Phòng Thống kê – Trung tâm Tin học và Thống kê


Nhiều nông dân đang lâm vào cảnh khó khăn do giá các loại nông sản như gạo, cà phê... sụt giảm mạnh



tải về 0.81 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu05.12.2017
Kích0.81 Mb.
#34980
1   2   3   4   5   6   7   8

Nhiều nông dân đang lâm vào cảnh khó khăn do giá các loại nông sản như gạo, cà phê... sụt giảm mạnh.


Ba trong số mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là gạo, cà phê và cao su cách đây hai tháng đã có những dự báo về sản lượng và thị trường khá chi tiết. Nhưng những dự báo đó hiện đã không còn phù hợp với bối cảnh thị trường hiện nay.

Như giá cao su, theo dự báo của Bộ Công Thương, ở thời điểm trung tuần tháng 8, vẫn là những diễn biến lạc quan khi tăng thêm 182 USD/tấn so với giá xuất khẩu đầu tháng 7, đạt mức trung bình 3.012 USD/tấn.

Nhưng thực tế, giá cao su đã giảm mạnh trong tháng 9 và 10, với tốc độ giảm giá trên 50%. Tại cửa khẩu Móng Cái lượng cao su giao dịch tuy vẫn ở mức 300 tấn/ngày song giá đã giảm xuống 20.500 nhân dân tệ/tấn. Các đối tác nhập khẩu Trung Quốc dựa vào giá cao su trên thị trường châu Á đang giảm để hạ thấp giá cao su của Việt Nam.

Xu hướng giảm giá cao su những tháng tiếp theo là điều dự đoán được, nhất là trong điều kiện nhu cầu sản xuất lốp xe ô tô và các mặt hàng từ cao su trên thế giới đang giảm dần vì khủng hoảng tài chính tác động đến sức mua.

Trái với nhận định của các chuyên gia Bộ Công Thương cho rằng giá cao su tự nhiên sẽ không giảm quá mạnh do thời gian qua giá mặt hàng này quá cao khiến dự trữ cao su của các nước tiêu thụ lớn đã giảm mạnh và họ phải gia tăng lượng dự trữ sẽ là yếu tố nâng đỡ giá tự nhiên.

Mặt hàng cà phê cũng dễ thấy chuyện thừa cung. Bởi cuối tháng 10, nước ta sẽ bước vào vụ mùa mới, dự đoán là vụ mùa bội thu với lượng cà phê quy hoạch ước đạt 21,5 triệu bao, tăng 23% so với niên vụ 2007-2008 (Bộ Công Thương dẫn nguồn qua số liệu của Tổ chức Cà phê quốc tế - ICO).

Cũng đã có dự báo trong quí 4/2008 lượng cà phê xuất khẩu sẽ tăng lên, dự kiến có thể đạt 1 triệu tấn và kim ngạch dự báo có thể đạt hơn 2,1 tỉ đô la Mỹ. Song, ngay tại thời điểm dự báo đó, giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam đã giảm, ví dụ như giá cà phê robusta loại II xuất khẩu đã giảm trung bình 70 USD/tấn so với đầu tháng 8. Cộng với nguồn cung dự báo thừa do được mùa, xu hướng giảm giá là điều không thể cưỡng lại.

Hồi cuối tháng 9, Tổng cục Thống kê đã bày tỏ sự lo ngại về lúa hàng hóa vùng ĐBSCL đang tồn đọng lớn, do sản lượng lúa tăng cao nên mặc dù các ngân hàng và doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo đã đẩy mạnh mua lúa cho nông dân thì những tháng cuối năm, sản lượng thu hoạch có thể đạt gần 9 triệu tấn, đưa tổng sản lượng cả nước ước đạt 38,6 triệu tấn, trong khi giá thế giới cũng đã sút giảm một nửa so với thời kỳ đỉnh điểm hồi tháng 4.

Tiếc rằng, tất cả các dự báo đó đã không chuyển hóa được thành những hành động uyển chuyển với thị trường và có được lối thoát tình thế cho người sản xuất và nông dân.

Lối ra nào?

Bên lề Quốc hội, đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Daklak) bày tỏ sự lo âu cho người nông dân, khi vùng đất mà ông ứng cử là Daklak hiện đang có hai mặt hàng chủ lực rớt giá là cao su và cà phê. Ông nói rằng người nông dân chỉ lo sản xuất thôi, còn đầu ra nông sản và hàng hóa Nhà nước phải lo.

“Nếu thị trường tốt thì cả Nhà nước và nông dân cùng hưởng lợi. Còn khi thị trường rớt giá thì không thể để người nông dân gánh mọi thiệt hại”. Ông nói rằng, ở thời điểm này Nhà nước cần phải dùng nguồn tài chính để hỗ trợ nông dân thông qua việc mua và dự trữ, chờ thời điểm rớt giá đi qua thì tung ra thị trường.

Quan điểm của ông Dũng cho rằng sự hỗ trợ này là cần thiết hơn các ngành sản xuất hay đối tượng khác vì nông dân hiện chiếm 73% dân số Việt Nam và xuất khẩu nước ta dựa vào nông sản là chính.

Ông Dũng e ngại nhất nếu Chính phủ không có những biện pháp hỗ trợ kịp thời và phổ biến, hướng dẫn thông tin cặn kẽ cho nông dân thì những khó khăn của thời điểm này có thể dẫn đến hiện tượng: “chặt - trồng” rồi lại “trồng - chặt” mà người nông dân thường làm mỗi khi có biến động về giá nông sản.

Về mặt lý thuyết việc hỗ trợ của Nhà nước thì đúng nhưng thực tế thì quá khó. Bằng chứng là Nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp của Nhà nước mua lúa gạo cho nông dân với mức giá đảm bảo người trồng lúa có lãi 40%. Nhưng chính sách đó thực tế không triển khai được.



“Muốn dự trữ phải có phương tiện và cách bảo quản, tức là cần nhiều giải pháp đồng bộ, chứ không phải hô hào là xong”.

Đề xuất xuất khẩu gạo tự do đến tháng 2 năm 2009

Bộ Công thương vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo và thu mua lúa cho nông dân.

Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo ngân hàng cho nông dân và các doanh nghiệp thu mua lúa gạo được giãn nợ, bỏ lãi khi giãn nợ và được hưởng hỗ trợ lãi suất.

Đặc biệt, Bộ này kiến nghị cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo tự do, không phải đăng ký hợp đồng với Hiệp hội Lương thực, bỏ giá sàn từ tháng 10-2008 đến hết tháng 2-2009.

Với loại gạo giống IR 50404, Bộ Công thương đề nghị hạn chế trồng mới, nếu xuất khẩu tiếp tục khó khăn có thể xem xét dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi thay thế nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đang phải nhập khẩu.

Theo Bộ Công thương, từ đầu năm 2008 đến nay VN đã xuất khẩu khoảng 3,95 triệu tấn gạo, so với kế hoạch sẽ phải tiếp tục xuất khẩu 650.000 tấn. Tuy vậy, đã xuất hiện khó khăn do khủng hoảng tài chính thế giới, nhiều đối tác không thể tiếp tục nhập gạo như hợp đồng, tình hình ứ đọng gạo trong nước khá lớn.



Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến ngày 15/10, xuất khẩu gạo của các đơn vị đạt gần 3,8 triệu tấn, trị giá FOB 2,265 tỉ USD. Tuy nhiên, lượng lúa gạo hàng hóa trong nước vẫn còn nhiều do đầu ra hạn chế. Hiện lượng tồn kho của các doanh nghiệp xuất khẩu khoảng gần 1 triệu tấn.

Giá cà phê chưa có dấu hiệu ngừng giảm

Theo Vinanet, tại Đắc Lắc, giá thu mua cà phê nhân của các doanh nghiệp tại thời điểm cuối tháng 10/2008 chỉ còn 24.000 đồng/kg, giảm tới 18.000 đồng/kg so với quý I/2008.

Theo tính toán, chi phí đầu tư cho cà phê thấp nhất cũng trên 25 triệu đồng/ha, với mức giá thu mua hiện nay thì người trồng cà phê bị lỗ nặng trong khi tình trạng giá cà phê “tuột dốc” vẫn chưa có dấu hiệu dừng.

Hiện một số doanh nghiệp, đại lý thu mua cà phê xuất khẩu trong tỉnh đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ vì còn lượng hàng tồn kho quá lớn thu mua từ niên vụ trước với giá cao.

Theo dự báo, tỉnh Đắc Lắc sẽ được mùa cà phê niên vụ 2008 - 2009 với sản lượng ước đạt trên 400.000 tấn, cao hơn so với niên vụ trước trên 50.000 tấn. Như vậy, người trồng cà phê ở Đắc Lắc dự tính bị mất trắng khoảng 6.500 tỷ đồng (tương đương hơn 400 triệu USD). Điệp khúc “được mùa, rớt giá” lại quay lại với người nông dân.

Giá thu mua cà phê ở Việt Nam phụ thuộc vào giá cà phê trên thị trường thế giới. Hiện giá cà phê thế giới giảm mạnh do thị trường đối mặt với tình trạng bán quá mức và đồng đôla tiếp tục được làm căn cứ để đưa ra các quyết định kinh doanh.



Xuất khẩu thủy sản đang gặp khó khăn

Xuất khẩu thuỷ sản tháng 10 tiếp tục tăng, ước đạt 470 triệu USD đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2008 ước đạt 3,82 tỷ USD, gần bằng 90% kế hoạch, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2007.


Khi kinh tế Mỹ và nhiều nước trên thế giới gặp khó, dĩ nhiên việc xuất khẩu tôm cá của ta sẽ rất khó khăn.


Những ngày gần đây, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thủy hải sản Minh Phú (Cà Mau), luôn phải đối mặt với những tình huống tế nhị, đó là từ chối một số khách hàng. Không phải Minh Phú gặp khó về khả năng cung ứng, mà nguyên nhân chính là không… muốn bán.

“Trước đây cứ nhận hàng là giao tiền. Còn bây giờ, họ luôn đòi trả chậm, do bản thân họ cũng phải cho khách hàng trong nước thiếu hơn một tháng. Mà như vậy thì làm sao chúng tôi dám bán”, ông Quang cho biết.

Khủng hoảng kinh tế khiến Mỹ và nhiều nước thắt chặt tín dụng, làm nhiều khách hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam như Minh Phú phải rơi vào tình trạng thiếu vốn như trên.

“Chúng tôi đang tìm cách thương thảo lại với khách về cách thức thanh toán. Đồng thời, cũng phải chọn lọc lại khách hàng”.

Còn Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta cũng vừa phải ngừng triển khai một chương trình hợp tác với các doanh nghiệp Hàn Quốc. “Đồng tiền Hàn Quốc vừa mất giá khoảng 40% do chính sách phá giá đồng nội tệ của họ… Đó cũng là lý do khiến các đối tác Hàn Quốc tạm ngừng hết mọi chuyện hợp tác, làm ăn”.

Một trong các doanh nghiệp xuất khẩu cá hàng đầu của Việt Nam là Agifish (An Giang), tuy trước mắt chưa gặp khó khăn gì về đầu ra, nhưng ông Nguyễn Đình Huấn, Phó tổng giám đốc, vẫn khá bi quan về tình hình sắp tới. “Chắc chắn là đơn đặt hàng sẽ giảm”, ông nói.

Đồng tình với nhận định trên, ông Võ Thành Khôn, Giám đốc kế hoạch của Công ty Thủy sản Bình An, còn đưa ra dự báo về thời điểm: “Cái khó sẽ phát sinh vào năm tới!”. Theo ông phân tích, khủng hoảng kinh tế sẽ khiến một số nước thiết lập lại việc bảo hộ mậu dịch, bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời chính người tiêu dùng cũng tiết kiệm chi tiêu khiến thủy sản khó tiêu thụ mạnh, dù con tôm, con cá không phải là những mặt hàng xa xỉ.

Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng hoạt động không mấy hiệu quả do lãi suất ngân hàng cao, khủng hoảng nguyên liệu, thiếu hụt công nhân, bị tôm thẻ chân trắng cạnh tranh gay gắt… So với đầu năm, hiện chi phí đầu vào đã tăng khoảng 40%, trong khi giá đầu ra không tăng, thậm chí giảm.

Điều cần làm bây giờ là phải đa dạng hóa thị trường, mở rộng khách hàng. Không quá chăm bẵm vào các thị trường lớn như Mỹ, EU mà các doanh nghiệp cần đẩy mạnh “khai phá” thêm các thị trường mới như các nước Hồi giáo… Chẳng hạn Malaysia, hàng năm nhập khẩu trên 300.000 tấn hải sản các loại. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản ở nước này ngày một tăng, từ mức 45 kg/người/năm hiện nay sẽ tăng lên 61 kg/người/năm vào năm 2010.

Một vấn đề cốt lõi là phải giữ vững chất lượng không để xảy ra các “sự cố” về chất lượng thực phẩm, sản phẩm thủy sản Việt Nam phải khẳng định chất lượng và chiếm lĩnh thị trường. Vấn đề còn lại là năng lực và bản lĩnh của các doanh nghiệp Việt Nam.



Thu nhập thực tế của nông dân giảm mạnh  

Tỷ trọng trong tổng mức tăng giá tiêu dùng của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 1.2007 mới chỉ chiếm 46,1% đã liên tục tăng và đạt kỷ lục 71,2% vào giữa năm nay.

Các mặt hàng sắt thép, xi măng, xăng dầu, tân dược đều đã “đội trần”, tăng trung bình từ 30-100%. Những mặt hàng tăng giá tác động trực tiếp đến nền kinh tế vẫn nặng về nông nghiệp là phân bón, thuốc trừ sâu, điện, xăng dầu..., dù nông sản có tăng giá nhưng cũng khó có thể bù đắp được những khoản chi phí thiết yếu mà người nông dân phải chịu. Các số liệu trên cho thấy mức thu nhập của người nông dân đã sụt giảm mạnh so với thực tế.

Ngoài vấn đề diện tích canh tác nhỏ, yếu tố chi phí tăng cao làm cho nông dân thiệt thòi, giá xăng dầu, phân bón, vật tư nông nghiệp luôn biến động theo chiều hướng tăng. Người nông dân phải chịu chi phí đầu vào cho sản xuất tăng cộng với việc họ phải mua hàng hóa tiêu dùng với giá cao.

Giá đầu vào lên, lập tức giá trong nước tăng theo. Khi giá xuống nhiều, thì giá bán ra vẫn giảm nhỏ giọt. Điều này khiến người tiêu dùng trong nước phải chịu thiệt, nhưng nặng nhất vẫn là người nông dân.

Mỗi lần Nhà nước tăng giá xăng, ra chợ mặt hàng nào cũng tăng giá; giờ giá xăng đã giảm, nhưng giá các mặt hàng không giảm lại như lúc chưa tăng giá xăng.

Hiện giá các mặt hàng tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng đang giảm, người nông dân cũng không được hưởng lợi nhiều, bởi các công ty, nhà sản xuất đưa ra nhiều lý do để trì hoãn việc giảm giá.

Giá phân bón trên thế giới đã giảm gần 300 USD/tấn từ mức 800USD/tấn, giá phân bón nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc chỉ còn 7.000 đ/kg. Nhưng giá bán trong nước vẫn ở mức cao là 9.200đ/kg. Tại sao giá thế giới giảm, giá trong nước vẫn không giảm tương ứng? Lý giải điều này các doanh nghiệp nhập khẩu cho rằng thời điểm giá phân bón cao, họ liên tục nhập về với mức giá là 12.000 đồng/kg nên họ “chần chừ” giảm giá bán do bị lỗ nặng và hậu quả là người nông dân phải gánh chịu.



Giá nông sản hiện đang giảm mạnh trên thị trường thế giới người nông dân cũng phải chịu thua thiệt đầu tiên. Riêng giá lúa hè thu chỉ còn 3.200 đồng/kg so với đầu quý 3 năm nay giá lúa là 5.000 đồng/kg.

Hàng tiêu dùng tết sẽ rẻ hơn 5 – 10%?

Các tháng 10 - 11 là cao điểm dự trữ hàng bán tết. Một số công ty lớn đã công bố sản phẩm mới phục vụ tết với mức giá rẻ hơn khoảng 5 – 10% so với hiện nay.


Trong lúc đó, thực phẩm Trung Quốc đang bị tẩy chay vì vụ bê bối melamine, sẽ vắng bóng trong mùa tết này

Tổng giám đốc công ty Vissan khẳng định: giá các mặt hàng lạp xưởng, xúc xích, thực phẩm đóng hộp… dành cho nhu cầu tiêu dùng tết này sẽ rẻ hơn tháng 9 và tháng 10 này khoảng 5 – 10%. Và công ty đảm bảo giá bán lẻ thấp hơn thị trường khoảng 10% cả nhóm hàng thực phẩm tươi sống lẫn chế biến.

Riêng với mặt hàng thịt heo, ngoài lượng thịt tươi sống chuẩn bị từ các nguồn, công ty đang gia tăng dự trữ lượng hàng đông lạnh có thể đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ tăng 50% so với tết năm ngoái.

Tại các siêu thị, các nhà cung cấp thực phẩm đã gửi bảng thông báo giá hàng tết và các loại thực phẩm có bao bì hộp xuân. Theo tính toán của nhà kinh doanh siêu thị, đại lý bán lẻ thì họ có thể bán lẻ cho người tiêu dùng với mức giá rẻ hơn bình quân 10% so với hiện nay.

Bà Nguyễn Phương Thảo, giám đốc siêu thị Maximark nói: hiện nay hầu hết các công ty đều có mức ưu đãi, tăng chiết khấu khá tốt cho các đơn vị bán lẻ, cộng vào đó các ngân hàng cũng có chính sách giảm lãi suất. Vậy nên chỉ cần khéo tính toán, đặt mua hàng số lượng lớn thì các siêu thị có thể bán cho người tiêu dùng các loại sản phẩm tết với giá rẻ hơn từ 5 – 10% so với mức giá hiện nay.

Cơ sở để các đơn vị sản xuất kinh doanh công bố giá hàng tiêu dùng mùa tết này sẽ không tăng, mà có thể rẻ hơn 5 – 10% so với thời điểm hiện tại chính là xu hướng giảm giá nguyên liệu trên toàn thế giới đang tạo điều kiện cho các công ty trữ hàng, gia tăng sản xuất hàng tết với mức giá ngày càng rẻ hơn.

Hiện nay nguyên liệu đầu vào của các mặt hàng bánh kẹo, thực phẩm chế biến gồm bơ, dầu ăn, bột mì, bột sữa, bột cà phê ca cao… đều giảm giá từ 5 – 40%. Ngay cả nguyên liệu bao bì các loại từ vỏ hộp giấy, thiếc đến nhựa đều giảm giá khoảng 10 – 55%.

Ngoài ra, sức mua của thị trường trong các tháng qua đã bị giảm hoặc chững lại, theo cục Thống kê TP, loại trừ yếu tố biến động giá, lượng hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ 10 tháng đầu năm chỉ tăng 13,3% trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng 15,5%. Do vậy, muốn tăng doanh thu buộc nhà kinh doanh phải thiết kế mức giá cạnh tranh.

Ghi nhận từ các công ty sản xuất thực phẩm, bánh kẹo như Vissan, Cầu Tre, APT, Bibica, Kinh Đô… lượng hàng dự trữ tết tăng thêm 10 – 50% so với năm ngoái.

Với nhóm hàng chất tẩy rửa, hoá mỹ phẩm dùng cho cá nhân và gia đình, theo phân tích của ông Lương Vạn Vinh – giám đốc công ty Mỹ Hảo, các doanh nghiệp đang tăng sản xuất lẫn nhập hàng dự trữ để bán tháng tết. Hầu hết các đơn vị đều dự đoán thị trường tiêu thụ các tháng cuối năm sẽ tăng khoảng 20 – 30% so với hiện nay, vì từ quý 1 đến nay người tiêu dùng đã thắt lưng buộc bụng. Nay giá rẻ hơn, thì nhiều khả năng sức mua sẽ tăng?







tải về 0.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương