Qcvn: qtđ-7: 2008/bct


Mục 10 Làm đầu dây và nối dây cho cáp



tải về 0.59 Mb.
trang14/18
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.59 Mb.
#2965
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

Mục 10

Làm đầu dây và nối dây cho cáp


Điều 364. Khi đấu nối, rẽ nhánh và làm đầu dây cho các dây dẫn hoặc các ruột nhôm hay đồng thì có thể dùng một trong các cách sau: Hàn, ép, hàn thiếc, kẹp chuyên dùng.

Điều 365. Tại chỗ nối hay rẽ nhánh dây dẫn phải quấn băng cách điện cao su hoặc nhựa (polilovinhit) ở những gian ẩm còn phải quét sơn hay vadơlin công nghiệp trước khi quấn băng.

Điều 366. Đầu cốt, ống nối phải chọn phù hợp với mặt cắt của dây.

Điều 367. Đường kính lỗ của tai đầu cốt phải phù hợp với đường kính của ống nối hay đoạn ống của đầu cốt. Vít ép phải ở giữa đoạn ống và nằm về phía chính diện của đầu cốt. Phải kiểm tra độ sâu vết ép so với yêu cầu của nhà chế tạo, số lượng vết ép phải kiểm tra lấy theo tỷ lệ %.

Điều 368. Ở môi trường ẩm ướt, sau khi ép xong dầu cốt, phải dùng băng cách điện quấn chùm lên cả vết ép.

Điều 369. Khi các phễu cáp đặt ở các độ cao khác nhau, có khả năng chảy dầu ở đầu cáp, phải bịt kín lại bằng cách dùng băng dính cách điện quấn lên ruột cáp và đoạn hình trụ của đầu cốt ở chỗ lồng ruột cáp vào đầu cốt.

Điều 370. Phải dùng thiếc hàn hay đồ nhựa hoặc Epôgxi để bịt kín mối ghép giữa các thành bị ép dẹt của tai đầu cốt hình ống được cố định với ruột cáp bằng cách ép.

Điều 371. Khi đấu nối hoặc rẽ nhánh dây nhôm 1 sợi hoặc nhiều sợi mặt cắt 20mm2 thì phải dùng phương pháp hàn nhôm hoặc hàn ép.

Điều 372. Mối hàn làm đầu cốt cho ruột nhôm nhiều sợi của dây dẫn và cáp bằng cách hàn phải thực hiện sao cho tất cả các sợi dây bên ngoài của ruột được bọc kín trong kim loại chảy lỏng đổ vào ruột, nhưng không được làm cho ruột dây co loại và trên bề mặt ruột dây không có vết nứt, chảy và cháy.

Để tránh cho dây cách điện của ruột cáp quá nóng, bắt buộc phải đặt vật làm mát lên ruột cáp hàn vào đầu cốt.

Khi hàn phải dùng chất trợ dung (thuốc hàn) sau khi hàn, chỗ nối và chỗ làm đầu cốt phải được tẩy sạch hết thuốc hàn và xi hàn, rửa bằng xăng (không dùng nước) rửa sạch, bôi nhựa chống ẩm và quấn băng cách điện. Khi làm đầu cốt cho ruột cáp thì dùng băng cách điện phải quấn phủ kín phần ống của đầu cốt và quấn trùm lên cả cách điện của ruột cáp. Trừ phần tiếp xúc ra, đầu cốt của cáp phải bôi nhựa.

Điều 373. Nếu đồng hồ, khí cụ điện có sẵn tiếp điểm hoặc nối trực tiếp với nhôm thì cho phép nối trực tiếp dây dẫn hoặc cáp ruột nhôm với chúng.

Điều 374. Ở các thiết bị điện ngoài trời dễ nổ và ở các gian dễ nổ, dễ cháy thuộc mọi cấp, việc nối và làm đầu cốt cho dây dẫn và cáp ruột nhôm phải thực hiện bằng cách hàn hoặc ép (trừ những nơi cấm dùng cáp ruột nhôm).

Điều 375. Đối với dây đồng mặt cắt đến 10mm2, nêu nối bằng cách ép có dùng ống nối hoặc lá đồng mỏng. Trường hợp ngoại lệ cho phép dùng lá đồng thau. Chiều dày của lá, số lớp, khoảng cách và độ sâu vết ép phải theo tài liệu hướng dẫn cụ thể. Ở mối nối không được có kẽ hở giữa lá đồng và ruột dây.

Điều 376. Khi nối dây đồng nhiều sợi có mặt cắt đến 10mm2 vào các khí cụ điện thì phải ép vào đầu cốt hoặc uốn đầu dây theo hình vòng khuyên.

Điều 377. Với dây hoặc cáp ruột đồng mặt cắt lớn hơn 10mm2 phải dùng cách ép khấc hoặc ép liền (liên tục) để nối và làm đầu cốt. Trong trường hợp cần thiết có thể dùng phương pháp hàn thiếc.


Mục 11

Đặt dây trong các gian dễ cháy, dễ nổ


Điều 378. Khi đặt dây dẫn ở các thiết trí dễ nổ, phải luồn dây trong ống thép và tuân theo các yêu cầu riêng: Chỗ nối ống phải có ít nhất 5 đường ren nguyên vẹn, chỗ nối chèn bằng sợi gai tẩm dầu sơn pha bột chì, cấm không được hàn.

Các hộp phân nhánh ở các giai cấp B-I, B-II phải là kiểu chống nổ, còn ở cấp khác có thể dùng kiểu chống bụi hoặc chống nổ.

Trên đường ống luồn dây, phải có chỗ xả nước đọng khi luồn dây dẫn đặt trong ống vào vỏ động cơ, khí cụ, đồng hồ, vào các bộ phận để nối dây và đưa dây dẫn ra ngoài gian dễ nổ, hoặc đưa dây dẫn từ gian dễ nổ này sang gian dễ nổ khác đều phải luôn trong ống. Khi đó các ống phải được chèn kín từng đoạn. Cấm lợi dụng các bộ phận nối cầu được chèn kín để đầu nối hoặc rẽ nhánh dây dẫn.

Cao su và những vật liệu khác dùng để chèn kín, hoặc để cách điện không được để tiếp xúc với những chất lỏng có thể làm hỏng chúng.

Chỗ nối ống phải được thử chịu áp lực: 2,5at đối với các gian cấp B-I, 0,5al đối với các gian cấp B-Ia, B-II, B-Ila. Sau 3 phút, áp lực thử không được giảm quá 50%.

Chỗ đường ống xuyên qua tường phải chèn chặt bằng vật liệu không cháy.

Điều 379. Khi đặt các bộ dẫn điện trần bằng đồng hoặc nhôm trong các gian dễ nổ cấp B-Ia, B-Ib và các gian dễ cháy thuộc mọi cấp, phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Chỗ nói thanh dẫn không cần tháo rời thì phải hàn.

- Những chỗ nối thanh cái vào khí cụ điện bằng bu lông phải nối chắc chắn và phải có biện pháp thích hợp để chống đai ốc tự tháo.

- Thanh dẫn phải có hộp bảo vệ, có lỗ khoan thông gió đường kính không quá 6mm.

- Trong các gian dễ nổ, hộp bảo vệ phải làm bằng kim loại và chỉ được tháo mở bằng khóa.

- Trong các gian dễ cháy cấp n-I, n-II thì các hộp bảo vệ phải thuộc loại chống bụi.

Điều 380. Hộp nối và phân nhánh đặt ở các nhà dễ cháy phải là loại chống bụi làm bằng thép hoặc loại vật liệu bền chắc, kích thước thích hợp để việc nối dây được chắc chắn và dễ thấy, nếu hộp làm bằng thép thì ở trong phải có lớp lót cách điện, nếu hộp làm bằng nhựa (chất dẻo) thì phải là loại nhựa không cháy.

Trong các gian cấp n-II và n-IIa, cho phép dùng các loại hộp nối, hộp rẽ nhánh là loại hộp kiểu kín.

Điều 381. Khi lắp đặt hệ thống nối đất phải thực hiện theo quy định của chương nối đất (V).

Điều 382. Khi đặt dây ngầm ở các gian dễ cháy việc nối dây dẫn không có hộp đấu dây, phải nối qua hộp chuyền tiếp đặt ở trần nhà.




tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương