PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V



tải về 0.98 Mb.
trang13/20
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.98 Mb.
#20044
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20

Nguyễn Văn Mễ




DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ĐƯỢC GIÁM SÁT

TT

Tên Đơn vị

1

Uỷ ban nhân dân xã Thuỷ Dương

2

Uỷ ban nhân dân thị trấn Phú Bài

3

Uỷ ban nhân dân xã Thuỷ Bằng

4

Uỷ ban nhân dân huyện Hương Thuỷ

5

Uỷ ban nhân dân phường Vỹ Dạ

6

Uỷ ban nhân dân phường Kim Long

7

Uỷ ban nhân dân xã Thuỷ An

8

Uỷ ban nhân dân phường Trường An

9

Uỷ ban nhân dân xã Thuỷ Xuân

10

Uỷ ban nhân dân xã Hương Sơ

11

Uỷ ban nhân dân thành phố Huế

12

Uỷ ban nhân dân xã Phú Thượng

13

Công ty Môi trường và Công trình đô thị Huế

14

Công ty Cấp thoát nước Thừa Thiên Huế

15

Điện lực Thừa Thiên Huế

16

Bưu điện Thừa Thiên Huế

17

Công ty cổ phần Bất động sản Sông Đà

18

Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 8, chi nhánh Huế

19

Công ty cổ phần Sản xuất vật liệu xây dựng số 7

20

Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế

21

Công ty Kinh doanh nhà

22

Công ty Xây lắp Điện 3

23

Công ty TNHH TM&ĐT bất động sản Huế

24

Công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng

25

Công ty Cầu I Thăng Long

26

Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch Huế

27

Đại học Huế

28

Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng tỉnh

29

Ban QLDA các công trình giao thông TT -Huế

30

Ban QLDA công trình xây dựng thành phố Huế

31

Sở Kế hoạch và Đầu tư

32

Sở Tài Nguyên và Môi trường

33

Sở Giao thông Vận tải

34

Sở Xây dựng

35

Sở Tài chính

36

UBND tỉnh


HĐND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


BAN PHÁP CHẾ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Số: 14BC/BPC

Huế, ngày 03 tháng 4 năm 2006



BÁO CÁO THẨM TRA

Báo cáo của UBND tỉnh về triển khai thực hiện

Nghị quyết 4d/2005/NQ-HĐND ngày 28/7/2005 của HĐND tỉnh

(Trình kỳ họp bất thường lần thứ 3, HĐND tỉnh khóa V)



Chuẩn bị tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ 3, HĐND tỉnh khóa V, Thường trực HĐND tỉnh đã giao Ban Pháp chế thẩm tra Báo cáo của UBND tỉnh về tình hình thực hiện Nghị quyết 4d/2005/NQ-HĐND ngày 28/7/2005 của HĐND tỉnh “về việc thông qua chủ trương lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa nhân dân trên địa bàn tỉnh” (sau đây gọi là Nghị quyết 4d). Vừa qua, Ban Pháp chế đã thành lập Đoàn giám sát, ngoài các thành viên của ban còn có sự tham gia của đại diện các cơ quan Ban Thường trực UBMTTQVN, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ... Đoàn đã giành nhiều thời gian tiến hành khảo sát, thẩm tra tại 31 xã, phường, thị trấn; 8 huyện, thành phố Huế và một số Sở liên quan. Đoàn vừa trực tiếp nghe báo cáo, trao đổi với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị vừa đi khảo sát thực tế một số nghĩa trang, nghĩa địa cụ thể. Hôm nay, Ban Pháp chế xin trình bày báo cáo thẩm tra và kiến nghị HĐND tỉnh một số vấn đề cần quan tâm:

1. Về việc triển khai Nghị quyết 4d của UBND tỉnh:

Báo cáo số 23/BC-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2006 của UBND tỉnh về tình hình triển khai Nghị quyết 4d đã phản ảnh một cách khách quan, trung thực về tình hình và kết quả triển khai nghị quyết này.

Ban Pháp chế xin lưu ý: nội dung nhiệm vụ chủ yếu của Nghị quyết 4d HĐND tỉnh là: “Tổ chức khoanh vùng và từng bước hoàn thành quy hoạch hệ thống nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh… đảm bảo đến cuối năm 2005 cơ bản hoàn thành việc khoanh vùng quy hoạch các nghĩa trang, nghĩa địa ở cấp xã; hoàn thành quy hoạch chi tiết một số khu nghĩa trang, nghĩa địa tập trung ở các khu vực trọng điểm… Ban hành quyết định của UBND tỉnh về định mức sử dụng đất để áp dụng thực hiện, sau khi có thoả thuận của Thường trực HĐND tỉnh. Nghiên cứu, xây dựng dự án hình thành cơ sở hoả táng và các cơ chế đi kèm để bổ sung một phương thức mai táng mới ở tỉnh ta trong những năm tiếp theo ngoài phương thức truyền thống”.

Trước khi HĐND tỉnh thông qua và ban hành Nghị quyết 4d, UBND tỉnh đã thấy vấn đề quản lý nghĩa trang, nghĩa địa nổi lên nhiều bức xúc đòi hỏi cần phải xử lý ngay, nên đã ban hành Chỉ thị số 32/2005/CT-UBND ngày 02/6/2005 chỉ đạo các ngành, các cấp chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý về đất xây dựng mồ mả, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh. Sau khi Nghị quyết 4d có hiệu lực, UBND tỉnh đã có Thông báo số 208/TB-UBND ngày 04/10/2005 “Kết luận của UBND tỉnh tại cuộc họp bàn công tác triển khai Nghị quyết 4d của HĐND tỉnh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa”. Bằng Thông báo này, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện các chủ trương nhiệm vụ mà Nghị quyết 4d đã đề ra.

Theo UBND tỉnh, từ ngày Nghị quyết 4d có hiệu lực đến nay mới hơn 6 tháng, thời gian còn ngắn lại bị chi phối bởi nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng ở thời điểm cuối năm, cuối nhiệm kỳ (Đại hội Đảng, kết thúc kế hoạch năm 2005 chuẩn bị kế hoạch năm 2006...) nên mặc dù các cấp, các ngành đã có cố gắng nhưng kết quả thực hiện Nghị quyết 4d của HĐND và Thông báo số 208 của UBND tỉnh chỉ đạt được ở mức rất khiêm tốn. Hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ quan trọng như: khoanh vùng nghĩa địa ở cấp xã, quy hoạch xây dựng các nghĩa địa tập trung ở các khu vực trọng điểm; quy định về định mức sử dụng đất cho mỗi mộ và hình thành cơ sở hoả táng... đều đang trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị để ban hành văn bản. Chưa có nhiệm vụ cụ thể nào được hoàn thành.

2. Thẩm tra và khảo sát của Ban Pháp chế.

Thẩm tra Báo cáo số 23 /BC-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2006 của UBND tỉnh, Ban Pháp chế nhận thấy Nghị quyết 4d có hiệu lực từ ngày 12/8/2005 đã thể hiện đây là một chủ trương về một nhiệm vụ quan trọng, công tác quản lý nghĩa trang, nghĩa địa không chỉ đáp ứng yêu cầu phải chấp hành luật pháp về dân sự, đất đai, xây dựng, di sản, môi trường, bảo vệ sức khoẻ v.v. của Nhà nước, mà còn là đòi hỏi bức thiết của đời sống xã hội ở địa phương, Nghị quyết 4d là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của HĐND tỉnh về công tác quản lý nghĩa trang, nghĩa địa. Đó là cơ sở pháp lý để UBND tỉnh cụ thể hóa bằng kế hoạch và chương trình hành động nhằm tổ chức thực hiện.

Nhưng cho đến nay, chỉ có Thông báo số 208/TB-UBND ngày 04/10/2005 của UBND tỉnh là văn bản chủ yếu và duy nhất được ban hành để triển khai Nghị quyết 4d của HĐND tỉnh. Việc UBND tỉnh dùng hình thức thông báo để triển khai Nghị quyết 4d, không có chương trình công tác cụ thể nhằm đảm bảo tiến độ triển khai theo chúng tôi là không phù hợp. Mặt khác cũng chưa có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan chức năng như sở Xây dựng, sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành phố Huế. Chưa có kế hoạch tổ chức sự phối hợp giữa các cấp chính quyền với UBMTTQVN và các đoàn thể quần chúng, các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác tuyên truyền vận động. Các chính sách động viên khen thưởng ở địa phương chưa được làm tốt và chính sách hỗ trợ kinh phí ngoài kế hoạch cho công tác này cũng chưa được chú ý đúng mức.

Do việc triển khai Nghị quyết 4d của UBND tỉnh chưa kịp thời và đầy đủ nên khi làm việc với Đoàn giám sát, hầu hết cán bộ lãnh đạo UBND các xã, phường, thị trấn và UBND các huyện, kể cả ngành Xây dựng, đã tỏ ra lúng túng khi trình bày báo cáo tự kiểm tra của mình. Chính quyền cấp huyện và cấp xã do chưa có văn bản chỉ đạo của cấp trên, chưa được phân công nhiệm vụ cụ thể nên khó khăn trong việc nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 4d của HĐND tỉnh.

Trước yêu cầu phải giải quyết, ngoài 2 đơn vị cấp huyện là UBND huyện Quảng Điền ban hành Kế hoạch số 280/KH-UBND ngày 15/11/2005; UBND huyện Phú Vang ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch hai nghĩa địa nhân dân thuộc xã Vinh Thanh, hầu hết UBND các huyện, xã còn lại đều chưa ban hành văn bản hành chính cụ thể để triển khai. Đối chiếu với quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong việc triển khai nghị quyết của HĐND, đến nay Nghị quyết đối với UBND cơ quan chấp hành của HĐND tỉnh chưa được triển khai đúng trình tự, thủ tục.

3. Bức xúc của xã hội cần khẩn trương giải quyết:

Qua khảo sát, Ban Pháp chế tập hợp được nhiều thông tin phản ảnh bức xúc của cán bộ, nhân dân liên quan đến đất nghĩa trang, nghĩa địa.



Một là, Đất nghĩa trang, nghĩa địa ở tỉnh ta đã và đang chiếm khá nhiều diện tích, cán bộ nhân dân đều mong muốn chính quyền chỉ đạo để khoanh lại, từng bước sắp xếp để thu hẹp quy mô, không để bành trướng thêm một cách tự phát, thiếu sự quản lý như thời gian qua. Theo số liệu thống kê (chưa đầy đủ) của năm 2003, đất mai táng của tỉnh ta là 7.731 ha, so với đất sản xuất nông nghiệp và đất ở chiếm tỉ lệ khá cao. So với các địa phương khác trong cả nước, bình quân đầu người về đất nghĩa trang, nghĩa địa thì tỉnh ta thuộc hàng cao nhất. Thế nhưng, một số địa bàn dân cư cụ thể hiện đang thiếu đất nghĩa địa để mai táng rất nghiêm trọng. Như ở thị trấn Lăng Cô và các xã: Vinh Hiền, Lộc Tiến, Lộc Thuỷ, Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc); thị trấn Thuận An, xã Phú An (huyện Phú Vang); một số xã vùng lúa ở các huyện Quảng Điền, Hương Thuỷ, Hương Trà... Một số nơi do quy hoạch sẽ chuyển đổi diện tích trước đây dành cho việc mai táng sang mục đích sử dụng khác (xây dựng cụm du lịch, khu công nghiệp) như ở thị trấn Phú Bài, thị trấn Thuận An cũng gặp nhiều khó khăn lúng túng khi giải quyết nhu cầu đất mai táng cho các trường hợp phát sinh. Do đó, đã làm phát sinh tâm trạng băn khoăn, lo lắng trong một bộ phận dân cư. Trong thực tế nhiều trường hợp gia đình có người chết phải tự liên hệ xin chuyển nhượng đất mai táng, một số trường hợp mai táng không hợp pháp vào các khu đã có quy hoạch, vào đất lâm trường. Cá biệt có trường hợp bao chiếm, chuyển nhượng trái phép đất công để thu lợi không chính đáng.

Trừ địa bàn các xã thuộc hai huyện A Lưới, Nam Đông do tập quán mai táng đơn giản, không chiếm nhiều đất, các xã vùng gò đồi thuộc huyện Phong Điền, Hương Trà, Hương Thuỷ, Phú Lộc do đất còn rộng, người còn thưa nên chưa bị áp lực lớn về đất nghĩa địa, còn hầu hết các xã thuộc địa bàn vùng ven biển, vùng đồng bằng như huyện Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thuỷ và Phú Lộc đều đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng thiếu đất nghĩa địa. Thị trấn Sịa, xã Vinh Hiền, Thuỷ Thanh, Thuỷ Vân, Phú Thuận, Phú Diên v.v. hiện nay tuy có nghĩa địa, nhưng không còn đất để mai táng theo như phương thức, tập quán cũ.



Ở thành phố Huế hiện có nhiều khu nghĩa địa không còn phù hợp với yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đô thị nói riêng nên cần tiếp tục quy hoạch để sắp xếp, di dời đến các nghĩa trang mới. Tổng số mộ hiện có cần di dời là 392.376 mộ (gồm cả mộ đất và mộ có lăng, bia) trên tổng diện tích đất là 620 ha. Ba nghĩa trang nhân dân của thành phố Huế hiện tại đã ở vào giai đoạn quá tải, diện tích đất còn lại rất ít, đang cần quy hoạch mở rộng thêm mới đáp ứng được. Các thị trấn Tứ Hạ, Phú Bài, Thuận An, Sịa, Lăng Cô và các xã liền kề cũng đang trong quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải khẩn trương quy hoạch, giải toả, di dời, sắp xếp lại hàng vạn ngôi mộ trên hàng trăm ha đất.

Hai là, Ban Pháp chế nhận thấy UBND các cấp, từ tỉnh đến xã chưa thống kê chính xác tổng số ngôi mộ đang có, số người chết và nhu cầu đất để sử dụng trong một năm ở từng địa phương (người chết tại chỗ và người chết ở ngoại xã, ngoại tỉnh đưa về chôn ở nguyên quán), nên không trả lời được cho Đoàn giám sát khi trao đổi về vấn đề quan trọng này. Theo ước tính của chúng tôi, với tỉ suất tử trung bình 0,7%/năm (số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam) thì mỗi năm trên địa bàn tỉnh ta, số người chết ước khoản 7.500 đến 7.700 người; số người chết ngoài địa phương nhưng đưa về mai táng ở nguyên quán khoản 300 người. Như vậy, tổng số người chết cần đất để mai táng khoản 8.000 người/năm (tính tròn). Nếu bình quân định mức sử dụng đất (đang phổ biến ở các nghĩa địa chưa được quy hoạch, quản lý) như hiện nay mỗi mộ khoản 15 m2, cộng với 15 m2 là diện tích đất lưu không quanh mộ và 20 m2 đất cần có để xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, thoát nước, cây xanh... thì diện tích đất để sử dụng cho một mộ lên đến 50 m2. Nhân với 8.000 mộ, diện tích đất cần có trong một năm là 8.000 x 50 m2 = 400.000 m2 (40 ha). Cân đối cho 10 năm sẽ hơn 400 ha, 100 năm sẽ hơn 4.000 ha. Nếu hạ định mức xuống 50%, thì mỗi năm cũng sử dụng hết 20 ha, 10 năm sẽ là 200 ha, 100 năm sẽ là 2.000 ha. Thiết nghĩ, bài toán về đất nghĩa địa sẽ hoàn toàn không giải được nếu tiếp tục duy trì tập quán mai táng, xây lăng mộ theo phương thức hiện tại.

Ba là, Qua khảo sát, chỉ 10 năm trở lại đây trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện mới hàng chục vạn lăng mộ xây dành cho người đã chết mai táng theo hình thức riêng lẻ hoặc theo từng cụm theo quan hệ gia đình, họ tộc. Có một số trường hợp đã xây lăng mộ cho người chưa chết. Diện tích nghĩa địa huyện đã chiếm hàng ngàn ha đất, số tiền đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng. Có lăng mộ ở xã Vinh An (huyện Phú Vang) đã chiếm dụng hàng trăm mét vuông và số tiền đầu tư lên hơn 1 tỉ đồng. Hiện nay, việc xây lăng mộ như nói trên vẫn đang tiếp tục với tốc độ và quy mô ngày càng nhiều và mạnh hơn. Trước đây, phần lớn là mộ đất, xây dựng đơn giản, nhưng gần đây tình hình kinh tế, đời sống và thu nhập của cán bộ, nhân dân khá hơn nên việc xây dựng lăng mộ kiên cố, khang trang trở thành phong trào và diễn ra trên diện rộng từ thành phố đến nông thôn, từ gò đồi đến vùng cát ven biển và đầm phá.

Với bức tranh tổng thể và các bức xúc nêu trên, Nghị quyết 4d HĐND tỉnh ra đời khẳng định chính xác tính cần thiết và cấp bách của việc triển khai công tác quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn. Nếu tiếp tục chậm trễ việc tổ chức quản lý, hậu quả về nhiều mặt sẽ lớn hơn và sẽ rất khó khắc phục trong thời gian tới.



4. Vận động thay đổi tập quán xây dựng lăng mộ cố định:

Trong quá khứ, nghĩa trang, nghĩa địa ở tỉnh ta hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ở mỗi giai đoạn, phụ thuộc vào điều kiện xã hội nhất định như hòa bình hay chiến tranh, kinh tế còn khó khăn hay kinh tế đã khá lên v.v. Với quan niệm “sống ở nhà, chết ở mồ”, theo phong tục và truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, con cháu hiếu thảo đều có nghĩa vụ phải chăm lo cho ông, bà, người thân khi nằm xuống cái mồ, dù chỉ là một cái mồ đất, nhưng phải đặt nơi cao ráo, hàng năm đến thăm viếng, sửa sang - lễ chạp, khi khá giả hơn thì lập bia để dựng, giàu có hơn thì xây lăng...

Tuy vậy, qua thực tế công tác quy hoạch, quản lý các nghĩa trang nhân dân ở thành phố Huế (hiện quản lý 3 nghĩa trang với hơn 100 ha) hơn 10 năm qua cho thấy, các nghĩa trang nhân dân này vừa giải quyết nhu cầu mai táng người mới qua đời thuộc địa bàn thành phố và các xã phụ cận, vừa giải quyết nhu cầu đất để cải táng hàng chục vạn mộ trong quá trình giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng đô thị, công nghiệp, du lịch, giáo dục đào tạo, tái định cư v.v. Chính quyền thành phố thông qua Công ty vệ sinh và công trình đô thị (nay là Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Công trình đô thị Huế) bằng nội quy, quy chế cụ thể đã quản lý rất tốt về nhiều mặt ở 3 nghĩa trang này, các tầng lớp nhân dân đánh giá cao về chất lượng phục vụ ở đây. Mặc dù định mức đất được giao cho mỗi mộ mới mai táng chỉ được 8 m2, mộ cải táng 4 m2. Nhiều bà con được giao 30 m2 nhưng đã sử dụng để cải táng được 20 ngôi mộ. Nghĩa trang Trường Đồng ở thị trấn Lăng Cô quy mô bước đầu 3 ha, bà con di dời mộ đến cải táng ở đây cũng rất phấn khởi, định mức đất được giao cho mỗi mộ cải táng là 4 m2. Các xã Thuỷ Dương, Thuỷ Phương thuộc huyện Hương Thuỷ thông qua quy chế dân chủ cơ sở, hương ước làng làm sơ sở để cộng đồng dân cư tự quản lý đất nghĩa địa tạm thời của địa phương. Định mức đất trung bình 7,5m2/mộ được cộng đồng tôn trọng và chấp hành tốt. Thị trấn Sịa, các xã Quảng Phước, Quảng Vinh, Quảng Lợi được UBND huyện Quảng Điền lập và triển khai thực hiện quy hoạch nghĩa trang chung tại rú cát bạch sa có quy mô 70,33ha. Phân chia cụ thể thị trấn Sịa 19,2 ha; xã Quảng Lợi 19,5 ha; xã Quảng Phước 6,3 ha; xã Quảng Vinh 25,33 ha. Qua triển khai, các xã đã phân đất cho từng làng (thôn, đội...), các làng phân cho từng họ tộc, các họ tộc phân cho từng nhánh, phái... Tại hiện trường, Đoàn giám sát đã trực tiếp thấy việc phân lô, sử dụng đất để mai táng, cải táng rất quy cũ, đất được sử dụng tiết kiệm một cách triệt để. Định mức bình quân mỗi ngôi mộ chỉ từ 3 đến 4 m2. Nếu tính cả đất lưu không thì bình quân cũng chỉ 5 đến 6 m2.

Qua đó cho thấy, cộng đồng nhân dân ta nếu được phát động thay đổi phương thức, tập quán mai táng, xây lăng mộ gắn với quy hoạch quản lý nghĩa trang theo hướng nghĩa trang công viên thì sự hưởng ứng sẽ mạnh mẽ chứ không phải như nhiều người e ngại. Đông đảo bà còn rất buồn khi đứng trước các nghĩa địa không được lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không được cấp thẩm quyền phê duyệt để quản lý thống nhất, nên còn bị phụ thuộc nhiều vào thuật “phong thuỷ” và “thầy địa”, vì vậy ở nhiều nghĩa địa không có sự thống nhất về phương hướng, hàng lối, đường đi, cây xanh... mà ở đó toàn mồ mả với đủ mọi loại lăng mộ cao, thấp, ngang, dọc... vừa không đẹp, vừa rất lãng phí đất.

Tiếp xúc với Đoàn giám sát, nhiều cán bộ, nhân dân bày tỏ sự mong muốn tỉnh ta sớm hình thành cơ sở dịch vụ hoả táng, tạo điều kiện cho nhiều tập thể và cá nhân giải quyết nhu cầu hoả táng hài cốt của người trong gia tộc đã qua nhiều đời và thi hài cả người thân mới qua đời. Hình thức mai táng mới này sẽ đạt được nhiều tiện ích, vừa tiết kiệm tiền bạc, đất đai và vệ sinh chung.

5. Kiến nghị của Ban Pháp chế:

Như vậy, nhiệm vụ chính của quản lý nhà nước về nghĩa trang, nghĩa địa mà Nghị quyết 4d đặt ra là cần khẩn trương triển khai thực hiện quy hoạch, khoanh và xác định chính thức nghĩa trang, nghĩa địa ở từng địa bàn cụ thể. Chức năng mỗi nghĩa trang là vừa phục vụ mai táng người mới qua đời vừa đáp ứng cho công tác cải táng, di dời mộ cũ ở các khu nghĩa địa phải giải toả. Hình thành một số cơ sở hoả táng thật tiện lợi để phục vụ nhu cầu hoả táng hài cốt (cũ) và thi hài (mới) cho tập thể và cá nhân. Đặc biệt ưu tiên tập trung quy hoạch, triển khai xây dựng để đưa vào sử dụng ngay một số nghĩa trang ở vùng trọng điểm, các địa bàn bức xúc nổi cộm như đã nêu trên.

Từ những thông tin tập hợp được, Ban Pháp chế xin kiến nghị HĐND, UBND tỉnh một số vấn đề sau đây:

Một là, đề nghị HĐND tỉnh tiếp tục khẳng định công tác quản lý nhà nước về nghĩa trang, nghĩa địa là một nhiệm vụ quan trọng, gắn bó mật thiết với nhiều nhiệm vụ quan trọng khác nhằm thoả mãn các yêu cầu của xã hội: ăn, mặc, ở, học tập, đi lại, chữa bệnh, sinh, tử... Mỗi người dân, không phân biệt chức vụ, địa vị, giàu hay nghèo, già hay trẻ... khi qua đời đều được thân nhân chọn lựa cho mình một hình thức mai táng thích hợp (hoả táng hay địa táng...) tại một nghĩa trang đã được quy hoạch và quản lý bằng pháp luật. Mộ mả trong các nghĩa trang được pháp luật Nhà nước bảo hộ, đó là một trong những quyền cơ bản của công dân. Đề nghị UBND tỉnh cụ thể hoá Nghị quyết 4d đúng trình tự thủ tục, ban hành quyết định hành chính kèm theo kế hoạch và chương trình hành động cụ thể để chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện một cách khẩn trương, quyết liệt hơn.

Hai là, đề nghị chính quyền phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tổ chức cuộc vận động thực hiện mai táng tiết kiệm đất, hoả táng. Cuộc vận động thay đổi tập quán mai táng, xây dựng lăng mộ cố định đúng là không dễ, nhưng có phương pháp vận động đúng đắn, hợp lòng dân sẽ đảm bảo thành công. Ban Pháp chế đề nghị, trong kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 4d, UBND tỉnh chỉ đạo việc hình thành sớm dịch vụ hoả táng, quy định chặt chẽ định mức sử dụng đất. Đồng thời đề cao đúng mức vai trò của Mặt trận và các đoàn thể, của các tôn giáo, các họ tộc, các già làng, truởng bản...

Ba là, đề nghị phân công, phân cấp cụ thể công tác quy hoạch và quản lý nghĩa trang, nghĩa địa. UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo quy hoạch và xây dựng các nghĩa trang trọng điểm, đặc biệt là các nghĩa trang nhân dân thành phố Huế, nghĩa trang nhân dân tập trung giải quyết nhu cầu mai táng và cải táng cho các cụm xã trong phạm vi ảnh hưởng của các dự án lớn, phục vụ cho phát triển công nghiệp, đô thị, du lịch quan trọng như: khu vực liên xã ở Chân Mây - Lăng Cô, thị trấn Phú Bài - Thuỷ Lương - Thuỷ Tân - Thuỷ Châu v.v.

Các nghĩa trang khác, giao nhiệm vụ cho UBND các huyện, các xã, thị trấn trên cơ sở quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt (hoặc chuẩn bị trình phê duyệt) tiến hành các công tác nghiệp vụ về quản lý, khoanh và cắm mốc các khu nghĩa địa chính thức, các khu nghĩa địa tạm thời, các khu trước đây là nghĩa địa nhưng nay phải đóng cửa, không được vào chôn. Loại nghĩa trang, nghĩa địa này, UBND huyện, xã hướng dẫn cộng đồng dân cư thông qua quy chế dân chủ cơ sở, thông qua quy ước làng văn hóa, xây dựng quy chế về mai táng, xây dựng lăng mộ để cộng đồng tự quản (mỗi xã thành lập ban tự quản nghĩa địa). Mô hình thực tế ở nhiều địa phương như xã Thuỷ Dương, Thuỷ Phương (Hương Thuỷ), Quảng Phước, Quảng Vinh, Quảng Lợi, thị trấn Sịa (Quảng Điền) cần tổng kết để phổ biến nhân rộng.



Bốn là, đề nghị UBND tỉnh sớm ban hành quy định về định mức sử dụng đất mai táng theo hướng triệt để tiết kiệm đất. Đối với nghĩa trang đã được quy hoạch quản lý, định mức đất mỗi một mộ là: 6 m2 cho hung táng, 4 m2 cho cải táng. Đối với nghĩa địa chưa chính thức quy hoạch, chỉ tồn tại tạm thời, định mức đất mỗi mộ tối đa không quá 8 m2 cho hung táng và 4 m2 cho cải táng. Theo tính toán sơ bộ, với định mức này, mỗi năm diện tích đất cần có để đáp ứng nhu cầu mai táng và cải táng ở tỉnh ta khoản từ 25 đến 30 ha. Đồng thời với việc ban hành định mức sử dụng đất, UBND tỉnh cần ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng nghĩa trang nói chung, lăng mộ nói riêng.

Năm là, đề nghị UBND các cấp tiến hành công tác quản lý nhà nước về nghĩa trang, nghĩa địa phải tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo nguyên tắc, trình tự, thủ tục. Nghĩa trang, nghĩa địa là đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật như Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Xây dựng v.v.

Nội dung quản lý nhà nước về nghĩa trang, nghĩa địa bao gồm: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy trình quy phạm về nghĩa trang, nghĩa địa; xây dựng, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách đối với nghĩa trang, nghĩa địa; thiết lập, khai thác, sáp nhập giải thể nghĩa trang, nghĩa địa; quản lý, giám sát, bảo đảm an ninh trật tự; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong vận hành nghĩa trang, nghĩa địa v.v. Hiện nay, UBND các cấp ở tỉnh ta quản lý nhà nước về lĩnh vực này còn thiếu rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật, thuộc thẩm quyền ban hành của chính quyền địa phương. Trong đó, yêu cầu bức thiết nhất hiện nay là ban hành sớm định mức sử dụng đất, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng lăng mộ.



6. Kết luận:

Trước đây, khi chuẩn bị xây dựng và ban hành Nghị quyết 4d, Ban Pháp chế được Thường trực HĐND tỉnh tín nhiệm giao cho chuẩn bị thẩm tra, báo cáo thuyết trình. Kết quả hoạt động của Ban đã được HĐND tỉnh đánh giá cao, cung cấp cho HĐND tỉnh nhiều thông tin, phân tích, lý giải và tham mưu có chất lượng. Nay tiếp tục được Thường trực giao thẩm tra tình hình triển khai Nghị quyết 4d, Ban Pháp chế đã nêu cao ý thức và trách nhiệm của mình, phối hợp với đại diện một số cơ quan liên quan, giành nhiều thời gian đi khảo sát, trực tiếp làm việc với khá nhiều đối tượng là cán bộ, nhân dân ở 31 xã, 8 các huyện và thành phố Huế để nắm thông tin từ thực tế, đồng thời, nghiên cứu khá kỷ các văn bản pháp luật để chuẩn bị báo cáo này. Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra không thể phản ảnh một cách đầy đủ, toàn diện tất cả mọi khía cạnh của vấn đề, những nội dung của báo cáo tập trung phản ảnh, kết luận sát đúng và thực tế. Rất mong HĐND và UBND tỉnh tham khảo để tiến hành công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành.






TM. BAN PHÁP CHẾ HĐND

KT. TRƯỞNG BAN

PHÓ TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Đoàn Nhuận


Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 0.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương