Phòng Thống kê – Trung tâm Tin học và Thống kê



tải về 0.81 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu05.12.2017
Kích0.81 Mb.
#34980
1   2   3   4   5   6   7   8

DỰ BÁO GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG

Giá nông sản thế giới sẽ không giảm quá nhiều

Thị trường nông sản thế giới đang dịu lại, song dự báo giá nông sản thế giới sẽ vẫn duy trì ở mức cao hơn so với thập kỷ trước do nhu cầu mạnh từ Trung Quốc và các nước đang phát triển, vượt mức sản lượng tăng ở Mỹ.

Tầng lớp trung lưu ở các thị trường mới nổi ngày càng đông đảo, chi phí năng lượng tăng và sản lượng nhiên liệu sinh học sẽ giữ cho giá nông sản duy trì ở mức cao, mặc dù đang có sự điều chỉnh giảm. 

Giá đậu tương, ngô, gạo và lúa mì mấy tháng qua đã giảm xuống sau khi tăng tới kỷ lục cao hồi đầu năm nay, do giá dầu giảm và sản lượng nông nghiệp tăng lên, được khích lệ từ giai đoạn giá cao.

Trong năm marketing 2008/09 (bắt đầu từ tháng 10), dự trữ ngô của Mỹ sẽ giảm hơn so với năm trước. Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) dự đoán, thời tiết mưa nhiều, diện tích bị thu hẹp có thể làm sản lượng ngô của Mỹ vụ 2008/2009 chỉ đạt 208-210 triệu tấn, giảm 16-17% so với vụ trước. Trong khi đó, giá thực phẩm tăng cao, khuyến khích ngành chăn nuôi Mỹ tăng nhanh, nhu cầu ngô sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng. Nhập khẩu ngô cũng đang có xu hướng tăng từ châu Á và châu Phi. So với cùng kỳ năm trước,

giá ngô thế giới hiện cao hơn khoảng 70%.

Sản lượng lúa mì thế giới sẽ hồi phục mạnh trong năm nay, và nguồn cung đang dần đáp ứng đủ nhu cầu, kéo dự trữ lúa mì thoát khỏi tình trạng thấp nhất của nhiều năm. Dự trữ lúa mì toàn cầu dự báo sẽ tăng 18% lên 136,2 triệu tấn trong năm 2008/09.

Với gạo, loại lương thực chủ yếu của người dân châu Á, sản lượng sẽ tăng nhẹ trong năm 2008/09, từ 428 triệu tấn lên 431,4 triệu tấn. Tiêu thụ ở các nước sản xuất cũng sẽ tăng từ 425,24 triệu tấn năm 2007/08 lên 427,46 triệu tấn. Xuất khẩu sẽ giảm từ 28,30 triệu tấn xuống 27,05 triệu tấn, và kết quả là dự trữ vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng 81 triệu tấn. Các nước đang nới lỏng dần chính sách hạn chế xuất khẩu gạo, song vẫn chưa xoá bỏ hoàn toàn. Giá gạo thế giới hiện vẫn cao hơn khoảng 70-100% so với một năm trước đây.

Với đậu tương, sản lượng tăng, nhất là ở Nam Mỹ, sẽ góp phần bù lại mức dự trữ thấp của năm trước. Có thể giá đậu tương sẽ giảm xuống dưới mức 10-11 USD/bushel trong ngắn hạn, so với khoảng 12-13 USD/bushel hiện nay, song điều đó sẽ khiến nông dân giảm diện tích trồng loại cây này và do vậy giá sẽ không thể giảm lâu dài.

Số hộ gia đình trung lưu tăng trên toàn cầu. Họ có thu nhập hàng năm trên 20.000 USD. Số lượng những hộ gia đình này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020 so với 2004, trong đó Ấn Độ và Trung Quốc dẫn đầu về tốc độ tăng.

Sức mua mạnh ở Trung Quốc đang đẩy tăng nhu cầu nhập khẩu đậu tương, gia cầm và các nông sản khác, trong khi sản lượng của nước này dù liên tục tăng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu do thiếu nước, do hạn chế sử dụng các giống cây biến đổi gien và nhiều lý do khác.

Trong 7 tháng đầu năm nay, nhập khẩu đậu tương vào Trung Quốc tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 20,7 triệu tấn, làm giảm giá dầu đậu tương ở Trung Quốc xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm tới nay vào ngày 13/8, buộc các nhà đóng chai dầu ăn lớn nhất ở nước này, trong đó có Wilmar International Ltd và Cofco Ltd, phải giảm giá bán.  Lượng nhập khẩu cao hơn thông lệ gần đây khiến thị trường Trung Quốc dư thừa đậu tương, song cung sẽ giảm xuống mà hoạt động nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc sẽ trở lại mức bình thường vào cuối năm nay. Tiêu thụ đậu tương của Trung Quốc sẽ tăng ít nhất 8% mỗi năm.



IRRI: Thị trường gạo vẫn khan nguồn cung

Theo Viện Nghiên cứu Gạo Quốc tế (IRRI) và Tổ chức Nông - Lương Liên hợp quốc, việc các nước sản xuất gạo chủ chốt hạn chế xuất khẩu và dân số gia tăng sẽ khiến cho thị trường gạo toàn cầu tiếp tục khan hiếm nguồn cung trong năm thứ hai liên tiếp.

Tình trạng giá gạo, lương thực thiết yếu của 2,5 tỷ dân, tăng mạnh hồi đầu năm nay đã dấy lên làn sóng phản đối và bạo loạn từ châu Phi, châu Á và vùng biển Caribean. Tuy nhiên, từ mức cao kỷ lục 1.000 USD/tấn hồi tháng 5, giá gạo Thái Lan 100% loại B đã giảm xuống khoảng 800 USD/tấn hồi tháng 6 và 764 USD/tấn trong tháng 9.

Theo IRRI, từ mức thấp kỷ lục 73 triệu tấn trong niên vụ 2004 - 2005, dự trữ gạo toàn cầu đã tăng dần, lên 78,5 triệu tấn niên vụ 2007 - 2008 và dự báo sẽ lên tới 82 triệu tấn trong niên vụ 2008 - 2009.

IRRI cũng dự báo sản lượng gạo thế giới cũng sẽ ở mức cao kỷ lục 432 triệu tấn, tăng 1% so với năm nay, nhờ diện tích trồng lúa tăng gần 1 triệu ha (trong đó Ấn Độ chiếm gần một nửa).

Bất chấp sản lượng gạo tăng, nhưng giá gạo vẫn ở mức cao, một phần do các nước xuất khẩu gạo chủ chốt như Thái Lan và Việt Nam vẫn hạn chế xuất khẩu gạo.

Trong khi đó, tiêu thụ gạo trên đầu người ở những nước đông dân nhất thế giới như Trung Quốc và Ấn Độ, dự báo sẽ giảm, nhưng tổng lượng tiêu thụ gạo của thế giới ước tăng 18 triệu tấn do dân số tăng.

Báo cáo cho hay người dân ở các nước đang phát triển ngày càng có xu hướng quay sang gạo để thay thế các thực phẩm đắt đỏ hơn như rau quả và thịt. Thay vào đó, dự trữ gạo của Mỹ - một trong số ít nước không hạn chế xuất khẩu gạo trong cuộc khủng hoảng gạo gần đây - dự báo sẽ tiếp tục giảm.

Điều này có thể khiến cho thị trường trở nên bất ổn trong những tháng tới, mặc dù giá gạo có thể giảm khi gạo vụ 2008 được đưa ra thị trường trong tháng này./.

ASEAN thông qua kế hoạch hành động mới về gạo

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thông qua kế hoạch hành động mới về gạo do Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) đề xuất nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng lúa gạo toàn cầu.

Nội dung kế hoạch gồm bảy điểm: Tiến hành một cuộc cách mạng trong nông nghiệp nhằm thu hẹp khoảng cách về năng suất; phổ biến các công nghệ sau thu hoạch nhằm giảm thiểu thất thoát sản lượng; tăng cường quảng bá và đưa vào sử dụng các giống lúa năng suất cao; tăng cường sử dụng các giống lúa lai có khả năng chống sâu bệnh tốt; đẩy mạnh nghiên cứu hàng nghìn giống lúa của thế giới để các nhà khoa học có thể tận dụng các nguồn gien chưa được khai thác; hỗ trợ chính sách phát triển lúa gạo.

Tổng giám đốc IRRI, Tiến sĩ Rô-bớt S.Dây-lơ ((Robert S. Zeigler) cho biết để thực thi kế hoạch này, IRRI cần nguồn tài chính bổ sung khoảng 15 triệu USD/năm trong vòng 10 năm tới./.



Khủng hoảng tài chính có thể làm giảm nguồn cung cà phê

Theo Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể làm giảm nguồn cung cà phê và mọi người có xu hướng sẽ chuyển sang uống cà phê tại nhà. Ông Nestor Osorio, giám đốc điều hành ICO cho biết “ Khủng hoảng tài chính đã gây ra sự giới hạn về tín dụng và thiếu tính thanh khoản sẽ có thể dẫn đến việc giảm nguồn cung, trong khi dự đoán cho thấy cầu vẫn được giữ vững trong mùa đông tới. Trong khi mức cung và cầu cà phê đang giữ ở mức tương đối cân bằng thì giá cà phê trong thời gian tới lại có xu hướng tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của thị trường tài chính thế giới

Sự hạn chế tín dụng do khủng hoảng tài chính ở Mỹ và Châu Âu có vẻ sẽ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất cà phê, những người bị buộc phải cắt giảm đầu tư vào việc trồng cà phê, nhất là giảm việc sử dụng phân bón.

Tuy nhiên, ông Osorio cho biết ông vẫn giữ mức dự đoán sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2008/09 với 131 triệu bao 60 kg.

Các doanh nghiệp cà phê cho rằng khủng hoảng tài chính sẽ làm giảm nhu cầu cà phê trong các cửa hàng và tăng lượng bán trong các siêu thị vì người tiêu dùng chuyển sang uống cà phê tại nhà.

ICO giữ mức dự đoán lượng cà phê tiêu thụ của thế giỡi trong năm 2008 ở khoảng 128 triệu bao, nhiều hơn so với 124,6 triệu bao năm 2007.



Ấn Độ dự báo khủng hoảng cung hạt tiêu

Theo các nhà phân tích Ấn Độ, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu đang có dấu hiệu tăng lên trên cả thị trường nội địa Ấn Độ và thế giới.

Các nhà kinh doanh hạt tiêu từ Mỹ và Châu Âu đang tiến hành tích luỹ hàng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho dịp lễ vào tháng 12 tới. Việc đồng rupi xuống giá đang tạo sức ép giảm nhập khẩu trong khi các nhà xuất khẩu Ấn Độ lại gặp thuận lợi.

Kishore Shamji, một thương gia kỳ cựu tại thị trường hạt tiêu Kochi cho biết hạt tiêu Ấn Độ đang ngày càng hấp dẫn đối với thị trường thế giới trong bối cảnh Braxin và Inđônêsia đang ghìm giữ hàng xuất khẩu do tỷ giá hối đoái bất lợi.

Faiyaz Hudani của Uỷ ban giao dịch Kotak thêm rằng, việc các nhà xuất khẩu Việt Nam vắng mặt trên thị trường càng làm cho tiêu xuất khẩu của Ấn Độ được chú ý. Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh hơn đến thị trường tiêu nội địa. Hiện nay trên thị trường tiêu kỳ hạn Ấn Độ lượng giao dịch đang ở mức thấp trong khi kho trữ hàng của sàn giao dịch không nhiều. Các nhà đầu tư vào thị trường kỳ hạn đều hoang mang về sự chênh lệch giữa giá trên sàn kỳ hạn và giá giao ngay. Nhu cầu về hạt tiêu đang tăng lên nhưng những người sẵn sàng bán hàng ra trên thị trường giao ngay rất ít. Tình hình này dự báo tạo ra cơn  khủng hoảng “giả tạo” về cung hạt tiêu trong thời gian tới.

Thái Lan sẽ giảm giá thu mua thóc gạo

Thứ trưởng Tài chính Thái Lan, Pradit Pattaraprasit, cho biết chính phủ nước này sẽ giảm giá thu mua thóc của nông dân, giảm 2.000 baht xuống 12.000 baht (350 USD)/tấn thóc bắt đầu từ chính vụ 2008/09.

Với mức giá thu mua thóc 1.200 Baht/tấn, các nhà xuất khẩu gạo Thái không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Kanit Sangsupan, một quan chức Bộ Tài chính Thái Lan, nói rằng giá gạo cần phải được giảm xuống theo đà giảm của giá gạo thế giới. Nếu mức giá can thiệp cao quá thì gánh nặng cho ngân sách sẽ quá lớn.

Chính phủ Thái Lan cũng sẽ giảm giá thu mua loại thóc thơm hạng nhất 1.000 baht xuống 15.000 baht/tấn (34,21 baht = 1 USD).

Kế hoạch can thiệp mới này sẽ được thực hiện từ 1/11/08 đến 30/4/09. Theo đó, mức giá thu mua gạo chuẩn mới sẽ tương đương với 630-640 USD/tấn gạo, FOB Băngcốc.

Giá gạo của Thái Lan đã giảm gần 40% so với mức cao kỷ lục 1.080 USD/tấn hồi tháng 4/08, song vẫn cao hơn gạo cùng loại của Việt Nam - hiện ở mức 475 USD/tấn. Do đó, điều này gây khó khăn không nhỏ cho gạo Thái trong cạnh tranh quốc tế.

Thái Lan thường mở kế hoạch thu mua thóc của nông dân mỗi năm, nhằm hỗ trợ giá gạo trong nước vào thời điểm chính vụ. Dự kiến chính vụ 2008-09, Thái Lan sẽ sản xuất được 23,8 triệu tấn thóc, không thay đổi nhiều so với 23,3 triệu tấn niên vụ trước.

Trong khi đó, nhu cầu xuất khẩu gạo Thái trong mấy tuần gần đây khá yếu và các nhà kinh doanh đề nghị chính phủ cần giảm giá thu mua dự trữ.



Philippine sẽ nhập khẩu khoảng 1,5 triệu tấn gạo trong năm 2009

Theo một quan chức của Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippine (NFA), Philippine có kế hoạch nhập khẩu khoảng 1,5 triệu tấn gạo trong năm tới.

Tuy nhiên, ông Jessup Navarro cho biết còn phải chờ xem sản lượng lúa trong nước vào tháng 10 này để biết chính xác sản lượng ngũ cốc của cả năm nay, rồi mới lên kế hoạch nhập khẩu cuối cùng.

Theo ước tính hồi tháng 7, sản lượng gạo Philippine năm nay có thể đạt 16,94 triệu tấn, cao hơn so với 16,24 triệu tấn năm ngoái, song thấp hơn mục tiêu 17,3 triệu tấn mà chính phủ đặt ra.

Dự kiến Philippinie sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo trong 5 năm tới vì chi phí sản xuát cao, đặc biệt là giá phân bón, ảnh hưởng tới mục tiêu về sản lượng.

Trong năm nay, Philippine đã nhập khẩu kỷ lục 2,3 triệu tấn gạo, chủ yếu của Việt Nam.



Xuất khẩu cao su của Indonexia năm 2008 sẽ chỉ tăng 4%

Xuất khẩu cao su của Indonexia năm 2008 dự kiến tăng 4% so với mức 2,4 triệu tấn năm ngoái, thấp hơn so với mục tiêu tăng 7%.

Nhu cầu cao su trên thị trường thế giới gần đây giảm mạnh do khủng hoảng tài chính có nguy cơ gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường cao su lớn thứ 3 của Trung Quocó, sẽ không cao hơn nhiều so với mức 350.000 tấn năm ngoái.

Khách hàng lớn nhất của Indonexia là Mỹ, chiếm 26,7%, tiếp đến là Nhật bản và Trung Quốc.

Trong 4 tháng đầu năm nay, Indonexia chỉ xuất khẩu 814.813 tấn cao su, trị giá 2,023 tỷ USD.

Năm ngoái, xuất khẩu cao su Indonexia đạt trị giá 4,868 tỷ USD, tăng so với 4,32 tỷ USD năm trước.

Mỹ sẽ phải tăng nhập khẩu đường trong niên vụ 2008/09

Theo các nhà môi giới, nước Mỹ sẽ cần phải nhập khẩu nhiều đường hơn sau khi cơn bão Gustav tàn phá nặng nề các khu vực trồng mía ở bang Louisiana.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng đường niên vụ 2008/09 của Bang này sẽ giảm xuống còn 1,3 triệu tấn so với mức 1,415 triệu tấn đã dự báo trước đó.

Giảm sản lượng đường ở Louisiana là nguyên nhân khiến tỷ lệ dự trữ/tiêu dùng của Mỹ giảm mạnh xuống còn 4,6% so với mức 7% hồi tháng 9/08. Thông thường tỷ lệ này ở mức 15% được coi là lý tưởng cho ổn định giá.

Vì vậy theo các nhà môi giới, nước này sẽ phải nhập khẩu khoảng 0,5-1 triệu tấn.

Theo một nhà môi giới, tỷ lệ dự trữ- tiêu dùng 4,6% sẽ duy trì đến hết năm tài khoá 2008/09, và sự thiếu hụt này đòi hỏi phải nhập khẩu nhiều đường hơn.

Đầu tháng 8, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã thông báo nhập khẩu khẩn cấp 300 ngàn tấn đường vì tỷ lệ dự trữ- tiêu dùng giảm xuống mức 5,5%.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo, sản lượng củ cải đường của bang Louisiana sẽ giảm xuống mức 4 triệu tấn trong niên vụ 2008/09, thấp hơn mức 4,141 triệu tấn đã dự báo trước đó.

Sản lượng đường của Florida, bang sản xuất đường lớn nhất của Mỹ cũng được dự báo sẽ giảm xuống còn 1,747 triệu tấn so với 1,759 triệu tấn đã dự báo hồi tháng 8.

Dự trữ đường của Mỹ được dự báo sẽ giảm xuống mức 505 ngàn tấn từ mức 767 ngàn tấn.



Mỹ xem xét thuế chống bán phá giá cá tra, basa VN

Thông tin từ Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương cho biết, do lo ngại về khả năng ngành cá da trơn nội địa của Mỹ sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi cá da trơn nhập khẩu, Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) đã họp đưa ra quyết định tiến hành đợt xem xét hành chính 5 năm đối với thuế chống bán phá giá đối với cá tra, basa philê đông lạnh của Việt Nam.

Theo quyết định ngày 7/10 vừa qua của ITC, cơ quan này sẽ xem xét toàn diện các yếu tố liên quan xung quanh việc bãi bỏ thuế áp chống bán phá giá đối với mặt hàng thủy sản này nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo quy định cam kết trong WTO, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ huỷ bỏ thuế chống bán phá giá hoặc chấm dứt bất cứ thoả thuận trì hoãn nào sau 5 năm, trừ khi DOC và ITC cho rằng rằng việc huỷ bỏ này dẫn tới việc tiếp tục hay tái diễn tình trạng phá giá hoặc trợ giá, gây thiệt hại về vật chất trong một khoảng thời gian nhất định.

Để thực hiện xem xét hành chính 5 năm, các bên liên quan được ITC yêu cầu cung cấp thông tin phản hồi để qua đó xem xét những tác động có thể có từ việc bỏ thuế chống bán phá giá. Những thông tin cung cấp phải trung thực và chính xác.

Thông thường, trong vòng 95 ngày từ lúc bắt đầu xem xét, Uỷ ban sẽ xác định xem những phản hồi mà họ nhận được có thể hiện đủ mức độ quan tâm hay không để tiến hành xem xét hành chính toàn diện.



Cũng theo Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng này của Việt Nam từ năm 2003 theo các mức thuế khác nhau cho từng doanh nghiệp. Danh sách doanh nghiệp chịu thuế và mức thuế được định kỳ xem xét lại hàng năm.

Giá nông sản dự kiến giảm trong ngắn hạn

Theo các nhà quản lý quỹ tham dự Hội nghị "Tuần lễ Hàng hoá 2008" diễn ra ở Luân Đôn đầu tháng 10/08, giá các mặt hàng nông sản có thể sẽ giảm trong ngắn hạn, do các quỹ đầu tư rời bỏ thị trường, nhưng giá cả sẽ sớm phục hồi cùng với các điều kiện cơ bản hỗ trợ thị trường.

Khi được hỏi về việc cuộc khủng hoảng tài chính có ảnh hưởng như thế nào đối với các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như đường, lúa mỳ và cà phê, Giám đốc điều hành Four Winds Capital Management, Chris Armitage, cho rằng tác động có thể không lớn bởi đây đều là những loại thực phẩm không thể thiếu. Theo ông, lúa mỳ và prôtêin đều những thứ cần thiết để duy trì sự sống của con người, cho nên giá cả sẽ giảm xuống nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Đòn bẩy cung cầu sẽ chi phối các thị trường này. Con người cần phải ăn, và nếu không có đủ thực phẩm, giá cả sẽ tăng lên.

Các mặt hàng thuộc loại nông sản mềm (cà phê, đường, ca cao) đã giảm mạnh trong những tuần qua do các quỹ đầu tư giảm bớt các khoản đầu tư rủi ro để thu hồi tiền mặt, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong vòng 80 năm đang diễn ra trên toàn cầu. Doug King, thành viên sáng lập Aisling Analytics quản lý một quỹ dầu tư trị giá 2 tỷ USD, cho rằng các thị trường nông sản đang điều chỉnh theo chi phí cận biên của người nông dân, khi mà các quỹ đầu tư từ bỏ các hoạt động mua bán khống.
Các chuyên gia hàng nông sản mềm cho rằng giá các mặt hàng nông nghiệp có nguy cơ sẽ giảm xuống dưới chi phí cận biên nếu các nhà sản xuất cố gắng thu hồi tiền mặt. Tuy nhiên theo Giám đốc điều hành Ebullio Capital Management ở Luân Đôn, Lars Steffensen, mặc dù có nguy cơ này, giá nông sản kỳ hạn rốt cuộc cũng sẽ phục hồi trở lại.

Nguồn: agroviet, vinanet, TTXVN.


THÔNG TN CẢNH BÁO SỚM ASEAN (EWI-1) SỐ 1/2008

Tình hình sản xuất lúa gạo của các nước ASEAN

Trích từ báo cáo “Thông tin cảnh báo sớm ASEAN”, số 1 – tháng 9/2008, Văn phòng Hệ thống thông tin an ninh lương thực ASEAN, Băng Cốc, Thái Lan, afsis@oae.go.th

Năm 2008, sản lượng thóc của các nước Asean dự kiến sẽ đạt 191,4 triệu tấn, tăng 5% so với 182,3 triệu tấn của năm trước. Sản lượng tăng nhờ diện tích gieo cấy và năng suất đều tăng. Diện tích gieo cấy tăng từ 47,9 triệu ha năm 2007 lên 49,2 triệu ha năm 2008 và năng suất tăng từ 3,98 tấn/ha lên 4,06 tấn/ha. Giá gạo tăng mạnh trong quý I năm 2008 đã khuyến khích nông dân mở rộng diện tích gieo trồng. Tuy nhiên, diện tích thu hoạch và sản lượng thực tế có khả năng còn thay đổi vì nhiều vùng tại các nước sản xuất chính như: Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar lúa vẫn chưa thu hoạch hết. Ngoài ra, một số vùng trồng lúa dọc sông Mê Kông tại Thái Lan, Lào và Việt Nam chịu ảnh hưởng của mưa lũ trong giai đoạn gieo trồng vào giai đoạn tháng 8. Lũ lụt trên diện rộng trong tháng 9 ở nhiều tỉnh tại Thái Lan có thể cũng sẽ ảnh hưởng tới sản lượng lúa. Thêm vào đó, giá vật tư phân bón tăng cao cũng được xem là một nhân tố tác động tiêu cực tới sản lượng lúa của các nước trong khu vực.

Sản lượng lúa dự kiến tăng cao ở các nước như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Tất cả các nước khác trong khu vực, trừ Malaysia và Lào dự kiến cũng cho sản lượng lúa cao hơn trong năm nay. Ngoài lý do nông dân phản ứng nhanh nhạy trước sự tăng giá gạo hồi đầu năm, nhìn chung trong năm nay thời tiết rất thuận lợi cho trồng lúa. Hơn nữa, nông dân cũng sử dụng nhiều giống cải tiến và chăm sóc tốt hơn. Riêng Malaysia, diện tích gieo trồng lúa giảm do lũ lụt và hạn hán và tại Lào diện tích trồng lúa giảm chủ yếu do giảm diện tích lúa nương. Tại Myanmar, cơn lốc Nagris diễn ra vào ngày 2-3/5/2008 ở Ayeyarwady và Yangon – hai vùng trồng lúa lớn – đã gây thiệt hại đáng kể cho vụ hè 2007 (vụ này gieo trồng từ tháng 11/2007 đến tháng 4/2008 và cho thu hoạch từ tháng 2-8/8/2008). Tuy nhiên, diện tích gieo cấy vụ mùa 2008 của Myanmar (trồng từ tháng 6-10/2008) không bị ảnh hưởng nhờ chính phủ Myamar đã hỗ trợ nông dân bằng cách cung cấp đủ giống và trang thiết bị máy móc cho công tác chuẩn bị đất tại những vùng bị ảnh hưởng của lốc và mở rộng diện tích gieo cấy ở những vùng khác.



Biểu 2: Diện tích gieo cấy, diện tích thu hoạch, sản lượng và năng suất lúa của các nước ASEAN 2007-2008


Nươc

Diện tích gieo cấy

(1,000 ha)



Diện tích thu hoạch

(1,000 ha)



Sản lượng

(1,000 tấn)



Năng suất

tấn/ha


2007

2008

2007

2008

2007

2008

2007

2008

ASEAN

47,928.2

49,200.1

45,811.3

47,135.4

182,289.2

191,356.6

3.979

4.060

Brunây

1.4

1.5

1.4

1.5

1.5

1.7

1.116

1.129

Cămpuchia

2,586.0

2,626.0

2,567.0

2,592.7

6,727.0

6,777.0

2.621

2.614

Indonesia

13,543.9

13,963.3

12,147.6

12,385.2

57,157.4

59,877.2

4.705

4.835

Lào

741.1

735.1

709.8

694.5

2,380.9

2,396.1

3.354

3.450

Myanmar

8,090.0

8,162.0

8,011.0

8,162.0

31,429.0

32,543.0

3.920

3.990

Malaysia

676.1

670.5

673.2

667.7

2,375.6

2,384.1

3.514

3.556

Philippines

4,295.7

4,465.2

4,272.9

4,465.1

16,240.2

16,941.7

3.801

3.794

Singapore

-

-

-

-

-

-

-

-

Thái Lan

10,793.6

11,302.5

10,228.0

10,892.5

30,110.6

32,835.8

2.790

3.015

Việt Nam

7,200.4

7,274.1

7,200.4

7,274.1

35,867.0

37,600.0

4.981

5.190

Ghi chú: Các định nghĩa dùng trong quá trình thu thập số liệu và viết báo cáo có thể khác nhau giữa các nước thành viên trong khu vực.

Biểu 3: Sự thay đổi về diện tích thu hoạch và sản lượng lúa của ASEAN


Nước

Diện tích thu hoạch

(1,000 ha)



Tăng, giảm

Sản lượng

(1,000 tấn)



Tăng, giảm

2007

2008

1,000 ha

%

2007

2008

1,000 ton

%

ASEAN

45,811.3

47,135.4

1,324.1

2.9

182,289.2

191,356.6

9,067.5

5.0

Brunây

1.4

1.5

0.1

7.1

1.5

1.7

0.2

13.3

Cămpuchia

2,567.0

2,592.7

25.7

1.0

6,727.0

6,777.0

50.0

0.7

Indonesia

12,147.6

12,385.2

237.6

2.0

57,157.4

59,877.2

2,719.8

4.8

Lào

709.8

694.5

(15.3)

-2.2

2,380.9

2,396.1

15.2

0.6

Myanmar

8,011.0

8,162.0

151.0

1.9

31,429.0

32,543.0

1,114.0

3.5

Malaysia

673.2

667.7

(5.5)

-0.8

2,375.6

2,384.1

8.5

0.4

Philippines

4,272.9

4,465.1

192.2

4.5

16,240.2

16,941.7

701.5

4.3

Singapore

-

-

-

-

-

-

-

-

Thái Lan

10,228.0

10,892.5

664.5

6.5

30,110.6

32,835.8

2,725.2

9.1

Việt Nam

7,200.4

7,274.1

73.7

1.0

35,867.0

37,600.0

1,733.0

4.8

Biểu 4: Diện tích lúa bị thiệt hại (mất trắng) của các nước ASEAN, 2007


Nước

Chia theo nguyên nhân thiệt hại (ha)

% so với diện tích gieo cấy

Lũ lụt

Hạn hán

Sâu bệnh

Dịch bệnh

Khác

Khác biệt về thống kê

Tổng số

ASEAN

199,803

106,426

5,564

1,582

470,672

1,332,866

2,116,913

4.42

Brunây

-

-

-

-

n.s



n.s

-

Cămpuchia

31,105

5,653

1,430

-

-

(19,188)

19,000

0.73

Indonesia

55,884

39,812

1,833

436

-

1,298,318

1,396,283

10.31

Lào

27,179

3,566

459

-

-

-

31,204

4.21

Myanmar

29,531

-

-

-

101

49,368

79,000

0.98

Malaysia

430

287

1,148

861

143

-

2,869

0.42

Philippines

8,880

7,702

694

285

889

4,368

22,818

0.53

Singapore

-

-

-

-

-



-

-

Thái Lan

46,794

49,406

-

-

469,539

-

565,739

5.24

Việt Nam

n.s

-

n.s

n.s

-



n.s

-

Ghi chú: n.s là thiệt hại không đáng kể hoặc không thống kê được.

Tổng diện tích thiệt hại bằng diện tích gieo trồng trừ đi diện tích thu hoạch.


Biểu đồ 6: Diện tích thu hoạch lúa của một số nước ASEAN, 2007-2008




Triệu ha




tải về 0.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương