Phòng Thống kê – Trung tâm Tin học và Thống kê



tải về 0.81 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu05.12.2017
Kích0.81 Mb.
#34980
  1   2   3   4   5   6   7   8
SẢN XUẤT

THỊ TRƯỜNG

AN NINH LƯƠNG THỰC

BẢN TIN THÁNG CỦA

Phòng Thống kê – Trung tâm Tin học và Thống kê


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Địa chỉ: 10 Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội

ĐT: 7 711508/8 343182 * E-mail: thongke@agroviet.gov.vn

Website: http://www.mard.gov.vn/fsiu





Số 10/08 Tháng 10-2008


Nội dung chính





  • Diễn biến và kết quả sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản tháng 10/2008

  • Diễn biến và dự báo xu hướng giá cả - thị trường một số mặt hàng nông sản chính trong và ngoài nước

  • Thông tin cảnh báo sớm về lúa/gạo của các nước ASEAN

  • Kết quả xuất, nhập khẩu nông, lâm sản, vật tư, phân bón

  • Tình hình an ninh lương thực trong nước, quốc tế

  • Các phụ lục số liệu tham khảo (Bổ sung mới 4 phụ lục về số liệu lịch sử và dự báo tháng 9/2008 về sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu, tồn kho gạo của thế giới và các nước. Nguồn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kì).





Trồng trọt, bảo vệ thực vật

Trồng trọt

Trong tháng các tỉnh miền Bắc tập trung thu hoạch lúa mùa trong điều kiện thời tiết thuận lợi hơn so với nhiều năm trước và gieo trồng cây vụ đông; các tỉnh miền Nam tiếp tục thu hoạch lúa hè thu muộn, lúa thu đông và xuống giống lúa mùa, lúa đông xuân sớm năm 2008/09 ở một số tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.



Các tỉnh miền Bắc: Tính đến ngày 15/10/2008, đã thu hoạch 704,7 ngàn ha lúa mùa, chiếm gần 60% diện tích gieo cấy, bằng 92,3% so với cùng kì năm trước, trong đó vùng Bắc Trung bộ thu hoạch đạt 73,2% diện tích gieo cấy, vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 62,2% diện tích gieo cấy. So với cùng kì năm trước các vùng đều có tốc độ thu hoạch lúa mùa chậm hơn so với các năm trước do có sự dịch chuyển thời vụ gieo cấy đã gây ảnh hưởng nhất định đến việc giải phóng đất để gieo trồng cây vụ đông.

Theo đánh giá sơ bộ của các địa phương, vùng Đồng bằng sông Hồng lúa mùa trà đầu và chính vụ cho năng suất khá hơn trà muộn do bị ảnh hưởng bởi mưa, bão và sâu bệnh trên diện rộng, ước năng suất lúa bình quân toàn vùng tăng, nhưng mức tăng không nhiều so với vụ mùa năm trước (khoảng 0,3 tạ/ha); vùng Bắc Trung bộ năng suất đạt khá, các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa dự ước năng suất so với vụ trước tăng từ 2-3 tạ/ha; vùng trung du, miền núi phía Bắc, các tỉnh Bắc Giang, Sơn La, Quảng Ninh

lúa bị giảm năng suất ảnh hưởng của mưa bão, dự ước năng suất bình quân chỉ xấp xỉ bằng vụ mùa năm trước.

Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi (mưa nhiều) cùng với việc giải phóng đất chậm và chi phí giống, vật tư tăng cao, theo số liệu thống kê đến ngày 15/10/2008, các địa phương miền Bắc gieo trồng đạt hơn 337 ngàn ha cây vụ đông các loại, đạt gần 60% kế hoạch diện tích và bằng 98,7% cùng kỳ năm trước. Trong tổng diện tích cây vụ đông, cây ngô hơn 143 ngàn ha, đạt xấp xỉ 70% kế hoạch và bằng 80,4% cùng kì năm trước; khoai lang gần 36 ngàn ha đạt 46,4% kế hoạch, bằng 88% cùng kì năm trước; đậu tương 68,8 ngàn ha, đạt 90,5 kế hoạch tăng 26,5% cùng kì năm trước; rau đậu các loại 68,7 ngàn ha đạt xấp xỉ 40% kế hoạch, tăng 10,7% so với cùng kì năm trước. Hiện tại, một số cây như ngô, đậu tương,… đã hết thời vụ gieo trồng, các cây rau, đậu, khoai tây,…thời vụ gieo trồng còn khá dài.



Các tỉnh miền Nam: Tính đến trung tuần tháng 10/2008, diện tích lúa hè thu, thu đông đã thu hoạch đạt xấp xỉ 2 triệu ha, chiếm 93,6% diện tích xuống giống, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch hơn 1,7 triệu ha, nhanh hơn cùng kì năm trước trên 10%.

Ngoài công việc thu hoạch lúa, các địa phương đang tập trung xuống giống lúa mùa đạt 775 ngàn ha nhanh hơn cùng kì năm trước 13%; đồng thời triển khai xuống giống lúa vụ đông xuân 2008/09 đạt gần 240 ngàn ha tập trung ở một số tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn chung, vụ lúa đông xuân 2008/09 các địa phương đều sẽ triển khai sớm hơn mọi năm.

Bảo vệ thực vật

Trong tháng ngành Bảo vệ thực vật tiếp tục chỉ đạo phòng trừ dịch hại trên các loại cây trồng, tập trung quản lý chặt diễn biến rầy nâu, bệnh vàng lùn lùn xoắn lá, đạo ôn ở các tỉnh phía Nam; rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ... trên lúa và các cây trồng khác thuộc các tỉnh phía Bắc, khu vực miền Trung và Tây Nguyên; làm thủ tục đề nghị Bộ trình Chính phủ xin bổ sung thuốc dự trữ quốc gia cho vụ Đông xuân tới; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật; chuẩn bị trình Bộ ban hành qui định sửa đổi về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.



Tình hình sâu bệnh trên lúa

* Các tỉnh phía Bắc

- Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích đã phòng trừ 115.913 ha, hiện còn nhiễm 37.448 ha, trong đó nhiễm nặng 4.878 ha, mất trắng 28,2 ha.

- Rầy nâu + rầy lưng trắng: Rầy lứa 6 hại diện rộng trên giống nhiễm nếp 97, bắc thơm số 7, Q5, khang dân 18, hương thơm... chủ yếu ở giai đoạn lúa ngậm sữa - đỏ đuôi; mật độ trung bình từ 500-1.000 c/m2, nơi cao từ 3.000-5.000 c/m2, cá biệt 1 vạn c/m2 đã gây cháy nhiều ổ tại các tỉnh Bắc Giang, Sơn La, Hà Nam, Thái Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hoà Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Ninh Bình, Hà Nội. Diện tích đã phòng trừ 82.563 ha, hiện còn nhiễm 58.784 ha, trong đó nặng 8.653 ha, mất trắng 35,3 ha (Hà Nam, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh).

Rầy cám lứa 7 rộ đầu tháng 10, hại diện rộng trên lúa chính vụ và muộn. Diện tích nhiễm 20.278 ha, nặng 8.486 ha.



- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 6 hại diện hẹp trên lúa muộn ở giai đoạn đòng - trỗ. Diện tích nhiễm 39.213 ha, nặng 10.600 ha, thấp hơn cùng kì năm trước.

* Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu: Do mật độ rầy nâu di trú trong tháng tương đối thấp đồng thời ảnh hưởng của bão và áp thấp nên mật độ rầy trên đồng trong tháng tiếp tục giảm. Toàn miền có 34.824 ha nhiễm rầy nâu (giảm 52.921 ha so với tháng trước), xuất hiện phổ biến trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng, trổ bông. Mật số rầy nâu phổ biến từ 750-2.000 con/m2, cá biệt trên 5.000 con/m2. Diện tích nhiễm phân bố chủ yếu ở các tỉnh Trà Vinh, Long An, Lâm Đồng, Bình Thuận, Tp. HCM, Tiền Giang, Vũng Tàu, Vĩnh Long.

- Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm trong tháng là 12.763 ha, giảm nhẹ so với tháng trước, trong đó diện tích nhiễm nhẹ 2.891 ha (tỷ lệ bệnh từ 5-10%); nhiễm trung bình 4.330 ha (tỷ lệ bệnh >10-20%); nhiễm nặng 5.542 ha (tỷ lệ bệnh >20-80%). Bệnh xuất hiện tập trung chủ yếu ở các tỉnh Long An, Tp.HCM, Tây Ninh, Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, Lâm Đồng...

- Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm bệnh đạo ôn lá toàn vùng là 21.719 ha (giảm 2.179 ha so với tháng trước), tỷ lệ nhiễm bệnh phổ biến từ 5-10%, nơi cao có tỷ lệ bệnh >20% với 634 ha. Bệnh xuất hiện nhiều ở các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bình Thuận, An Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng...

- Bệnh khô vằn: Toàn vùng có 6.037 ha nhiễm bệnh (giảm 11.194 ha so với tháng trước), tỷ lệ nhiễm bệnh phổ biến từ 5-10%, nơi cao có tỷ lệ bệnh 20% với 48 ha. Bệnh xuất hiện nhiều ở các tỉnh Vĩnh Long, Lâm Đồng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Long An, Bình thuận, Tp.HCM, Cần Thơ...

- Sâu cuốn lá nhỏ: Xuất hiện trên lúa ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ là 10.440 ha (giảm 5.857 ha so với tháng trước), mật số phổ biến từ 5-10 con/m2, cục bộ >20 con/m2; xuất hiện phổ biến ở các địa bàn thuộc tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Thuận, An Giang, Tiền Giang, Tây Ninh, Hậu Giang...



Trên cây trồng khác 

- Rệp hại trà ngô sớm giai đoạn ngô xoáy nõn - trỗ cờ vào đầu và giữa tháng 11; Sâu cắn lá hại ngô giai đoạn xoáy nõn.

- Cây rau họ hoa thập tự: Sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, rệp hại nhẹ rau trà sớm - chính vụ; Bọ nhảy hại cục bộ trà rau sớm, trà chính vụ có khả năng bị hại nặng hơn.

- Cây đậu t­ương: Ruồi đục thân, sâu cuốn lá, sâu khoang hại cục bộ giai đoạn cây non phân cành.

- Cây khoai tây – cà chua: Bọ trĩ, rệp, nhện trắng nhện đỏ, ruồi đục lá, bệnh héo xanh hại nhẹ, mức hại tăng dần từ giữa tháng 11.

- Cam, chanh: Nhện trắng, đỏ; rệp muội, sâu đục thân, cành... hại cục bộ.

- Chè: rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít muỗi tiếp tục hại; nhện đỏ hại cục bộ.

- Sâu ăn lá cây keo lá tràm tại Quảng Trị gây hại 145 ha, tốc độ gây hại đang có xu hướng gia tăng.



Chăn nuôi, thú y

Chăn nuôi trong kỳ có xu hướng hồi phục do dịch bệnh gia súc, gia cầm được khống chế hoặc chỉ xảy ra trên diện hẹp. Tuy nhiên, do giá thức ăn chăn nuôi và con giống vẫn còn ở mức cao so với giá thực phẩm, hiệu quả chăn nuôi chưa được cải thiện nên người chăn nuôi chưa mạnh dạn đầu tư tái đàn.

- Chăn nuôi trâu, bò : Đàn trâu giảm nhẹ, đàn bò thịt có xu hướng tăng. Bệnh lở mồm long móng và tụ huyết trùng còn xảy ra ở một số địa phương nên khả năng phục hồi chậm. Hiện nay, dịch lở mồm long móng vẫn còn xảy ra ở ba tỉnh Thanh Hoá, Quảng Bình và Quảng Trị.

- Chăn nuôi lợn : Đàn lợn có chiều hướng tăng trở lại do dịch bệnh đã và đang được khống chế thành công, giá thịt hơi tăng. Hiện nay, do giá thức ăn chăn nuôi và con giống vẫn ở mức cao nên đã hạn chế việc đầu tư tái đàn.

- Chăn nuôi gia cầm : Đàn gia cầm bắt đầu được khôi phục. Tuy nhiên, dịch cúm gia cầm vẫn còn tái phát tại tỉnh Nghệ An, làm 300 con vịt mắc bệnh và 960 con đã phải tiêu huỷ.

-Chăn nuôi khác : Đàn ngựa, dê, cừu, hươu nai có chiều hướng tăng, qui mô chăn nuôi được mở rộng nhất là với đàn dê, cừu. Đàn ong và sản lượng kémn tằm tăng nhẹ.

Thị trường sữa tươi trong nước đầu tháng 10 chịu nhiều tác động của sữa nhiễm melamine. Lượng sữa tiêu thụ giảm, nhiều nông dân nuôi bò sữa không bán được sữa, gây ảnh hưởng xấu tới ngành chăn nuôi bò sữa. Các cơ quan chức năng đã triển khai kịp thời các giải pháp cấp bách nhằm tiêu thụ hết sữa hàng hoá cho người chăn nuôi. Đến nay, lượng sữa tươi sản xuất ra cơ bản đã được tiêu thụ hết.

Nhằm khôi phục sản xuất chăn nuôi trong nước, Chính phủ đã điều chỉnh thuế nhiều sản phẩm thịt nhập khẩu. Cụ thể, các sản phẩm thuộc các nhóm 0201 là thịt trâu, bò, lợn tươi hoặc ướp lạnh và đông lạnh thuế sẽ tăng thêm 5 – 7%. Các loại thịt bò nhập khẩu có mức thuế mới là 17% so với thuế cũ là 12%. Thịt lợn có mức thuế mới 27% so với 20% trước đây. Đặc biệt, thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm thuộc nhóm 01.05, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh thuộc nhóm 0207 (đây là nhóm mặt hàng có lượng nhập khẩu lớn) có mức tăng khá mạnh. Các loại gà nguyên con hoặc đã chặt mảnh dưới dạng tươi hay đông lạnh có mức thuế mới khá cao là 40% so với mức 12% trước đây.

Giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN) thế giới và trong nước xuống rất thấp. Cụ thể, giá CIF khô đậu tương giao sau 2 tháng được chào là 325 - 330 USD/tấn (so với tháng 6 là 580 USD/tấn). Giá ngô 14% độ ẩm giao hàng tại kho là 3.400 - 3.600 đồng/kg so với tháng 6 là 5.200 đồng/kg, sắn lát 2.400 - 2.500 đồng/kg (so với 3.700 đồng/kg). Giá thức ăn chăn nuôi đã giảm 7 – 10% so với thời điểm tháng 6, nhưng vẫn còn ở mức cao so với giá thực phẩm.

Cục Chăn nuôi đã trực tiếp làm việc với một số doanh nghiệp sản xuất TACN lớn để bàn giải pháp hạ giá TACN thành phẩm. Nhìn chung, các doanh nghiệp đồng tình với quan điểm này, nhưng do nguyên liệu được mua vào thời điểm giá cao tồn đọng còn nhiều, có thể đủ để sản xuất đến ngày 10/11 năm 2008, nên có thể sau thời điểm này, giá TACN thành phẩm sẽ tiếp tục giảm từ 25 – 30% so với thời điểm tháng 6/2008.




Thực hiện công tác lâm sinh

Theo báo cáo của các Sở Nông nghiệp và PTNT, tính đến ngày 22/10/2008, diện tích trồng rừng tập trung trên cả nước đạt 157,1 nghìn ha, bằng 78,2% kế hoạch và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng 25,4 nghìn ha, bằng 86,8% cùng kỳ năm trước và đạt 61,8 % kế hoạch; rừng sản xuất 131,8 nghìn ha, đạt 82,4% kế hoạch và tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Chăm sóc rừng trồng đạt 243,8 nghìn ha, vượt 54,3% kế hoạch và tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Trồng cây nhân dân đạt 172 triệu cây, bằng 86 % kế hoạch và giảm không đáng kể so với cùng kì năm trước (0,3%). Khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng dặm đạt 649,4 nghìn ha, vượt kế hoạch 10,8% và bằng 88% so với cùng kỳ năm trước.

Khoán quản lý bảo vệ rừng từ nguồn vốn Nhà nước đạt 2.127 nghìn ha, vượt kế hoạch 37,2% và bằng 84% so với cùng kỳ năm trước. Thực hiện khai thác gỗ 2.761 nghìn m3, đạt 66,4% kế hoạch và cao hơn cùng kỳ năm trước 4,5%.

Chi tiết cụ thể theo từng miền, vùng như sau:

Các tỉnh miền Bắc: Đã cơ bản kết thúc trồng rừng, một số địa phương đã chuyển sang công tác chuẩn bị cho kế hoạch trồng rừng năm 2009. Kết quả trồng rừng mới tập trung tại miền Bắc đạt 126 nghìn ha, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước, riêng rừng sản xuất tăng 15,8%. Thời gian qua, nhờ giá gỗ nguyên liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu tăng cao, đã khuyến khích người dân tận dụng tối đa đất lâm nghiệp để trồng rừng sản xuất với các loài cây trồng chính là keo và bạch đàn. Dẫn đầu về kết quả trồng rừng là các tỉnh Quảng Ninh đạt 16,6 nghìn ha, vượt kế hoạch 14%; Hà Giang đạt 15,6 nghìn ha, vượt kế hoạch 4%, Yên Bái đạt 14,9 nghìn ha.

Các tỉnh miền Nam: Thời gian gần đây nhờ thời tiết mưa nhiều đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trồng rừng. Đến nay, các tỉnh miền Nam đã trồng đạt khoảng 27,7 nghìn ha, trong đó một số tỉnh có diện tích đạt khá là Đắc Lắc 5.163 ha, Bình Thuận 4.220 ha, Phú Yên 4.178 ha, Kon Tum 3.750 ha,... Bên cạnh công tác trồng rừng, các địa phương đã chuẩn bị cây giống và hiện trường để đảm bảo việc trồng rừng thuận lợi. Tuy nhiên, hiện một số địa phương đang gặp khó khăn trong việc hoàn thành kế hoạch trồng rừng do có tranh chấp về đất đai.

Tình hình vi phạm lâm luật

Theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, trong tháng đã xảy ra 2.729 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Trong đó có 272 vụ phá rừng trái phép, 284 vụ khai thác rừng trái phép, 21 vụ vi phạm về PCCCR, 15 vụ vi phạm qui định về sử dụng đất lâm nghiệp, 99 vụ vi phạm về quản lý bảo vệ động vật hoang dã, 1.228 vụ vận chuyển, buôn bán trái phép gỗ và lâm sản, 154 vụ vi phạm về chế biến gỗ và lâm sản, 656 vụ vi phạm khác. So với cùng kỳ năm trước, đã giảm 731 vụ, (- 21,12%). Lực lượng Kiểm lâm đã xử lý 2.547 vụ, trong đó xử phạt hành chính 2.520 vụ, số vụ xử lý hình sự là 27 vụ. Tịch thu 50 ô-tô, máy kéo, 19 xe trâu bò kéo, 165 xe máy, 1.302 m3 gỗ tròn, 1.745 m3 gỗ xẻ và 1.366 kg động vật rừng. Thu nộp ngân sách hơn 11 tỷ đồng.



Tình hình phòng và chống cháy rừng

Hiện nay, trên phạm vi toàn quốc có nhiều mưa, độ ẩm cao nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất thấp. Thống kê từ đầu năm đến nay trên toàn quốc đã xảy ra 258 vụ cháy rừng, tỏng diện tích rừng bị thiệt hại khoảng 1.500 ha.







Theo Cục Chế biến, thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối, sản lượng thu hoạch muối cả nước 10 tháng đầu năm 2008 ước đạt 811 ngàn tấn, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước do thời tiết không thuận lợi cho sản xuất muối. Tại một số địa phương, sản xuất muối tiếp tục giữ được ổn định. Diện tích sản xuất muối của Hải Phòng vẫn duy trì ở mức của năm 2007, đạt hơn 176 ha và sản lượng đạt 6.150 tấn. Tại Nam Định, mặc dù thời tiết mưa nhiều trong tháng không thuận lợi cho việc sản xuất, nhưng diện tích muối của tỉnh vẫn tăng hơn năm ngoái, đạt 856 ha (bằng 100,7 % kế hoạch) và đạt sản lượng 70.000 tấn (bằng 78% kế hoạch).

Giá muối vẫn ở mức cao từ 1.460 - 2.000 đ/kg, dao động theo từng địa phương (từ 1.500 đồng – 2.000 đồng/kg tại Hải Phòng và 1.600 đồng – 1.700 đồng/kg tại Nam Định). Trong bối cảnh nhu cầu muối nguyên liệu cho chế biến và tiêu dùng cao, nhiều tư thương và diêm dân có tâm lý giữ hàng chờ giá tăng.







Khai thác

Hiện nay, ngành thủy sản đang vào vụ cá Bắc, thời tiết biển tương đối thuận lợi, sản lượng đạt khá trong bối cảnh giá xăng dầu giảm, ngư dân tích cực bám biển hơn.

Khó khăn hiện nay là giá nhiều mặt hàng thủy sản giảm chỉ còn khoảng 50 - 60% so với gia hồi đầu tháng 8/2008 đã gây khó khăn cho việc tiêu thụ và giảm thu nhập. Tại Vũng Tàu giá các loại cá nục, cá đù, cá mề gà... được các vựa cá mua vào chỉ với giá 4.500 đồng/kg (trước đây là 8.000 đồng/kg); giá cá lưỡi trâu, cá đuối giảm từ 18.000 - 20.000 đồng/kg xuống còn 8.000 - 9.000 đồng/kg.

Khi sản lượng đánh bắt của ngư dân tăng khá thì thị trường tiêu thụ và xuất khẩu lại gặp khó khăn. Các công ty chế biến hải sản đang phải hạn chế mua nguyên liệu do không xuất được hàng ra thị trường nước ngoài. Để giải quyết hàng tồn kho và tiếp tục thu mua hải sản của ngư dân, đã có nhiều công ty chế biến thủy sản phải chấp nhận chịu lỗ, xuất hàng với giá giảm từ 20 – 30% so với trước đây.

Ước sản lượng khai thác thuỷ sản toàn ngành tháng 10 đạt khoảng 170 ngàn tấn, trong đó khai thác biển đạt 160 ngàn tấn và khai thác nội địa 10 ngàn tấn, đưa tổng sản lượng sản lượng khai tháccủa ngành trong 10 tháng đầu năm 2008 đạt 1.752 ngàn tấn, bằng 83% kế hoạch và tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2007.



Nuôi trồng

Ước sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tháng 10 ước đạt 240 ngàn tấn, trong đó sản lượng cá đạt 160 ngàn tấn, tôm 50 ngàn tấn và thủy sản khác 30 ngàn tấn, đưa tổng sản lượng 10 tháng đầu năm 2008 đạt 2.067 ngàn tấn, bằng 86% kế hoạch và tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2007.

Trong tháng, công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm tra, kiểm soát vùng nuôi tiếp tục được các địa phương quan tâm. Hiện người dân nuôi tôm vùng bán đảo Cà Mau đang lo lắng trước hiện tượng tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh và chết. Nguyên nhân ban đầu được xác định tôm bị sốc do chênh lệch độ mặn; chất lượng con giống chưa đảm bảo và xuất hiện bệnh đốm trắng.

Hiện nay, ở ĐBSCL giá tôm sú giảm, người nuôi đang có xu hướng chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Tại Sóc Trăng, đã hình thành vùng nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích 2.400 ha tập trung ở các huyện vùng ven biển nằm ngoài vùng qui hoạch. Tại một số tỉnh khác như Cà Mau, Bạc Liêu cũng đã xuất hiện diện tích nuôi tôm ngoài vùng qui hoạch với qui mô nhỏ.

Ngoài ra, do giá đầu vào tăng ở mức cao, nên tại một số địa phương, người dân đã chuyển sang hình thức nuôi tôm quảng canh cho hiệu quả cao hơn. Tại Bạc Liêu, hiện có trên 100.000 ha nuôi tôm, trong đó 90% diện tích được nuôi theo hình thức quảng canh. Diện tích nuôi công nghiệp từ hơn 11.000 ha đã giảm xuống còn gần 8.000 ha. Tại Cà Mau, có gần 500 ha diện tích nuôi tôm sú công nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi dưới hình thức quảng canh cải tiến.

Tiêu thụ sản phẩm

Sau một thời gian giá tăng, hiện tại giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đã có xu hướng giảm. Tại An Giang, cá tra thịt trắng cỡ lớn từ 1 kg/con trở lên có giá 15.300 đồng/kg, loại 0,8 - 1kg/con giá ở mức 15.800 - 16.000 đồng/kg, giảm 800 đồng/kg so với tuần trước; cá tra thịt hồng, thịt vàng loại 0,8 - 1kg/con hiện chỉ còn 14.800 - 15.300 đồng/kg, giảm 900 - 1.000 đồng/kg. Tại Cần Thơ, cá tra nguyên liệu loại 1 (thịt trắng) giá khoảng 16.000 đồng/kg, cá cỡ lớn hơn có giá từ 15.000 - 15.300 đồng/kg.

Hiện nay, tôm sú tại ĐBSCL đang giảm mạnh, tại Cà Mau tôm cỡ 30 con/kg có giá 80 ngàn đồng/kg, giảm 30 ngàn đồng so với tháng trước, tôm cỡ 40 con/kg chỉ còn 50 ngàn đồng/kg. Nguyên nhân giá giảm do thị trường châu Âu hiện đang chuộng tôm chân trắng hơn, còn thị trường Mỹ và Nhật đang có xu hướng tiêu thụ tôm có giá thấp. Ngoài ra còn có tình trạng nhiều doanh nghiệp chế biến tôm không ký được hợp đồng với những khách hàng truyền thống do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính.




tải về 0.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương