PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH


IV.3.3. Ngành công nghiệp hóa chất, cao su, plastic



tải về 2.2 Mb.
trang17/22
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích2.2 Mb.
#2019
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

IV.3.3. Ngành công nghiệp hóa chất, cao su, plastic

1. Quan điểm

- Phát triển ngành công nghiệp hóa chất, cao su, plastic trên cơ sở có chọn lọc để giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm môi trường, gia tăng giá trị tăng thêm và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, đảm bảo sự phân công lao động Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.



- Tập trung đầu tư phát triển mạnh một số chuyên ngành hoá chất: Vật liệu tiên tiến phục vụ cho nông nghiệp; Vật liệu tham gia vào khâu bảo quản nông sản; Vật liệu cho Y, Dược; Nhóm sản phẩm công nghệ sinh học trong ngành công nghiệp (Chế phẩm giàu dinh dưỡng từ động thực vật, phục vụ sức khỏe cho người và vật nuôi; Nhiên liệu sinh học thay thế nhiên liệu tự nhiên (Etanol, xăng dầu từ xenloluza, Hydro sử dụng Hydrogenase, dầu diezel từ dầu thực vật); Enzim tái tổ hợp; Axit amin, Axit hữu cơ; Màng polymer sinh học); Hoá chất bảo vệ môi trường, nhựa cao cấp, hoá mỹ phẩm phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ hiện có, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất công nghiệp.

2. Mục tiêu

  1. Tăng trưởng GTSXCN

Hóa chất là ngành công nghiệp đang phát triển và nhu cầu về sản phẩm của ngành đang tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sản phẩm của ngành đa dạng và phong phú. Căn cứ vào những phân tích nhu cầu trong nước và thị trường tiêu thụ, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2025 là 19,8%/năm, trong đó: Giai đoạn 2011-2015: 19,5%/năm; Giai đoạn 2016-2020: 21,6%/năm; Giai đoạn 2021-2025: 18,5%/năm. Chi tiết:

GTSXCN

GTSXCN (Tỷ đồng)

Tốc độ tăng BQ (%)

2010

2015

2020

2025

2011-2015

2016-2020

2021-2025

2011-2025

Toàn ngành CN

102.513

226.210

475.118

955.633

17,2

16,0

15,0

16,0

H-chất, c-su, plastic

12.937

31.527

80.179

195.288

19,5

21,6

18,5

19,8

Tỷ trọng (%)

12,6

13,9

16,9

20,4

 

 

 

 



  1. Cơ cấu

Với định hướng lựa chọn ngành công nghiệp hóa chất, cao su, plastic là ngành công nghiệp phát triển trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trong giai đoạn 2011-2015, dự báo cơ cấu của ngành đến năm 2015, 2020 và 2025 có xu hướng tăng tương ứng lần lượt là 13,9%, 16,9% và 20,4%.

3. Định hướng quy hoạch phát triển

3.1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực

  • Dự báo tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 – 2015, 2016 – 2020, và 2021 - 2025 tương ứng lần lượt là 7,9%/năm, 6,8%/năm và 6,1%/năm.

  • Số lượng lao động của ngành điện – điện tử trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, 2020 và 2025 tương ứng lần lượt là 50.690 người, 70.500 người và 94.600 người.

  • Cơ cấu lao động của ngành đến năm 2015, 2020 và 2025 tương ứng lần lượt là 7,5%, 8,5% và 10%.

3.2. Nhu cầu vốn phát triển ngành hoá chất, cao su, plastic

Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho ngành giai đoạn 2011 – 2025 khoảng 15,1 tỷ USD, chiếm 20,5% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh; trong đó nhu cầu cho từng giai đoạn như sau:



  • Giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 1,5 tỷ USD, chiếm 14,9% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 304,6 triệu USD.

  • Giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 4,6 tỷ USD, chiếm 18,6% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 912,9 triệu USD.

  • Giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 9 tỷ USD, chiếm 23,2% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 1,8 tỷ USD.

3.3. Định hướng thu hút đầu tư ngành hóa chất, cao su, plastic

  1. Mục tiêu: mời gọi đầu tư các dự án thành phần vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó:

  • Phát triển có chọn lọc các dự án công nghệ tiên tiến để phát triển công nghiệp chế hoá các sản phẩm từ lọc dầu và khí thiên nhiên, do Đồng Nai nằm trong khu vực có lợi thế về thị trường, có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu sản phẩm hoá dầu và có thuận lợi cho ngành công nghiệp hoá dầu phát triển. Hướng phát triển công nghiệp hoá chất đẩy mạnh sử dụng nguồn dầu khí khai thác ở Bà Rịa - Vũng Tàu và các nguồn nguyên liệu khác; ưu tiên phát triển sản xuất các hoá phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học.

  • Ưu tiên, khuyến khích đầu tư các dự án ít ô nhiễm, đầu tư vào các sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, thay thế nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu.

  • Phát triển ngành công nghiệp hoá chất, cao su, plastic tại các khu công nghiệp tập trung, đảm bảo tuân thủ nghiêm các điều kiện về môi trường.

  1. Định hướng ngành nghề thu hút đầu tư: gồm các dự án sản xuất thuộc lĩnh vực sau:

  • Vật liệu tiên tiến phục vụ cho nông nghiệp: (1) Các vật liệu màng polymer tiên tiến dùng trong che phủ nhà kính; (2) Polyme siêu hấp thụ nước để giữ ẩm cho đất, cải tạo đất, khắc phục hạn hán, tăng khả năng nảy mầm, tăng năng suất cây trồng; (3) Polyme phân hủy sinh học.

  • Vật liệu tham gia vào khâu bảo quản nông sản: (1) Nguyên tố vi lượng (ví dụ đất hiếm) cho phân bón; (2) Vật liệu cho hóa chất bảo vệ thực vật; (3) Vật liệu chế tạo sensơ dùng trong nhà kính.  

  • Vật liệu cho Y, Dược: (1) Vật liệu dùng trong y học để thay thế một số bộ phận của cơ thể con người: các polime sinh học, composit các-bon, vật liệu điều tiết sinh lý, vật liệu điều tiết tăng trưởng, vật liệu các-bon xốp, vật liệu bi-ô-xi-tan; (2) Vật liệu cao phân tử dùng trong dược học; (3) Vật liệu cao phân tử dùng trong mỹ phẩm.  

  • Nhóm sản phẩm công nghệ sinh học trong ngành công nghiệp: (1) Chế phẩm giàu dinh dưỡng (từ động vật, thực vật) phục vụ sức khỏe cho người và vật nuôi; (2) Nhiên liệu sinh học thay thế nhiên liệu tự nhiên (Etanol, xăng dầu từ xenloluza, Hydro sử dụng Hydrogenase, dầu diezel từ dầu thực vật); (3) Enzim tái tổ hợp; (4) Axit amin, Axit hữu cơ; (5) Màng polymer sinh học.

  • Hoá chất bảo vệ môi trường: Sản xuất các chủng loại hóa chất bảo vệ môi trường.

  • Các loại chi tiết nhựa chất lượng cao: Các bộ truyền động chính xác, các chi tiết có độ bền và tuổi thọ cao, chịu nhiệt và chịu mài mòn bằng nhựa.

  • Tiếp tục phát triển các sản phẩm, tập trung vào nhóm các sản phẩm cao su (joăng, vỏ ruột xe...), các sản phẩm nhựa (bột nhựa, hạt nhựa, phụ gia, hoá dẻo, bao bì công nghiệp, các sản phẩm nhựa kỹ thuật, nhựa gia dụng cao cấp và các sản phẩm tiêu dùng cao cấp khác...)... nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp trong nước, thay thế nhập khẩu và hướng tới gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

  1. Hình thức đầu tư: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

  2. Địa điểm: các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

IV.3.4. Ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm

1. Quan điểm

      • Phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm cần quan tâm đến bảo vệ môi trường sinh thái, gắn với phát triển vùng nguyên liệu, vùng chăn nuôi tập trung. Tiếp tục thu hút đầu tư, phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh và tiềm năng xuất khẩu lớn. Việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cơ sở chế biến phải đảm bảo yêu cầu công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản, thực phẩm chế biến.

      • Xây dựng các ngành CNCBNSTP có sức cạnh tranh cao dựa trên chủ yếu là tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế. Giảm dần tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm sơ chế, đồng thời đẩy nhanh đổi mới công nghệ chế biến tinh có giá trị gia tăng cao và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Xây dựng thương hiệu mạnh cho các sản phẩm chủ yếu có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.

      • Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các dây chuyền sản xuất nhằm tự động hóa quy trình vận hành để đạt hiệu quả cao. Áp dụng quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO 9000, TQM, HACCP,... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, giảm giá thành đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước và xuất khẩu.

2. Mục tiêu

          1. Giá trị sản xuất công nghiệp

Giai đoạn 2011 – 2025, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân giai là 12,5%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp ngành CBNSTP đến năm 2015 đạt 51.582 tỷ đồng, tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 15%; đến năm 2020 đạt 91.608 tỷ đồng, tăng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 12,2%; đến năm 2025 đạt 150.148 tỷ đồng, tăng bình quân giai đoạn 2021-2025 là 10,4%. Cụ thể trong bảng sau:

Chỉ tiêu

GTSXCN (Tỷ đồng)

Tốc độ tăng BQ (%)

2010

2015

2020

2025

2011-2015

2016-2020

2021-2025

2011-2025

Toàn ngành CN

102.513

226.210

475.118

955.633

17,2

16,0

15,0

16,0

Ngành CBNSTP

25.646

51.582

91.608

150.148

15,0

12,2

10,4

12,5

Tỷ trọng (%)

25,0

22,8

19,3

15,7

 

 

 

 



          1. Cơ cấu

Dự báo cơ cấu của ngành CNCBNSTP đến năm 2015, 2020 và 2025 có xu hướng giảm tương ứng lần lượt là 22,8%, 19,3% và 15,7%.

          1. Xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 7,7%/năm; giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 8,5%/năm; giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 10%/năm. Định hướng xuất khẩu theo hướng tăng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chế biến sâu và giảm các nông sản xuất khẩu dạng sơ chế.

3. Định hướng quy hoạch phát triển

3.1. Định hướng năng lực sản xuất sản phẩm chủ yếu

  • Phát triển các cơ sở chế biến đa dạng các sản phẩm từ thịt heo, gà. Công suất chế biến công nghiệp các sản phẩm từ thịt đến năm 2015 đạt 10.000 tấn; đến năm 2020 đạt 20.000 tấn; đến năm 2025 đạt 30.000 tấn.

  • Đầu tư các dây chuyền sản xuất với thiết bị và công nghệ hiện đại chế biến rau quả như bột quả, nước quả cô đặc, quả ngâm đường, sấy khô, mứt quả... Công suất chế biến rau quả các loại đến năm 2015 đạt 15.000 tấn; và đến năm 2020 đạt 20.000 tấn; đến năm 2025 đạt 30.000 tấn.

  • Năng lực chế biến nhân hạt đến năm 2015 là 15.000 tấn; và đến năm 2020 đạt 20.000 tấn; đến năm 2025 đạt 25.000 tấn. Xây dựng và phát triển bền vững, có vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp Đồng Nai.

  • Nâng công suất chế biến đường các loại năm 2015 lên 150.000 tấn và đến năm 2020 đạt 200.000 tấn.

  • Năng lực sản xuất bánh kẹo năm 2015 là 30.000 tấn và đến năm 2020 đạt 60.000 tấn; Năng lực sản xuất bột dinh dưỡng năm 2015 là 25.000 tấn và đến năm 2020 đạt 50.000 tấn.

  • Năng lực chế biến cà phê hòa tan năm 2015 là 30.000 tấn và đến năm 2020 đạt 60.000 tấn; Năng lực chế biến cà phê rang xay năm 2015 lên 1.000 tấn/năm và đến năm 2020 đạt 3.000 tấn.

  • Năng lực sản xuất bột ngọt năm 2015 là 250.000 tấn và đến năm 2020 đạt 300.000 tấn; Năng lực chế biến tinh bột khoai mì năm 2015 là 170.000 tấn và đến năm 2020 đạt 250.000 tấn.

  • Nâng cao năng lực chế biến thức ăn chăn nuôi các loại năm 2015 đạt 9 triệu tấn và đến năm 2020 đạt 18 triệu tấn.

  • Năng lực sản xuất nước giải khát các loại năm 2015 đạt 100.000 tấn và đến năm 2020 đạt 150.000 tấn; đến năm 2025 đạt 200.000 tấn.

3.2. Định hướng thị trường và phát triển sản phẩm chủ yếu

  • Phát triển các cơ cơ giết mổ công nghiệp tập trung với công nghệ hiện đại; phần lớn thịt tươi sống cung cấp cho thị trường sẽ do các cơ sở giết mổ công nghiệp đảm nhận. Phát triển đa dạng các loại sản phẩm thịt chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời xây dựng mạng lưới tiêu thụ rộng khắp trên địa bàn và các địa phương khác trong vùng.

  • Phát triển đa dạng các sản phẩm chế biến rau quả, sản phẩm đóng hộp, sản phẩm sấy khô, ngâm muối, ngâm nước đường... trên các dây chuyền thiết bị và công nghệ tiên tiến, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng thị trường trong nước. Duy trì thị trường xuất khẩu một số sản phẩm rau quả hiện có, đồng thời tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm rau quả chế biến. Định hướng thị trường rau quả chế biến đến năm 2020: nội địa chiếm 60% doanh thu tiêu thụ và xuất khẩu chiếm 40% doanh thu.

  • Sản xuất và cung cấp ra thị trường nhiều chủng loại mặt hàng cà phê chế biến như cà phê rang xay, cà phê hoà tan, cà phê lỏng, cà phê hảo hạng, cà phê đặc biệt, cà phê hữu cơ…đáp ứng thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng. Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến sang thị trường các nước Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia... Định hướng thị trường xuất khẩu chiếm 40% doanh thu tiêu thụ.

  • Nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của đường trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng vùng nguyên liệu mía hiện có trên địa bàn. Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tinh luyện đường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Định hướng thị trường tiêu thụ đến 2020: nội địa chiếm 75% và xuất khẩu 25%.

  • Phát triển đa dạng các sản phẩm bánh kẹo phù hợp với nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Định hướng tập trung phát triển thực phẩm dinh dưỡng gồm: thực phẩm bổ sung vi chất và thực phẩm chức năng. Củng cố và phát triển hệ thống phân phối trên thị trường trong nước; phát triển thị trường tới những vùng sâu vùng xa thông qua hệ thống đại lý và nhà phân phối. Phát triển thị trường xuất khẩu sang các nước khu vực để tận dụng cơ hội sau khi nước ta gia nhập WTO.

  • Căn cứ nhu cầu thị trường để đầu tư phát triển chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm điều, tạo nên sự phát triển bền vững; đến 2015 có được khoảng 30% nhân điều được chế biến ra các sản phẩm ăn trực tiếp (nhân điều rang muối, chiên bơ, bánh kẹo nhân điều...), sản xuất các sản phẩm chế biến từ quả điều (rượu, nước giải khát...), dầu điều cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Định hướng thị trường đến năm 2015 và 2020: xuất khẩu vẫn là thị trường chủ yếu chiếm khoảng 80%; bên cạnh đó tập trung khai thác thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng cho các sản phẩm nhân điều chế biến ăn trực tiếp, định hướng thị trường nội địa chiếm 20%.

  • Sản xuất đa dạng các loại bột ngọt, bột nêm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước Nhật, EU và châu Á. Định hướng đến năm 2015 và 2020, xuất khẩu chiếm 45-50% sản lượng sản xuất.

  • Sản xuất các loại tinh bột sắn thường và tinh bột sắn biến đổi nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan. Định hướng thị trường tiêu thụ xuất khẩu chiếm 95% và nội địa chiếm khoảng 5% doanh thu.

  • Trong giai đoạn đến năm 2015 và 2020: Định hướng thị trường các sản phẩm thức ăn chăn nuôi công nghiệp chủ yếu là các hộ chăn nuôi gia đình và các trang trại chăn nuôi theo phương thức công nghiệp. Phát triển các dòng sản phẩm đa dạng, phong phú về chủng loại thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản với chất lượng cao, nhiều hàm lượng dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của vật nuôi, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của người tiêu dùng và giúp cho người chăn nuôi nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Định hướng thị trường tiêu thụ đến 2020: thị trường nội địa vẫn chiếm 100% doanh thu.

  • Sản xuất đa dạng chủng loại sản phẩm nước giải khát từ nguồn nguyên liệu trong nước, trong đó ưu tiên sản xuất nước giải khát từ hoa quả. Nghiên cứu phát triển các sản phẩm nước giải khát có hương vị từ các rau, củ, hoa quả nhập khẩu nhằm đáp ứng thị hiếu thị trường xuất khẩu sang các nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Định hướng thị trường đến 2020: nội địa chiếm 90% và xuất khẩu chiếm 10% doanh thu.

3.3. Định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu, bảo vệ môi trường

  • Tập trung đầu tư công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại vào các lĩnh vực chế biến gắn với chủ động quy hoạch phát triển và xây dựng các vùng nguyên liệu nông sản có chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng khả năng tự cung cấp các nguồn nguyên liệu trong nước. Quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành, các cụm liên kết ngành… được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn thiện bao gồm cả các nhà máy xử lý chất công nghiệp nhằm hạn chế tối đa tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất.

  • Định hướng phát triển các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản trong thời gian tới là phải hướng tới thực hành tốt theo chu trình nông nghiệp an toàn GAP, trong đó tập trung vào các vùng chăn nuôi heo, gia cầm tập trung; vùng sản xuất rau quả; vùng nguyên liệu cây công nghiệp tập trung.

  • Quy hoạch đầu tư phát triển hạ tầng tại các vùng nguyên liệu tập trung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất như: giao thông nội đồng, trại giống, tổ chức phòng ngừa sâu bệnh, có hợp đồng mua bán chặt chẽ giữa nhà máy và người nông dân. Từng bước đổi mới giống, lựa chọn và đưa vào sản xuất các loại giống tiên tiến hàng đầu thế giới. Đẩy mạnh dịch vụ, thâm canh để vừa tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, vừa bảo đảm chất lượng nguyên liệu. Cơ giới hoá việc thu gom nguyên liệu, tổ chức bảo quản để khỏi hư hao.

  • Quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung được đầu tư cơ sở hạ tầng tốt để đảm bảo sản xuất an toàn, trong đó quy hoạch xây dựng khu liên hợp công nông nghiệp Dofico làm hạt nhân thúc đẩy ngành chăn nuôi của Đồng Nai theo hướng hiện đại.

  • Xây dựng khu liên hợp công nông nghiệp Dofico do Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai đầu tư trên diện tích 2.187 ha, bao gồm 5 phân khu chức năng: Phân khu chăn nuôi tập trung tại xã Xuân Thành, Xuân Lộc; Phân khu trồng trọt – chăn nuôi tập trung tại xã Xuân Tâm, Xuân Lộc; Phân khu trồng trọt và chế biến thực phẩm tại xã Xuân tâm và Xuân Hưng, Xuân Lộc; Phân khu nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao Thọ Vực tại xã Xuân Bắc, Xuân Lộc; Phân khu thương mại – dịch vụ tại xã Lộ 25, Thống Nhất.

3.4. Định hướng nguồn nhân lực

  1. Nhu cầu lao động

  • Dự báo tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 – 2015, 2016 – 2020, và 2021 - 2025 tương ứng lần lượt là 4,7%/năm, 2,3%/năm và 1%/năm.

  • Số lượng lao động của ngành công nghiệp CBNSTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, 2020 và 2025 tương ứng lần lượt là 60.900 người, 68.200 người và 71.600 người.

  • Cơ cấu lao động của ngành đến năm 2015, 2020 và 2025 tương ứng lần lượt là 9%, 8,3% và 7,6%.

  1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực

  • Tập trung phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ mới.

  • Nhà nước đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu cơ bản về các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm, đồng thời có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu phát triển công nghệ tại các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai ứng dụng công nghệ mới.

3.5. Nhu cầu vốn phát triển ngành công nghiệp chế biến NSTP

Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho ngành giai đoạn 2011 – 2025 khoảng 10,4 tỷ USD (giá 2010), chiếm 14,1% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh; trong đó nhu cầu cho từng giai đoạn như sau:



  • Giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 2,1 tỷ USD, chiếm 20,7% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 421,8 triệu USD.

  • Giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 3,7 tỷ USD, chiếm 15,1% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 743,8 triệu USD.

  • Giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 4,6 tỷ USD, chiếm 11,7% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 913,2 triệu USD.

3.6. Định hướng thu hút đầu tư ngành công nghiệp CBNSTP

  1. Mục tiêu: mời gọi đầu tư các dự án thành phần vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó:

  • Đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư, ứng dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, tiêu hao ít vật tư, năng lượng, có khả năng chế biến sâu cho ra các sản phẩm có giá trị giá tăng cao; lựa chọn công nghệ khép kín, ít chất thải nhằm bảo vệ môi trường.

  • Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án đầu tư trang bị hiện đại cho công tác kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp; Đầu tư các phòng thí nghiệm nghiên cứu chuyên ngành nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kiểm soát chất lượng sản phẩm và nghiên cứu phát triển công nghệ mới.

  • Ưu tiên các dự án sản xuất thử nghiệm, nhằm đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ tại các doanh nghiệp trong ngành.

  • Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, áp dụng công nghệ mới, đặc biệt nghiên cứu sử dụng nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu.

  1. Định hướng ngành nghề thu hút đầu tư: gồm các dự án sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy hải sản, chế biến thịt gia súc, gia cầm; sản xuất tinh chế nông sản dựa trên ứng dụng công nghệ sinh học, chế biến trái cây rau, củ, quả; sản xuất nước hoa quả (đóng chai, đóng hộp) xuất khẩu, rượu bia nước giải khát, các ngành công nghiệp chế biến sữa, chế biến dầu thực vật, chế biến bánh kẹo, chế biến thức ăn nhanh.

  2. Hình thức đầu tư: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

  3. Địa điểm: các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương