PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH



tải về 2.2 Mb.
trang21/22
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích2.2 Mb.
#2019
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

c) Giai đoạn 2020-2025: Triển khai xây dựng hạ tầng 03 cụm công nghiệp thuộc địa bàn huyện Tân Phú, với tổng diện tích là 70 ha, Chi tiết theo bảng sau:

Stt

Tên cụm CN

Vị trí

Diện tích Quy hoạch
(ha)





CCN quy hoạch sau năm 2020

 

70

1

Cụm CN Phú Trung

Huyện Tân Phú

30

2

Cụm CN Phú Lộc



20

3

Cụm CN Phú Lập



20

3.3.3. Cụm cơ sở ngành nghề nông thôn: Giai đoạn 2012-2020, tập trung triển khai xây dựng hạ tầng và đưa vào hoạt động 06 cụm cơ sở ngành nghề nông thôn, với tổng diện tích là 20,6 ha. Chi tiết theo bảng sau:

S

T

T

Tên cụm CN

Vị trí

Diện tích
Quy hoạch
(ha)


 

Cụm cơ sở ngành nghề nông thôn

 

20,60

1

Cụm cơ sở ngành nghề đúc gang

Huyện Vĩnh Cửu

4,8

2

Cụm tre trúc

"

3,0

3

Cụm mây tre đan

Huyện Định Quán

2,7

4

Cụm chế biến nấm (trong cụm làng nghề nấm Suối Tre: 30 ha)

Thị xã Long Khánh

5,0

5

Cụm gỗ mỹ nghệ

Huyện Trảng Bom

2,1

6

Cụm gỗ mỹ nghệ

Huyện Xuân Lộc

3,0

3.4. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển khu, cụm công nghiệp

  • Nhu cầu vốn đầu tư 13 dự án hạ tầng khu công nghiệp (gồm 3 khu công nghiệp chuyên ngành đặc thù, 6 khu công nghiệp điều chỉnh tăng, 4 khu công nghiệp bổ sung mới) với tổng diện tích quy hoạch 2.613 ha và suất đầu tư 1 ha khoảng 4.287 triệu đồng/ha thì tổng nhu cầu vốn khoảng 11.202 tỷ đồng.

  • Nhu cầu vốn đầu tư 38 dự án hạ tầng cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch 2.032,91 ha và suất đầu tư 1 ha khoảng 4.287 triệu đồng/ha thì tổng nhu cầu vốn khoảng 8.715 tỷ đồng. Trong đó phân kỳ như sau: Giai đoạn 2011-2015: 4.803 tỷ đồng; Giai đoạn 2015-2020: 3.612 tỷ đồng; Giai đoạn 2020-2025: 300 tỷ đồng.

  • Nhu cầu vốn đầu tư 6 dự án hạ tầng cụm cơ sở ngành nghề nông thôn với tổng diện tích quy hoạch 20,6 ha và suất đầu tư 1 ha khoảng 4.287 triệu đồng/ha thì tổng nhu cầu vốn khoảng 88,3 tỷ đồng.

PHẦN V

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

        1. Giải pháp về đầu tư và thu hút đầu tư

Để đẩy mạnh việc thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh, ngoài việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc tăng cường công tác quản lý nhà nước, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hành chính, minh bạch hóa cơ chế, chính sách... cần tiếp tục tập trung vào một số giải pháp sau:

  1. Ưu tiên nguồn ngân sách tỉnh cho hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp, tổ chức các hội thảo xúc tiến đầu tư tại các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tại các quốc gia mục tiêu trong khu vực Châu Á; tổ chức quảng bá, tuyên truyền, phát hành các ấn phẩm giới thiệu hình ảnh của tỉnh, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức hội nghị, hội thảo đầu tư, gặp gỡ giao thương giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

  2. Tạo điều kiện thuận lợi về quỹ đất, mặt bằng đất đai và hạ tầng kỹ thuật để thu hút đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh:

  • Tập trung làm tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng để mời gọi, thu hút nhà đầu tư; lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực mạnh, quyết tâm cao bỏ vốn đầu tư san lấp, xây dựng kết cấu hạ tầng bên trong khu, cụm công nghiệp, nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp, nhất là khu công nghệ cao, khu công nghiệp sinh học, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp liên hợp để tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp.

  • Căn cứ vào tiến độ thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp theo Chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2048/QĐ-UBND ngày 16/8/2011, ngân sách tỉnh ghi vốn kế hoạch hàng năm để hỗ trợ thiết kế quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp, chi phí đền bù giải tỏa và đầu tư các công trình hạ tầng cụm công nghiệp.

  • Tổ chức rà soát ngành nghề thu hút đầu tư đối với những khu, cụm công nghiệp chưa lấp đầy, tiếp tục thu hút đầu tư có chọn lọc đối với các dự án đầu tư mới theo hướng ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ cao, dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

  • Hình thành các phân khu công nghiệp hỗ trợ trong các khu công nghiệp chuyên ngành, có quy mô vừa tạo điều kiện thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, đồng thời thực hiện công tác di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp hỗ trợ ở các khu đô thị, nhất là di dời các cơ sở sản xuất tại thành phố Biên Hòa thời gian tới.

  • Đối với các cụm công nghiệp ở các địa phương, quá trình quy hoạch, giới thiệu địa điểm cho các doanh nghiệp, cần ưu tiên bố trí các dự án của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, các cơ sở di dời theo kế hoạch... để tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp phát triển.

  1. Triển khai thực hiện Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong đó chú trọng việc phổ biến, tuyên truyền văn bản pháp luật trong phạm vi ngành công nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan, đặc biệt là về đầu tư và ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, quy hoạch và định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh cho doanh nghiệp nắm. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp, giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp, tiếp nhận ý kiến của doanh nghiệp về hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật.

  2. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015.

  3. Tiếp tục thực hiện tốt và tăng cường cải tiến thủ tục hành chính, đảm bảo nhanh gọn và thuận lợi cho các cho các nhà đầu tư, trong đó chú trọng đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa về thủ tục đầu tư và đăng ký kinh doanh cũng như các thủ tục khác về đăng ký kê khai thủ tục thuế, thủ tục hải quan,... Rà soát, bổ sung cơ chế chính sách để tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Bên cạnh đó, cần có các chính sách hậu kiểm, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đảm bảo đúng ngành nghề đã đăng ký và đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, chế độ cho người lao động,...

  4. Các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh được tạo điều kiện về thỏa thuận địa điểm đầu tư theo Quy định tại Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 26/5/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quy định thỏa thuận địa điểm dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, được tạo điều kiện lập các thủ tục đầu tư để hưởng các ưu đãi về đầu tư theo pháp luật hiện hành của Nhà nước và của Tỉnh; ưu tiên hỗ trợ phí sử dụng hạ tầng cho các doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước.

  5. Tăng cường mối liên kết Vùng trong thu hút đấu tư

Phối hợp với các tỉnh trong Vùng trong việc chọn lựa dự án mời gọi đầu tư, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp mũi nhọn và công nghiệp hỗ trợ. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của các địa phương trong Vùng cơ hội hợp tác, học hỏi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ. Thông qua các liên kết này có thể tìm kiếm các giải pháp khắc phục hạn chế của công nghiệp địa phương như về nguyên vật liệu, máy móc, nhân lực.

        1. Giải pháp phát triển khoa học công nghệ

  1. Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ xanh vào sản xuất. Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu năng suất, chất lượng và hiệu quả nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành quản lý, thông tin liên lạc, giao dịch,… của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của UBND tỉnh tại Quyết định số 1852/QĐ-UBND ngày 26/7/2011 về việc ban hành chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập giai đoạn 2011-2015.

  2. Đa dạng hóa các mối quan hệ và các hình thức hợp tác nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, chú trọng hợp tác khoa học và công nghệ với các tổ chức trong nước và quốc tế. Tăng cường liên kết giữa các Viện nghiên cứu, Trường đại học với các doanh nghiệp sản xuất nhằm nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất.

  3. Khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn về đầu tư và chuyển giao công nghệ gắn liền với dịch vụ tài chính – tín dụng để đẩy nhanh và mở rộng áp dụng các kỹ thuật tiến bộ trong công nghiệp, đổi mới công nghệ và đưa nhanh các công nghệ hiện đại vào các ngành công nghiệp của tỉnh.

  4. Nâng cao vai trò của Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Đồng Nai trong hoạt động tư vấn nghiên cứu khoa học, có cơ chế chính sách khuyến khích Liên hiệp trong công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để đưa nhanh các kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ vào sản xuất. Trong đó ưu tiên cho các dự án, đề án, giải pháp về khoa học công nghệ có tính ứng dụng cao, nâng cao năng suất lao động, sản phẩm mới, vật liệu mới, việc phát triển khoa học công nghệ cần gắn với sản xuất và thị trường.

  5. Ưu tiên nguồn ngân sách tỉnh để thực hiện điều tra hiện trạng công nghệ hàng năm và nghiên cứu hình thành cơ sở dữ liệu năng lực công nghệ của tỉnh để giúp doanh nghiệp theo dõi được trình độ công nghệ của doanh nghiệp mình đang ở mức nào trong mối tương quan với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề, tạo động lực đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể chỉ danh được doanh nghiệp trọng điểm để có biện pháp tác động thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ.

  6. Phát động sâu rộng Hội thi sáng tạo kỹ thuật, thi đua tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Kịp thời động viên, khen thưởng thoả đáng và tôn vinh những cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có đề án nghiên cứu đổi mới công nghệ đem lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất và đời sống.

  7. Đẩy nhanh tiến độ thành lập khu công nghệ cao để nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, nhằm nghiên cứu - phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghệ cao; đồng thời tác động tích cực nâng cao mặt bằng công nghệ trong tỉnh.

  8. Xây dựng các chương trình, chính sách tạo động lực vật chất và tinh thần mạnh mẽ cho các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, trọng dụng và tôn vinh nhân tài khoa học và công nghệ: Chính sách khen thưởng đối với cá nhân có thành tích khoa học và công nghệ có giá trị khoa học và thực tiễn cao; Chương trình ươm mầm tài năng khoa học công nghệ; Chính sách sử dụng cán bộ khoa học – công nghệ đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn khả năng chuyên môn, sức khỏe và tâm huyết với nghề nghiệp; có chính sách thu hút chuyên gia giỏi ở ngoài tỉnh, kể cả nước ngoài công tác cho Đồng Nai.

  9. Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo Chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

        1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Đây là vấn đề ưu tiên giải quyết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tỉnh đang quan tâm phát triển các ngành công nghệ cao, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Do vậy, cần tập trung thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai:

  1. Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhất là cấp cơ sở về kiến thức pháp luật, kỹ năng quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực phát triển công nghiệp.

  2. Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân tài trong tất cả lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là các lĩnh vực cần những đội ngũ chuyên gia, nhân lực trình độ cao, nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục - đào tạo của tỉnh. Xây dựng chương trình đào tạo công nhân lành nghề phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.

  3. Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp trong công tác tự đào tạo đội ngũ doanh nhân, quản lý doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật các ngành thiết kế, chế tạo máy, điều khiển tự động, điện tử tin học để làm chủ các công nghệ được chuyển giao, nghiên cứu thiết kế tạo ra công nghệ nguồn và kiểu dáng sản phẩm riêng và đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình trợ giúp đào tạo đội ngũ doanh nhân, quản lý doanh nghiệp, đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề cho các doanh nghiệp.

  4. Gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở bồi dưỡng đào tạo và doanh nghiệp về nội dung chương trình đào tạo, hoạt động hướng nghiệp, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, tính kỷ luật lao động, phối hợp tạo điều kiện hỗ trợ người lao động chủ động học tập nâng cao trình độ. Thu hút sự hỗ trợ của nước ngoài để đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ. Khuyến khích các doanh nghiệp FDI tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực.

  5. Triển khai có hiệu quả Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh giai đoạn 2011-2015; đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Đồng Nai đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số 2577/QĐ-UBND ngày 29/9/2010. Hỗ trợ đào tạo khởi sự doanh nghiệp, đào tạo nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp cho cán bộ quản lý của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

        1. Giải pháp về thị trường

  1. Thực hiện có hiệu quả Chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh, chú trọng xúc tiến thương mại ngoài nước, mở rộng thị trường nước ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp thâm nhập thị trường mới và xuất khẩu các mặt hàng mới, mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Thường xuyên tổ chức và tham gia các hội chợ trong và ngoài nước, các hoạt động kết nối thị trường, trong đó chú trọng đến các hội chợ quốc tế chuyên ngành. Liên kết các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hợp tác tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, tham gia các hoạt động phát triển thị trường thuộc Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

  2. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghệ cao. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chú trọng thị trường truyền thống và thị trường mới có nhiều tiềm năng... Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã tham gia đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và các dự án, công trình có quy mô lớn.

  3. Tập trung mời gọi đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại và phát triển hệ thống phân phối trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, đa dạng hóa các hình thức phân phối phù hợp với tình hình phát triển của địa phương, từng bước nâng cao mức độ văn minh, hiện đại, tiện lợi trong mua sắm hàng hóa dịch vụ. Vận hành và phát triển hệ thống thương mại điện tử, thông tin thị trường, tạo môi trường thuận lợi cho việc thúc đẩy các doanh nghiệp kết nối các giao dịch điện tử.

  4. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của tỉnh xây dựng mối liên kết chặt chẽ trong việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu.

  5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa lưu thông trên địa bàn tỉnh, chống hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

        1. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh ngành

  1. Đề xuất cơ chế chính sách xây dựng và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, góp phần nâng cao năng lực sản xuất của các ngành công nghiệp điện tử, cơ khí, hóa chất, dệt may,... tập trung hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu phát triển, ứng dụng, hỗ trợ đầu tư và liên kết ngành sản xuất.

  2. Tập trung chuyển đổi cơ cấu ngành hợp lý, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tập trung phát triển các ngành có hàm lượng công nghệ cao, tỷ trọng giá trị tăng cao, có lợi thế so sánh, từng bước giảm tỷ trọng các ngành gia công, sơ chế và khai thác tài nguyên. Ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài đối với các dự án đầu tư sản xuất có hàm lượng công nghệ cao, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, thiết bị, nhằm nâng tỷ lệ đổi mới công nghệ trong sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

  3. Tập trung hoàn thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, vốn đầu tư.... Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm chất lượng và đồng bộ; tập trung triển khai nhanh các dự án kết cấu hạ tầng mang tính trọng điểm, có sức lan tỏa cao làm nền tảng cho phát triển công nghiệp. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển các hoạt động logistic (kho bãi, cầu cảng, dịch vụ vận chuyển, hậu cần) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm bớt chi phí giao dịch.

  4. Tăng cường công tác trao đổi thông tin, đối thoại về những vấn đề doanh nghiệp quan tâm, đồng thời chia sẻ thông tin từ chính cộng đồng doanh nghiệp, góp phần cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời cho doanh nghiệp để định hướng sản xuất kinh doanh. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu, dự báo và phổ biến kịp thời, công khai các thông tin kinh tế đến các doanh nghiệp và các hiệp hội, bổ sung và hoàn thiện các quy hoạch phát triển ngành, giúp doanh nghiệp định hướng cho việc sản xuất kinh doanh. Tiếp tục thực hiện công tác kiện toàn, sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp mà nhà nước có vốn sở hữu và nắm chi phối. Tập trung xây dựng các tổng công ty mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò chủ đạo, đầu tàu, cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác theo cơ chế thị trường.

  5. Phát huy vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong việc vận động, liên kết, hợp tác, hỗ trợ các doanh nghiệp, kịp thời kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước về các giải pháp, chính sách liên quan đến công tác hoạch định, phát triển của ngành nhằm bảo vệ tốt lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp.

        1. Giải pháp về môi trường

  1. Tuyên truyền cho các doanh nghiệp nắm rõ các quy định của Nhà nước về môi trường, góp phần nâng cao ý thức trong bảo vệ môi trường. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phổ biến, áp dụng các mô hình, tiêu chuẩn kỹ thuật về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm ô trường.

  2. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp môi trường tỉnh Đồng Nai tạo cơ sở cho công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các hoạt động sản xuất, định hướng thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển ngành công nghiệp môi trường. Hạn chế việc thu hút công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm.

  3. Thực hiện lồng ghép việc phát triển ngành công nghiệp môi trường vào các quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp môi trường, khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ môi trường đủ năng lực đáp ứng cơ bản nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

  4. Đẩy mạnh xã hội hóa thu hút các thành phần kinh tế tham gia ngành công nghiệp môi trường nhằm tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư. Từng bước hình thành ngành công nghiệp môi trường có khả năng cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ, sản phẩm môi trường phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường nhằm ngăn ngừa, xử lý, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường

  5. Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tập trung các khu công nghiệp, đồng thời đẩy mạnh việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải của các cụm công nghiệp, đảm bảo đến năm 2020 có khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh số 195/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 về việc điều chỉnh, bổ sung một số Điều Nghị quyết số 125/2008/NQ-HĐND ngày 05/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Tổ chức thực hiện Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 21/6/2011 của của UBND tỉnh Đồng Nai về việc tiếp tục tăng cường quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Triển khai thực hiện lộ trình di dời các cơ sở thường xuyên gây ô nhiễm môi trường nằm xen kẻ các khu dân cư vào khu, cụm công nghiệp có hệ thống thu gom và xử lý chất thải, nước thải tập trung theo quy định.

  6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, nhằm nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, thời gian qua tỉnh đã triển khai toàn bộ nội dung Quyết định 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020. Tổ chức tập huấn cho các cán bộ làm công tác tư vấn phát triển công nghiệp, trưởng phó phòng kinh tế các huyện, thị xã và trưởng, phó Ban Quản lý dự án trên địa bàn tỉnh.
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương