PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH


IV.2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP



tải về 2.2 Mb.
trang16/22
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích2.2 Mb.
#2019
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   22

IV.2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

IV.2.1. Mục tiêu chung

Xây dựng định hướng và các giải pháp để phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, có tính đến năm 2025, nhằm thực hiện mục tiêu chung của tỉnh là trở thành tỉnh cơ bản công nghiệp hoá – hiện đại hóa vào năm 2015 và là tỉnh công nghiệp có nền tảng kinh tế - văn hóa – xã hội công nghiệp hoá – hiện đại hoá và kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại vào năm 2020.



IV.2.2. Mục tiêu cụ thể

    • GDP công nghiệp tăng bình quân trong các giai đoạn 2011- 2015, 2016- 2020 và 2021-2025 lần lượt là 13,5-14%, 13-13,5% và 11,5-12%.

  • Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trong các giai đoạn 2011- 2015, 2016- 2020 và 2021-2025 lần lượt là 17,2%, 16% và 15%.

  • Nâng tỷ trọng các ngành công nghiệp cơ khí, điện - điện tử và hoá chất ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp tỉnh.

  • Tỷ trọng công nghiệp chế tạo trong giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 khoảng 26-28%.

  • Tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu đến năm 2025 khoảng 12-14%.

  • Nâng tỷ lệ giá trị gia tăng trong giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 chiếm khoảng 28-32%.

IV.3. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

IV.3.1. Ngành công nghiệp cơ khí

    1. Quan điểm

  • Ưu tiên đầu tư phát triển ngành công nghiệp cơ khí và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, với tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của công nghiệp toàn tỉnh, theo hướng thu hút mạnh ngành sản xuất những sản phẩm công nghệ cao, giá trị gia tăng cao.

  • Tập trung phát triển CNHT một số lĩnh vực trọng tâm như CNHT cơ khí ô tô, xe máy; cơ khí chế tạo; cơ khí xây dựng, tiêu dùng. Tạo nền tảng cho phát triển các ngành công nghiệp lắp ráp và sản xuất, chế tạo sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh. Bên cạnh đó tận dụng năng lực chế tạo để sản xuất linh kiện, phụ tùng, thiết bị... phục vụ các ngành, lĩnh vực công nghiệp khác.

  • Phát triển CNPT ngành cơ khí phải có sự chọn lọc về công nghệ, sản phẩm... phù hợp với điều kiện phát triển ngành cơ khí trong từng thời kỳ, trong đó theo hướng ưu tiên khuyến khích thu hút đầu tư sản xuất sản phẩm bằng công nghệ chế tạo hiện đại, công nghệ cao, phát triển CNHT vật liệu phục vụ cho các lĩnh vực chế tạo... và ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

    1. Mục tiêu

  1. Tăng trưởng GTSXCN

Giai đoạn 2011 – 2025, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp cơ khí đạt 20,5%/năm. Giai đoạn 2011 -2015, tăng trưởng cao 24%/năm, do tập trung đầu tư và thu hút đầu tư phát triển; giai đoạn 2016 – 2020: 20,8%/năm; giai đoạn 2021 – 2025: 16,7%/năm.

GTSXCN

GTSXCN (Tỷ đồng)

Tốc độ tăng BQ (%)

2010

2015

2020

2025

2011-2015

2016-2020

2021-2025

2011-2025

Toàn ngành CN

102.513

226.210

475.118

955.633

17,2

16,0

15,0

16,0

CN cơ khí

14.133

41.432

106.621

231.028

24,0

20,8

16,7

20,5

Tỷ trọng (%)

13,8

18,3

22,4

24,2

 

 

 

 

  1. Cơ cấu

Với mục tiêu tăng trưởng cao và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu, dự báo cơ cấu ngành công nghiệp cơ khí đến năm 2025 chiếm tỷ trọng 24,2% GTSXCN toàn ngành, năm 2020 chiếm tỷ trọng là 22,4%, năm 2015 chiếm tỷ trọng 18,3%.

    1. Định hướng quy hoạch phát triển

3.1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực

  • Dự báo tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 – 2015, 2016 – 2020, và 2021 - 2025 tương ứng lần lượt là 10%/năm, 8,1%/năm và 4,1%/năm.

  • Số lượng lao động của ngành công nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, 2020 và 2025 tương ứng lần lượt là 81.100 người, 119.750 người và 146.600 người.

  • Cơ cấu lao động của ngành đến năm 2015, 2020 và 2025 tương ứng lần lượt là 12%, 14,5% và 15,5%.

3.2. Nhu cầu vốn phát triển ngành công nghiệp cơ khí

Ngành công nghiệp cơ khí là ngành đòi hỏi vốn rất lớn, nếu tính toán theo hệ số bình quân chung toàn ngành thì nhu cầu vốn đầu tư cho ngành giai đoạn 2011 - 2025 khoảng 19,4 tỷ USD (giá 2010), chiếm 26,2% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp tỉnh, trong đó:



  • Giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 2,2 tỷ USD, chiếm 21,1% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 446,4 triệu USD.

  • Giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 6,6 tỷ USD, chiếm 26,8% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 1,3 tỷ USD.

  • Giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 10,5 tỷ USD, chiếm 27% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 2,1 tỷ USD.

3.3. Định hướng thu hút đầu tư ngành công nghiệp cơ khí

  1. Mục tiêu: mời gọi đầu tư các dự án thành phần vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó:

  • Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao (công nghệ cơ – điện tử hiện đại); Phát triển các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, gia công, sửa chữa máy móc thiết bị và cấu kiện trang thiết bị xây dựng công nghiệp; cơ khí ô tô, xe máy; cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm (thiết bị chế biến lúa gạo, thiết bị chế biến sắn, thiết bị chế biến cao su; thiết bị chế biến chè, thiết bị chế biến mía đường, thiết bị chế biến điều, thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi, thiết bị sản xuất cồn nhiên liệu, thiết bị chế biến thuỷ hải sản,... cơ khí phục vụ các ngành công nghiệp chủ yếu.

  • Khuyến khích đầu tư chiều sâu, củng cố và hoàn thiện các dây chuyền máy móc thiết bị công nghệ cơ bản như đúc, rèn, nhiệt luyện, làm chắc bề mặt,...

  1. Định hướng sản phẩm thu hút đầu tư: gồm các dự án sản xuất thuộc lĩnh vực sau:

    • Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí:

      • Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí ô tô: (1) Động cơ và chi tiết động cơ: Thân máy, piston, trục khuỷu, thanh truyền, bánh răng, cụm ống xả, xi lanh, cụm đầu xi lanh, trục cam, xéc-măng, van động cơ; (2) Hệ thống bôi trơn: Bộ lọc dầu, bộ làm mát, bộ tản nhiệt, bơm dầu, các loại van; (3) Hệ thống làm mát: Bộ tản nhiệt, két nước, quạt gió, van hằng nhiệt, bơm nước; (4) Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Thùng nhiên liệu, bộ lọc nhiên liệu, bộ lọc không khí, ống dẫn bơm nhiên liệu, bộ chế hòa khí, hệ thống phun nhiên liệu; (5) Khung - thân vỏ - cửa xe: Các chi tiết dạng tấm đột dập, sắt xi, thùng xe tải, bậc lên xuống, cụm cửa xe; (6) Hệ thống treo: Nhíp, lò xo đàn hồi, bộ giảm chấn; (7) Bánh xe: Lốp xe, vành bánh xe bằng hợp kim nhôm; (8) Hệ thống truyền lực: Ly hợp, hộp số, cầu xe, trục các đăng; (9) Hệ thống lái; (10) Hệ thống phanh; (11) Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: Đèn, còi, đồng hồ đo các loại; (12) Hệ thống xử lý khí thải ô tô.

      • Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí xe máy: Các dự án mở rộng quy mô, phát triển sản xuất các cơ sở sản xuất hiện có sản xuất linh kiện, phụ tùng xe máy, hệ truyền lực, hộp số; động cơ xe máy,...

      • Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo: (1) Khuôn mẫu, đồ gá: Khuôn dập, khuôn đúc, đồ gá gia công, đồ gá kiểm tra; (2) Dụng cụ - dao cắt: Dao điện, dao phay, mũi khoan; (3) Phụ tùng máy gia công cơ khí, phụ tùng máy hàn; (4) Dụng cụ đo lường, kiểm tra dùng trong cơ khí: Thước đo, máy đo 3 chiều, máy phân tích thành phần kim loại, máy siêu âm mối hàn; (5) Chi tiết máy: Bu lông cường độ cao, ốc vít cường độ cao, ổ bi, bạc lót, bánh răng, van, khớp các loại, vỏ máy, chi tiết đột dập, hộp biến tốc, xi lanh thủy lực, phụ tùng máy động lực, phụ tùng máy nông nghiệp; (6) Thép chế tạo.

      • Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí công nghệ cao: (1) Các loại khuôn mẫu: Khuôn mẫu có độ chính xác cao, khuôn đúc nhựa có độ chính xác cao; (2) Các loại chi tiết cơ khí tiêu chuẩn chất lượng cao: Các loại đai ốc, bu lông, ốc vít có độ chính xác cao dùng cho các thiết bị điện tử, cơ điện tử, điện tử y tế, rô bốt công nghiệp.

    • Máy móc thiết bị, sản phẩm ngành cơ khí và vật liệu kim loại:(1) Các sản phẩm máy công nghiệp như máy cắt gọt kim loại, máy rèn dập, máy gia công các loại, máy công cụ chuyên dụng để trang bị cho ngành cơ khí theo hướng tự động hóa. (2) Dụng cụ thiết bị gia dụng như quạt điện, xe đạp, xe máy, bếp gas, tủ lạnh, điều hoà không khí, máy giặt, bếp điện, máy nước nóng, dụng cụ trong hệ thống cấp nước gia đình, đồ dùng nhà bếp. (3) Sản xuất các loại kết cấu kim loại, thiết bị có thiết kế và kết cấu khác nhau như cấu kiện thép cho xây dựng, tấm lợp kim loại, các loại bồn thùng, bệ chứa bằng kim loại, các loại dụng cụ phục vụ xây dựng, phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến. (4) Sản xuất trang thiết bị điện, cơ điện tử. (5) Vật liệu kim loại.

    • Nhóm sản phẩm lĩnh vực công nghiệp môi trường: (1) Thiết kế và chế tạo dây chuyền xử lý chất thải (rắn, lỏng) bằng công nghệ sinh học; (2) Thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải tiên tiến khác.

  1. Hình thức đầu tư: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

  2. Địa điểm: các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

IV.3.2. Ngành công nghiệp điện - điện tử và công nghệ thông tin

    1. Quan điểm

    • Ngành công nghiệp điện - điện tử và công nghệ thông tin là ngành gắn liền với công nghệ cao, công nghệ hiện đại, sự phát triển của ngành điện – điện tử và công nghệ thông tin mang liệu hiệu quả kinh tế xã hội cao, thúc đẩy sự phát triển của mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống. Do vậy, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp điện – điện tử và công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp điện – điện tử và công nghệ thông tin trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, với tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của công nghiệp toàn tỉnh và hướng tới mũi nhọn về xuất khẩu.

    • Phát triển CNHT ngành điện – điện tử và công nghệ thông tin trên cơ sở phát triển một số nhóm ngành đã có thế mạnh sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như thiết bị điện, vật liệu điện, linh kiện điện tử... Đồng thời, hỗ trợ tạo điều kiện phát triển một số nhóm ngành hỗ trợ đang có nhu cầu phát triển để phục vụ cho công nghiệp sản xuất sản phẩm điện - điện tử và công nghệ thông tin.

    • Tạo môi trường chuyển giao công nghệ thông qua hợp tác sản xuất giữa các công ty, các tập đoàn sản xuất đa quốc gia với các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Tạo điều kiện chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, quản lý từ các tập đoàn sản xuất đa quốc gia cho doanh nghiệp trong nước khi tham gia vào sản xuất sản phẩm hỗ trợ ngành điện – điện tử và công nghệ thông tin.

    • Đảm bảo đủ năng lực cung ứng nhu cầu linh phụ kiện điện, điện tử cho thị trường trong nước, hướng đến thị trường khu vực và quốc tế. Mở rộng và đẩy mạnh thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành điện – điện tử và công nghiệp thông tin, xác định thị trường xuất khẩu là thị trường quan trọng.

    1. Mục tiêu

  1. Tăng trưởng GTSXCN

Tăng trưởng ngành công nghiệp điện - điện tử và công nghệ thông tin dựa trên tiềm năng thu hút đầu tư và sự phát triển của ngành trong thời gian qua, trên cơ sở định hướng phát triển thành một ngành công nghệp mũi nhọn thời gian tới, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2025 là 22,1%/năm, trong đó: Giai đoạn 2011-2015: 23%/năm; Giai đoạn 2016-2020: 20,5%/năm; Giai đoạn 2021-2025: 23%/năm.

GTSXCN

GTSXCN (Tỷ đồng)

Tốc độ tăng BQ (%)

2010

2015

2020

2025

2011-2015

2016-2020

2021-2025

2011-2025

Toàn ngành CN

102.513

226.210

475.118

955.633

17,2

16,0

15,0

16,0

CN điện - điện tử và CNTT

9.840

27.703

74.510

197.617

23,0

20,5

23,0

22,1

Tỷ trọng (%)

9,6

12,2

15,7

20,7

 

 

 

 



  1. Cơ cấu

Với mục tiêu tăng trưởng cao và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu, dự báo cơ cấu ngành công nghiệp điện - điện tử và công nghệ thông tin đến năm 2015 chiếm tỷ trọng 12,2%, năm 2020 chiếm tỷ trọng 15,7% và năm 2025 chiếm tỷ trọng là 20,7%, là ngành chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong các ngành công nghiệp chủ yếu, sau ngành công nghiệp cơ khí.

    1. Định hướng quy hoạch phát triển

3.1. Định hướng về nguồn nhân lực

  • Dự báo tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 – 2015, 2016 – 2020, và 2021 - 2025 tương ứng lần lượt là 7,9%/năm, 6,8%/năm và 6,2%/năm.

  • Số lượng lao động của ngành điện – điện tử trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, 2020 và 2025 tương ứng lần lượt là 50.400 người, 70.000 người và 94.600 người.

  • Cơ cấu lao động của ngành đến năm 2015, 2020 và 2025 tương ứng lần lượt là 7,5%, 8,5% và 10%.

  • Tỷ lệ số lượng sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông sau khi tốt nghiệp ở các trường Đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ tham gia gia thị trường lao động quốc tế đến năm 2015 là 30%; đến năm 2020 là 80%.

3.2. Định hướng phát triển thương mại điện tử

Đẩy mạnh phát triển sàn giao dịch thương mại điện tử đến tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhằm tăng tỷ lệ giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh nghiệp với người tiêu dùng. Dự báo đến năm 2020 số lượng doanh nghiệp tham gia phát triển thương mại điện tử như sau:

- 60% doanh nghiệp tiến hành giao dịch thương mại điện tử thuộc loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp với người tiêu dùng;

- 100% doanh nghiệp sử dụng thư điện tử trong hoạt động;

- 60% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp;

- 30% doanh nghiệp tham gia các website thương mại điện tử để mua bán các sản phẩm hàng hóa dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- 10% doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý sản xuất và kinh doanh.

3.3. Nhu cầu vốn ngành điện, điện tử - công nghệ thông tin

Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành công nghiệp điện - điện tử giai đoạn 2011 - 2025 khoảng 15,5 tỷ USD (giá 2010), chiếm 21% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp tỉnh, trong đó:



  • Giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 1,5 tỷ USD, chiếm 14,3% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 291,5 triệu USD.

  • Giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 4,4 tỷ USD, chiếm 17,8% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 876,7 triệu USD.

  • Giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 9,7 tỷ USD, chiếm 24,8% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 1,9 tỷ USD.

3.4. Định hướng thu hút đầu tư

  1. Mục tiêu: mời gọi đầu tư các dự án thành phần ngành công nghiệp điện – điện tử và công nghệ thông tin vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó:

  • Cấu trúc lại ngành công nghiệp điện - điện tử của tỉnh theo hướng di chuyển dần từ lắp ráp đơn giản, sử dụng nhiều lao động, giá trị gia tăng thấp... sang sản xuất, thiết kế và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đảm bảo phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

  • Phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin trên cơ sở phát triển một số nhóm sản phẩm đã có thế mạnh sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như trang thiết bị điện, vật liệu điện... và sản phẩm điện tử (linh kiện, thiết bị điện tử, bưu chính viễn thông, tin học...). Đồng thời, tập trung ưu tiên cao sản xuất các sản phẩm công nghệ cao trong viễn thông, công nghệ thông tin; thiết bị về điện tử; thiết bị khoa học; thiết bị tư động hóa; vật liệu điện tử, quang tử; gốm sứ kỹ thuật, vật liệu cho năng lượng, công nghiệp hỗ trợ ngành điện – điện tử và công nghệ thông tin.

  • Ưu tiên thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Hình thành các tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, đủ năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm mới có công nghệ cao.

  1. Định hướng ngành nghề thu hút đầu tư: gồm các dự án sản xuất thuộc lĩnh vực sau:

    • Công nghiệp hỗ trợ ngành điện – điện tử và công nghệ thông tin: (1) Linh kiện điện tử - quang điện tử cơ bản: Transistor, mạch tích hợp, cảm biến, điện trở, tụ, điôt, ăngten, thyristor; (2) Linh kiện thạch anh; (3) Vi mạch điện tử; (4) Vật liệu sản xuất linh kiện điện tử: Chất bán dẫn, vật liệu từ cứng, vật liệu từ mềm, chất cách điện tích cực; (5) Linh kiện phục vụ công nghiệp lắp ráp sản phẩm điện tử: Linh kiện nhựa, linh kiện cao su, chi tiết cơ - điện tử, linh kiện kính; (6) Pin dùng cho máy vi tính xách tay, điện thoại di động; (7) Linh kiện điện - điện tử ngành công nghiệp ô tô: Nguồn điện: Ắcquy, máy phát điện; Thiết bị đánh lửa: Bugi, cao áp, biến áp; Rơle khởi động, động cơ điện khởi động; Dây điện, đầu nối, cầu chì, các loại cảm biến, thiết bị tự động điều khiển, bộ xử lý; (8) Các loại linh kiện điện tử, mạch vi điện tử để phát triển các thiết bị: Thiết bị ngoại vi, máy vi tính, đồ điện tử gia dụng, thiết bị nghe nhìn, pin mặt trời; (9) Các cụm linh kiện, phụ tùng cho hệ thống thiết bị sản xuất điện năng từ năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

    • Nhóm sản phẩm công nghệ cao trong viễn thông, công nghệ thông tin: (1) Điện thoại di động, các loại phụ kiện cho tổng đài và một số hệ thống viễn thông, đầu cuối vệ tinh; (2) Cáp quang và các loại cáp viễn thông; (3) Máy tính và các thiết bị ngoại vi; (4) Ổ đĩa cứng, đĩa laser; (5) RAM dung lượng lớn; (5) Màn hình phẳng, màn hình có độ phân giải cao; (6) Máy tính hiệu năng cao; (7) Máy tính và hệ thống nhúng; (8) Trang thiết bị RFID; (9) Hệ thống chứng thực điện tử; (10) Phần mềm giá trị gia tăng trên mạng điện thoại di động và các hệ thống băng rộng; (11) Các phần mềm an toàn an ninh máy tính và mạng; (12) Phần mềm và thiết bị phiên dịch tự động; (13) Phần mềm và thiết bị để nhận biết âm thanh; (14) Phần mềm và thiết bị nhận dạng chữ viết, hình ảnh.

    • Thiết bị về điện tử: (1) Mạch in; (2) Bảng mạch điện và bảng điều khiển; (3) Ống vi sóng, các loại van và ống khác; (4) Thiết bị bán dẫn (điốt, máy chuyển dòng, thristor, diac, triac, thiết bị cảm ánh sáng); (5) Mạch tích hợp điện tử và các vi lắp ráp (các đơn vị tích hợp nguyên số hóa, các đơn vị tích hợp nguyên phi số hóa, các mạch tích hợp lai ghép); (6) Tinh thể áp điện; (7) Các tụ cố định (tantali cố định, tụ nhôm điện phân cố định, tụ gốm điện môi cố định đơn và đa lớp); (8) Các máy điện chuyên dụng, máy gia tốc phân tử; (9) Các thiết bị âm thanh điện tử hoặc tín hiệu hình ảnh; (10) Chất bán dẫn và các linh kiện điện tử kỹ thuật cao.

    • Máy móc, thiết bị: (1) Các tuốc bin khí; (2) Các thiết bị tách các chất đồng vị; (3) Các thiết bị hoạt động bằng tia laser hoặc quy trình ánh sáng hoặc chùm photon, siêu thanh, phóng điện hoặc hóa-điện, chùm điện tử, chùm ion, phun plasma; (4) Các máy điều khiển bằng số (máy tiện, khoan, nghiền, xay, mài, uốn, gấp, cán, xén, đục lỗ, hàn, hàn cầu võng, hàn cầu võng plasma kim loại).

    • Thiết bị tự động hóa: (1) Trang, thiết bị phục vụ thiết kế và chế tạo với sự trợ giúp của máy tính (CAD/CAM); (2) Trang, thiết bị phục vụ tự động hóa tích hợp toàn diện cho quá trình sản xuất, đo lường, xử lý thông tin, dự báo thời tiết và thiên tai, bảo vệ môi trường; (3) Trang, thiết bị phục vụ công nghệ điều khiển số bằng máy tính (CNC) trong gia công chế tạo, máy công cụ; (4) Robot công nghiệp; trang, thiết bị robot; (5) Thiết bị chế tạo vật liệu nano, thiết bị ứng dụng công nghệ nano.

    • Vật liệu điện tử, quang tử: (1) Vật liệu từ ứng dụng trong công nghiệp điện tử: nam châm đất hiếm, các vật liệu vô định hình và vi tinh thể, vật liệu từ nano, sử dụng các hiệu ứng từ nhiệt từ trở khổng lồ; (2) Vật liệu và linh kiện cảm biến (bán dẫn, siêu dẫn, các chất dẫn điện mới, gốm áp điện) sử dụng trong các thiết bị đo, trong các thiết bị tự động hóa, trong sinh học và y học; (3) Vật liệu và linh kiện quang-điện tử (optoelectronics) và quang tử (photonics) phục vụ cho lĩnh vực viễn thông, tự động hóa. Vật liệu và linh kiện bán dẫn thu nhận ánh sáng, vật liệu và linh kiện bán dẫn phát quang, laze bán dẫn, các vật liệu quang phi tuyến, dây dẫn quang, dây dẫn quang có khuếch đại, laze dây, đĩa quang, các vật liệu quang-điện hóa v.v ; (4) Giấy dẫn điện (bucky paper); (5) Mực dẫn điện.

    • Gốm sứ kỹ thuật: (1) Gốm sứ cho công nghiệp điện - điện tử; (2) Vật liệu sứ cách điện cao thế; (3) Vật liệu sứ kỹ thuật cao (sứ chịu nhiệt, sứ chịu mài mòn); (4) Gốm áp điện; (5) Vật liệu thủy tinh cách điện cao thế; (6) Gốm điện tử (electronic ceramics).

    • Vật liệu cho năng lượng: (1) Vật liệu dùng cho chế tạo các nguồn điện cao cấp. Một phần thay thế cho các nguồn năng lượng truyền thống dùng than và dầu; (2) Vật liệu điện hóa tiên tiến chế tạo các nguồn điện cao cấp chuyên dụng như Li-ion, Ni-Cd, Ni-MH dùng trong các thiết bị điện tử viễn thông, điện thoại, máy tính xách tay, ô tô, xe máy xe đạp chạy điện; (3) Pin nhiên liệu hydro; (4) Pin năng lượng mặt trời để đun nước, phát điện; (5) Pin nhiên liệu methanol, pin sinh học.

  1. Hình thức đầu tư: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

  2. Địa điểm: các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương