BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn viện nghiên cứU



tải về 83.55 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích83.55 Kb.
#28331

BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN NGHIÊN CỨU

NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN I


Số:……./BC- VTS I





CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



Bắc Ninh, ngày 18 tháng 06 năm 2010

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHCN-MT GIAI ĐOẠN 2006-2010 VÀ KẾ HOẠCH 2011

PHẦN I: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHCN 2006-2010

1.1. Đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2006-2010

Trong giai đoạn 2006-2010, Viện đã triển khai và thực hiện 58 nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp cơ sở bao gồm:



  • 17 đề tài, dự án cấp Nhà nước (4 đề tài, dự án thuộc chương trình KC.06, 3 đề tài thuộc chương trình KC.07, 8 đề tài thuộc chương trình Công nghệ sinh học và 2 đề tài độc lập)

  • 24 đề tài, dự án cấp Bộ (14 đề tài trọng điểm, 7 đề tài SUDA, 3 dự án sản xuất thử)

  • 17 đề tài cấp cơ sở, nhiệm vụ đặc thù

Ngoài ra Viện còn có nhiều hợp đồng nghiên cứu KHCN với các địa phương và các hợp đồng nhánh với các đề tài KHCN khác.

Các nhiệm vụ KHCN giai đoạn 2006-2010 tập trung nghiên cứu về nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và công nghệ nuôi thương phẩm nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao trong cả ba lĩnh vực nuôi nước ngọt, nước lợ và nuôi biển.



Về nuôi thuỷ sản nước ngọt, bên cạnh cá rô phi - được xác định là đối tượng nuôi chủ lực, Viện đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu về công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm các loài cá khác có giá trị kinh tế khác như cá chiên, cá lăng, cá chày mắt đỏ ... Viện 1 là đơn vị đi đầu trong nghiên cứu di nhập và thuần hoá một số loài cá nước lạnh như cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá Tầm (Acipencer baeri) từ năm 2005. Cho đến nay, các loài cá này đã thích ứng, phát triển tốt trong điều kiện nước lạnh ở một số khu vực miền núi phía Bắc và Tây nguyên. Loài cá Hồi vân đã được sản xuất giống thành công tại Việ nam và đưa vào nuôi thương phẩm ở quy mô vừa và nhỏ, cung cấp một khối lượng sản phẩm đáng kể cho thị trường nội địa.

Về nuôi nước lợ, các đề tài nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu hoàn thiện, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm rảo, tôm sú, tôm he chân trắng trong đó tôm he chân trắng được xác định là đối tượng nghiên cứu chính. Các đối tượng cá nước lợ có giá trị kinh tế cao đã được nghiên cứu thăm dò khả năng sinh sản nhân tạo và nuôi thương phảm như cá Nhệch, cá Nhụ...Ngoài ra các nghiên cứu về bệnh ngao, quản lý môi trường và phòng ngừa dịch bệnh cho các vùng nuôi ngao đã được tiến hành có hiệu quả.

Về nuôi biển, Viện đã nghiên cứu sản xuất giống thành công 06 loài cá biển có giá trị kinh tế và nhiều loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao, có khả năng đưa vào sản xuất hàng hoá ở quy mô lớn. Đã có một số nghiên cứu sâu về di truyền chọn giống như giải mã trình tự gen, chọn giống theo hướng sạch bệnh và nâng cao sức tăng trưởng tôm sú, tôm chân trắng, tạo giống hàu đa bội ... Ngoài ra, Viện cững đã bước đầu nghiên cứu các công nghệ cao trong nuôi thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực như công nghệ nuôi tôm sú đa chu kỳ, đa ao; công nghệ lồng chịu sóng trong nuôi cá biển. Một số đề tài đã thu được những thành công bước đầu, hứa hẹn đem lại những bước tiến nhảy vọt về trình độ công nghệ, về nâng cao năng suất và sản lượng.

Một số kết quả nổi bật:

Chương trình KC.06 và KC.07

- Đề tài ”Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giống và kỹ thuật nuôi thương phẩm một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao” đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất giống loài cá song chuột (C. altivelis) và cá song vằn (mú cọp) (E. fuscogustatus). Như vậy, đến nay Viện I đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất giống 6 loài cá biển (cá song chấm nâu, cá giò, cá hồng mỹ, cá chim vây vàng, cá song chuột, cá song vằn) trong số 7 loài cá biển kinh tế được nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo thành công tại Việt nam. Một số lượng đáng kể con giống đã được sản xuất cung ứng cho các cơ sở nuôi, được các cơ sở nuôi (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) đánh giá có chất lượng cao hơn giống nhập ngoại.

- Đề tài ”Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm Hầu Thái Bình dương (Crassostrea gigas) phục vụ xuất khẩu” đã nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm Hầu Thái Bình Dương đạt 16,9 triệu con giống giống cỡ >3mm, trạng thái khỏe mạnh, không mang bệnh, đạt tỷ lệ sống là 11%. Đã sản xuất được 50 tấn hầu thương phẩm, đảm bảo các chỉ tiêu về kỹ thuật. Đây là đối tượng mới nhập ngoại nhưng có tiềm năng phát triển lớn. Kết quả của đề tài đã nhanh chóng được nhân rộng ở một số tỉnh ven biển vùng Đông Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng) đang thực sự trở thành một ngành phát triển nhanh chóng tạo nhiều việc làm cho nhân dân các đảo xa, tạo ra một lượng sản phẩm lớn cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

- Đề tài "Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thiết bị đồng bộ và quy trình vận hành trang trại nuôi cá lồng vùng biển mở” đã ứng dụng công nghệ, thiết kế, gia công và lắp đặt thành công 02 lồng nuôi cá và các thiết bị vận hành đồng bộ tại khu vực biển cạnh đảo Hòn Ngư, Cửa Lò, Nghệ An. Mỗi lồng cá nuôi cá dung tích 1500 m3, có khả năng điều khiển chìm tránh bão và có thể lắp đặt tại các vùng biển mở. Hiện đang vận hành thử nghiệm nuôi cá giò thương phẩm. Thành công của đề tài mở ra triển vọng về khả năng phát triển nuôi cá biển quy mô công nghiệp tại các vùng biển mở thuộc các khu vực quy hoạch trên toàn quốc.



Chương trình công nghệ sinh học phục vụ phát triển thủy sản

- Đề tài ”Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh (SPF)” đã nhập 350 cặp tôm chân trắng bố mẹ, tỷ lệ sống của tôm bố mẹ ngoại nhập sau 2 tuần thuần hóa đạt >90%, đã sản xuất được 2,3 triệu tôm giống PL15 chất lượng cao, sạch 5 loại bệnh. Tôm giống đã được nuôi thử nghiệm tại khu nuôi tôm Yên Hưng – Quảng Ninh với tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống cao và đã ương thành công tôm giống lớn từ PL15 – PL45 trong bể composite trong nhà tại Trung tâm giống hải sản Miền bắc. Đề tài đã tuyển chọn được > 3700 cặp tôm bố mẹ sạch 5 loại bệnh từ 2 nguồn : tôm có nguồn gốc tôm bố mẹ nhập từ Haiwaii và tôm đã gia hóa tại Việt Nam.



Các đề tài, dự án cấp Bộ:

- Đề tài "Nghiên cứu chọn giống nâng cao tốc độ sinh trưởng cá rô phi nuôi vùng nước lợ mặn" đã thu được 160 gia đình thế hệ con của đàn cá chọn giống vượt chỉ tiêu kế hoạch, sản xuất được 50 gia đình từ các tổ hợp lai để bổ sung vật lịêu di truyền và phục vụ nghiên cứu marker phân tử liên kết với tính trạng sinh trưởng của cá rô phi.

- Đề tài ”Nghiên cứu quy trình nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản nhân tạo cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss đã chủ động công nghệ sản xuất giống cá hồi vân làm cơ sở cho đề tài tiếp theo sản xuất cá hồi vân toàn cái

- Đề tài ”Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống cá Chiên Bargarius yarrelli Sykes, 1941” đã cho đẻ thành công, tỷ lệ nở đạt 43,5 - 57,2%,

Ngoài ra, bước đầu Viện 1 đã cho đẻ cá vền thành công và lần đầu tiên cho sinh sản nhân tạo rươi, sản xuất được 3 vạn ấu trùng rươi (đề tài cấp cơ sở).

- Dự án sản xuất thử cá lăng đã sản xuất 200.000 con giống và hoàn thiện công nghệ sản xuất giống cá lăng chấm, đang đề nghị là tiến bộ kỹ thuật cấp quốc gia



Nhiệm vụ bảo tồn và khai thác quỹ gen:

Là nhiệm vụ thường xuyên của Viện, đến nay đề án đã bảo tồn lưu giữ được trên 50 dòng, loài cá nước ngọt. Hàng năm có thu thập và bổ sung thêm các nguồn gen mới, phát triển và khai thác nhiều nguồn gen cũ. Những dòng loài này đang được bảo tồn, lưu giữ phù hợp với các điều kiện sinh thái khác nhau trong ao, bể xi măng hay trong phòng thí nghiệm tại các khu vực miền Bắc: Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc, Phú Tảo - Hải Dương, thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I; miền Trung: Trại thực nghiệm nuôi cá Quảng Hiệp - Lâm Đồng, thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III và miền Nam: Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Nam, Cài Bè - Tiền Giang thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II. Hình thức bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen thủy sản nước ngọt trong thời gian vừa qua chủ yếu là Ex-situ (chuyển vị) lưu giữ nhân tạo tại các trung tâm và In-vitro lưu giữ trong phòng thí nghiệm bằng bảo quản lạnh tinh động vật thủy sản ở Ni tơ lỏng - 196oc



Số lượng công trình công bố trong nước và quốc tế:

Hàng năm Viện có khoảng 15 bài báo công bố trong nước trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tạp chí sinh học, khuyến nông khuyến ngư ... và khoảng 10 bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế.



Những vấn đề còn tồn tại

Bên cạnh đại đa số các đề tài, dự án KHCN đã thực hiện tốt, vẫn còn một số đề tài, dự án còn chậm tiến độ, chưa hoàn thành các chỉ tiêu sản phẩm theo kế hoạch, báo cáo còn chậm.

Một thiếu sót khác là hầu hết các đề tài chưa chú ý đến đến đăng ký sở hữu trí tuệ về cá giải pháp hữu ích, kiều dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá. Việc công bố kết quả nghiên cứu hiện cũng rất hạn chế.

Chi tiết kết quả thực hiện kế hoạch nghiên cứu KHCN cấp Nhà nước, cấp Bộ xem biểu 1, 2-phụ lục

1.2. Đánh giá hoạt động thẩm định, hoạt động khuyến ngư và chuyển giao công nghệ

Trong giai đoạn 2006-2010, Viện đã có 7 tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, cụ thể là công nghệ sản xuất giống cá chép V1; công nghệ sản xuất cá giống cá Rô phi đơn tính đực bằng 17- Methyltestosteron; công nghệ sản xuất giống cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus; công nghệ sản xuất giống hầu; công nghệ ương 3 loài cá biển, cá giò, cá hồng mỹ, cá song chấm nâu; công nghệ sản xuất giống ngao Meretrix sp. và công nghệ sản xuất giống tu hài. Viện đã chuyển giao các công nghệ trên đến nhiều địa phương trong cả nước. Hầu hết các dự án chuyển giao công nghệ này đã thực hiện theo đúng tiến độ và đạt kết quả tốt, hoàn thành lớp tập huấn về sản xuất giống cả về lý thuyết và thực hành. Học viên các cơ sở đã thu được kết quả tốt và tự đảm nhận được công việc tại cơ sở. Sau khi được chuyển giao công nghệ, các đơn vị tiếp nhận công nghệ đã sản xuất một số lượng đáng kể con giống phục vụ phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản.

. Viện cũng thực hiện dự án nhập công nghệ sản xuất giống tôm hùm nước ngọt, đã nuôi và cho tôm sinh sản nhân tạo trong ao đất và trên bể xây. Tuy nhiên dự án cũng gặp những khó khăn, trong điều kiện tôm mới nhập qua vận chuyển đường dài, tôm chết rải rác kéo dài, tỷ lệ sống thấp (25,1-29,1%).

Chi tiết tình hình thực hiện các hoạt động khuyến ngư, chuyển giao công nghệ 6 tháng đầu năm 2009( xem biểu 3 phụ lục)

1.3. Kết quả thực hiện các nội dung phục vụ quản lý nhà nước như tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, thông tin, hợp tác quốc tế về KH & CN

Về tiêu chuẩn, đo lường chất lượng xem biểu 4-phụ lục

Về công tác thông tin KH & CN: Viện đã tham gia phục vụ chuẩn bị cho Hội nghị nuôi trồng thủy sản thế giới – phân ban Châu Á Thái Bình Dương, cụ thể cung cấp thông tin về hội nghị đến lãnh đạo Bộ thủy sản, Ban tổ chức hội nghị, khối cơ quan hành chính thuộc Bộ, khối doanh nghiệp và đơn vị khác. Phối hợp với Ban tổ chức Hội nghị xuất bản các tài liệu phục vụ Hội nghị. Viện cũng đã xuất bản sách chuyên khảo, băng đĩa hình, tài liệu khuyến ngư, tuyển tập các Hội nghị khác.



(Chi tiết xem biểu 8-phụ lục)

Về hợp tác quốc tế về KH & CN: Viện đã triển khai 15 dự án HTQT, trong đó có 2 dự án do Tây Ban Nha tài trợ (dự án AIDA và dự án ACEI), 2 dự án do DANIDA tài trợ (dự án FIBOZOPA và 01 dự án thông qua SCAFI), 1 dự án CARD, 01 dự án do EU tài trợ (dự án Bảo tồn và Phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản miền núi) và 01 dự án do Cộng Hoà Séc tài trợ, … Ngoài ra còn có đề tài HTQT phát triển Công nghệ sinh học ngành thủy sản với Cu Ba

Hầu hết các dự án đều triển khai theo đúng tiến độ và đạt được kế hoạch đã đề ra. Các dự án HTQT đã triển khai với các hoạt động đa dạng ở nhiều tỉnh thành trong nước và thu được kết quả phong phú cả về phát triển công nghệ, môi trường dịch bệnh, điều tra/đánh giá tác động KTXH, xây dựng mô hình, thị trường và chế biến sản phẩm thủy sản cũng như tổ chức tập huấn, đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

1.4. Tình hình thực hiện các cơ chế quản lý KH & CN, chính sách KH & CN và những kiến nghị về tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động KH & CN

Công tác tổ chức quản lý khoa học và công nghệ của Viện được đẩy mạnh và đổi mới, thông qua tăng cường vai trò tư vấn của Hội đồng khoa học từ khâu chuẩn bị đề cương, tổ chức thực hiện, đánh giá và nghiệm thu nhiệm vụ KHCN, là yếu tố quan trọng góp phần tổ chức thực hiện nhiệm vụ KHCN có chất lượng và hiệu quả. Viện đã bám sát thực hiện các văn bản quản lý KHCN như quy chế 36, các thông tư 93, 44, 12, Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ

Đồng thời Viện cũng tạo điều kiện, cơ hội và khuyến khích các cán bộ tham gia nghiên cứu ngày càng đông đảo. Viện cũng chú ý đến công tác đào tạo nâng cao nguồn nhân lực cả về chất lượng và số lượng đáp ứng kịp thời do nhiệm vụ KHCN ngày càng gia tăng.

Công tác quản lý, đánh giá, nghiệm thu các nhiệm vụ KHCN đã được thực hiện theo quy chế quản lý KHCN của Bộ. Viện đã thực hiện tốt việc phân cấp quản lý cho các đơn vị, các chủ nhiệm đề tài, dự án tự chủ về tổ chức hoạt động, chi tiêu tài chính đảm bảo tính chủ động, hiệu quả.

Bên cạnh những mặt làm được, công tác quản lý KHCN của Viện cũng còn bộc lộ một số mặt yếu kém. Do các đơn vị cơ sở của Viện phân tán trên địa bàn rộng, lực lượng cán bộ nghiên cứu của Viện bị phân tán, rất khó tổ chức Hội đồng khoa học hoạt động thường xuyên với sự có mặt đầy đủ các thành viên. Quy chế quản lý khoa học của Viện mới được xây dựng nên cần phải tiếp tục được điều chỉnh cho phù hợp sát với thực tế, đặc biệt là chế tài quản lý để đảm bảo tính kỷ luật nghiêm túc và thống nhất trong toàn viện. Phòng Quản lý Khoa học - Thông tin mới được thành lập, chưa được tổ chức tốt về nhân lực, tài chính để thực hiện đúng chức năng về quản lý KHCN và TTTV. Một số chủ nhiệm đề tài chưa thật sự chủ động trong công việc và hoàn thành báo cáo chậm, ảnh hưởng đến tiến độ chung toàn Viện.

Để thực hiện tốt hơn các hoạt động nghiên cứu KHCN, Bộ cần sửa đổi quy chế quản lý KHCN theo hướng tăng cường quản lý để nâng cao chất lượng, chú trọng đến kết quả cuối cùng của các đề tài, dự án. Đề nghị Bộ giao cho Viện xây dựng các đề án nghiên cứu dài hạn mà Viện có ưu thế, dựa trên những hướng nghiên cứu ưu tiên hoặc đối tượng nuôi chủ lực, trọng điểm nhằm đảm bảo tính kế thừa của các nghiên cứu, tận dụng cơ sở vật chất, nguồn lực con người, kinh nghiệm chuyên môn ... Đối với việc xây dựng dự toán kinh phí cho các nhiệm vụ KHCN cụ thể, cần có quy định về khoản kinh phí dự phòng, cho phép cơ quan chủ quản được điều chỉnh khi cần thiết nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết tạo điều kiện cho các đề tài thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.

1.5. Kết quả thực hiện dự toán ngân sách được giao cho hoạt động KHCN thực hiện từ 2006 đến tháng 7/2010 và ước thực hiện đến hết tháng 12/2010

Năm 2006, dự toán được giao 14.319 triệu đồng, đã sử dụng 14.253 triệu đồng (99,54%)

Năm 2007, dự toán được giao 16.868 triệu đồng, đã sử dụng 14.827 triệu đồng (87,9%)

Năm 2008, dự toán được giao 17.111 triệu đồng, đã sử dụng 15.596 triệu đồng (91,15%)

Năm 2009, dự toán được giao 19.644 triệu đồng, đã sử dụng 18.675 triệu đồng (95,07%)

Năm 2010, dự toán được giao 14.885 triệu đồng, đã sử dụng 5.520 triệu đồng (37,08%), ước thực hiện hết năm 2010 là 13.200 triệu đồng



PHẦN II: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG 2006-2010

2.1. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ/ dự án môi trường đơn vị đã và đang thực hiện

Giai đoạn 2006-2010 Viện 1 đã thực hiện 8 nhiệm vụ và dự án môi trường gồm:



  1. Quan trắc, cảnh báo chất lượng môi trường dịch bệnh thủy sản nuôi trồng tại một số tỉnh miền Bắc

  2. Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy phục vụ NTTS

  3. Nghiên cứu đánh giá nguồn lợi thủy sản nước lạnh ở miền Bắc Việt Nam, đề xuất biện pháp quản lý và phát triển nguồn lợi

  4. Xây dựng Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong NTTS nước ngọt

  5. Xây dựng quy chuẩn quốc gia về nước thải trong NTTS

  6. Ứng dụng CNTT trong quan trắc và cảnh báo môi trường và bệnh thủy sản

  7. Điều tra, khảo sát tìm biện pháp ngăn chặn sinh vật lạ Bryozoan tại Vĩnh Phúc

Nhiệm vụ quan trắc và cảnh báo thường niên đã triển khai các hoạt động thu và phân tích mẫu định kỳ và tăng cường ở các vùng nuôi tôm và cá lồng bè trên biển và đánh giá diễn biến môi trường và bệnh của từng khu vực quan trắc theo các đợt thu mẫu. Nhiệm vụ cũng thực hiện quan trắc đột xuất nhằm ứng phó với các sự cố môi trường và bệnh. Kết quả thực địa được phân tích để cảnh báo và thông báo cho người nuôi và cơ quan quản lý địa phương; trình Vụ KHCN & MT để nắm bắt và chỉ đạo kịp thời. Số liệu quan trắc được lưu giữ bằng các phần mềm thông dụng và nhập vào cơ sở dữ liệu có thể truy cập qua mạng Internet.

Nhiệm vụ Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy phục vụ NTTS đã nêu được hiện trạng NTTS của một số khu vực chịu ảnh hưởng của nước sông Nhuệ, sông Đáy. Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại 06 điểm đại diện cho hệ thống sông và 03 khu vực NTTS tập trung trong lưu vực đã được thu thập. Cơ sở cho việc định hướng quy hoạch và biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu ảnh hưởng xấu của chất lượng môi trường nước tới hoạt động NTTS dọc sông Nhuệ và sông Đáy cũng đã được đề xuất.

Nhiệm vụ Nghiên cứu đánh giá nguồn lợi thủy sản nước lạnh ở miền Bắc Việt Nam đã thực hiện được một số nội dung sau: Mô tả, cập nhất được khu hệ cá và động vật không xương sống cỡ lớn (thân mềm, tôm, cua) trong các thủy vực nước lạnh; Xác định được đặc điểm sinh học của một số loài thủy sản có giá trị kinh tế; Nêu được hiện trạng kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư trong vùng nghiên cứu; Đề xuất được một số biện pháp quản lý và phát triển nghề thủy sản nước lạnh.

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong NTTS nước ngọt và Quy chuẩn quốc gia về nước thải trong NTTS đã được ban hành và từng bước áp dụng vào thực tế.

Đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quan trắc cảnh báo môi trường và giám sát dịch bệnh đã tạo được cơ sở dữ liệu về nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng và phạm vi rộng và có thể truy cập được từ Internet; hoạt động QTCBMT & GSDB được gắn với các công cụ mô hình hóa, GIS và viễn thám. Hệ thống QTCBMT & GSDB đã được xây dựng có khả năng tích hợp và mở rộng, hoạt động theo phân vùng địa lý và đối tượng nuôi. Đã tập hợp được cơ sở dữ liệu chung về môi trường và bệnh thủy sản. Trang web đã được dùng như là một cổng thông tin điện tử về môi trường trong nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng. Thông tin về môi trường và dịch bệnh thông qua nhận định trực tiếp của các chuyên gia hay module suy diễn.

Nhiệm vụ Điều tra, khảo sát tìm biện pháp ngăn chặn sinh vật lạ Bryozoan tại Vĩnh Phúc đã xác định được tên của loài “sinh vật lạ” là động vật hình rêu Bryozoan có tên là Pectinatella magnifica. Đề tài đã ghi nhận sự phân bố của bryozoan lần đầu tiên tại Việt Nam và phát hiện chất nhày của bryozoan có thể gây chết cá nuôi. Sự xuất hiện của bryozoan có liên quan tới vấn đề môi trường phú dưỡng và điều kiện thời tiết như những ghi nhận đã được công bố ở một số nước trên thế giới.



Phân tích, đánh giá các mặt được, chưa được, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Hoạt động quan trắc và cảnh báo dịch bệnh và môi trường được thực hiện trên phạm vi rất rộng gồm nhiều đối tượng và loại hình nuôi trong khi nguồn tài chính, cơ sở vật chất trang thiết bị và nhân sự còn nhiều hạn chế. Hiện Dự án Xây dựng Trung tâm Quan trắc vẫn chưa được triển khai nên nhiều hoạt động của Trung tâm Quan trắc bị hạn chế. Hơn nữa, việc triển khai hoạt động quan trắc và cảnh báo liên quan nhiều đến sự phối hợp giữa nhiều cơ quan với nhau ở cấp Bộ, Trung tâm, Sở NN & PTNT và cộng đồng người nuôi. Bởi vậy, toàn bộ hệ thống phải được kiện toàn từng bước để nâng cao hiệu quả của hoạt động quan trắc cảnh báo.

Ứng dụng CNTT vào quan trắc cảnh báo nói riêng và trong nghiên cứu khoa học nói chung là rất cần thiết trong thời đại thông tin hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào QTCBMT & GSDB thủy sản còn gặp nhiều hạn chế khách quan và đặc thù của ngành NTTS. Năng lực ứng dụng và cơ sở hạ tầng CNTT nói chung còn nhiều hạn chế, hoạt động NTTS còn manh mún nhỏ lẻ, vai trò của các cơ quan quản lý các cấp và cơ quan chuyên môn chưa rõ ràng nên việc thu và phản hồi thông tin cần nhiều nguồn lực và thời gian làm giảm tính thời sự của thông tin cảnh báo. Hệ thống này cần được tiếp tục cải thiện mục đích và cách thức tiếp cận trong vận hành hệ thống QTCBMT & GSDB: 1) Tái cấu trúc hệ thống CNTT hiện nay theo hướng phục vụ QTCBMT & GSDB đa lĩnh vực (môi trường nông nghiệp nói chung), nhiều người tham gia ở các cấp quản lý, chuyên môn phục vụ sản xuất trực tiếp. 2) Chuẩn hóa CSDL, tạo điều kiện cho người dùng truy xuất dễ dàng song song với công tác bảo mật; 3) Cải thiện giao diện của trang Web để thân thiện hơn với người sử dụng; 3) Nghiên cứu và tích hợp các module cảnh báo; 4) Đẩy mạnh ứng dụng mô hình hóa, GIS và Viễn thám.

2.2. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, cụ thể:

- Các kiến nghị về thể chế, chính sách bảo vệ môi trường.

NTTS có đặc thù là môi trường nuôi có ảnh hưởng trực tiếp lên chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế và tác động lên môi trường xung quanh. Bởi vậy, việc bảo vệ môi trường trong ao nuôi không chỉ là nhằm phục vụ người nuôi mà còn phục vụ lợi ích cộng đồng. Hiện nay, khi có sự cố môi trường và dịch bệnh xảy ra, nhà nước chưa có sự hỗ trợ thỏa đáng về mất mát vật nuôi và kinh phí phòng dịch. Bên cạnh các chính sách về quản lý, bảo vệ môi trường, nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để xử lý môi trường khi có sự cố dịch bệnh xảy ra sẽ góp phần hiệu quả để phòng tránh lây lan mầm bệnh trong NTTS cho cộng đồng.

- Các kiến nghị về công tác quản lý, đầu tư cho bảo vệ môi trường.

Công tác quản lý, đầu tư cho bảo vệ môi trường phải là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài. Bên cạnh việc ban hành các quy chế về quản lý bảo vệ môi trường, nhà nước cần giao thêm các nhiệm vụ NCKH về đánh giá các tác động môi trường trong NTTS, đặc biệt tại các vùng nuôi trọng điểm, tăng cường mối liên hệ giữa người quản lý và các hộ nuôi trong cộng đồng. Cần nhanh chóng đưa dự án Xây dựng Trung tâm Quan trắc vào thực hiện.

- Các kiến nghị về kinh phí thực hiện; khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện theo các văn bản hướng dẫn cơ chế tài chính cho lĩnh vực môi trường và đề xuất hướng giải quyết.



Chi tiết tình hình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường (xem biểu Biểu 20, 21 Phụ lục)

PHẦN III: KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KHCN & MT NĂM 2011

3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:

- Nhiệm vụ KH & CN cấp Nhà nước (biểu 9-phụ lục)

Năm 2011, Viện sẽ tiếp tục thực hiện 05 đề tài chuyển tiếp thuộc chương trình công nghệ sinh học thủy sản và dự kiến thực hiện 7 đề tài, dự án mới thuộc chương trình này. Ngoài ra, viện sẽ thực hiện 03 đề tài độc lập, 02 dự án SXT và nhiệm vụ thường xuyên lưu giữ gen

- Nhiệm vụ KH & CN cấp Bộ, cấp cơ sở (xem biểu 10-phụ lục)

Tiếp tục thực hiện 03 đề tài trọng điểm, 1 dự án SXT và dự kiến thực hiện 7 đề tài, dự án nghiên cứu mới và các nhiệm vụ cấp cơ sở

3.2. Phát triển tiềm lực KH & CN

Kế hoạch tăng cường trang thiết bị nghiên cứu, đầu tư phòng thí nghiệm trọng điểm, xây dựng nhỏ sữa chữa lớn và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2011 được trình bày chi tiết tại các biểu 14, 15, 16, 17-phụ lục kèm theo.




Nơi nhận:

  • Bộ Nông nghiệp & PTNT

  • Vụ KHCN-MT

- Lưu VT, KH Viện I

VIỆN TRƯỞNG







Каталог: Uploads -> Congtrinhs
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Congtrinhs -> PHẦn thứ I đÁnh giá KẾt quả thực hiện kế hoạch khoa học công nghệ VÀ MÔi trưỜng giai đOẠN 2006-2010

tải về 83.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương