ kỹ thuật (lý lịch hoặc hộ chiếu ) các trang thiết bị , phụ kiện và các đồng hồ thuộc thiết bị trọn bộ;

- Bản vẽ lắp ráp các thiết bị diện và thiết bị chọn bộ, các đồng hồ thuộc thiết bị chọn bộ, các sơ đồ nguyên lý và các sơ đồ lắp;

- Danh sách các hạng mục thiết bị, phụ kiện đi kèm;

- Các tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo và cách lắp đặt và khởi động các thiết bị điện;

- Các biên bản thử nghiệm xuất xưởng của nhà chế tạo và lắp ráp, kiểm tra cân bằng, chạy thí nghiệm và các biên bản nghiệm thu các thiết bị điện lắp đặt tại hiện trường;

- Hồ sơ ghi rõ các dung sai chế tạo đạt được khi nhà chế tạo lắp ráp kiểm tra và thử nghiệm ở bản thử (giá thử)

Điều 25. Tài liệu thiết kế của nước ngoài ( nếu có) phải được dịch ra tiếng Việt và chuyển giao cho đơn vị trúng thầu theo số lượng quy định.

Các yêu cầu về cung cấp thiết bị

Điều 26. Chủ đầu tư phải đảm bảo các nhà thầu đã nhận đủ các tài liệu thiết kế từ nhà chế tạo.

Điều 27. Để có hệ thống cấp điện trước khi thi công (máy biến áp, hệ thống cáp điện…), cần ưu tiên cung cấp trước các thiết bị điện và các vật liệu cần thiết.

Trình tự và điều kiện tiếp nhận, bảo quản và bàn giao các thiết bị điện và các vật tư xây lắp

Điều 28. Trình tự, điều kiện tiếp nhận và bảo quản các thiết bị điện, các phụ kiện cáp và các vật tư lưu kho phải theo đúng chỉ dẫn của nhà chế tạo.

Điều 29. Các kho trống và kho kín, các hệ đỡ, và các bãi để bảo quản thiết bị điện phải có đầy đủ các phương tiện để bốc dỡ, sắp xếp, di chuyển trang thiết bị.

Điều 30. Khi bàn giao,các thiết bị sẽ được kiểm tra theo các quy định về kiểm tra.

Điều 31. Các thiết bị điện trong kho phải được giữ ở vị trí an toàn, thuận tiện cho vận chuyển và lắp ráp. Nếu các ký hiệu hoặc mã hiệu bị mờ hoặc mất, phải kiểm tra lại trước khi lắp ráp.

Điều 32. Tại nơi bảo quản phải treo biển ghi rõ tên các nhóm chi tiết của thiết bị điện, nếu thiết bị để kho ngoài trời thì phải đóng cọc treo các biển nói trên. Các khối thiết bị lớn, nặng phải ghi rõ cả khối lượng của chúng (tính bằng tấn).

Điều 33. Tại các sàn và kho trống không có mái che, thiết bị điện phải được đặt trên giá. Tránh không để tiếp xúc với mặt đất.

Điều 34. Ở các kho hở hoặc nửa hở, các thiết bị phải được bố trí và được bảo vệ khỏi đọng nước và ẩm.

Các bộ phận, các thiết bị lớn và nặng phải được bố trí sao cho tránh bị biến dạng, các thiết bị được cố định để tránh rơi vỡ.

Điều 35. Các thiết bị điện phải được giữ sạch, khô và được thông gió tốt. Thiết bị phải được bảo vệ tránh các loại khí độc hại và bụi than. Các bệ đỡ phải được chống gỉ.

Điều 36. Các tụ điện tĩnh, các tụ điện giấy tẩm dầu phải được bảo quản trong nhà khô ráo có nhiệt độ không quá +350C. Không được bảo quản tụ điện trong các nhà kho chịu ảnh hưởng của chấn động (như gần các máy đang làm việc). Khi bảo quản tụ điện trong nhà có sấy phải được tránh để chúng ở gần các nguồn phát nhiệt và không được để ánh sáng rọi trực tiếp vào. Các tụ điện đặt đứng, sứ cách điện phải quay lên trên và không được đặt chồng cái này lên cái kia.

Điều 37. Các bản cực của ắcqui chì, phải bảo quản trong bao gói và đặt trong nhà khô ráo, các ắc qui kiềm phải bảo quản trong nhà khô ráo có thông gió (không có sự thay đổi nhiệt độ quá nhiều ). Cấm để ắc quy chì chung với ắc qui kiềm.

Điều 38. Trường hợp phải bảo quản lâu trong kho các chi tiết và các bộ phận của thiết bị điện phải được định kỳ xem xét, mở ra để bảo dưỡng và bôi mỡ theo thời hạn và điều kiện kỹ thuật của nhà chế tạo, ít nhất 9 tháng 1 lần tiến hành những phần việc đã nêu trên.

Những công việc trên tiến hành ở trong nhà không để bụi và ẩm bám vào.

Điều 39. Các đơn vị chịu trách nhiệm vận chuyển (giao hàng) có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản đối với các khiếm khuyết và hư hại.

Điều 40. Các kết cấu kim loại của các cột ĐDK, cột thép, cột bê tông cốt thép, các phụ kiện phải được bảo quản và sắp xếp theo từng loại, từng khu riêng và phải được kê trên đà, giá kê để tránh ẩm ướt.

Điều 41. Các vật rèn, bulông và các phụ kiện của đường ĐDK phải được chia theo chủng loại và giữ trong kho. Đối với các kho ngoài trời phải đảm bảo thoát nước tốt, các ren của bulông và các chi tiết rèn phải được bôi mỡ công nghiệp.

Điều 42. Các chi tiết bị hư hại phải được tách riêng ra để xử lý và tránh cấp phát nhầm.

Điều 43. Dây dẫn và sứ cách điện phải được phân chia theo qui cách mã hiệu và bảo quản ở bãi có hệ thống thoát nước tốt.

Điều 44. Ximăng được giao phải có bao bì. Kho ximăng phải có mái và sàn, các sàn này phải rỗng gầm để thông gió. Không được phép để ximăng có mác khác nhau và của các lô khác nhau vào cùng một chỗ với nhau.

Điều 45. Bảo quản chất nổ và đầu đạn của các loại súng dùng cho xây lắp phải tuân thủ các quy định về bảo quản và vận chuyển chất nổ.



tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương