PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH


IV.3.5. Ngành công nghiệp dệt may, giày dép (DMG)



tải về 2.2 Mb.
trang18/22
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích2.2 Mb.
#2019
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

IV.3.5. Ngành công nghiệp dệt may, giày dép (DMG)

1. Quan điểm

  • Tiếp tục phát triển ngành DMG nhưng có sự chọn lọc các công nghệ tiên tiến để phát triển, tránh tình trạng một số công nghệ lạc hậu mà một số nước không khuyến khích phát triển được chuyển về nước và phát triển sản xuất ở Đồng Nai. Nhanh chóng thay thế những thiết bị và công nghệ lạc hậu, nâng cấp những thiết bị còn khả năng khai thác, bổ sung thiết bị mới, đổi mới công nghệ và thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm.

  • Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, giày dép trên cơ sở định hướng phát triển chung của ngành DMG trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong đó có sự phân loại, chọn lọc quy mô dự án và bố trí không gian lãnh thổ phù hợp... để bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển công nghiệp hiệu quả và bền vững. Liên kết với ngành cơ khí chế tạo, tự động hoá, công nghệ tin học,… để chủ động trong việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị, phụ tùng chuyên ngành.

  • Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm sản xuất ngành DMG theo hướng sản xuất sản phẩm sạch (đối với ngành dệt nhuộm), sản phẩm thời trang cao cấp. Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa, hạn chế gia công sản phẩm.

  • Khuyến khích đầu tư phát triển ngành công nghiệp DMG về địa bàn các huyện miền núi, nông thôn,... thuộc địa bàn các huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Tân Phú và Định Quán, nhằm đảm bảo nguồn lao động phục vụ ngành và khai thác tiềm năng của các địa phương trên địa bàn tỉnh.

  • Phối hợp với các địa phương trong vùng, để định hướng phát triển có sự chọn lọc hợp lý các dự án ngành DMG, phân công lao động, tạo nguồn nhân lực cho phát triển ngành DMG của Vùng nói chung và Đồng Nai nói riêng. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành DMG phát triển, chú trọng đặc biệt là các khoá đào tạo về thiết kế mẫu và phát triển sản phẩm, nguồn nhân lực kỹ thuật.

2. Mục tiêu

Phát triển của ngành công nghiệp DMG là một ngành công nghiệp chủ lực về xuất khẩu của địa phương, đóng vai trò quan trọng trong phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, góp phần giải quyết việc làm. Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ ngành DMG nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp DMG phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hàng trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.



  1. Giá trị sản xuất công nghiệp:

  • Đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp ngành DMG đạt 43.415 tỷ đồng, chiếm 19,2% trong cơ cấu ngành công nghiệp, tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2011-2015 là 12%.

  • Đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp ngành DMG đạt 68.356 tỷ đồng, chiếm 14,4% trong cơ cấu ngành công nghiệp, tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2016-2020 là 9,5%.

  • Đến năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp ngành DMG đạt 93.640 tỷ đồng, chiếm 9,8% trong cơ cấu ngành công nghiệp, tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2021-2025 là 6,5%. Cụ thể trong bảng sau:

Chỉ tiêu

GTSXCN (Tỷ đồng)

Tốc độ tăng BQ (%)

2010

2015

2020

2025

2011-
2015


2016-
2020


2021-
2025


2011-
2025


Toàn ngành CN

102.513

226.210

475.118

955.633

17,2

16,0

15,0

16,0

Ngành DMG

24.635

43.415

68.346

93.640

12,0

9,5

6,5

9,3

So ngành CN (%)

24,0

19,2

14,4

9,8

 

 

 

 

Tỷ lệ nội địa hóa (%)

53,2

60

70

80

 

 

 

 



  1. Xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 17%/năm; giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 16%/năm; giai đoạn 2020-2025 tăng bình quân 15%/năm. Định hướng xuất khẩu theo hướng tăng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nguyên phụ liệu trong nước và giảm tỷ trọng sản phẩm gia công.

3. Định hướng quy hoạch phát triển

3.1. Định hướng thị trường

  • Đáp ứng nhu cầu các mặt hàng dệt may trong nước bằng chất lượng hàng hóa, phù hợp với sức mua của mọi tầng lớp nhân dân. Riêng ngành may, từng bước nâng cao thị phần sản phẩm may mặc trong nước, nhất là các sản phẩm may mặc, thời trang; đa dạng hoá sản phẩm.

  • Củng cố, giữ vững và phát triển các thị trường xuất khẩu truyền thống, phát triển các thị trường mới có nhiều tiềm năng. Trong đó, tập trung một số thị trường xuất khẩu chủ yếu gồm: thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.

  • Duy trì và mở rộng thị trường giày dép nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo thế ổn định cho ngành phát triển thị trường xuất khẩu. Tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu giày dép, trong đó tiếp tục xem EU là thị trường xuất khẩu chính, thị trường Mỹ thứ 2, tiếp đến là thị trường Châu Phi.

3.2. Định hướng về công nghệ

Cần xác định quy mô đầu tư, các dự án đầu tư cần phải có trình độ công nghệ tiên tiến, đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật theo quy định, thân thiện với môi trường. Ưu tiên quan tâm ứng dụng công nghệ tự động hoá, giảm sử dụng nhiều lao động và áp dụng các phần mềm thiết kế mẫu. Ðẩy nhanh việc ứng dụng khoa học quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, thực hiện tốt các yêu cầu đối với người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000…



3.3. Định hướng nguồn nhân lực

Dự báo nhu cầu về lao động cho phát triển sản ngành công nghiệp DMG đến năm 2015, 2020 và 2025 lao động ngành công nghiệp DMG lần lượt là 290.600 người, 338.600 người và 365.100 người; chiếm 43%, 41% và 38,6% trong cơ cấu lao động ngành công nghiệp. Tốc độ tăng lao động bình quân giai đoạn 2011 – 2015, 2015- 2020 và 2020 – 2025 lần lượt là 5,2%/năm, 3,1%/năm và 1,5% năm. Chi tiết qua bảng số liệu sau:



Chỉ tiêu

Lao động (1000 người)

Tốc độ tăng BQ (%)

2010

2015

2020

2025

2011-2015

2016-2020

2021-2025

2011-2025

Toàn ngành CN

506

676

826

946

6,0

4,1

2,8

4,3

Ngành DMG

225

291

339

365

5,2

3,1

1,5

3,3

Tỷ trọng (%)

44,6

43,0

41,0

38,6

 

 

 

 

3.4. Nhu cầu vốn phát triển ngành dệt may, giày dép

Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho ngành giai đoạn 2011 – 2025 khoảng 5,7 tỷ USD (giá 2010), chiếm 7,8% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh; trong đó nhu cầu cho từng giai đoạn như sau:



  • Giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 1,5 tỷ USD, chiếm 15,1% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 308 triệu USD.

  • Giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 2,3 tỷ USD, chiếm 9,3% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 454,7 triệu USD.

  • Giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 1,9 tỷ USD, chiếm 4,9% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 384 triệu USD.

3.5. Định hướng thu hút đầu tư ngành dệt may, giày dép

  1. Mục tiêu đầu tư: mời gọi đầu tư các dự án thành phần vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó:

  • Tập trung đầu tư chiều sâu đối với các dự án ngành DMG tại địa bàn trung tâm đô thị, tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp như thành phố Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, thị xã Long Khánh. Đối với các doanh nghiệp hiện hữu ở Biên Hoà nằm ngoài khu, cụm công nghiệp, thực hiện di dời vào khu công nghiệp quy hoạch hoặc địa bàn các huyện miền núi, nông thôn, như Định Quán, Xuân Lộc, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Thống Nhất.

  • Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thu hút đầu tư vào khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, các địa bàn huyện mà ngành hàng chưa phát triển, gồm địa bàn các huyện Định Quán, Xuân Lộc, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Thống Nhất. Ưu tiên các dự án công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành DMG, các dự án có suất đầu tư lớn, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại theo hệ thống tự động, bán tự động, ít sử dụng lao động, bố trí vào khu, cụm công nghiệp tập trung, các địa bàn theo đúng quy hoạch được duyệt.

  1. Định hướng ngành nghề thu hút đầu tư: gồm các dự án sản xuất thuộc lĩnh vực sau:

  • Dệt may và CNHT ngành dệt may, gồm: Quần áo thời trang; Xơ thiên nhiên: Bông, đay, gai, tơ tằm; Xơ tổng hợp: PE, Viscose; Vải: Vải kỹ thuật, vải không dệt; Hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm phục vụ ngành nhuộm hoàn tất vải; Phụ liệu ngành may: Cúc, mex, khóa kéo, băng chun.

  • Giày dép và CNHT ngành giày dép, gồm: Sản phẩm giày, dép, cặp, túi xách bằng da xuất khẩu, tập trung phát triển khâu thiết kế tạo mẫu, xây dựng thương hiệu, giảm tỷ lệ sản xuất gia công trong ngành giày dép, tăng cường đầu tư chiều sâu để sản xuất các sản phẩm có hàm lượng sáng tạo và giá trị gia tăng cao như giày thể thao, giày da, cặp, vali túi sách cao cấp các loại. Các dự án sản xuất thiết bị, phụ tùng, linh kiện, và thiết bị phụ trợ khác cho ngành giày dép; Các dự án sản xuất các sản phẩm như: phom, dao chặt, khuôn đúc đế, gót, kim may, cử may, ống viền, đục trang trí, khuôn in gia nhiệt, khuôn in cao tần, các thiết bị vận chuyển ngành giày dép. Các dự án sản xuất nguyên liệu chính: Vải giả da; Đế giầy; Hóa chất thuộc da; Chỉ may giầy.

  1. Hình thức đầu tư: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

  2. Địa điểm: các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

IV.3.6. Ngành công nghiệp chế biến gỗ

1. Quan điểm

Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ theo hướng ưu tiên phát triển về chiều sâu, gắn với phát triển công nghiệp bền vững, chủ động nguồn nguyên liệu, sử dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh Đồng Nai.



2. Mục tiêu

  1. Tăng trưởng GTSXCN

Ngành công nghiệp chế biến gỗ trong những năm gần đây, do đầu tư và phát triển mạnh của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tham gia xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Châu Âu nên tăng trưởng nhanh. Với ưu thế là ngành công nghiệp chủ lực và với định hướng ưu tiên phát triển chiều sâu của ngành, dự báo những năm tới, ngành tiếp tục phát huy năng lực đã đầu tư để duy trì tăng trưởng, cụ thể:

GTSXCN

GTSXCN (Tỷ đồng)

Tốc độ tăng BQ (%)

2010

2015

2020

2025

2011-2015

2016-2020

2021-2025

2011-2025

Toàn ngành CN

102.513

226.210

475.118

955.633

17,2

16,0

15,0

16,0

CN Chế biến gỗ

6.598

13.272

22.864

32.876

15,0

11,5

7,5

11,3

Tỷ trọng (%)

6,4

5,9

4,8

3,4

 

 

 

 

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2025 là 11,3%/năm, trong đó: Giai đoạn 2011-2015: 15%/năm; Giai đoạn 2016-2020: 11,5%/năm; Giai đoạn 2021-2025: 7,5%/năm.

  1. Cơ cấu

Với định hướng ưu tiên phát triển về chiều sâu, dự báo cơ cấu của ngành đến năm 2015, 2020 và 2025 có xu hướng giảm tương ứng lần lượt là 5,9%, 4,8% và 3,4%.

3. Định hướng quy hoạch phát triển

3.1. Định hướng phát triển sản phẩm

  • Tập trung vào đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, năng suất cao, sản xuất các sản phẩm mộc cao cấp, đẩy mạnh xuất khẩu, chế biến tinh, kết hợp giữa gỗ và các loại vật liệu khác. Đẩy mạnh và hỗ trợ phát triển sản xuất chế biến gỗ mỹ nghệ, phát huy năng lực chế biến hiện có của ngành.

  • Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất các sản phẩm bàn ghế xuất khẩu và các đồ dùng sinh hoạt khác (giường, tủ, kệ, dụng cụ nhà bếp...).

3.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực

Năm 2010, lao động ngành chế biến gỗ là 79.129 người, chiếm 15% lao động công nghiệp của tỉnh. Với mục tiêu phát triển của ngành thời gian tới, dự báo nhu cầu lao động như sau:



  • Số lượng lao động của ngành chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, 2020 và 2025 tương ứng lần lượt là 98.000 người, 109.000 người và 118.250 người.

  • Dự báo tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 – 2015, 2016 – 2020, và 2021 - 2025 tương ứng lần lượt là 5,2%/năm, 2,2%/năm và 1,6%/năm.

  • Cơ cấu lao động của ngành đến năm 2015, 2020 và 2025 tương ứng lần lượt là 14,5%, 13,2% và 12,5%.

3.3. Nhu cầu vốn phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ

Với mục tiêu phát triển đến năm 2025 như trên, dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho ngành giai đoạn 2011 – 2025 khoảng 2,3 tỷ USD, chiếm 3,2% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh; trong đó nhu cầu cho từng giai đoạn như sau:



  • Giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 600 triệu USD, chiếm 5,9% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 120 triệu USD.

  • Giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 842 triệu USD, chiếm 3,4% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 168,5 triệu USD.

  • Giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 886 triệu USD, chiếm 2,3% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 177,2 triệu USD.

3.4. Định hướng thu hút đầu tư ngành công nghiệp chế biến gỗ

  1. Mục tiêu đầu tư: mời gọi đầu tư các dự án thành phần vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó khuyến khích phát triển mạnh các dự án sản xuất, chế biến hàng mộc với công nghệ hiện đại, năng suất cao, sản xuất các sản phẩm mộc cao cấp. Hạn chế phát triển các dự án sử dụng nhiều lao động, các dự án chế biến thô, gia công.

  2. Định hướng ngành nghề thu hút đầu tư: gồm các dự án sản xuất thuộc lĩnh vực sau:

  • Đầu tư chiều sâu đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất công nghiệp chế biến gỗ để nâng cấp cơ sở hạ tầng và đổi mới máy móc thiết bị.

  • Tiếp tục tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ phát triển các cơ sở hiện có; Khuyến khích sản xuất sản phẩm mộc cao cấp, sản xuất chế biến các sản phẩm gỗ mỹ nghệ xuất khẩu;

  • Các dự án sản xuất sản phẩm đồ mộc gia dụng phục vụ xuất khẩu (giường, tủ, bàn ghế, kệ, dụng cụ nhà bếp, đồ trang trí nội, ngoại thất...);

  • Các dự án sản xuất trang thiết bị văn phòng (bàn ghế, tủ...); sản phẩm bằng gỗ khác phục vụ trong nước và xuất khẩu (dụng cụ âm nhạc, trang thiết bị trường học...).

  1. Hình thức đầu tư: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

  2. Địa điểm: các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

IV.3.7. Ngành công nghiệp khai thác & SXVLXD

1. Quan điểm

  • Phát triển ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng trên cơ sở nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương, lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý, công nghệ và thiết bị tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái.

  • Giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác, tăng dần tỷ trọng công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, tập trung thu hút các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao, ưu tiên đầu tư đổi mới công nghệ, dây chuyền thiết bị, giảm tiêu hao năng lượng, tài nguyên và đảm bảo tiêu chuẩn môi trường trong quy trình sản xuất và sản phẩm tiêu thụ.

2. Mục tiêu

a) Tăng trưởng GTSXCN

Tăng trưởng ngành công nghiệp khai thác và SXVLXD dựa trên tiềm năng, lợi thế về nguồn nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên trong vùng và nhu cầu kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mục tiêu phát triển của ngành như sau:



GTSXCN

GTSXCN (Tỷ đồng)

Tốc độ tăng BQ (%)

2010

2015

2020

2025

2011-2015

2016-2020

2021-2025

2011-2025

Toàn ngành CN

102.513

226.210

475.118

955.633

17,2

16,0

15,0

16,0

KT & SXVLXD

5.507

12.229

23.035

42.440

17,3

13,5

13,0

14,6

Tỷ trọng (%)

5,4

5,4

4,8

4,4

 

 

 

 

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2025 là 14,6%/năm, trong đó: Giai đoạn 2011-2015: 17,3%/năm; Giai đoạn 2016-2020: 13,5%/năm; Giai đoạn 2021-2025: 13%/năm.

b) Cơ cấu

Dự báo cơ cấu của ngành những năm tới có xu hướng giảm dần, do định hướng các ngành công nghiệp khác tăng cao hơn. Cơ cấu năm 2015, 2020 và 2025 lần lượt là 5,4%, 4,8% và 4,4%.



3. Định hướng quy hoạch phát triển

3.1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực

Năm 2010, lao động ngành khai thác và SXVLXD là 24.754 người, chiếm 4,9% lao động công nghiệp của tỉnh. Với mục tiêu phát triển của ngành thời gian tới, dự báo nhu cầu lao động như sau:



  • Số lượng lao động của ngành khai thác và SXVLXD trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, 2020 và 2025 tương ứng lần lượt là 30.400 người, 34.700 người và 38.780 người.

  • Dự báo tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 – 2015, 2016 – 2020, và 2021 - 2025 tương ứng lần lượt là 4,2%/năm, 2,7%/năm và 2,2%/năm.

  • Cơ cấu lao động của ngành đến năm 2015, 2020 và 2025 tương ứng lần lượt là 4,5%, 4,2% và 4,1%.

3.2. Nhu cầu vốn phát triển ngành khai thác & SXVLXD

Với mục tiêu phát triển đến năm 2025 như trên, dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho ngành giai đoạn 2011 – 2025 khoảng 2 tỷ USD, chiếm 2,8% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh; trong đó nhu cầu cho từng giai đoạn như sau:



  • Giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 599 triệu USD, chiếm 5,9% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 119,9 triệu USD.

  • Giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 700 triệu USD, chiếm 2,9% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 140 triệu USD.

  • Giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 732 triệu USD, chiếm 1,9% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 146,3 triệu USD.

Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương