PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH


Định hướng thu hút đầu tư ngành khai thác & SXVLXD



tải về 2.2 Mb.
trang19/22
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích2.2 Mb.
#2019
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

3.3. Định hướng thu hút đầu tư ngành khai thác & SXVLXD

  1. Mục tiêu: mời gọi đầu tư các dự án thành phần vào các khu, cụm công nghiệp, điểm quy hoạch khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, trong đó:

  • Thu hút đầu tư trong và ngoài nước các dự án sản xuất sản phẩm kỹ thuật cao như gốm sứ cao cấp, gốm sứ kỹ thuật điện, thuỷ tinh cao cấp… nghiên cứu các mặt hàng vật liệu mới, vật liệu nhẹ, compozit và các sản phẩm gốm sứ tiêu dùng khác, đảm bảo phát triển bền vững, đặc biệt quan tâm đến giảm thiểu tác động môi trường sinh thái.

  • Phát huy đầu tư của các cơ sở sản xuất các sản phẩm hiện có, đầu tư chiều sâu đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm kỹ thuật cao, nghiên cứu các mặt hàng vật liệu mới.

  1. Định hướng ngành nghề thu hút đầu tư: gồm các dự án sản xuất thuộc lĩnh vực sau:

  • Ưu tiên đầu tư đổi mới công nghệ, dây chuyền thiết bị, giảm tiêu hao năng lượng, tài nguyên và đảm bảo tiêu chuẩn môi trường trong quy trình sản xuất và sản phẩm tiêu thụ cho các nhóm sản phẩm: (1) Nhóm vật liệu xây dựng thông thường (đá, cát xây dựng, sét gạch ngói,...); (2) Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng không nung và vật liệu nhẹ, thông minh, tiết kiệm năng lượng; (3) Nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh xuất khẩu (gốm, sứ vệ sinh, gạch men ốp lát, granít nhân tạo,...).

  1. Hình thức đầu tư: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

  2. Địa điểm: các khu, cụm công nghiệp, điểm quy hoạch khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

IV.3.8. Ngành công nghiệp giấy, sản phẩm từ giấy

1. Quan điểm

Quan tâm đổi mới công nghệ và thiết bị tiên tiến, hiện đại, tự động hóa ở mức cao nhằm tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng và các vật tư sản xuất, bảo vệ môi trường, kết hợp hài hòa giữa đầu tư xây dựng mới với đầu tư chiều sâu, mở rộng các cơ sở hiện có, đảm bảo chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế.



2. Mục tiêu

  1. Tăng trưởng GTSXCN

Với mục tiêu duy trì và phát triển sản xuất, dự báo những năm tới, ngành tiếp tục đầu tư để duy trì tăng trưởng, cụ thể:

GTSXCN

GTSXCN (Tỷ đồng)

Tốc độ tăng BQ (%)

2010

2015

2020

2025

2011-2015

2016-2020

2021-2025

2011-2025

Toàn ngành CN

102.513

226.210

475.118

955.633

17,2

16,0

15,0

16,0

CN giấy, sp từ giấy

2.397

4.076

7.506

11.287

11,2

13,0

8,5

10,9

Tỷ trọng (%)

2,3

1,8

1,6

1,2

 

 

 

 

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2025 là 10,9%/năm, trong đó: Giai đoạn 2011-2015: 11,2%/năm; Giai đoạn 2016-2020: 13%/năm; Giai đoạn 2021-2025: 8,5%/năm.

  1. Cơ cấu

Dự báo cơ cấu của ngành sẽ có xu hướng giảm dần xuống còn 1,8% năm 2015, 1,6% năm 2020 và 1,2% năm 2025.

3. Định hướng quy hoạch phát triển

3.1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực

Năm 2010, lao động ngành công nghiệp giấy, sản phẩm từ giấy là 9.913 người, chiếm 2% lao động công nghiệp của tỉnh. Với mục tiêu phát triển của ngành thời gian tới, dự báo nhu cầu lao động như sau:



  • Số lượng lao động của ngành công nghiệp giấy, sản phẩm từ giấy trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, 2020 và 2025 tương ứng lần lượt là 11.490 người, 12.400 người và 13.250 người.

  • Dự báo tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 – 2015, 2016 – 2020, và 2021 - 2025 tương ứng lần lượt là 3%/năm, 1,5%/năm và 1,3%/năm.

  • Cơ cấu lao động của ngành đến năm 2015, 2020 và 2025 tương ứng lần lượt là 1,7%, 1,5% và 1,4%.

3.2. Nhu cầu vốn phát triển ngành giấy và sản phẩm từ giấy

Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho ngành giai đoạn 2011 – 2025 khoảng 780 triệu USD, chiếm 1,1% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh; trong đó nhu cầu cho từng giai đoạn như sau:



  • Giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 151 triệu USD, chiếm 1,5% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 30,2 triệu USD.

  • Giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 270 triệu USD, chiếm 1,1% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 53,9 triệu USD.

  • Giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 359 triệu USD, chiếm 0,9% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 71,8 triệu USD.

3.3. Định hướng thu hút đầu tư ngành giấy và sản phẩm từ giấy

a) Mục tiêu: mời gọi đầu tư các dự án thành phần vào các khu, cụm công nghiệp, điểm quy hoạch khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, trong đó:



  • Phát huy công suất các nhà máy sản xuất trong các khu công nghiệp, đầu tư phát triển dự án đầu tư đang thực hiện nhằm mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.

  • Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác tiềm năng về nguyên liệu trong nước, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

b) Định hướng ngành nghề thu hút đầu tư: gồm các dự án sản xuất thuộc lĩnh vực sau:

- Đầu tư chiều sâu: đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất sản phẩm giấy và sản phẩm từ giấy đổi mới công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm.

  • Trong thời gian tới tiếp tục tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ và mở rộng sản xuất các cơ sở hiện có theo kế hoạch di dời: Sản xuất giấy, in sao các loại sách báo, băng đĩa; Sản xuất bột giấy, giấy, bao bì bằng giấy, giấy vàng mã, giấy vệ sinh, tã lót bằng giấy; Xuất bản các loại sách báo, tạp chí, tranh trang trí, xuất bản các loại bản đồ, lịch, catalogue.

  • Không thu hút đầu tư mới, mở rộng, nâng công suất đối với các dự án sản xuất bột giấy.

c) Hình thức đầu tư: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

d) Địa điểm: các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.



IV.3.9. Ngành công nghiệp điện – nước

1. Quan điểm

Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện – nước là những ngành công nghiệp thuộc nhóm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung phát triển, quan điểm phát triển ngành công nghiệp điện, nước như sau:



  1. Ngành công nghiệp điện

  • Quan tâm thực hiện việc đầu tư hệ thống lưới điện để đảm bảo việc cung cấp điện được an toàn, ổn định phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt dân cư. Đồng thời phát triển các dạng năng lượng mới như biôga, năng lượng gió, năng lượng mặt trời nhằm tiết kiệm tối đa nguồn năng lượng không tái tạo và đảm bảo môi trường.

  • Công tác đầu tư phát triển hệ thống điện phải đồng bộ, kịp thời, đáp ứng đủ công suất yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Nai.

  1. Ngành công nghiệp nước

  • Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch theo tiêu chuẩn cấp nước cho các đối tượng dùng nước theo định hướng phát triển cấp nước đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trước hết là cấp đủ cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn tỉnh.

  • Khai thác một cách khoa học và hợp lý các nguồn nước, bảo vệ tốt nguồn nước ngầm. Phát triển hệ thống cấp nước các đô thị, góp phần vào thành công phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.

2. Mục tiêu

  1. Tăng trưởng GTSXCN:

Với mục tiêu tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất, đáp ứng các nhu cầu sử dụng, giai đoạn 2006-2010 ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện – nước có tốc độ tăng trưởng bình quân giảm 2,5%/năm. Dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2025 là 3,2%/năm, trong đó: Giai đoạn 2011-2015: 3,5%/năm; Giai đoạn 2016-2020: 3,0%/năm; Giai đoạn 2021-2025: 3%/năm.

GTSXCN

GTSXCN (Tỷ đồng)

Tốc độ tăng BQ (%)

2010

2015

2020

2025

2011-2015

2016-2020

2021-2025

2011-2025

Toàn ngành CN

102.513

226.210

475.118

955.633

17,2

16,0

15,0

16,0

CN giấy, sp từ giấy

820

973

1.128

1.308

3,5

3,0

3,0

3,2

Tỷ trọng (%)

0,8

0,4

0,2

0,1

 

 

 

 

  1. Cơ cấu

Dự báo cơ cấu của ngành có xu hướng giảm dần từ 0,8% năm 2010 xuống còn 0,4% năm 2015, 0,2% năm 2020 và 0,1% năm 2025 do các ngành công nghiệp khác có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn.

3. Định hướng quy hoạch phát triển

3.1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực

Năm 2010, lao động ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện – nước là 1.830 người, chiếm 0,4% lao động công nghiệp của tỉnh. Với mục tiêu phát triển của ngành thời gian tới, dự báo nhu cầu lao động như sau:



  • Số lượng lao động của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện – nước trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, 2020 và 2025 tương ứng lần lượt là 2.300 người, 2.730 người và 3.100 người.

  • Dự báo tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 – 2015, 2016 – 2020, và 2021 - 2025 tương ứng lần lượt là 4,7%/năm, 3,5%/năm và 2,6%/năm.

  • Cơ cấu lao động của ngành duy trì mức 3% qua các năm 2015, 2020 và 2025.

3.2. Quy hoạch phát triển lưới điện

Quy hoạch phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thực hiện theo Quyết định số 5063/QĐ-BCT ngày 04/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020. Cụ thể:



  1. Lưới điện 220kV

- Trạm biến áp: Giai đoạn 2011-2020, xây dựng mới trạm biến án Tp Nhơn Trạch (đưa vào vận hành năm 2013) và trạm biến áp Tam Phước, điện áp 220/110kV, quy mô công suất 2x250MVA. Nâng công suất trạm Trị An thành 2x250MVA, trạm biến áp Sông Mây lên 3x250MVA, tạm biến áp Long Thành lên 3x250MVA, trạm biến áp Tp Nhơn Trạch lên 3x250MVA, trạm biến áp Xuân Lộc lên 2x250MVA.

- Đường dây: Xây dựng mới 97km đường dây 220kV, gồm: đường dây mạch kép nhà máy điện Nhơn Trạch - Tp Nhơn Trạch (16km); đường dây mạch kép Tp Nhơn Trạch – Long Bình (44km); đường dây 4 mạch đấu nối phía 220kV của trạm biến áp 500kV Long Thành chuyển tiếp trên 2 mạch đường dây 220kV Long Thành – Long Bình (10km) và Thủ Đức – Cát Lái (27km). Cải tạo 122km đường dây 220kV, gồm: treo dây 2 mạch đường dây 220kV Long Bình – Bảo Lộc (104km), Long Bình – Trị An (18km).

  1. Lưới điện 110kV

- Trạm biến áp: Xây dựng mới 22 trạm 110kV với tổng công suất 1.348MVA; mở rộng nâng quy mô công suất cho 34 trạm với tổng công suất 1.221MVA.

- Đường dây: Xây dựng mới 183 km đường dây 110kV, cải tạo, nâng tiết diện dây dẫn 253,2 km đường dây 110kV.

  1. Lưới điện trung thế

Giai đoạn 2011-2015, xây dựng mới 642 km đường dây trung thế 22kV, trong đó có 122 km cáp ngầm; cải tạo nâng tiết diện 71 km đường dây trung thế lên cấp 22kV. Xây dựng mới 1.929 trạm biến áp phân phối 22/0,4kV với tổng công suất 811.740 kVA; cải tạo 152 trạm biến áp 15-35/0,4kV với tổng công suất 21.188kVA; cải tạo, nâng quy mô công suất 85 trạm biến áp 22kV với tổng công suất 23.510kVA.

  1. Lưới điện hạ thế

Giai đoạn 2011-2015, xây dựng mới 1.375km đường dây hạ thế; lắp đặt mới 228.000 công tơ hạ thế.

3.3. Quy hoạch phát triển hệ thống cấp nước

Dự báo đến năm 2020, nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất trong tỉnh bao gồm cả nước sạch nông thôn cần khoảng gần 1.000.000 m3/ngày. Hiện tổng công suất các nhà máy nước trong tỉnh mới đạt khoảng 310.000 m3/ngày, đến cuối năm 2012 có thêm Nhà máy nước Nhơn Trạch 2 công suất 100.000 m3/ngày đi vào hoạt động, tổng công suất các nhà máy đạt khoảng 410.000 m3/ngày.

Giai đoạn từ nay đến năm 2020, xây dựng thêm 2-3 nhà máy nước có công suất 100.000-150.000 m3/ngày, bố trí 1-2 nhà máy ở khu vực phía Đông của tỉnh để có thể sử dụng nguồn nước của sông La Ngà. Nâng công suất nhà máy nước Thiện Tân lên 200.000 m3/ngày, nhà máy nước Long Bình lên 50.000 m3/ngày, nhà máy nước Long Khánh lên 15.000 m3/ngày. Nâng cấp nhà máy nước tại các thị trấn trung tâm huyện đạt công suất 5.000 m3/ngày cấp nước đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu vực nông thôn xung quanh. Xây dựng các nhà máy nước công suất 3.000-5.000 m3/ngày tại các thị trấn mới và tại các khu công nghiệp, nguồn nước cấp cho các nhà máy nước có thể khai thác nguồn nước mặt hoặc nguồn nước ngầm. Huy động có nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà máy, trạm xử lý nước 1.000-2.500 m3/ngày cấp nước sinh hoạt ở các xã, cụm xã, khu dân cư nông thôn phi nông nghiệp. Đến 2020, tổng công suất hệ thống cấp nước máy toàn tỉnh đạt khoảng 780.000-800.000 m3/ngày, đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho 100% dân số đô thị, một phần lớn dân số nông thôn và cấp nước cho các ngành kinh tế.

Tại các khu vực dân cư nông thôn chưa có điều kiện cấp nước máy, triển khai chương trình nước sạch nông thôn kết hợp Nhà nước nhân dân cùng làm, xây dựng công trình cấp nước tập trung có bể lọc, khử trùng, bơm dẫn cấp nước cho nhiều hộ gia đình hoặc làm giếng khoan bơm kết hợp bể chứa có lắng, lọc cấp nước hợp vệ sinh ở quy mô hộ gia đình.



3.4. Nhu cầu vốn phát triển ngành công nghiệp điện – nước

Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho ngành giai đoạn 2011 – 2025 khoảng 3,4 tỷ USD, chiếm 4,7% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh; trong đó nhu cầu cho từng giai đoạn như sau:



  • Giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 0,9 tỷ USD, chiếm 8,9% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 182,7 triệu USD.

  • Giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 1,2 tỷ USD, chiếm 5% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 244,4 triệu USD.

  • Giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 1,3 tỷ USD, chiếm 3,4% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 262,6 triệu USD.

IV.4. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Quan điểm phát triển

  • Phát triển khu, cụm công nghiệp phải quan tâm đến bảo vệ môi trường, phù hợp nhu cầu phát triển của địa phương, phải dựa vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Vùng KTTĐPN, quy hoạch của Tỉnh và của các địa phương trong Vùng.

  • Kết hợp chặt chẽ việc phát triển khu, cụm công nghiệp với việc chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch khu, cụm công nghiệp với quy hoạch khu đô thị, khu dân cư và các dịch vụ phục vụ sẽ là nhân tố bảo đảm phát triển bền vững. Đối với những khu, cụm công nghiệp liền kề, việc quy hoạch cần phải đảm bảo tính kết nối hạ tầng kỹ thuật chung giữa các KCN trên địa bàn.

  • Huy động đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng các khu công nghiệp đã hoạt động, tiếp tục xây dựng các khu công nghiệp mới có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ trong và ngoài hàng rào, có các dịch vụ, tiện ích phục vụ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp và công nhân trong khu công nghiệp. Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng trong và ngoài các khu công nghiệp thuộc danh mục quy hoạch khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

  • Ưu tiên phát triển các khu công nghệ cao, khu công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chuyên ngành. Thực hiện chuyển đổi công năng KCN Biên Hoà I thành khu đô thị thương mại dịch vụ. Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp phải đảm bảo các điều kiện thành lập cụm công nghiệp theo quy định, gắn liền với khả năng về tỷ lệ lấp đầy để đảm bảo hiệu quả trong đầu tư xây dựng cụm công nghiệp.

  • Phát triển khu công nghiệp gắn với xây dựng khu dịch vụ - đô thị, khu chung cư cho người lao động với các công trình dịch vụ xã hội. Hạn chế phát triển khu công nghiệp tại các trung tâm đô thị lớn, khuyến khích đầu tư xây dựng các khu công nghiệp về địa bàn nông thôn, vùng khó khăn.

  • Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, lấp đầy diện tích cho thuê tại các khu công nghiệp, ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp thu hút các dự án đầu tư công nghiệp kỹ thuật cao, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng cao, công nghiệp hỗ trợ.

2. Mục tiêu phát triển

  1. Mục tiêu chung

Tập trung vận động thu hút đầu tư để lấp đầy các khu công nghiệp đã thành lập, đồng thời, phải tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch quỹ đất phát triển các khu công nghiệp, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về đất cho việc phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung.

  1. Mục tiêu cụ thể

    • Đối với khu công nghiệp

+ Đến năm 2015, tiếp tục vận động thu hút đầu tư để lấp đầy 30 khu công nghiệp đã thành lập, với tổng diện tích là 9.573,77 ha. Điều chỉnh, mở rộng diện tích 6 khu công nghiệp theo Công văn số 964/TTg-KTN ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích là 764 ha, nâng tổng số diện tích 30 khu công nghiệp đã thành lập đến năm 2015 là 10.337,77ha.

+ Sau năm 2015, chuyển đổi công năng “Khu công nghiệp Biên Hòa I” thành “Khu đô thị, thương mại và dịch vụ” theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục vận động thu hút đầu tư để lấp đầy 29 khu công nghiệp đã thành lập, với tổng diện tích 29 KCN là 10.002,77 ha. Hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động 04 khu công nghiệp bổ sung mới và 3 khu công nghiệp chuyên ngành đặc thù, đến năm 2020 nâng số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh lên 36 khu công nghiệp, với tổng diện tích là 11.851,77 ha.

+ Sau năm 2020, tiếp tục rà soát hiệu quả hoạt động các khu công nghiệp, khi có nhu cầu đầu tư sẽ nâng cấp cụm công nghiệp, chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng, mặt bằng thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp thời kỳ sau năm 2020.


    • Đối với cụm công nghiệp

+ Điều chỉnh số lượng cụm công nghiệp và diện tích các cụm công nghiệp đã được phê duyệt theo Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa từ 47 cụm với tổng diện tích là 2.485, 39 ha giảm xuống còn 40 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 2.137,39 ha.

+ Đến năm 2025, huy động đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động theo quy hoạch 40 cụm công nghiệp, đồng thời chuyển các cụm công nghiệp có đủ điều kiện thành các khu công nghiệp.

- Đối với cụm cơ sở ngành nghề nông thôn: Giai đoạn 2012-2020, tập trung triển khai xây dựng hạ tầng và đưa vào hoạt động 06 cụm cơ sở ngành nghề nông thôn, với tổng diện tích là 20,6 ha.
3. Định hướng quy hoạch phát triển

3.1. Mô hình phát triển khu, cụm công nghiệp

Đa dạng hóa mô hình các khu, cụm công nghiệp hướng tới nhu cầu của các nhà đầu tư. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các rào cản thương mại, đầu tư có xu hướng giảm dần, mức độ cạnh tranh thu hút nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn cũng sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Sức hấp dẫn của các khu công nghiệp sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút nguồn vốn đầu tư. Do đó định hướng phát triển các khu công nghiệp tiếp tục nghiên cứu áp dụng một số mô hình khu công nghiệp sau:



  1. Mô hình khu, cụm công nghiệp tập trung đồng ngành: tập trung các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc cùng một ngành từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng vào một khu vực để giảm chi phí sản xuất, tập trung trao đổi thông tin, phát huy sức mạnh tổng hợp, tăng sức cạnh tranh của toàn ngành. Trong đó. Ưu tiên hình thành

  2. Khu liên hợp công, nông nghiệp: Đây là khu liên hợp chiếm diện tích lớn để gắn kết sản xuất công nghiệp với vùng nguyên liệu, liên kết quá trình công nghiệp hóa với đô thị. Đây là mô hình có nhiều ưu điểm sẽ khắc phục được những hạn chế của mô hình khu công nghiệp tập trung hiện nay, giải quyết đồng bộ các vấn đề trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

  3. Khu công nghệ cao: Đây là mô hình khu kinh tế kỹ thuật đa chức năng nhằm nghiên cứu - phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, từng bước hình thành ngành công nghiệp mũi nhọn để tạo động lực phát triển, nâng cao hiệu quả nền kinh tế và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương