Phòng Thống kê – Trung tâm Tin học và Thống kê



tải về 490.79 Kb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích490.79 Kb.
#9633
  1   2   3   4   5   6


SẢN XUẤT

THỊ TRƯỜNG

AN NINH LƯƠNG THỰC


BẢN TIN THÁNG CỦA

Phòng Thống kê – Trung tâm Tin học và Thống kê


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Địa chỉ: 10 Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội

ĐT: 7 711508/8 343182 * E-mail: thongke@agroviet.gov.vn

Website: http://www.mard.gov.vn/fsiu





Số 11/08 Tháng 11-2008


Nội dung chính





  • Diễn biến và kết quả sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản tháng 11/2008

  • Kết quả xuất, nhập khẩu nông, lâm sản, vật tư, phân bón

  • Tin sản xuất - thị trường trong và ngoài nước

  • Tin liên quan đến an ninh lương thực trong nước, quốc tế

  • Các phụ lục số liệu tham khảo (Bổ sung mới một số phụ lục số liệu dự báo về sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu gạo của thế giới và các nước. Nguồn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kì).




Trồng trọt, bảo vệ thực vật

Trồng trọt

Các tỉnh miền Bắc : Thời tiết diễn biến thất thường, nhất là trận mưa lũ lịch sử cuối tháng 10 và đầu tháng 11 đã gây thiệt hại rất lớn đối với nông nghiệp các tỉnh miền Bắc, một số địa phương bị thiệt hại lớn là Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh,…Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng diện tích lúa bị úng ngập gần 28.000 ha; diện tích hoa màu gần 246.000 ha,...

Do mưa lớn trên diện rộng đã gây ngập úng làm nhiều diện tích lúa đã chín phải thu hoạch vội làm giảm năng suất và nhiều diện tích cây vụ đông bị ngập sâu và lâu nên đã bị chết phải trồng lại. Tuy nhiên, các cây trồng chính đã hết thời vụ gieo trồng nên diện tích kịp trồng lại sẽ không nhiều. Hiện các địa phương chưa thống kê hết số liệu cây vụ đông bị chết do úng ngập, ước tính sơ bộ có khoảng 130 ngàn ha cây vụ đông bị chết trong đợt úng ngập vừa qua. Các địa phương đang tích cực chỉ đạo nông dân trồng mới và trồng dặm trên diện tích nước đã rút, ưu tiên trồng rau xanh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong những tháng tới.

Tính đến ngày 15/11/2008, đã cơ bản hoàn thành thu hoạch lúa mùa đạt 1.145,6 ngàn ha bằng 96.4% diện tích gieo cấy và nhanh hơn cùng kì năm trước 2,3%. Phần lớn các tỉnh thuộc vùng đồng bằng và duyên hải bắc Trung bộ đã thu hoạch xong lúa mùa. Hiện còn một số diện tích thuộc vùng miền núi còn đang tiếp tục cho thu hoạch.

Theo đánh giá sơ bộ của các địa phương, năng suất lúa mùa ước đạt 47,6 tạ/ha, giảm 0,7 tạ/ha so với vụ mùa năm trước; sản lượng ước đạt 5,7 triệu tấn, giảm 60 nghìn tấn so vụ mùa 2007. Nguyên nhân chủ yếu do sâu bệnh nặng trên trà lúa muộn; mưa bão xảy ra liên tiếp trên diện rộng, nhiều diện tích lúa chuẩn bị thu hoạch bị ngập nặng.



Các tỉnh miền Nam : Đã kết thúc thu hoạch lúa thu đông, chuyển trọng tâm sang thu hoạch lúa mùa và xuống giống lúa đông xuấn sớm. Tính đến trung tuần tháng 11 diện tích lúa mùa thu hoạch đạt 310,4 ngàn ha, bằng 37 % diện tích xuống giống, nhanh hơn cùng kỳ năm trước 12,5%, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch đạt 55 ngàn ha bằng 13% diện tích xuống giống và nhanh hơn cùng kỳ năm trước gần 32%.

Lúa mùa các tỉnh phía Nam ước năng suất đạt gần 40 tạ/ha, tăng 2,8 tạ/ha so với vụ trước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mưa lũ nên năng suất lúa một số tỉnh thuộc vùng Duyên hải và Đông Nam bộ giảm đáng kể (Ninh thuận giảm 2,5 tạ, Quảng Ngãi giảm 3,1tạ/ha,...

Tính chung toàn quốc, năng suất lúa mùa ước đạt 44,4 tạ tăng 0,7 tạ, sản lượng đạt gần 8,9 triệu tấn, giảm 130 nghìn tấn so với vụ mùa 2007

Đồng thời với thu hoạch lúa mùa, các địa phương đã tích cực sạ, cấy lúa đông xuân sớm trên các chân ruộng cao và những nơi lũ rút sớm. Số liệu thống kê đến giữa tháng 11, tổng diện tích xuống giống lúa đông xuân sớm toàn miền đạt 274,6 ngàn ha, so với cùng kỳ năm trước nhanh hơn 8,8 %, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 266 ngàn ha, nhanh hơn cùng kỳ năm trước 5,3%.



Công tác bảo vệ thực vật

Trong tháng ngành BVTV tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình sâu bệnh trên lúa mùa cuối vụ và trên cây trồng vụ Đông ở các tỉnh phía Bắc; chỉ đạo các địa phương phía Nam tích cực phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa Đông Xuân 2008 - 2009; tiến hành các thủ tục cần thiết để xin bổ sung thuốc dự trữ quốc gia, kinh phí chống dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở các tỉnh phía Nam; triển khai một số nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn thực phẩm và các hoạt động chuyên môn khác theo chức năng thuộc ngành.



Tình hình sâu bệnh trên lúa

* Các tỉnh phía Bắc

- Sâu đục thân 2 chấm : Sâu non lứa 5 gây bông bạc trà lúa trỗ đầu tháng 10, diện tích nhiễm 26.222 ha, trong đó nhiễm nặng 5.729,9 ha .

- Rầy nâu + rầy lưng trắng : Rầy lứa 7 hại lúa muộn trên giống nhiễm ở giai đoạn chắc xanh - đỏ đuôi; diện tích nhiễm 23.534 ha, trong đó nhiễm nặng 2.766 ha, mất trắng 5,5 ha, đã phòng trừ 2.817 ha.

- Bệnh khô vằn : Hại trên diện rộng, diện tích nhiễm 23.662 ha, trong đó nhiễm nặng 3.255 ha, đã phòng trừ 20.352 ha.

- Chuột : Hại chủ yếu trên các chân ruộng cạn nước, ruộng ven làng, diện tích bị hại 3.805 ha, trong đó hại nặng 120 ha, diện tích bị mất trắng 33 ha.



* Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu : Diện tích nhiễm trong tháng 45.142 ha (tăng 10.318 ha so với tháng trước), rầy nâu xuất hiện phổ biến trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến loàm đòng và trổ bông. Mật độ rầy nâu phổ biến từ 750-2.000 con/m2, nơi cao mật độ trên 5.000 con/m2 với 2.443 ha.

- Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá : Diện tích nhiễm bệnh 13.054 ha (tăng 291 ha so với tháng trước), trong đó diện tích nhiễm nặng 6.194 ha.

- Bệnh đạo ôn lá : Diện tích nhiễm 32.447 ha (tăng 10.728 ha so với tháng trước), tỷ lệ nhiễm bệnh phổ biến từ 5-10%, diện tích có tỷ lệ bệnh >20% là 2.042 ha.

- Ngoài ra, bệnh khô vằn nhiễm 15.859 ha (tăng 9.822 ha so với tháng trước), sâu cuốn lá nhỏ diện tích nhiễm 11.740 ha (tăng 1.300 ha so với tháng trước).

Tình hình sâu bệnh trên cây trồng khác 

- Trên cây ngô, rau đậu: sâu bệnh gây hại rải rác, mức độ nhẹ.

- Trên các cây công nghiệp như cà phê, mía, hồ tiêu...diện tích bị sâu bệnh gây hại tăng so với tháng trước. Cụ thể : Trên cây cà phê bệnh rệp sáp 4.515ha, bệnh khô cành 7.905ha, bệnh gỉ sắt 10.192ha; trên cây tiêu bệnh tuyến trùng rễ 876,6ha, bệnh thối gốc 67ha.

Chăn nuôi, thú y

Tình hình chăn nuôi

Chăn nuôi trong kỳ có xu hướng hồi phục do dịch bệnh gia súc, gia cầm được khống chế hoặc chỉ xảy ra trên diện hẹp. Tuy nhiên, do giá thức ăn chăn nuôi và con giống vẫn còn ở mức cao so với giá thực phẩm, hiệu quả chăn nuôi chưa được cải thiện nên người chăn nuôi chưa mạnh dạn đầu tư tái đàn.

Theo Tổng cục Thống kê tại thời điểm điều tra 1/10 tình hình chăn nuôi như sau:

- Chăn nuôi trâu, bò : Số lượng đàn trâu 2,9 triệu con, bằng 96.98 % về số lượng đầu con và sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 6 % so với thời điểm 1/8/2007. Đàn bò có 6,4 triệu con, bằng 95.27 % và sản lượng thịt hơi xuất chuồng bằng 110.26 % so với thời điểm 1/8/2007. Do bệnh lở mồm long móng và tụ huyết trùng còn xảy ra ở một số địa phương, diện tích đồng cỏ ngày càng thu hẹp nên tốc độ phục hồi còn chậm. Hiện nay dịch lở mồm long móng chỉ xảy ra ở 4 tỉnh là Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

- Chăn nuôi lợn : Đàn lợn tương đối ổn định với 26,7 triệu con, bằng 100.53 % và sản lượng thịt tăng 5,6 % so với thời điểm 1/8/2007. Dịch bệnh đã và đang được khống chế thành công. Hiện nay, do giá thịt hơi có xu hướng giảm và ở mức thấp, giá thịt thương phẩm ở mức cao, sức mua của người tiêu dùng còn hạn chế, giá thức ăn chăn nuôi và con giống vẫn ở mức còn cao nên quá trình đầu tư tái đàn tăng chưa nhiều.

- Chăn nuôi gia cầm : Đàn gia cầm bắt đầu được khôi phục với số lượng tổng đàn tăng 9,4 %, sản lượng thịt gia cầm hơi giết bán tăng 16,39 % so với thời điểm 1/8/2007. Dịch cúm gia cầm cơ bản đã được khống chế. Tuy nhiên dịch vẫn còn tái phát tại tỉnh Nghệ An chưa qua 21 ngày.

.- Chăn nuôi khác : Đàn ngựa tăng 17 %. Đàn hươu nai tăng 20.6 %. Tuy nhiên, đàn dê cừu lại có chiếu hướng giảm chỉ bằng 68 %, sản lượng mật ong chỉ bằng 63,6 %, sản lượng kén tằm chỉ bằng 76,6 % so với thời điểm 1/8/2007.



Tình hình dịch bệnh

- Dịch cúm gia cầm : Hiện nay, cả nước còn tỉnh Nghệ An (15 ngày) có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.

- Dịch lở mồm long móng : Hiện nay cả nước còn 04 tỉnh là Quảng Bình (19 ngày), Nghệ An (10 ngày) Hà Tĩnh (10 ngày) và Yên Bái có dịch LMLM chưa qua 21 ngày.

- Tại Quảng Bình : Tiếp tục hoàn thành chỉ tiêu tiêm phòng đợt 2/2008 đối với các loại vac xin LMLM, đảm bảo tỷ lệ miễn dịch; Triển khai tiêm phòng bổ sung đợt 2 và công tác hậu kiểm sau tiêm phòng; đã dập được dịch LMLM trâu bò tại xã Vạn Trạch – Bố Trạch, số con bị mắc bệnh là 22 con đã lành, triệu chứng lâm sàng được 5 ngày và không phát sinh thêm số con ốm. Tỉnh đã chỉ đạo khẩn trương hoàn tất thủ tục triển khai xây dựng chốt kiểm dịch, đẩy mạnh thực hiện xây dựng điểm giết mổ gia súc, gia cầm, triển khai các cơ sở an toàn dịch bệnh.

- Tại Nghệ An : Dịch LMLM gia súc đã xảy ra tại xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu. Chi cục Thú y phối hợp với UBND huyện Quỳnh Lưu tiến hành tiêu huỷ, giết huỷ toàn bộ 20 con trâu bò, trong đó có 10 trâu và 10 bò với tổng trọng lượng 7.029 kg, tiêu độc khử trùng toàn bộ môi trường và tiêm phòng toàn bộ đàn trâu bò trên địa bàn xã Quỳnh Hồng. Đến thời điểm này dịch đã được khống chế, không lây lan và không phát sinh con bệnh mới.

- Tại Yên Bái : Theo báo của Chi cục Thú y, dịch bệnh lở mồm long móng đã xảy ra ở địa bàn 11 xã, tổng số gia súc mắc bệnh là 182 trâu bò và 13 lợn. Chi cục Thú y đã phối hợp với chính quyền địa phương tập trung phòng chống dịch, tiêm phòng bao vây ổ dịch, vệ sinh tiêu độc khử trùng ổ dịch. Dịch Tai xanh trên lợn hiện đã được khống chế thành công.



Thực hiện công tác lâm sinh

Theo báo cáo của các Sở Nông nghiệp và PTNT, tính đến ngày 22/11/2008, diện tích trồng rừng tập trung trên cả nước là 197,7 nghìn ha, đạt 98,4 % kế hoạch và tăng 18,2 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 32,4 nghìn ha, bằng 94,4 % so với cùng kỳ năm trước và đạt 79 % kế hoạch; rừng sản xuất trồng được 165,3 nghìn ha, đạt 103,3 % kế hoạch và tăng 24,4 % so với cùng kỳ năm trước. Chăm sóc rừng trồng là 248,2 nghìn ha, đạt 157,1 % kế hoạch và tăng 4,6 % so với cùng kỳ năm trước. Trồng cây nhân dân ước đạt 180 triệu cây, bằng 90 % kế hoạch và giảm so với năm trước là 0,6 %. Khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng dặm đạt 649,6 nghìn ha, vượt kế hoạch 10,9 % và bằng 88,3 % so với cùng kỳ năm trước. Khoán quản lý bảo vệ rừng từ nguồn vốn Nhà nước đạt 2.127 nghìn ha, vượt kế hoạch 37,2 %, bằng 83,9 % so với cùng kỳ năm ngoái. Thực hiện khai thác gỗ 3.113,7 nghìn m3, đạt 74,8 % kế hoạch và cao hơn cùng kỳ năm ngoái 5,5 %.



Các tỉnh miền Bắc : Trồng rừng đã cơ bản hoàn thành, các địa phương đang thực hiện công tác nghiệm thu lâm sinh của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Một số tỉnh đang chuẩn bị hiện trường, gieo ươm giống cho kế hoạch trồng rừng. Đến nay, tổng diện tích trồng rừng mới tập trung tại miền Bắc đạt 139,939 nghìn ha, tăng 18,2 % so với cùng kỳ năm trước. Một số tỉnh có kết quả trồng rừng cao như Quảng Ninh (trồng được 16,6 nghìn ha, vượt kế hoạch 14 %); Hà Giang (trồng được 15,6 nghìn ha, vượt kế hoạch 4 %), Yên Bái (14,9 nghìn ha). Nhìn chung, các tỉnh miền Bắc trồng rừng tăng so với năm trước, đặc biệt rừng sản xuất tăng 17,5 %, trong khi trồng rừng phòng hộ lại giảm 9,1 %.

Các tỉnh miền Nam : Thời tiết trong tháng 11 mưa nhiều rất thuận lợi cho trồng rừng, các địa phương đang đẩy nhanh công tác trồng rừng. Theo báo cáo của các địa phương, đến nay, các tỉnh miền Nam đã trồng được 51,723 nghìn ha, tăng 56,2 % so với cùng kỳ năm trước, trong đó rừng sản xuất đạt 43,605 nghìn ha tăng 64,1 % so với cùng kỳ năm trước và rừng phòng hộ đạt 8.117 ha, tăng 25,7 %. Các địa phương có diện tích trồng rừng nhiều là Quảng Nam (10.001 ha), Quảng Ngãi (6.087 ha), Đắc Lắc và Bình Thuận (đều đạt 5.704 ha), Bình Định (5.622 ha), Phú Yên (4.178 ha) và Kon Tum (3.750 ha). Tuy nhiên, năm 2008 sẽ khó hoàn thành kế hoạch trồng rừng phòng hộ đặc dụng do một số ban quản lý dự án trả lại diện tích đã nhận, một số địa phương có tranh chấp đất trồng rừng.... Bên cạnh công tác trồng rừng, các địa phương đã chuẩn bị tốt cây giống và hiện trường để đảm bảo việc trồng rừng thuận lợi.

Tình hình vi phạm lâm luật

Theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, trong tháng đã xảy ra 3.318 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, tăng 281 vụ so với cùng kỳ năm trước, (9,25 %)., trong đó 322 vụ phá rừng trái phép; 368 vụ khai thác rừng trái phép; 8 vụ vi phạm về PCCCR, 6 vụ vi phạm qui định về sử dụng đất lâm nghiệp; 176 vụ vi phạm về quản lý bảo vệ động vật hoang dã; 1.846 vụ vận chuyển, buôn bán trái phép gỗ và lâm sản; 150 vụ vi phạm về chế biến gỗ và lâm sản, 442 vụ vi phạm khác.

Lực lượng Kiểm lâm đã xử lý 2.971 vụ, trong đó xử phạt hành chính 2.948 vụ, số vụ xử lý hình sự là 23 vụ. Tịch thu 22 ô tô, máy kéo; 16 xe trâu bò kéo; 168 xe máy; 1.710,76 m3 gỗ tròn; 1.962,76 m3 gỗ xẻ; 7.674 kg động vật rừng. Thu nộp ngân sách hơn 17 tỷ đồng.

Tình hình phòng và chống cháy rừng

Tháng 11, trên phạm vi toàn quốc có nhiều mưa, độ ẩm cao nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất thấp. Để thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng hiệu quả, hiện nay các địa phương đang tiếp tục triển khai đốt trước có điều khiển. Bên cạnh đó ngành đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ bảo vệ rừng cho lực lượng bảo vệ rừng các dự án 661 cơ sở tại Tam Đảo từ 03 đến 08/11/2008 và triển khai Dự án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng Kiểm lâm.

Tính từ đầu năm đến nay trên toàn quốc đã xảy ra 269 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị thiệt hại là 1.509,31 ha.





Theo Cục Chế biến Thương mại Nông Lâm Thuỷ sản và nghề muối, sản lượng muối cả nước tính đến ngày 15/11/2008, diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 12.558 ha, bằng 102,4 % diện tích cùng kỳ năm 2007. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, sản lượng muối giảm, ước đạt 815.000 ngàn tấn, bằng 93,4 % so với cùng kỳ năm trước.

Giá muối trên phạm vi cả nước vẫn duy trì ở mức cao. Tại các tỉnh miền Bắc, giá phổ biến ở mức 1.500 – 1.700 đ/kg, tại các tỉnh miền Trung là 1.300-1.600 đ/kg và tại các tỉnh miền Nam là 1.200 – 1.700 đ/kg.







Khai thác

Cơn bão số 10 với những diễn biến phức tạp, đổ bộ vào bờ sớm hơn dự kiến nhiều giờ gây một số thiệt hại cho hoạt động khai thác thuỷ sản ở các tỉnh miền Nam Trung bộ (làm đắm 90 tàu cá) như Phú Yên, Khánh Hoà. Sau khi giá dầu giảm, tình hình khai thác hải sản ở các tỉnh Nam bộ vẫn chưa có những dấu hiệu phục hồi trở lại. Phần lớn các tàu hoạt động hiệu quả không cao. Số lượng tàu thuyền ra khơi hoạt động khoảng 55% do ảnh hưởng của biển động và giá cả các loại hải sản giảm mạnh. Tại Kiên Giang cá xô trước kia có giá 12.000 đ/kg nay chỉ còn 4.000đ/kg. Chỉ những chủ tàu có kinh nghiệm và trường vốn mới dám cho tàu ra khơi để hy vọng có thể được nhiều tôm, mực là hai loại hải sản còn được giá nhằm bù đắp chi phí đi biển. Ngược lại, ở các tỉnh ven biển phía Bắc, sau thời gian dài nằm bờ do giá xăng dầu tăng cao, nhiều tàu khai thác đã tích cực ra khơi trở lại. Do thời tiết thuận lợi, ngư dân các tỉnh ven biển phía bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá đã trúng mùa lớn từ vụ cá bắc. Sản phẩm chủ yếu là cá lưỡng chỉ vàng, cá hố, cá hồng mắt đỏ, cá thu, cá mú, cá dưa… có giá trị kinh tế cao. Các sản phẩm khai thác này được các đại lý thu mua và vận chuyển qua đường Móng Cái, Lạng Sơn xuất sang Trung Quốc. Giá bán trung bình đạt từ 35.000 – 40.000 đ/kg.

Khai thác nội địa ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có chiều hướng phát triển khả quan do lũ đầu vụ tràn đồng sớm. Nhiều hộ ngư dân vùng đầu nguồn Đồng Tháp ước tính sản lượng cá linh thu hoạch lớn hơn gấp nhiều lần so với năm ngoái. Giá bán từ 10.000 – 12.000 đ/kg, gấp đôi năm 2007.

Sản lượng khai thác thuỷ sản tháng 11 ước đạt 175 ngàn tấn, trong đó sản lượng khai thác hải sản đạt 160 ngàn tấn, khai thác nội địa đạt 15 ngàn tấn. Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản luỹ kế từ đầu năm đến nay đạt 1.927.000 tấn, bằng 91,76 % so với kế hoạch và tăng 1,80 % so với cùng kỳ năm 2007.

Nuôi trồng

Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tháng 11 ước đạt 230 ngàn tấn, trong đó sản lượng cá : 150 ngàn tấn, tôm : 60 ngàn tấn và thuỷ sản khác : 20 ngàn tấn. Sản lượng nuôi trồng 11 tháng năm 2008 đạt 2.297 ngàn tấn, bằng 95,71 % kế hoạch và tăng 22,25 % so với cùng kỳ năm 2007.

Nhìn chung cá tra phát triển khá tốt, năng suất cá thu hoạch đạt khoảng 300 tấn/ha. Tuy nhiên, giá cá tra nguyên liệu rất thấp, trong khi đó giá thành lại cao. Do đó, đa số người nuôi không có lãi. Hiện nay, giá cá tra sụt giảm chỉ còn 13.000 – 14.000 đ/kg. Với giá bán này người nuôi sẽ bị lỗ từ 2.000 – 3.000đ/kg. Lượng cá tra còn lại trong dân không nhiều, nhưng do các nhà máy đã tạm ngừng thu mua cá nên bà con gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

Người nuôi tôm sú vẫn gặp nhiều khó khăn do giá sụt giảm. Giá tôm nguyên liệu loại 30 con/kg chỉ còn 85.000 – 90.000 đ/kg, giảm khoảng 30.000đ/kg so với cùng kỳ năm 2007. Trong khi đó, giá thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản lại liên tục tăng, môi trường các vùng nuôi suy thoái khiến thời gian nuôi kéo dài càng làm tăng chi phí thức ăn và công chăm sóc. Trước tình hình đó, nhiều địa phương đã chuyển đổi đối tượng sang nuôi tôm thẻ chân trắng bước đầu đã đạt hiệu quả khá cao. Tại Bình Định, năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đạt 10 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên, năm 2008 lượng mưa lớn và kéo dài nhiều ngày làm môi trường thay đổi, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi. Mặt khác, tôm chân trắng là đối tượng mới nên đa số người nuôi chưa am hiểu về kỹ thuật, nhất là việc sử dụng con giống trôi nổi kém chất lượng dẫn đến dịch bệnh cục bộ ở một số địa phương.

Nhiều mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa đang phát triển mạnh ở các tỉnh Bạc Liêu, Đồng Tháp… đem lại hiệu quả kinh tế cao. So với các phương pháp nuôi tôm công nghiệp, chi phí nuôi tôm càng xanh thấp hơn và ít rủi ro hơn nuôi tôm sú, giá cả và đầu ra tương đối ổn định. Giá tôm loại trung bình từ 90.000 – 100.00đ/kg.

Từ tháng này, khủng hoảng tài chính đã có tác động rõ nét lên tình hình tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam. Nhiều thị trường xuất khẩu gần như lâm vào tình trạng ngừng giao dịch. Một số đơn vị xuất khẩu thuỷ sản cho biết, lượng xuất khẩu gần đây đã giảm 30 – 40 % so với những tháng trước, giá xuất khẩu cũng giảm từ 10 – 15 %, như giá cá tra từ 3,4 USD/kg xuống còn 3 USD/kg.







Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản


tải về 490.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương