PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



tải về 0.98 Mb.
trang2/20
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.98 Mb.
#20044
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20



ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Huế, ngày 23 tháng 3 năm 2006
ĐỀ ÁN

Chính sách bảo vệ nhà vuờn Huế giai đoạn 2006 – 2010

(Kèm theo Tờ Trình số: 871/TTr-UBND ngày 23/3/2006 của UBND Tỉnh)


Nhà vườn Huế là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế, có lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển gắn với quá trình đô thị hóa của Huế. Song trải qua hàng trăm năm tồn tại, chịu tác động tiêu cực của khí hậu, thời tiết, thiên tai, chiến tranh, cùng với sự thiếu quản lý, bảo vệ nên số lượng, cũng như những yếu tố về nghệ thuật kiến trúc của nhà vườn đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ và phát huy di sản nhà vườn là góp phần tích cực vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa Huế và văn hóa dân tộc, phục vụ tốt các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Huế, nhất là về lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Để quản lý và bảo vệ nhà vườn có hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển đô thị Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng đề án “Chính sách bảo vệ nhà vườn Huế” với các nội dung sau:



I. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH

Nhà vườn thuộc đối tượng điều chỉnh của đề án này bao gồm:

- Nằm trên địa bàn thành phố Huế;

- Là một tổ hợp kiến trúc - cảnh quan đặc trưng của Huế, bao gồm 2 yếu tố cơ bản là Nhà và Vườn:

Nhà là công trình kiến trúc truyền thống theo kiểu nhà rường 1 gian 2 chái, 3 gian, 3 gian 2 chái, 5 gian, 5 gian 2 chái. Nhà và vườn có mối quan hệ hữu cơ tạo thành một không gian văn hóa hoàn chỉnh, có tính thẩm mỹ cao, là đối tượng nghiên cứu khoa học và lịch sử - văn hoá Huế, có sức hẫp dẫn đối với khách tham quan, du lịch...

Vườn có diện tích tối thiểu 300 m2 ở bốn phường Kinh thành và 600m2 ở các khu vực khác. Vườn còn giữ được các hình thức tạo cảnh xưa (như cổng, bình phong, hòn non bộ, hồ cảnh, hàng dậu cây xanh...) hay vườn cảnh tân tạo nhưng có tính thẩm mỹ cao;

- Nằm trong danh sách cần bảo vệ được UBND thành phố Huế phê duyệt, trên cơ sở tự nguyện tham gia của các chủ nhà vườn, do các phường, xã đề nghị và Hội đồng tư vấn thành phố xét chọn.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Căn cứ vào Bộ Luật Dân sự, Luật Di sản, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật bảo vệ môi trường, Luật nhà ở, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; Pháp lệnh về Du lịch v.v..

- Căn cứ Quyết định số 605/TTg ngày 20/12/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố Huế, trong đó nêu rõ: “Chủ động tiến hành các biện pháp phát triển cơ sở kinh tế kỹ thuật hình thành đô thị nhằm đảm bảo cho thành phố Huế phát triển xứng đáng là một Thành phố Cố đô…bảo vệ cải thiện cảnh quan thiên nhiên, bảo đảm mật độ và tỷ lệ tầng cao hợp lý, giữ gìn kiểu nhà vườn và phong cảnh kiến trúc độc đáo của Cố đô”;

- Căn cứ Công văn số 3934/VPCP-TTBC ngày 30/8/2001 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải yêu cầu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xử lý tình trạng cắt đất bán vườn làm nhà bê tông tại địa bàn thành phố Huế và có biện pháp bảo vệ tốt nhà vườn tại Huế;

- Căn cứ Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 06/5/2001 của UBND Tỉnh về việc yêu cầu tăng cường bảo vệ nhà vườn;

- Căn cứ Quyết định số 2317/QĐ-UB ngày 07/10/1999 của tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu Kinh thành Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó nêu rõ: “…hệ thống nhà vườn mang đậm nét Á Đông và phong cách sinh hoạt, nếp sống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam”;

- Căn cứ Quyết định số 166/1999/QĐ-TTg ngày 10/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2020 trong đó có nội dung "giữ gìn các khu nhà vườn điển hình tại Thuỷ Biều, Hương Hồ, Hương Long, Kim Long, Vỹ Dạ, Phường Đúc và các phường trong Thành Nội";

- Căn cứ Quyết định số 2327/QĐ-UBND ngày 11/10/1999 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hoá và môi trường cảnh quan ở Tây Nam thành phố Huế (khu lăng tẩm Huế) trong đó có nội dung "Xây dựng nhà vườn theo mô hình làng - đồi cây - làng mật độ xây dựng < 10% tầng cao trung bình 1 tầng…phong cách kiến trúc: Giữ nét kiến trúc truyền thống nhà vườn của Huế nhà mái dốc với vật liệu gạch, gỗ, tre”

- Căn cứ Quyết định số 973/2002/QĐ-UBND ngày 15/4/2002 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết hai bên sông An Cựu, thành phố Huế, tỉnh Thừa thiên Huế trong đó có nội dung "Nhà vườn cần được giữ gìn, chỉnh trang và phát huy để tạo nên đặc trưng của khu vực tạo môi trường hấp dẫn cho du lịch";

- Căn cứ Quyết định số 2175/QĐ-UBND ngày 04/7/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu dân cư 2 phường Phú Hiệp, Phú Cát thành phố Huế, trong đó nêu rõ: “Bảo tồn các nhà vườn truyền thống trong khu vực 2 phường”;

- Căn cứ Quyết định số 2176/QĐ-UBND ngày 04/7/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu đô thị cổ dọc trục đường Chị Lăng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế trong đó có nội dung "Đối với loại nhà còn bảo lưu kết cấu mái cổ, mặt tiền và khung nhà có ít nhiều thay đổi thì khuyến khích sửa chữa, thay thế, phục hồi nguyên trạng”.

III. THỰC TRẠNG NHÀ VƯỜN HUẾ

1. Lịch sử hình thành.

Lịch sử hình thành và phát triển của nhà vườn Huế gắn với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, kể từ khi chúa Nguyễn Phúc Lan xây dựng dinh phủ xứ Đàng Trong trên đất Kim Long vào năm 1636. Thời đó, Kim Long là một đô thị đẹp, sầm uất của Đàng Trong đã được những người nước ngoài hết sức ca ngợi khi họ đến thăm.

Đến thời nhà Nguyễn từ vua Gia Long trở đi, khi Phú Xuân trở thành kinh đô thì quy mô xây dựng các công trình kiến trúc được mở rộng, cùng với nó là một quần thể vườn cung, vườn phủ, vườn lăng, vườn chùa, vườn nhà, ... xuất hiện. Từ cung đình đến dân gian, mô hình nhà vườn quý tộc theo chân các hoàng thân quốc thích, quan lại phát triển dần ra ngoại vi kinh thành (gọi là phủ, đệ), dần dần dân chúng (trí thức, nho sĩ, người giàu có, người bình dân) cũng bắt chước xây dựng theo; trải qua vài trăm năm Huế đã trở thành thành phố nhà vườn; một phần của nét văn hóa đặc trưng của đô thị Huế xưa.

Tuy nhiên, trải qua nhiều biến động lịch sử, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên thực trạng nhà vườn Huế - bộ phận có giá trị khá đặc sắc, độc đáo của văn hóa Huế đã và đang chịu tác động tiêu cực của khí hậu, thời tiết, thiên tai, chiến tranh ... nên số lượng, cũng như những yếu tố về kiến trúc nghệ thuật của nhà vườn đã và đang suy giảm nghiêm trọng. Đặc biệt, trong quá trình đô thị hoá hiện nay đất vườn ngày càng giảm đi; tình trạng xẻ đất vườn để mua bán, chuyển nhượng diễn ra ngày càng phổ biến. Vì vậy, quản lý, bảo vệ và phát huy tốt giá trị nhà vườn là việc làm cấp bách góp phần tích cực vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa Huế và văn hóa dân tộc nhằm phục vụ tốt các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, du lịch dịch vụ của thành phố Huế.



2. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến nhà vườn Huế thời gian gần đây.

Nhằm góp phần nghiên cứu về nhà vườn Huế, Từ năm 1986, Nhà Bảo tàng Huế đã tiến hành nắm tình hình thực trạng hệ thống phủ đệ và nhà vườn trên địa bàn thành phố Huế.

Năm 1995-1997, có công trình nghiên cứu" khảo sát, đánh giá, đề xuất giải pháp bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan có giá trị ở thành phố Huế và phụ cận", khảo sát 48 phủ đệ, 14 nhà vườn và vườn cảnh; đề xuất các giải pháp bảo tồn quản lý sử dụng di tích, kinh phí thực hiện thuộc đề tài nghiên cứu do Sở Khoa học Công nghệ quản lý.

Năm 1995, Trường Đại học Nông lâm Huế đã tiến hành nghiên cứu đề tài "vườn văn hóa - kinh tế - du lịch Huế", khảo sát 72 vườn, xếp thành 3 loại vườn theo tiêu chí điều tra riêng của đề tài; loại I có 25 vườn; loại II có 18 vườn; loại III có 12 vườn, kinh phí thực hiện thuộc đề tài nghiên cứu do Sở Khoa học Công nghệ quản lý.

Năm 1998 và 1999, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã phối hợp với Đại học nữ Chiêu Hòa (Sowoa) Tokyo - Nhật Bản tiến hành điều tra nhà ở truyền thống ở Việt Nam trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế đã lập danh mục 690 ngôi nhà truyền thống, trong đó thành phố Huế có 330 nhà và đi sâu nghiên cứu kỹ một số ngôi nhà đã được xác định niên đại, có giá trị về văn hóa xã hội, nổi bật về kiến trúc nghệ thuật (toàn tỉnh có 70 nhà).

Tháng 11/1997, Cộng đồng đô thị Lille và tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký một thỏa thuận hợp tác dưới sự hướng dẫn của UNESCO nhằm mở ra một "nhà di sản" và cùng nhau nghiên cứu lập một bản quy chế về phát huy giá trị của thành phố di sản. Đến đầu tháng 11/2000 dự án đã kết thúc với những kết quả nghiên cứu về nhà ở (nhà rường) và chọn được một ngôi nhà rường ở số 117 (số 73 cũ) Lê Thánh Tôn để đưa vào diện bảo tồn di sản.

Năm 2001, Trường Đại học Khoa học Huế đã triển khai đề tài cấp Bộ về "nghiên cứu bảo tồn hợp lý nhà vườn Huế".

Năm 2002, Trung tâm kiến trúc miền Trung thuộc Viện nghiên cứu kiến trúc Bộ Xây dựng đã có dự án "điều tra khảo sát và đầu tư khai thác nhà ở truyền thống kiến trúc Việt Nam thời Nguyễn trên địa bàn toàn Tỉnh Thừa Thiên Huế".



3. Hiện trạng nhà vườn Huế.

Kết quả điều tra năm 2002 tại 25 phường, xã thuộc địa bàn thành phố Huế bao gồm tất cả các loại hình phủ đệ và nhà ở phổ thông (ngoại trừ các công trình kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo, cơ quan, bệnh viện, trường học...) cùng các vườn nhà có diện tích từ 400 m2 trở lên ở các phường và diện tích 600 m2 trở lên ở các xã. Hình thức khảo sát gồm lập phiếu và lập danh sách. Kết quả cụ thể như sau:

- Tổng số nhà vườn trong diện điều tra : 7.178 nhà vườn.

Trong đó: + Tổng số đơn vị nhà vườn lập danh sách: 2.950

+ Tổng số nhà vườn lập phiếu điều tra : 4.228

- Kết quả phân tích 4.228 phiếu điều tra :

+ Nguồn gốc:

Hương hỏa : 516 nhà, chiếm tỉ lệ 12,2%;

Thừa kế : 2.476 nhà, chiếm tỉ lệ 58,6%;

Tự tạo lập : 1.236 nhà, chiếm tỉ lệ 29,2%.

+ Đặc trưng kiến trúc:

Nhà rường : 705 nhà, chiếm tỉ lệ 16,7 %;

Nhà cổ khác : 186 nhà, chiếm tỉ lệ 4,4 %.;

Nhà cấu trúc mới : 2.744 nhà, chiếm tỉ lệ 64, 9 %.

Nhà tạm : 593 nhà, chiếm tỉ lệ 14,0 %.

+ Đặc trưng vườn :

Vườn cây ăn quả : 967 vườn, chiếm tỉ lệ 23%.

Vườn cây cảnh : 147 vườn, chiếm tỉ lệ 3,5%.

Vườn hoa : 16 vườn, chiếm tỉ lệ 0,4%.

Vườn rau : 115 vườn, chiếm tỉ lệ 2,7%.

Vườn cảnh quan : 73 vườn, chiếm tỉ lệ 1,7%.

Vườn tạp : 2.728 vườn, chiếm tỉ lệ 64,9%.

Vườn hoang hóa : 155 vườn, chiếm tỉ lệ 3,7%.

+ Nhà vườn có nguyện vọng phục vụ du lịch dịch vụ: 328 nhà (tỉ lệ 7,8%).

- Phân loại nhà vườn: Trên tổng số 7.178 đơn vị nhà vườn đã được khảo sát điều tra, tạm phân thành 06 nhóm sau:

+ Loại I: Các phủ đệ thời chúa Nguyễn, nhà Nguyễn: 30 nhà, chiếm tỉ lệ 0,4%;

+ Loại II: Nhà vườn truyền thống tiêu biểu của Huế còn tồn tại khá nguyên vẹn, nhà và vườn tạo thành một chỉnh thể văn hóa hài hòa có giá trị đặc sắc về nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo cảnh: 675 nhà, chiếm tỉ lệ 9,4%;

+ Loại III: Nguyên là nhà vườn truyền thống song hiện nay vườn đã điêu tàn, nhà bị chia cắt chỉ còn nhà cổ (có thể có một số công trình phụ như cổng, bình phong... ): 172 nhà, chiếm tỉ lệ 2,4%;

+ Loại IV: Vườn cảnh quan: 54 nhà, chiếm tỉ lệ 0,8%;

+ Loại V: Vườn sinh thái kinh tế: 594 nhà, chiếm tỉ lệ 8,3%;

+ Loại VI: Vườn có diện tích 400 m2 trở lên ở các phường và diện tích 600m2 trở lên ở các xã 5.651 nhà, chiếm tỉ lệ 78,7%.

Qua kết quả điều tra và phân tích đánh giá lựa chọn, nhằm bảo vệ, kế thừa và nâng cao giá trị văn hóa lịch sử của nhà vườn Huế nói riêng và lịch sử, văn hoá Huế nói chung, dự kiến trong thời gian 10 năm tới cần tập trung quản lý, bảo tồn và tôn tạo 839 nhà vườn Huế, bao gồm các loại:

+ Nhà vườn loại I : 30 nhà.

+ Nhà vườn loại II : 678 nhà.

+ Nhà vườn loại III : 131 nhà.

(Có phụ lục kèm theo)

Một số tồn tại, hạn chế trong việc gìn giữ, bảo tồn nhà vườn Huế:

Tuy thời gian qua UBND Tỉnh cũng như nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm đến nhà vườn Huế đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp bảo vệ, gìn giữ giá trị văn hoá-lịch sử của nhà vườn Huế, nhưng nhìn chung hiệu quả mang lại chưa cao, tình trạng mua bán khung nhà rường, chia cắt đất vườn phá vỡ cảnh quan nhà vườn đã diễn ra với mức độ nhanh chóng; qua điều tra từ 1998 đến tháng 8/2002 có khoảng 40 ngôi nhà rường, nhà vườn cổ đã bị tháo dỡ triệt hạ hoặc chia cắt vườn nhà xây dựng các công trình mới. Từ năm 2002 đến nay chưa có số liệu điều tra cụ thể nhưng con số nhà vườn bị triệt hạ còn lớn hơn nhiều, bởi vì thời gian gần đây nạn “chảy máu” nhà rường không những xảy ra nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh mà còn có quy mô trên phạm vi toàn quốc.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên tập trung vào những tồn tại, vướng mắc như sau:

- Tốc độ đô thị hoá cao, chênh lệch giữa cung và cầu về đất xây dựng các công trình cũng như đất ở ngày càng lớn, dẫn đến đất vườn bị chia nhỏ.

- Nhu cầu mua nhà rường xây dựng các điểm du lịch, dịch vụ và phục vụ các mục đích khác tăng gây ra nạn "chảy máu" nhà rường.

- Lối sống đô thị thay đổi theo hướng hiện đại nên các nhà vườn không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hiện tại, vì vậy phát sinh việc cải tạo mở rộng nhà làm phá vỡ cảnh quan nhà vườn.

- Đã có nhiều công trình điều tra, khảo sát về nhà vườn nhưng nhìn chung mới dừng lại ở mức nghiên cứu, chưa đề ra được các chính sách cụ thể nhằm bảo vệ, tôn tạo phục hồi và khai thác nhà vườn Huế một cách hiệu quả.

IV. CHÍNH SÁCH HỐ TRỢ GÌN GIỮ, BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ KHAI THÁC NHÀ VƯỜN HUẾ GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

Nhà vườn ở Huế là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế, có lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển gắn với quá trình đô thị hóa của Huế. Bởi vậy, gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo nhà vườn Huế là một trong những nội dung quan trọng của việc gìn giữ di sản văn hoá Huế, đây là trách nhiệm, nghĩa vụ không chỉ của chủ nhân các nhà vườn Huế mà còn là trách nhiệm của cộng đồng, xã hội và chính quyền các cấp. Để bảo tồn, tôn tạo và khai thác có hiệu quả, bên cạnh việc vận động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của chủ nhân các nhà vườn, cộng đồng và toàn xã hội, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình này; Cần được ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn, về đất ở, nhà ở và hỗ trợ tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nhân các nhà vườn trong quá trình gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo và khai thác nhà vườn Huế.



1. Mục tiêu:

1.1. Hỗ trợ bảo tồn, tôn tạo và khai thác có chọn lọc, tập trung các nhà vườn có kiến trúc truyền thống, các nhà vườn cảnh quan và nhà vườn kinh tế sinh thái, có diện tích vườn tối thiểu 300m2 trong 04 phường Kinh thành và trên 600m2 ở các vùng khác.

1.2. Ưu tiên cho các nhà vườn ở các địa bàn, tuyến phố, khu vực, cụm dân cư có khả năng khai thác hoạt động dịch vụ, du lịch.

1.3. Giai đoạn trước mắt (2006-2010) tập trung hỗ trợ cho khoảng 150 nhà vườn nằm trong danh sách được phê duyệt. Kết quả thực hiện của giai đoạn này sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề ra các cơ chế, chính sách phù hợp cho các giai đoạn tiếp theo nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát huy các gia trị của nhà vườn Huế, một bộ phận quan trọng của di sản văn hoá Huế.

2. Các chính sách cụ thể:

2.1. Chính sách hỗ trợ về thuế.

Để hỗ trợ các hộ gia đình bảo tồn được diện tích đất vườn, đề nghị HĐND Tỉnh giao UBND Tỉnh có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế ban hành cơ chế đặc thù về việc nộp tiền thuế sử dụng đất đối với các nhà vườn nằm trong danh mục cần bảo vệ.



2.2. Chính sách hỗ trợ về tài chính.

a) Hỗ trợ trùng tu, tôn tạo nhà:

- Hỗ trợ 100% chi phí khảo sát, thiết kế trùng tu nhà vườn cho tất cả các đối tượng nhà vườn thuộc danh mục cần phải bảo tồn.

- Khuyến khích các chủ nhà vườn tự bỏ vốn trùng tu. Đối với các nhà vườn không đủ điều kiện tự bỏ vốn trùng tu được xem xét cho vay không lãi vốn trùng tu nhà vườn từ quỹ bảo tồn nhà vườn; mức vốn cho vay từ 60-70% dự toán trùng tu được duyệt, chủ nhà vườn phải có 30-40 % vốn đối ứng để thực hiện trùng tu; thời gian vay từ 5-10 năm.

- Đối với một số nhà vườn thật sự có giá trị tiêu biểu, mang đậm nét văn hoá nhà vườn xứ Huế nhất thiết phải bảo tồn (số lượng hạn chế 3-5nhà/năm) tuỳ theo điều kiện cụ thể để xét hỗ trợ, mức hỗ trợ từ 50-80% giá trị dự toán trùng tu, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng /nhà.



b) Hỗ trợ lập vườn:

Các hộ có nhu cầu lập vườn tạo cảnh quan sinh thái, nâng cao giá trị nhà vườn phục vụ dịch vụ, du lịch được xem xét hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ 100% tiền mua cây giống.

- Được vay vốn không lãi từ quỹ bảo tồn nhà vườn, mức vay theo phương án được duyệt, thời gian vay không quá 5 năm.



2.3. Chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở.

Các hộ nằm trong danh sách được duyệt nếu có nhu cầu về đất ở hoặc nhà ở sẽ được xem xét giao đất ở, giao nhà ở chung cư hoặc đổi đất phù hợp với yêu cầu công tác bảo tồn nhà vườn và khả năng của ngân sách, nhưng đảm bảo các nguyên tắc sau:



a) Hỗ trợ đối với đất ở:

- Đối tượng được giao đất ở phân lô, có khả năng trả tiền sử dụng đất cho nhà nước một lần được xem xét hỗ trợ giá đất được giao tối đa không quá 30% theo giá đất ở quy định hàng năm của UBND tỉnh (phần giá trị hỗ trợ được lấy từ ngân sách hoặc các nguồn quỹ thuộc dự án bảo tồn nhà vườn).

- Đối tượng được giao đất ở phân lô, có khó khăn về kinh tế không có khả năng nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước một lần, thì được xem xét hỗ trợ giảm giá đất được giao tối đa không quá 20% theo giá đất ở quy định hàng năm của UBND tỉnh (phần giá trị hỗ trợ được lấy từ ngân sách hoặc các nguồn quỹ thuộc dự án bảo tồn nhà vườn) và được ghi nợ 70% tiền sử dụng đất; 30% tiền sử dụng đất còn lại phải nộp vào ngân sách trước khi nhận đất.

b) Hỗ trợ đối với nhà ở chung cư:

Đối tượng được xét giao nhà ở chung cư ngoài việc được xem xét giảm giá đất và giá bán nhà trong các dự án xây nhà chung cư cho người có thu nhập thấp còn được xem xét hỗ trợ giảm giá mua nhà chung cư. Mức giảm giá mua nhà chung cư do UBND tỉnh xem xét quy định cụ thể đối với từng dự án tạo quỹ nhà chung cư bố trí cho các hộ gia đình này, nhưng tối đa không quá 40% giá bán nhà chung cư được duyệt.



c) Đổi đất nhà vườn:

Trường hợp các hộ gia đình quá khó khăn, không có khả năng nộp tiền sử dụng đất khi được nhà nước giao đất hoặc mua nhà chung cư thì áp dụng phương thức đổi đất. Nếu giá trị diện tích đất được phân chia, thừa kế hoặc dự kiến chuyển nhượng (theo giá thị trường tại thời điểm) lớn hơn giá trị diện tích đất nhà nước giao hoặc giá trị nhà chung cư thì nhà nước sẽ trả cho hộ gia đình đó phần chênh lệch thừa, ngược lại giá trị diện tích đất được phân chia, thừa kế hoặc dự kiến chuyển nhượng nhỏ hơn giá trị diện tích đất nhà nước giao hoặc nhà chung cư thì hộ gia đình được giao đất phải nộp số tiền chênh lệch đó vào ngân sách hoặc được xem xét cho nợ.

Diện tích phần đất đổi nêu trên tại nhà vườn thuộc quyền quản lý, sử dụng của nhà nước, UBND tỉnh sẽ tạm giao lại cho hộ gia đình sinh sống trong nhà vườn quản lý và sử dụng theo đúng mục đích được giao.

d) Mua lại nhà vườn:

- Đối với những nhà vườn thực sự có giá trị tiêu biểu cần phải gìn giữ, bảo tồn nguyên trạng mà chủ nhân nhà vườn không có khả năng tiếp tục bảo tồn, có nhu cầu bán một phần hoặc toàn bộ để cải thiện đời sống gia đình hoặc để phân chia, thừa kế bằng tiền cho con cháu, anh em trong dòng tộc thì nhà nước sẽ xem xét thỏa thuận mua lại một phần hoặc toàn bộ nhà vườn theo mức giá thị trường tại thời điểm.

- Trường hợp nhà nước mua một phần đất, thì diện tích đất đó sẽ giao lại cho chủ nhân còn lại trong nhà vườn sử dụng theo mục đích được giao.

- Trường hợp nhà nước mua toàn bộ nhà, đất theo nguyên trạng thì nhà nước sẽ giao cho các cơ quan có chức năng quản lý bảo tồn và khai thác theo quy định.

- Phần thuế sử dụng đất phải nộp hàng năm của diện tích đất nhà nước đổi (mục c) và nhà nước mua rồi giao lại cho chủ nhân nhà vườn quản lý, sử dụng sẽ được nhà nước chi trả từ quỹ bảo tồn nhà vườn (trong thời gian chờ Chính phủ cho áp dụng cơ chế ưu đãi về thuế sử dụng đất đối với nhà vườn Huế).

Chính sách giao đất ở, giao nhà ở chung cư cho các hộ gia đình có nhu cầu cấp thiết về nhà ở đất ở chỉ được thực hiện một lần kể từ ngày Đề án này được ban hành và phải có cam kết của Chủ nhân nhà vườn, kể cả khi chuyển đổi quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất theo nguyên trạng, thì chủ nhân nhà vườn nhận chuyển nhượng(chủ nhân mới) phải tuân thủ cam kết đó.



2.4. Chính sách hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhằm phát huy giá trị lịch sử, văn hoá của nhà vườn, kết hợp hài hoà giữa bảo tồn, tôn tạo và khai thác, các hộ tổ chức sản xuất kinh doanh trong khuôn viên nhà vườn được hỗ trợ như sau:



a) Về hoạt động tham quan, du lịch:

- UBND tỉnh chỉ đạo các ngành có liên quan như Sở Du lịch, Sở Văn hóa và các Công ty du lịch trên địa bàn tỉnh nghiên cứu đưa các tuyến tham quan du lịch nhà vườn vào các tuyến du lịch.

- Có phương án tổ chức bán vé tham quan các nhà vườn trong các tuyến tham quan để tạo nguồn cho các hộ gia đình và tạo nguồn thu đóng góp của các hộ gia đình trong công tác trùng tu.

b) Hỗ trợ các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại nhà vườn:

- Đối với các nhà vườn hoạt động kinh doanh ẩm thực Huế, ca nhạc truyền thống Huế, dịch vụ lưu trú tại nhà vườn có thời hạn trên 1 năm được hỗ trợ 15.000.000đồng/hộ để xây mới nhà vệ sinh và trang bị phòng ngủ cho khách lưu trú.

- Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nghề phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà vườn.

c) Cho vay vốn kinh doanh:

Các hộ nhà vườn có nhu cầu vay vốn kinh doanh, có phương án kinh doanh hiệu quả sẽ được xem xét cho vay vốn kinh doanh từ quỹ bảo tồn nhà vườn và không tính lãi suất.

- Thời hạn vay không quá 3 năm.

- Mức vốn vay tối đa không quá 30 triệu đồng/hộ.



V. VỐN ĐẦU TƯ.

Giai đoạn 2006-2010 sẽ thực hiện bảo tồn khoảng 150 nhà vườn tiêu biểu (bình quân mỗi năm 30 nhà). Vốn đầu tư dự kiến như sau:

Tổng cộng nhu cầu tài chính cần cho một năm là 4.150.000.000 đồng.

Trong đó: - Nguồn Hỗ trợ: 1.755.000.000 đồng.

- Nguồn cho vay : 2.375.000.000 đồng.

(có biểu phụ lục chi tiết kèm theo)

Tổng vốn đầu tư cho 5 năm khoảng 20 tỷ đồng.



VI. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Hiệu quả về xã hội.

- Hạn chế được tình trạng mua bán, di chuyển khung nhà rường và chia cắt đất vườn, giữ gìn được giá trị văn hóa truyền thống Huế.

- Khẳng định giá trị nhà vườn và, nhìn nhận đúng thực chất giá trị lịch sử văn hóa kinh tế, du lịch dịch vụ của nhà vườn Huế nhằm tích cực góp phần bảo tồn thành phố vườn Huế. Xây dựng Thành phố Huế xứng đáng là Thành phố loại 1 trực thuộc Tỉnh, đưa thành phố Huế thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, thành phố di sản. Thiết thực góp phần giải quyết bước đi phù hợp nhằm xây dựng Thành phố Huế hiện đại văn minh theo hướng CNH-HĐH tiên tiến song vẫn bảo tồn được bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.

2. Hiệu quả kinh tế.

- Tạo ra được các tuyến tham quan du lịch mới, góp phần cải tạo cảnh quan đô thị, phát triển được các làng nghề truyền thống Huế.

- Khuyến khích được các dịch vụ phục vụ du lịch, thương mại phát triển góp phần giải quyết được công ăn việc làm và nâng cao được đời sống của nhân dân trên địa bàn.

VII. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để thực hiện thành công các chính sách mà đề án nêu ra cần có các giải pháp cơ bản như sau:



1. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để chủ nhà vườn, cộng đồng và toàn xã hội nhận thức giá trị lịch sử, văn hoá to lớn của nhà vườn, xác định nhà vườn Huế là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của quần thể di tích cố đô Huế.

2. Triển khai quy hoạch một số khu đất ở, xây dựng một số khu chung cư phục vụ việc hỗ trợ nhà ở, đất ở như đề án đã nêu.

3. Thành lập Quỹ bảo tồn nhà vườn Huế với lượng quỹ thường xuyên khoảng 4-5 tỷ đồng, trong đó: Trích một phần từ nguồn ngân sách theo kế hoạch hàng năm: 3-4 tỷ đồng, vận động các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước: 1 đến 2 tỷ đồng/năm.

4. Thành lập Ban quản lý và Hội đồng xét duyệt, thực hiện đề án trực thuộc UBND thành phố Huế.

5. Rà soát, cập nhật thông tin về 150 hộ gia đình nằm trong đề án và tiến hành một số thủ tục cần thiết để khi đề án được thông qua có thể triển khai ngay, kịp tiến độ năm 2006.

6. Tăng cường quảng bá nhà vườn Huế trên các phương tiện thông tin đại chúng, vận động thu hút ngày càng nhiều các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc bảo tồn, tôn tạo, khai thác nhà vườn Huế, từng bước xã hội hoá công tác bảo tồn, tôn tạo nhà vườn Huế.

7. UBND Tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện khẩn trương và có hiệu quả các công việc liên quan đến cấp mình, ngành mình, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu mà đề án đã đề ra, làm tiền đề để thực hiện tốt việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác có hiệu quả các giá trị lịch sử-văn hoá của nhà vườn Huế.

8. Chủ nhân các nhà vườn ngoài việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật chung, còn có trách nhiệm chấp hành và được hưởng đầy đủ các quyền lợi ưu đãi theo đề án này.

9. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhà tham gia sinh hoạt và thành lập các Câu lạc bộ, Hội nhà vườn, các hội đoàn nghề nghiệp trong và ngoài nước trong khuôn khổ luật pháp hiện hành nhằm mục đích bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn Huế.

VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Việc bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn Huế là một chính sách đúng đắn nhằm phát huy truyền thống lịch sử,văn hóa Huế nói riêng và lịch sử, văn hoá dân tộc nói chung. Để thực hiện được đề án này cần có sự đồng thuận cao của các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn nhất là các chủ nhà vườn; quá trình thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, với quyết tâm giữ gìn bản sắc dân tộc, đưa Huế thành thành phố Festival, xứng đáng là thành phố loại 1 thuộc tỉnh, một thành phố có hai di sản văn hóa thế giới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ chỉ đạo UBND thành phố Huế và các ngành liên quan thực hiện thành công đề án này.

Nhằm tôn tạo và giữ gìn và phát huy giá trị nhà vườn Huế, giải quyết được sự bức xúc của các chủ hộ nhà vườn cũng như dư luận đang quan tâm về vấn đề bảo tồn nhà vườn Huế; mở ra hướng khai thác giá trị nhà vườn trong quá trình phát triển kinh tế dịch vụ du lịch, UBND Tỉnh kính đề nghị Hội đồng nhân dân Tỉnh xem xét thông qua đề án.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Xuân Lý


ỦY BAN NHÂN DÂN




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ




Độc lập - Tự do - Hạnh phúc










Số: 775/TT-UBND



Huế, ngày 16 tháng 3 năm 2006


Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 0.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương