Phần một Lịch sử thế giới hiện đại


IV- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)



tải về 0.55 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.55 Mb.
#16814
1   2   3   4   5   6   7   8

IV- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975).

1-Nguyên nhân thắng lợi

- Nguyên nhân chính là do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao.

- Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp cách mạng.

2-Ý nghĩa lịch sử

- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

- Mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên XHCN.

- Tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.

- Hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

- Sự phối hợp chiến đấu và đoàn kết giúp đỡ của ba dân tộc ở Đông Dương.

- Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

- Nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ.



1. Tại sao ta lại mở chiến dịch Tây Nguyên?Trình bày diễn biến và ý nghĩa của chiến dịch.

2. Sự kiện lịch sử nào đưa cách mạng Miền Nam từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công và giải phóng hoàn toàn Miền Nam?Hãy trình bày sự kiện đó?

3 .Sự kiện lịch sử nào đưa cuộc tổng tiến công của cách mạng Miền Nam sang thế mạnh áp đảo trên chiến trường.Trình bày sự kiện đó.

4 .Chiến dịch lịch sử mang tên Bác diễn ra trong hoàn cảnh nào? Trình bày diễn biến và ý nghĩa của chiến dịch.

5. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử trong kháng chiến chống Mĩ 1954-1975.Trong đó nguyên nhân nào là quan trọng nhất.Vì sao?

Chương V

Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000

Bài 24

Việt Nam trong năm đầu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975

I- Tình hình hai Miền Bắc-Nam sau năm 1975

-Qua hơn 20 năm (1954 – 1975) tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được những cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội. Nhưng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ hết sức ác liệt, đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.

-Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, nhưng cuộc chiến tranh của Mỹ đã gây ra hậu quả nặng nề. Nhiềulàng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, bom mìn còn bị vùi lấp trên các cánh đồng, ruộng vườn đội ngũ thất nghiệp lên tới hàng triệu người…

-Miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản, song về cơ bản vẫn mang tính chất của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán là phổ biến, phát triển mất cân đối, lệ thuộc nặng nề vào nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài.



II-Khắc phục hậu qủa chiến tranh khôi phục và phát triển kinh tế -xã hội ở hai miền đất nước

*Ở miền Bắc, đến giữa năm 1976, miền Bắc mới căn bản hoàn thành nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế.

*Ở miền Nam, việc thành lập chính quyền cách mạng và đoàn thể quần chúng các cấp nhanh chóng được thực hiện. Tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng,… chính quyền cách mạng tuyên bố thành lập ngay sau khi được giải phóng hoàn toàn. Hàng triệu đồng bào được hồi hương, chuyển về nông thôn tham gia sản xuất hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới.

-Chính quyền cách mạng tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động, tuyên bố xóa bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, tiến hành điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hóa ngân hang, thay đồng tiền cũ bằng đồng tiền mới của cách mạng.

-Chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cấp bách và lâu dài của nhân dân về lương thực. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, cả những cơ sở bị gián đoạn quan hệ với nước ngoài, đều trở lại hoạt động.

-Các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế,… được tiến hành khẩn trương từ những ngày đầu mới giải phóng.



III- Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước

* Hội nghị hiệp thương Bắc – Nam (từ ngày 15 đến 21/11/1975) tại Sài Gòn, nhất trí thống nhất hoàn toàn hai miền trong một Nhà nước chung.

* Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (25/04/1976):

- Lấy tên nước: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Thủ đô: Hà Nội

- Thành phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên: Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của Việt Nam thống nhất.

- Ngày 31/07/1977, Đại hội đại biểu các mặt trận ở hai miền Nam - Bắc họp tại TP.HCM quyết định thống nhất thành Mặt trận Tổ quốc VN.

- Ngày 18/12/1980, Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

* Ý nghĩa:

- Là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam.

- Thống nhất đất nước về mặt Nhà nước đã thể chế hóa thống nhất lãnh thổ.

- Tạo cơ sở pháp lý để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lãnh vực khác.

- Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn dân và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Mở rộng quan hệ quốc tế

- Ngày 20/09/1977, Việt Nam gia nhập LHQ (hội viên thứ 149).

- Là thành viên của hơn 20 tổ chức quốc tế khác.

Bài 25

Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)

I Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc Tổ quốc (1975-1979)

*Bảo vệ biên giới Tây - Nam

- Tập đoàn Polpot – Iieng Xary – Khiêu Xamphon thực hiện chính sách thù địch với Việt Nam.

+ Ngày 22/12/1978, lực lượng Polpot gồm 19 sư đoàn với bộ binh, xa tăng… tấn công quy mô lớn đánh chiếm thị xã Tây Ninh, tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam.

- Lực lượng Việt Nam phản công và tấn công mạnh:

+ Tiêu diệt toàn bộ cánh quân xâm lược biên giới Tây Nam.

+ Tấn công làm tan rã đại bộ phận chủ lực địch, giải phóng Phnôm-Pênh (07/01/1979), lập nước Cộng hòa nhân dân Campuchia và Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia.

- Ý nghĩa: đem lại hòa bình cho biên giới Tây Nam.

*Bảo vệ biên giới phía Bắc

- Hành động xâm lược của Trung Quốc.

+ Ủng hộ Polpot chống Việt Nam, khiêu khích dọc biên giới phía Bắc, cắt viện trợ, rút chuyên gia.

+ Tấn công biên giới phía Bắc ngày 17/02/1979 từ Móng Cái đến Phong Thổ (Lai Châu).

- Việt Nam chiến đấu: nhân dân 6 tỉnh phía Bắc đấu tranh cộng với sự phản đối của nhân dân trong nước và thế giới. Trung Quốc rút quân từ 18/03/1979).

- Ý nghĩa:

+ Giữ gìn hòa bình, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

+ Khôi phục tình đoàn kết, hữu nghị hợp tác giữa VN – Trung Quốc – Campuchia với tinh thần “khép lại quá khứ, mở rộng tương lai”.



Bài 26

Đất nước trên con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)

I-Đường lối đổi mới của Đảng

1- Hoàn cảnh lịch sử mới

* Chủ quan:

Sau 10 năm thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985), cách mạng XHCN ở nước ta đạt nhiều thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là kinh tế - xã hội.

Nguyên nhân cơ bản: do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.

Để khắc phục sai lầm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.



* Khách quan:

Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng KHKT.

Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước XHCN khác.

=> Đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới.



2-Đường lối đổi mới của Đảng

Đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12/1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (1991), VIII (1996), IX (2001).



Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH, mà làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế và chính trị gắn bó mật thiết, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.



* Về kinh tế:

Xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường.

Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ.

Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.



* Về chính trị:

Xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.



II-Quá trình thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000)

1-Thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990)

*Đại hội VI (12/1986) mở đầu công cuộc đổi mới:

Khẳng định tiếp tục đường lối chung cách mạng XHCN và đường lối xây dựng kinh tế - xã hội chủ nghĩa.

Nhận thức đặc điểm thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là thời kỳ lịch sử lâu dài, khó khăn, trải qua nhiều chặng và hiện đang ở chặng đầu tiên.

Nhiệm vụ, mục tiêu: Tập trung sức người, sức của thực hiện Ba chương trình kinh tế về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Muốn vậy thì nông – lâm – ngư nghiệp phải được đặt đúng vị trí hàng đầu. Nông nghiệp được xem là mặt trận hàng đầu và được ưu tiên về vốn đầu tư, về năng lực, vật tư, lao động kỹ thuật.

* Thành tựu:

Kinh tế:

Về lương thực thực phẩm: Đạt 21,4 triệu tấn, từ thiếu ăn, phải nhập lương thực, năm 1990, chúng ta đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân.

Hàng hóa trên thị trường dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó hàng trong nước tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.

Kinh tế đối ngoại mở rộng về quy mô và hình thức. Từ 1986 – 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, nhiều mặt hàng có giá trị lớn như gạo (1,5 triệu tấn – 1989), dầu thô,… tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập khẩu.

Kiềm chế được một bước lạm phát, từ 20% (1986) còn 4,4% (1990).



Ý nghĩa: Hình thái nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đây là chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng nhằm phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân, khơi dậy được tiềm năng và sức sang tạo của quần chúng để phát triển sản xuất và dịch vụ, tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm cho xã hội.

Chính trị:

Thực hiện dân chủ hóa xã hội theo quan điểm “lấy dân làm gốc”.

=> Chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.

=> Đảng và nhân dân ta phải tiếp tục phấn đấu vươn tới đỉnh cao mới theo con đường XHCN vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.









tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương