Qcvn: qtđ-7: 2008/bct


Mục 4 Các yêu cầu về công trình xây dựng để lắp đặt các thiết bị điện



tải về 0.59 Mb.
trang3/18
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.59 Mb.
#2965
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

Mục 4

Các yêu cầu về công trình xây dựng để lắp đặt các thiết bị điện


Điều 46. Trước khi lắp đặt các thiết bị điện trên các công trình xây dựng phải tiến hành các công việc chuẩn bị trên mặt bằng như sau:

a) Xây dựng các đường cố định và đường tạm thời. Độ rộng của đường nhánh và đường tạm phải rộng đủ lớn để vận chuyển thiết bị điện (bao gồm thiết bị siêu trường), các loại vật liệu và các bộ phận để lắp tới địa điểm lắp và vị trí lắp đặt;

b) Xây dựng các công trình tạm và các lều lán để lắp đặt các thiết bị điện;

c) Lắp đặt các hệ thống khí nén, nước và điện tạm thời và cố định cũng như các thiết bị để đấu nối với các máy thi công;

d) Xây dựng các đường cho xe cứu hoả, đặt các ống và các thiết bị cần thiết cho cứu hoả;

đ) Lắp các thang và dàn giáo ở các vị trí cần cẩu không thao tác được;

e) Đảm bảo cung cấp nước uống.

Điều 47. Các công trình cung cấp điện (trạm biến áp, hầm cáp) và các máy trục phải được xây lắp trước khi xây dựng các hạng mục khác.

Điều 48. Báo cáo kiểm tra và nghiệm thu các nhà và công trình từ các công ty xây dựng, Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ để lắp đặt các thiết bị điện phải được thực hiện theo quy định trong Tiêu chuẩn này.

Điều 49. Khi nghiệm thu các công trình đã làm xong phải căn cứ tài liệu thiết kế đã được duyệt.

Điều 50. Khi nghiệm thu phần xây nhà, móng máy, móng thiết bị cột, xà, rãnh cáp… phải kiểm tra kích thước gian nhà, nền móng, kích thước các bu lông, chất lượng của các kết cấu xây dựng.

Điều 51. Hạng mục xây dựng các buồng lắp đặt các thiết bị phân phối lắp sẵn, tủ điều khiển, bảng điện, phòng đặt máy biến áp hầm ngầm và các buồng điện khác phải tiến hành trước khi lắp đặt.

Hạng mục xây dựng phải hoàn thành đến mức đủ đảm bảo an toàn và không gây trở ngại cho việc lắp đặt các thiết bị điện. Việc bảo vệ cho các thiết bị điện trong thời gian lắp đặt sao cho tránh được mưa, nắng, nước ngầm và không bị bụi bẩm, tránh được các hư hỏng do việc tiếp tục hoàn chỉnh các công việc về xây dựng gây ra.

Điều 52. Kích thước cửa ở các gian đặt máng và các lỗ chừa nằm ở tường nhà, trần dưới hầm ngầm.. phải thực hiện theo đúng tài liệu thiết kế và phù hợp với phương án lắp đặt trang thiết bị sau này (thành khôí hay từng chi tiết nhỏ).

Điều 53. Tất cả kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép của ĐDK, hay của trạm biến áp, trước khi lắp đặt vào vị trí phải có đầy đủ số liệu kỹ thuật, văn bản nghiệm thu kỹ thuật đúng với tài liệu thiết kế.

Điều 54. Khi lắp đặt các thiết bị điện có liên quan đến việc lắp đặt các loại máy khác thì phải phối hợp các loại máy đó với lắp đặt thiết bị điện theo tiến độ phù hợp.

Điều 55. Nếu hồ sơ thiết kế có tiến hành lắp đặt các hộp đặt ống, các khoảng chừa sẵn, các rãnh các hốc tường.. để lắp đặt dây dẫn, các thiết bị điện kể cả dây, thiết bị viễn thông… thì các hạng mục này phải được thực hiện trong khi xây dựng.

Điều 56. Các bệ máy đã làm xong để đưa vào lắp máy phải được nghiệm thu bàn giao và lập thành biên bản có sự tham gia của cơ quan giao thầu và các cơ quan nhận thầu và người đã lập.


Mục 5

Công nghệ và tự động hoá công tác lắp đặt điện


Điều 57. Việc lắp ráp các cụm, các khối từ các phân xưởng gia công nên tiến hành trên giá lắp ráp.

Điều 58. Thợ hàn các sàn lắp ráp, giá đỡ và các phương tiện để làm việc trên cao đều phải có đủ tiêu chuẩn nghề theo quy định.

Điều 59. Việc đặt các khối thanh cái chính lên vị trí nên tiến hành bằng cần trục và có các giá đỡ chắc chắn.

Điều 60. Khi làm việc trên cao không có cần trục thì cần sử dụng các sàn di động có lan can bảo vệ.

Điều 61. Khi kéo dây điện, đặc biệt là dây có tiết diện lớn nên sử dụng bằng tời chuyên dùng hoặc máy móc hỗ trợ.

Điều 62. Việc vận chuyển các khối thiết bị lớn của các phòng điều khiển, tủ ngăn, thiết bị phân phối lắp sẵn, nên tiến hành bằng phương tiện nâng chuyển chuyên dùng.

Điều 63. Lắp các bảng điện và tủ điện nên tiến hành bằng cẩu, pa lăng, tời…

Điều 64. Việc bốc dỡ di chuyển và bảo quản các cách điện cao áp chứa dầu của các máy cắt điện và máy biến áp, phải đảm bảo cách điện luôn ở tư thế thẳng đứng.

Điều 65. Việc lắp trang bị nối đất nên dùng các máy và phương tiện chuyên dùng trong đóng cọc và khi cần hố nối đất sâu nên sử dụng đầu khoan thép xoáy .

Điều 66. Với quãng đường ngắn có thể vận chuyển các máy biến áp có công suất định mức đến 1.000 KVA bằng ô tô tải hay bằng các phương tiện vận chuyển chuyên dùng (bàn trượt, rơ moóc …) kết hợp với thiết bị kéo.

Thông thường máy biến áp có công suất định mức trên 1000KVA phải vận chuyển bằng đường sắt. Khi không có đừờng sắt có thể dùng rơ moóc kết hợp với máy kéo. Phải dùng cần trục tải trọng thích hợp để nâng hạ và đặt máy lên bệ. Khi không có máy trục phải dùng kích, cũi tà vẹt và pa lăng hoặc tời kéo di chuyển máy lên bệ.

Điều 67. Khi lắp đặt trang thiết bị điện cần dùng cần cẩu hay các phương tiện nâng hạ khác để lắp đặt. Trường hợp không thể sử dụng máy trục được cho phép dùng tời và kích kéo.

Điều 68. Việc bốc dỡ vận chuyển các rulô và rải cáp nên tiến hành bằng các phương tiện vận chuyển chuyên dùng.

Việc bốc dỡ ru lô cáp nên dùng cần cẩu.

Điều 69. Khi tuyến cáp chui đường sắt, đường quốc lộ nên dùng phương pháp đào xuyên hay dùng máy khoan ngang (nếu có )

Điều 70. Mọi công việc thi công cáp nên cơ giới hoá: Bọc vỏ chì hay nhôm nên dùng các dụng cụ chuyên dùng.

- Ép các đầu cốt và các ống nối phải dùng các phương tiện chuyên dùng (kìm, máy ép thủy lực…);

- Kéo cáp vào các khối ống và các ống nên dùng các khoá cáp chuyên dùng và tời;

- Cắt dây dẫn và cáp phải dùng cưa cắt và các hàm cắt chuyên dùng.

Điều 71. Khi thi công các đường dây tải điện nên cơ giới hoá đến mức tối đa các công việc bốc dỡ, vận chuyển, làm đất, lắp đặt và các công việc nặng nhọc khác.

Khi thi công căng dây điện nên sử dụng dây lắp đặt chuyên dùng.

Điều 72. Khi vận chuyển cột bê tông cốt thép đến các tuyến ĐDK phải dùng ô tô tải hoặc xe chuyên dùng. Bốc dỡ cột nên dùng cần cẩu.

Điều 73. Khi đào các hố móng cột nên dùng phương pháp cơ giới hoá như: máy khoan, máy xúc, máy ủi. Khi lấp hố nên dùng máy ủi hay máy kéo có hàn gạt, nhưng phải đầm kỹ.

Điều 74. Khi thi công ở các vùng có đất nhiều đá nên dùng búa hơi, khoan, nổ mìn…

Điều 75. Khi dựng cột nên dùng phương pháp cơ giới hoá. Cấm buộc cáp vào xà để nâng cột.

Điều 76. Sau khi dựng các cột, các cột ở các đầu phải được neo chặt phù hợp để tránh đổ sau khi dựng.

Điều 77. Khi ghép nối các đoạn cột sắt nên dùng cần cẩu.

Điều 78. Nên dùng ô tô máy kéo hoặc tời máy để rải dây dẫn và dây chống sét.





tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương