PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V



tải về 0.98 Mb.
trang9/20
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.98 Mb.
#20044
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20

BÁO CÁO THẨM TRA


Về Tờ trình đặt tên đường ở thành phố Huế đợt V - 2006

1. Sự cần thiết của việc đặt tên đường phố:

Đặt tên đường phố là một việc làm cần thiết nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính, tạo thuận lợi cho nhân dân và các tổ chức kinh tế, xã hội, các cơ quan trong các hoạt động quan hệ giao dịch; đồng thời để tôn vinh các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá, người có công lao lớn với sự nghiệp cách mạng, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc. Trong những năm qua, đô thị Huế không ngừng phát triển, nhiều khu đô thị, khu định cư mới được hình thành. Gắn liền với sự phát triển đó, nhiều tuyến đường mới mở nhưng chưa có tên. Vì vậy, việc đặt tên đường nhằm tạo thuận lợi trong quan hệ giao dịch và quản lý là một việc làm thường xuyên và cần thiết.

Từ những yêu cầu trên, Ban Văn hóa - Xã hội thống nhất cao với tờ trình của UBND tỉnh về đề nghị đặt tên một số đường mới ở thành phố Huế tại kỳ họp HĐND tỉnh lần này.

2. Phương án đặt tên đường phố ở Huế (đợt V- 2006):

Tờ trình của UBND tỉnh đề nghị đặt tên 11 đường phố lần này đã được chuẩn bị nghiêm túc, kỹ lưỡng, tuân thủ đúng quy định tại Nghị định 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng. UBND tỉnh đã thành lập Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng để tư vấn giúp UBND tỉnh trong lĩnh vực này.

Về đặt mới cho 11 tên đường ở thành phố Huế, rút kinh nghiệm từ những đợt đặt tên đường phố Huế các lần trước, đề án lần này đã thể hiện tính hợp lý trong việc lựa chọn các đường để đặt tên như đảm bảo các yếu tố về chiều dài, chiều rộng; tên các danh nhân, nhân vật lịch sử khá hợp lý, có 2 nhân vật thời Nguyễn, 7 đồng chí là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà hoạt động yêu nước và cách mạng từ sau năm 1930. 9 danh nhân được chọn lần này đều là những người có công lớn đối với quê hương, đất nước, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà hoạt động yêu nước như đồng chí Huỳnh Tấn Phát, Lý Tự Trọng, Trần Văn Ơn, Xuân Thuỷ; những người có công lớn đối với vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân như Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Hữu Dật... Đề án cũng chọn một số địa danh nổi tiếng của Huế để đặt tên như Thiên Thai, Nam Giao...

Nhìn chung, tờ trình về đặt tên đường ở thành phố Huế lần này đã có tính bao quát, tương xứng giữa quy mô đường và ý nghĩa của tên đường, tính tương quan giữa các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá.

Trong quá trình chuẩn bị tờ trình đặt tên đường ở thành phố Huế đợt V - 2006, Ban Văn hóa - Xã hội đã tổ chức thẩm tra, làm việc với UBND thành phố Huế và Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng của tỉnh, đi khảo sát thực tế tại các tuyến đường dự kiến đặt tên. Qua đó, Ban đã tham gia trực tiếp vào đề án, kiến nghị điều chỉnh một số vị trí tên đường chưa hợp lý và đã được UBND thành phố Huế, Hội đồng tư vấn tiếp thu điều chỉnh, vì vậy, Ban Văn hoá - Xã hội hoàn toàn nhất trí với Tờ trình số 820/TTr-UBND ngày 21/3/2006 của UBND tỉnh trình tại kỳ họp này.

3. Một số kiến nghị:

Qua thẩm tra, làm việc với UBND thành phố và Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng của tỉnh, Ban Văn hoá - Xã hội kiến nghị một số nội dung sau:



- Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo UBND các huyện và Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng sớm triển khai chuẩn bị đề án đặt tên cho những con đường ở thị trấn thuộc các huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý đô thị như thị trấn Phú Bài (huyện Hương Thủy), thị trấn Tứ Hạ (huyện Hương Trà), thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc), thị trấn Phong Thu (huyện Phong Điền) để trình tại kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 6 sắp tới.

- Hiện nay, UBND tỉnh đã thành lập Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng để giúp UBND tỉnh nghiên cứu xác lập ngân hàng tên, lên danh mục tên các đường, phố và công trình công cộng cần đặt tên hoặc đổi tên... Để hỗ trợ, tạo điều kiện cho Hội đồng này thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đề nghị HĐND, UBND tỉnh bố trí một khoản kinh phí, ban hành quy chế để Hội đồng tư vấn hoạt động thuận lợi và hiệu quả.

- Qua báo cáo của UBND thành phố Huế, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 4b/2005/NQ-HĐND ngày 28/07/2005 của HĐND tỉnh về điều chỉnh và đặt tên đường ở thành phố Huế lần thứ IV thời gian qua khá chậm và có những bất cập như việc dựng biển tên đường ở các tuyến đường được đặt tên chậm, một số đường đã được đặt tên nhưng do quy hoạch điều chỉnh làm thay đổi vị trí đường như đường Phạm Ngọc Thạch ... Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND thành phố Huế sau khi các đường được đặt tên phải có kế hoạch dựng các biển tên đường, tuyên truyền để nhân dân biết về ý nghĩa của từng tên đường trên địa bàn. Kịp thời sửa chữa, thay thế những biển tên đường, biển báo đã hư hỏng ở một số trục đường. Rà soát những đường đã được đặt tên trước đây do thay đổi quy hoạch không còn hợp lý đề nghị điều chỉnh. Đồng thời với việc đặt tên đường phố, đề nghị rà soát và đẩy nhanh tiến độ sắp xếp số nhà một cách khoa học, hợp lý, tạo thuận lợi cho công tác quản lý đô thị.

Trên đây là ý kiến của Ban Văn hóa - Xã hội qua quá trình thẩm tra Tờ trình và dự thảo nghị quyết của UBND tỉnh vế đặt tên đường ở thành phố Huế nhằm giúp cho các đại biểu có thêm thông tin, để thảo luận và quyết định thông qua.



TM. BAN VĂN HÓA - XÃ HỘI

TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Phan Công Tuyên


PHỤ LỤC 01:
ĐỀ ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG PHỐ ĐỢT V - 2006 Ở THÀNH PHỐ HUẾ


Stt

Tên đường cũ

Điểm đầu

Điểm cuối

Vị trí

Dài (m)

Rộng (m)

Loại mặt đường

Tên đường mới

Nền

Mặt đường

I

Khu quy hoạch Hùng Vương - Kiểm Huệ - Bà Triệu

01

Đường quy hoạch sau Trung tâm Thể thao tỉnh

Đường ra sông Phát Lát

Tố Hữu

P.Xuân Phú

400

19.5

10.5

Bê tông nhựa

Lý Tự Trọng

02

Đường quy hoạch sau Trung tâm Thể thao tỉnh

Đường ra sông Phát Lát

Tố Hữu

P.Xuân Phú

400

14

7.0

Bê tông nhựa

Trần Văn Ơn

03

Đường quy hoạch khu Kiểm Huệ 3

Nguyễn Hữu Thọ

Lê Minh

P.Xuân Phú

400

14

7.0

Bê tông nhựa

Huỳnh Tấn Phát

04

Đường nối Tôn Đức Thắng-Nguyễn Thị Minh Khai

Tôn Đức Thắng

Nguyễn Thị Minh Khai

P.Phú Hội

280

10

5

Bê tông nhựa

Nguyễn Văn Huyên

II

Khu quy hoạch Vỹ Dạ

05

Đường quy hoạch Vỹ Dạ 7

Lâm Hoằng

Khu QH Vỹ Dạ 7

P.Vỹ Dạ

700

19.5

10.5

Bê tông nhựa

Xuân Thủy

06

Đường quy hoạch Vỹ Dạ 7

Phạm Văn Đồng

Khu QH Vỹ Dạ 7

P.Vỹ Dạ

500

14

7.0

Bê tông nhựa

Lưu Hữu Phước

III

Khu vực Hương Long

07

Đường liên thôn Trúc Lâm

Lý Nam Đế

Cuối đường liên thôn

X.Hương Long

2300

4

3

Bê tông

Nguyễn Hữu Dật

08

Đường liên thôn Xuân Hòa

Nguyễn Phúc Nguyên

Kiệt xóm Nam Bình

X.Hương Long

950

4

3

Bê tông

Nguyễn Phúc Chu

IV

Khu vực Thủy An - Thủy Xuân

09

Đường Ngũ Tây

Cầu Nam sông Hương

Chín Hầm

X.Thủy An

2000

9

5

Nhựa+đất

Thiên Thai


10

Đường Trai cung

Tam Thai

Minh Mạng

X.Thủy Xuân

350

5

5

Đất cấp phối

Nam Giao

V

Khu vực Thành Nội

11

Đường khuôn viên Thú Y

Lê Văn Hưu

Trần Quý Cáp

P.Thuận Thành

250

4

4

Đất cấp phối

Tô Ngọc Vân


PHỤ LỤC 02:

TÓM TẮT TIỂU SỬ CÁC DANH NHÂN VÀ NỘI DUNG

CÁC ĐỊA DANH, DI TÍCH CÁC ĐƯỜNG PHỐ Ở HUẾ

ĐỢT V - 2006.



I. KHU QUY HOẠCH HÙNG VƯƠNG - KIỂM HUỆ - BÀ TRIỆU
Đây là một trong những khu quy hoạch quan trọng của thành phố được xây dựng sớm, nằm ở vị trí trung tâm phát triển của thành phố thuộc phía Nam sông Hương có dân cư ổn định và nhiều con đường lớn. Đề án ưu tiên bố trí ở đây nhóm đường danh nhân từ sau năm 1930 bao gồm các đồng chí tiền bối lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà họat động cách mạng qua các thời kỳ có mối quan hệ gần gũi trong đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong lần đặt tên đường phố đợt IV (2005), có 12 tuyến đường chính ở khu vực này đã được đặt tên (Tố Hữu, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Hữu Thọ, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn Phong Sắc, Hồ Tùng Mậu, Hoàng Văn Thụ, Lê Viết Lượng, Lê Minh, Nguyễn Đức Tịnh, Nguyễn Đức Cảnh). Đợt V sẽ có thêm 4 con đường được đặt tên mới. 16 tên đường ở khu vực phát triển này của tỉnh là bức tranh phản ánh một phần đáng kể giai đọan lịch sử Đảng đấu tranh xác lập độc quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi cách mạng tháng 8 và 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, giúp cho cán bộ nhân dân hiểu thêm trang sử vẻ vang của Đảng và dân tộc anh hùng.

1. LÝ TỰ TRỌNG (1914 – 1931): Tên thật là Lê Hữu Trọng, quê ở xã Thạch Minh, huyện Thanh Hà, Hà Tĩnh. Lúc còn niên thiếu anh đã nổi tiếng có chí học hành và sớm có ý thức yêu nước. Năm 14 tuổi được Tổng bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đưa sang Quảng Châu để học tập. Lý Tự Trọng được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đưa vào nhóm Thiếu niên tiền phong Việt Nam và cho đổi tên là Lý Tự Trọng. Sau khi học xong lớp huấn luyện, anh về làm việc ở cơ quan Tổng bộ rồi về họat động ở Sài Gòn. Lý Tự Trọng nhận nhiệm vụ công tác Đoàn Thanh niên và giao thông liên lạc giữa Xứ ủy Nam kỳ với Trung ương Đảng. Ngày 9/2/1931 tại một cuộc mít tinh lớn ở Sài Gòn, Lý Tự Trọng đã bắn chết tên mật thám Le Grand để giải vây, bảo vệ đồng chí mình đang diễn thuyết. Bị địch bắt dẫn ra trước tòa án, Lý Tự Trọng dõng dạc nói: “...con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”. Ngày 02/11/1931 Lý Tự Trọng bị địch kết án tử hình.

2. TRẦN VĂN ƠN (? – 1950): Sinh ra ở xóm Bàn Cờ, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1948 vào học trường Pétrus Ký anh được giới thiệu vào đoàn thể học sinh kháng chiến nội thành, tham gia Đội vũ trang diệt ác trừ gian. Ngày 23/11/1949 Trần Văn Ơn cùng học sinh trường Pétrus Ký bãi khóa đòi chính quyền bù nhìn phải trả tự do cho học sinh bị bắt vô cớ. Ngày 9/1/1950 đông đảo học sinh và đồng bào Sài Gòn do luật sư Nguyễn Hữu Thọ dẫ đầu kéo đến dinh Thủ Hiến đưa kiến nghị đòi trả tự do cho các học sinh. Cuộc xung đột bùng nổ. Địch nổ súng đàn áp dã man. Trần Văn Ơn đã chiến đấu anh dũng và ngã xuống hy sinh. Lê tang Trần Văn Ơn được cử hành khắp cả nước. Tại Huế, học sinh trường Quốc Học, Đồng Khánh đã làm lễ truy điệu Trần Văn Ơn để bày tỏ tinh thần yêu nước và chí căm thù quân xâm lược. Từ đó, ngày 9/1 được chọn làm ngày truyền thống học sinh – sinh viên Việt Nam.

3. HUỲNH TẤN PHÁT (1913 – 1989): Quê xã Tân Hưng, huyện An Hóa, tỉnh Bến Tre. Năm 1938 đỗ đầu khoa kiến trúc trường Mỹ thuật Đông Dương (Hà Nội). Đầu những năm 40 ông họat động yêu nước trong trí thức, thợ thuyền, làm chủ nhiệm Báo Thanh niên. Tháng 8/1945 tham gia giành chính quyền ở Sài Gòn. Khi Pháp trở lại chiếm Saì Gòn , ông bị chúng bắt giam 2 năm. Năm 1949 ra vùng giải phóng giữ chức Giám đốc Sở Thông tin Nam Bộ rồi tham gia Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1961 được bầu làm Tổng Thư ký UBTW MTDTGPMNVN. Năm 1969 là Chủ tịch Chính phủ CMLT CHMNVN. Sau năm 1975 lần lượt giữ các chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch UB TWMTTQVN. Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát là một nhà trí thức, nhà họat động chính trị có uy tín lớn, có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

4. NGUYỄN VĂN HUYÊN (1908 – 1975): Quê ở Hà Nội. Năm 1930 đỗ Tiến sĩ tại Đại học Sorbonne (Pháp), ông về nước dạy ở trường Bưởi rồi chuyển sang làm việc ở Viện Viễn Đông Bác Cổ tham gia các hoạt động nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Sau cách mạng Tháng Tám 1945 ông làm Giám đốc Vụ Đại học kiêm Giám đốc Viện Đông Phương Bác Cổ Hà Nội. Từ tháng 11/1946 là Bộ trưởng Bộ Giáo dục tiếp đó giữ nhiều chức vụ quan trọng khác: Đại biểu Quốc Hội, ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN, Phó Hội trưởng Hội Sử học VN, Ủy viên UBKH và kỹ thuật Nhà nước. Giáo sư Nguyễn Văn Huyên là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu văn hóa có giá trị được học giới đánh giá cao.
II. KHU QUY HOẠCH VỸ DẠ

Nằm ở phía Đông thành phố trên đường ra cửa Thuận An, đây là khu quy hoạch mới đang trên đà phát triển mạnh của thành phố, nơi tập trung nhiều cơ sở kinh tế, hành chính, văn hóa và nhiều khu định cư. Đợt đặt tên đợt IV (2005) có 4 con đường ở đây đã được đặt tên (Nguyễn Phong Sắc, Cao Xuân Dục, Phan Văn Trường, Trương Gia Mô). Đợt đặt tên lần này, đề án chọn đường Phạm Văn Đồng làm trục chính để bố trí ở khu quy hoạch Nam Vỹ Dạ 7 hai con đường lớn mang tên các nhà họat động văn hóa nổi tiếng của nước ta.



1. XUÂN THỦY (1912 – 1985): Tên thật là Nguyễn Trọng Nhân, người xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Khi còn đi học ở Hà Nội đã tham gia các tổ chức yêu nước chống Pháp. Từ năm 1932 bị địch bắt giam nhiều lần. Sau năm 1945 ông lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng: Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn Đại biểu Chính phủ VNDCCH tại Hội nghị Paris về Việt Nam (1968 – 1973). Từ năm 1981 là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Đồng Nhà nước, tiếp đó giữ chức Trưởng ban Dân Vận - Mặt trận, Bí thư Đảng đoàn, Ủy viên - Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQVN.

Xuân Thủy là nhà họat động cách mạng, nhà thơ, nhà ngoại giao nổi tiếng của VN, có nhiều bài thơ hay về Huế.



2. LƯU HỮU PHƯỚC (1921 – 1989): Sinh tại Ô Môn, Cần Thơ, là một trong những khuôn mặt hàng đầu của giới âm nhạc nước ta. Thuở trẻ, ông đã tích cực dấn thân họat động trong phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh và sáng tác âm nhạc nhằm phục vụ dân tộc, cổ vũ tinh thần yêu nước, thương nòi. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi vào giai đọan quyết liệt, ông về Nam tham gia chiến đấu, giữ cương vị Bộ trưởng Thông tin Văn hóa của Chính phủ CMLT CHMNVN, Chủ tịch Hội văn nghệ giải phóng miền Nam Việt Nam. Bài Giải phóng miền Nam do ông sáng tác trở thành bài ca chính thức của MTDTGPMNVN. Sau năm 1975 ông là ủy viên Thông tấn của Hội đồng quốc tế Âm nhạc, Chủ tịch Hội đồng quốc gia Âm nhạc VN. Giáo sư Lưu Hữu Phước mất tại Thành phố Hồ Chí Minh.
III. KHU VỰC HƯƠNG LONG

Hương Long và Kim Long vốn là vùng đất thủ phủ của các chúa Nguyễn. Đề án bố trí ở đây nhóm đường thuộc về các chúa Nguyễn có công khai phá và mở mang xứ Thuận Hóa và Đàng Trong thế kỷ XVII – XVIII. Có 2 tuyến đường ở xã Hương Long cần được ưu tiên đặt tên đợt này vì là đường liên thôn, trục chính của xã sẽ được tu sửa và nâng cấp trong nay mai..



1. NGUYỄN PHÚC CHU (1675 – 1725): (Quốc Chúa) thuộc đời thứ 7 của họ Nguyễn Phúc, vị chúa Nguyễn thứ 6 ở miền Nam, húy là Tùng, pháp danh Hưng Long, hiệu là Thiên Túng Đạo nhân, là con trưởng của chúa Nguyễn Phúc Thái, lên ngôi năm 1691. Trong 34 năm trị vì, chúa quan tâm phát triển việc nội trị, ngoại giao và thi cử, thu dụng người hiền tài, xây dựng binh lực hùng mạnh, mở mang bờ cõi về phương nam, lập thêm các phủ Bình Thuận và Gia Định, đúc chuông, sửa sang chùa Thiên Mụ và quảng bá đạo Phật khắp nước. Năm 1712 chúa cho lập phủ mới ở làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền. Chúa Nguyễn Phúc Chu là tác giả nhiều bài văn thơ có giá trị.

Đường Nguyễn Phúc Chu nằm ở thôn Xuân Hòa thẳng góc với đường Nguyễn Phúc Nguyên và ở cạnh chùa Thiên Mụ.



2. NGUYỄN HỮU DẬT:( 1604-1681), danh tướng thời chúa Nguyễn, quê ở huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1626 giữ chức tham cơ vụ, tước Chiêu vũ hầu, được vào phủ chúa dự bàn chính sự, quân cơ. Ông và Đào Duy Từ, người võ kẻ văn là hai nhân vật trụ cột của xứ Đàng Trong thời bấy giờ. Năm1631 ông cùng Đào Duy Từ ra Quảng Bình đào đắp lũy Nhât Lệ và trông coi bảo vệ công trình ấy. Sử nhà Nguyễn nhận xét: “ Hữu Dật là người sáng suốt, có tài thao lược... lúc làm tướng thì nhiều lần dựng bày mưu lớn, đương thời lấy làm ỷ trọng, thường ví với Khổng Minh, Bá Ôn”.( Đại Nam Thực lục tiền biên, bản dịch tập I, Nxb Khoa Học, Hà Nội, 1962, trang 127). Không chỉ là nhà quân sự tài năng, Nguyễn Hữu Dật còn biên soạn các tác phẩm Hoa vân cáo thị, Minh sơ ánh liệt chí. Sau khi ông mất, dân chúng Quảng Bình, Thừa Thiên thương tiếc có lập miếu thờ.

IV. KHU VỰC THỦY AN - THỦY XUÂN

1. THIÊN THAI: Là ngọn núi nằm về phía Tây Nam thành phố Huế, cao 118m thuộc địa phận xã Thủy An, một cảnh đẹp ở vùng đất ngoại ô được thi nhân ngợi ca:

Ngự Bình thông lại xanh cây

Bên kia Vọng Cảnh, bên này Thiên Thai

Bức tranh non nước tuyệt vời.

Bàn tay ta lại xây đời ta đây.

(Tố Hữu – Bài ca quê hương).

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vùng núi Thiên Thai - Động Tranh là căn cứ ra vào họat động của các lực lượng cách mạng, gần núi Thiên Thai còn có ngôi chùa mang tên Thiên Thai Ngoại được xây dựng từ thế kỷ XIX.

Đường Thiên Thai nằm cạnh đường Tam Thai, Ngự Bình, 3 địa danh quen thuộc và tiêu biểu của vùng đất cố đô.



2. NAM GIAO: Di tích đàn tế trời và các vị thần linh của triều Nguyễn, được xây dựng một cách quy mô nhất trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam. Đàn có diện tích hơn 10ha được xây dựng vào năm Gia Long thứ 5 (1806) gồm các công trình kiến trúc chính: đàn tế, trai cung và các công trình phụ. Đàn tế gồm 3 tầng: Tầng trên (Viên đàn) hình tròn tượng trưng cho Trời, tầng thứ hai hình vuông (Phương đàn) tượng trưng cho đất, tầng thứ ba cũng làm hình vuông tượng trưng cho con người. Lễ tế giao được các vua Nguyễn tổ chức hàng năm vào mùa xuân. Từ năm 1890 trở đi, 3 năm tổ chức một lần. Tại Festival Huế 2004 lần đầu tiên sau hơn 60 năm, lễ hội Nam Giao đã được tổ chức lại thu hút sự chú ý của dư luận. Tại Festival Huế 2006, lễ hội Nam Giao sẽ tiếp tục được tổ chức quy cũ và đầy đủ hơn. Năm 1997 đàn Nam Giao đã được xếp hạng di tích quốc gia.

Trước năm 1975, ở Huế từng có 2 con đường mang tên Nam Giao. Đường Nam Giao cựu lộ tức đường Phan Bội Châu ngày nay và Nam Giao tân lộ tức đường Điện Biên Phủ hiện nay. Con đường nằm về phía tây nam đàn Nam Giao từ đường Tam Thai đến Minh Mạng được đề nghị đặt tên Nam Giao nhằm gắn tên đường với di tích và phục hồi một tên đường quen thuộc đã trở thành tên gọi truyền thống chỉ ở Huế mới có.


V. KHU VỰC THÀNH NỘI

1. TÔ NGỌC VÂN (1906-1954): người làng Xuân Cầu, huyện Vân Giang, tỉnh Hưng Yên, là một trong những họa sỹ tiêu biểu của giới mỹ thuật nước ta. Năm 1931 tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông cộng tác với các báo Nhân Loại, Phong Hóa, Ngày Nay. 1935-1940 đi dạy học ở Nông Pênh và Hà Nội. Với tấm lòng yêu nước nồng nàn, ngay từ lúc còn trẻ, ông đã tham gia tích cực các hoạt động chống Pháp. Sau Cách Mạng tháng 8/1945 phụ trách trường Mỹ thuật Việt Bắc. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trên đường ra mặt trận phục vụ chiến đấu, ông đã hy sinh anh dũng ở Đa khê. Họa sỹ Tô Ngọc Vân là người có công đầu sử dụng, khai thác và truyền dạy chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Tranh của ông nhiều lần được triển lãm ở trong và ngoài nước.

Đường Tô Ngọc Vân nằm ven hồ Tịnh Tâm, một thắng cảnh đã đi vào thế giới thi họa. Trên đường này hiện có trường Đại học Nghệ thuật Huế.




Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 0.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương