Qcvn: qtđ-7: 2008/bct


Chương 3 LẮP ĐẶT HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ TRẠM BIẾN ÁP



tải về 0.59 Mb.
trang4/18
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.59 Mb.
#2965
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

Chương 3

LẮP ĐẶT HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ TRẠM BIẾN ÁP




Mục 1

Lắp đặt hệ thống phân phối điện


Điều 79. Các quy định trong chương trình này được áp dụng để lắp đặt các thiết bị điện trong nhà và ngoài trời điện áp 1000V đến 500kV

1 Quy định chung

Điều 80. Các thiết bị và thanh cái phải được cố định chắc chắn bằng hàn, bulông, ép…

Điều 81. Dầu ở trong các thiết bị có dầu phải đổ đến mức nhà chế tạo đã quy định.

Không được để dầu rỉ qua mối hàn, mặt bích, ống nối van, vòi, gioăng, ống chỉ mức dầu…

2 Lắp thanh cái các thiết bị phân phối trong nhà:

Điều 82. Thanh cái phải được nắn thẳng, không bị gấp, không được có vết nứt tại chỗ uốn của thanh cái.

Điều 83. Các thanh cái có thể dãn nở dọc trục phù hợp với sự thay đổi nhiệt độ. Do đó phải cố định thanh cái trên sứ có tính đến sự co, dãn nở do nhiệt.

Điều 84. Toàn bộ các cấu trúc và kẹp của thanh cái không được tạo thành mạch từ xung quanh thanh cái. Do vậy, một má kẹp hoặc toàn bộ bulông ở một phía của thanh cái phải được làm bằng vật liệu không nhiễm từ (đồng, nhôm và các hợp kim của chúng…) hoặc phải áp dụng các biện pháp bắt giữ thanh cái mà không tạo thành mạch từ kín.

Điều 85. Đầu nối của thanh cái phải có độ bền thích hợp, chịu được dao động từ các thiết bị nối với chúng, chịu được trọng lực của dây dẫn, áp lực của gió, lực điện từ tạo ra giữa các dây dẫn khi bị sự cố ngắn mạch…

Các đầu nối của thanh cái phải được hàn, bắt bằng bu lông hoặc nối bằng ép.

Điện trở các đầu nối không được lớn hơn thanh cái.

3 Lắp thanh cái của thiết bị phân phối ngoài trời

Điều 86. Sai số về độ võng của các thanh cái mền so với tài liệu thiết kế cho phép trong phạm vi 5%

Điều 87. Trên toàn bộ chiều dài của thanh cái mềm không được có chỗ vặn, xoắn, cóc hoặc bị tở ra, hay 1 số sợi riêng bị hỏng.

Điều 88. Khi nối các thanh cái cứng với các cực của thiết bị, phải tính toán vấn đề dãn nở nhiệt.

Điều 89. Khi các thanh cái mềm hoặc các nhánh được nối với nhau, và khi chúng được nối với các cực của thiết bị, má kẹp hoặc các thiết bị đầu cuối phải phù hợp với tiết diện ngang của dây và phù hợp với vật liệu.

Điều 90. Khi nối các thanh cái, phải có các biện pháp chống ăn mòn tại điểm nối bao gồm các bu lông, đai ốc vòng đệm cho phù hợp với môi trường. Khi nối các kim loại khác nhau như thanh cái bằng nhôm với thanh cái bằng đồng, phải có biện pháp chống ăn mòn điện hóa tại chỗ nối.

4 Các máy cắt điện trên 1000V và các bộ truyền động của chúng.

Điều 91. Các máy cắt phải được kiểm tra phù hợp với các mục về kiểm định giao hàng, thành, kiểm kiểm định nghiệm thu được mô tả trong Quy chuẩn Kỹ thuật điện - Tập 5

Điều 92. Khi lắp đặt máy cắt điện và bộ truyền động phải dùng quả giọi để căn chỉnh. Các máy cắt nhiều đầu kiểu ba bình phải kiểm tra chính xác các đường trục.

Điều 93. Các bộ phận truyền động của máy cắt điện, (bộ phận đóng, cắt, hãm, nhả chỗ) và các cơ cấu bị truyền động (tiếp điện động, lò xo cắt, bộ phận giảm xóc) phải làm việc được nhẹ nhàng, không bị kẹt, không bị xịt, không bị cong vênh và chắc chắn khi đóng cắt.

Điều 94. Các chỗ liên kết bằng bu lông của bộ truyền động, cơ cấu bộ truyền động của các tiếp điểm động và tĩnh, của bộ phận dập hồ quang, đều phải được hãm chắc.

Điều 95. Cơ cấu đóng của máy cắt phải được hiệu chỉnh sao cho khi đóng phần động không bị va đập mạnh. Lực ép của các bộ phận truyền động phải đảm bảo hãm chắc chắn,

Khi đóng, các bộ phận truỳên động bằng điện phải làm việc chắc chắn. Điện áp thao tác có thể giảm thấp hoặc tăng cao. Các bộ truỳên động bằng khí nén cũng phải làm việc chắc chắn với áp lực khi nén cũng phải làm việc chắc chắn trong điều kiện áp lực khi nén giảm thấp hoặc tăng cao, phù hợp với những quy định nêu trong Quy chuẩn kỹ thuật điện (QTĐ) và tài liệu hứơng dẫn của nhà chế tạo.

5 Các dao cách ly và bộ truyền động của chúng.

Điều 96. Hệ thống truyền của dao cách ly và của các hệ thống khác phải hoạt động trơn tru và chính xác.

Dao cách ly và các thiết bị kèm theo phải được cố định chắc chắn theo quy định ở Tập 7, Điều 80.

Điều 97. Vô lăng hoặc tay quay của bộ truyền động kiểu đòn bẩy khi đóng cắt dao cách ly và máy cắt phải có chiều chuyển động như chỉ dẫn ở Bảng 3.19.1

Bảng 3.19.1. Chiều chuyển động của vô lăng hoặc tay quay bộ truyền động của dao cách ly và máy cắt

Thao tác

Chiều chuyển động

Vô lăng

Cửa tay quay

Đóng

Theo chiều kim đồng hồ

Lên trên hoặc sang phải

Cắt

Ngược chiều kim đồng hồ

Xuống dưới hoặc sang trái

Điều 98. Bộ phận chốt ở bộ truyền động dao cách ly 3 pha phải hoạt động nhẹ nhàng và chắc chắn. Ở các vị trí tận cùng, bộ truyền động phải được chốt một cách tự động.

Điều 99. Trạng thái của các tiếp điểm khi dao cách lý đóng phải được hiệu chỉnh theo sổ tay hướng dẫn của nhà chế tạo.

Điều 100. Góc cụm tiếp điểm của bộ truyền động dùng để báo tín hiệu và khoá liên động, vị trí dao cách ly, phải đảm bảo phát tín hiệu cắt sau khi lưỡi dao di được 75% hành trình và chỉ phát tín hiệu đóng khi lưỡi chạm vào hàn tiếp xúc cố định.

Điều 101. Cần có khoá liên động giữa dao cách ly và máy cắt cũng như giữa lưỡi cắt chính và dao nối đất cách ly.

6 Các máy biến điện đo lường.

Điều 102. Những đầu dây chưa sử dụng của các cuộn dây thứ cấp ở máy biến dòng điện phải được đấu tắt. Trong mọi trường hợp (trừ những trường hợp đã ghi trong thiết kế) một trong các đầu dây cuộn dây thứ cấp máy biến dòng điện đặt trong mạch có điện áp từ 500V trở nên và của máy biến điện áp đều phải được tiếp đất.

Điều 103. Các kết cấu bằng thép để đặt máy biến dòng điện hình xuyến từ 1000A trở lên, không được tạo nên các mạch từ kín xung quanh 1 hay 2 pha.

7 Các thiết bị phân phối lắp ghép sẵn và các trạm biến áp trọn bộ.

Điều 104. Cửa của các tủ phải thao tác nhẹ nhàng và có khoá. Góc quay của cửa phải lớn hơn 90 độ. Các ngăn phải giữ đủ chìa khoá cho các tủ.

Điều 105. Đặc tính của các thiết bị của các tủ khoá chuyển loại gọn phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và sổ tay của nhà chế tạo.

8 Cách sơn và ghi nhãn:

Điều 106. Công việc sơn phải được triển khai phù hợp với mục đích chống rỉ do yếu tố môi trường.

Biển cảnh báo phải được đặt ở những chỗ nguy hiểm một cách phù hợp để đàm bảo an toàn.

Biển đánh số thiết bị, màu của các pha… phải được trình bày phù hợp để sử dụng cho bảo trì và trong vận hành…

Thứ tự các pha phải tuân theo nhận dạng pha và theo các yêu cầu sau:

- Đối với các thiết bị phân phối trong nhà sử dụng dòng xoay chiều 3 pha

a) Nếu các thanh cái được bố trí theo hướng thẳng đứng: cao nhất là pha A, giữa là pha B và phía dưới là pha C

b) Các nhánh của thanh cái chính: nhánh trái – A, nhánh giữa – B, nhánh phải – C (nếu thanh cái được nhìn từ tiền sảnh. Nếu có 3 tiền sảnh, cần nhìn tiền sảnh giữa).

- Đối với các thiết bị phân phối ngoài trời sử dụng dòng xoay chiều 3 pha

a) Thanh cái gần máy biến thế: gần nhất - pha A, giữa – pha B, xa nhất – pha C.

b) Các nhánh của thanh cái chính: nhánh bên trái – Pha A, nhánh giữa – Pha B, nhánh bên phải – pha C (Nếu máy biến thế được nhìn từ phía điện áp cao nhất ).

- Đối với dòng 1 chiều, đánh dấu cho thanh cái được sử dụng như sau:

a) Thanh cái được bố trí theo phương thẳng đứng: Cao nhất là trung tính, ở giữa là thanh âm (-), phía dưới là thanh dương (+).

b) Thanh cái được bố trí theo phương nằm ngang: Xa nhất là trung tính, ở giữa là âm (-) và gần nhất là dương (+) (thanh cái được nhìn từ tiền sảnh).

c) Các nhánh của thanh cái chính: nhánh trái (hoặc thanh trái) là trung tính, nhánh giữa là âm (-), phải là dương (+) (thanh cái được nhìn từ tiền sảnh).





tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương