PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH


Quỹ đất dành cho phát triển khu, cụm công nghiệp



tải về 2.2 Mb.
trang15/22
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích2.2 Mb.
#2019
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   22

Quỹ đất dành cho phát triển khu, cụm công nghiệp

a) Quỹ đất dành cho phát triển khu công nghiệp

Dự báo trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, 36 KCN của tỉnh sẽ đi vào hoạt động và lấp đầy diện tích cho thuê, trong đó:



  • Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 30 KCN đang hoạt động với diện tích quy hoạch được duyệt là 9.573,77 ha, diện tích sử dụng 6.239,03 ha, đã lấp đầy 62,8% diện tích.

  • Giai đoạn 2012 – 2015: Điều chỉnh, mở rộng diện tích 6 khu công nghiệp theo Công văn số 964/TTg-KTN ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ, với diện tích mở rộng là 764 ha: Amata (mở rộng thêm 180 ha), An Phước (điều chỉnh tăng thêm 71 ha), Long Đức (điều chỉnh tăng 130 ha), KCN Định Quán (giai đoạn 2 107 ha), Xuân Lộc (mở rộng 200 ha), KCN Tân Phú (điều chỉnh tăng 76ha). Nâng tổng diện tích đất công nghiệp trong 30 khu công nghiệp đã thành lập là 10.337,77 ha.

  • Sau năm 2015, thực hiện chuyển đổi công năng “Khu công nghiệp Biên Hòa I” thành “Khu đô thị, thương mại và dịch vụ” theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, diện tích đất công nghiệp còn lại trong 29 khu công nghiệp đã thành lập là là 10.002,77 ha.

  • Giai đoạn 2015-2020, hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động 04 khu công nghiệp bổ sung mới (gồm: KCN Phước Bình, xã Phước Bình – Long Thành 190 ha; KCN Gia Kiệm, xã Gia Kiệm – Thống Nhất 330 ha; KCN Cẩm Mỹ 300 ha; KCN Suối Tre, xã Suối Tre và Bảo vinh – Long Khánh 150 ha), và 3 khu công nghiệp chuyên ngành đặc thù theo quy hoạch, gồm: KCN công nghệ cao Long Thành, xã Tam An và An Phước Long Thành 420 ha; KCN chuyên ngành CBNSTP 251 ha, nằm trong Khu liên hợp công nông nghiệp Difico 2.187 ha - Xuân Lộc, Thống Nhất; KCN công nghệ cao chuyên ngành sinh học - Cẩm Mỹ 208 ha. Đến năm 2020 nâng số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh lên 36 khu công nghiệp, với tổng diện tích là 11.851,77 ha.

b) Quỹ đất dành cho phát triển cụm công nghiệp: Giai đoạn từ nay đến năm 2025, dự kiến hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động hình thành 39 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 2.137,39 ha, phần lớn các cụm công nghiệp mới hoàn thành lập quy hoạch chi tiết và đang thực hiện thủ tục về đất đai.

c) Quỹ đất dành cho phát triển cụm cơ sở ngành nghề nông thôn: dự kiến đến năm 2020, tỉnh hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động 06 cụm cơ sở ngành nghề nông thôn, gồm: Cụm cơ sở ngành nghề đúc gang - Vĩnh Cửu; Cụm tre trúc - Vĩnh Cửu; Cụm mây tre đan - Định Quán; Cụm chế biến nấm 05 ha (nằm trong cụm làng nghề nấm Suối Tre - thị xã Long Khánh: 30 ha); Cụm gỗ mỹ nghệ - Trảng Bom và Cụm gỗ mỹ nghệ - Xuân Lộc, với tổng diện tích là 20,6 ha.



Như vậy, tính đến thời điểm 31/12/2010, tỉnh đã thực hiện quy hoạch diện tích đất đai cho phát triển khu, cụm công nghiệp, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh, dự kiến đến năm 2020, quỹ đất này khoảng 14.009,76 ha.

III.8. DỰ BÁO LỢI THẾ CẠNH TRANH SẢN PHẨM

  1. Xét trong điều kiện chung của nền kinh tế Việt Nam thì có thể xem xét trên một số lợi thế cạnh tranh sản phẩm của các nước đối với Việt Nam và ngược lại như sau:

  • Lợi thế so sánh về nguyên phụ liệu: Nhìn chung nguyên phụ liệu nước ta nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu trong nước, còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, so với các nước còn đạt ở mức thấp nhất là những ngành như: dệt may giày dép, nông sản, cơ khí.

  • Lợi thế so sánh của về công nghệ kỹ thuật, máy móc thiết bị: cũng còn nhiều hạn chế, tuy nhiên hiện nay một số nhà máy cơ khí trong nước đã có nỗ lực sản xuất một số máy móc thiết bị có trình độ công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và hàng Việt Nam chất lượng cao đang ngày càng được thị trường trong nước và người tiêu dùng chấp nhận và từng bước thâm nhập vào các thị trường nước ngoài như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật, EU.

  • Lợi thế so sánh về lao động và năng suất: lực lượng lao động trẻ, cần cù chịu khó, ham học hỏi. Tuy nhiên, do trình độ công nghệ thấp hơn các nước trong khu vực, nguồn nhân lực chưa được đào tạo chuyên nghiệp, việc đào tạo chủ yếu do các công ty tự đào tạo lấy, do vậy hầu hết là thông qua việc truyền đạt kinh nghiệm chứ chưa có bài bản, nên năng suất lao động nhìn chung còn thấp hơn so với các nước trong khu vực.

  • Khâu tiếp thị, tổ chức kinh doanh: Ðây là một mặt hạn chế trong sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thiếu vốn, thiếu năng lực tạo ra những mẫu mã mới, kiểu dáng mới, uy tín của doanh nghiệp chưa cao, không thâm nhập vào được các kênh kinh doanh, kênh phân phối của các tập đoàn lớn và doanh nghiệp trong nước còn thiếu thông tin về thị trường.

  • Ðiều kiện về địa lý: Ðối với thị trường EU - Các nước Ðông Âu có lợi thế rất lớn về địa lý. Ðể giao hàng từ Ba Lan, Rumani, Ukraina… đến Pháp, Itali, các nước Bắc Âu,… chỉ mất trong một ngày, thêm vào đó hệ thống đường xuyên Châu Âu ngày càng trở thành một điều kiện rất tốt, đặc biệt là việc sản xuất và giao những mặt hàng có tính thời vụ cao và các loại hàng tiêu thụ đắt khách; Ðối với thị trường Nhật: Với thị trường này thì Trung Quốc có lợi thế hơn so với các nước, bân cạnh những ưu thế về nguồn nguyên liệu, giá cả, lợi thế về cự ly vận chuyển giúp giảm cả chi phí và thời gian đã tạo điều kiện cho Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu hàng giày dép lớn nhất sang Nhật; Ðối với thị trường Mỹ: với thị trường này thì các nước Nam Mỹ như Mexico, Honduras, Equador,… là có ưu thế, bên cạnh đó, việc hình thành khu vực kinh tế tự do toàn Châu Mỹ vào tháng 04/2000 (FTAA) đã nâng thêm tính ưu thế này.

  • Ðiều kiện về tập quán tiêu dùng, văn hoá: Sự gần gũi về tập quán tiêu dùng như giữa EU và Ðông Âu, Nhật và Bắc Trung Quốc, Mỹ và Mexico đã giúp các nước này tạo ra những mẫu mã phù hợp và họ cũng có điều kiện thâm nhập nhanh hơn các nước khác.

  • Ngoài ra, cũng còn các ảnh hưởng từ chiến lược kinh doanh toàn cầu, như: Việc hình thành các khu vực kinh tế lớn như Liên minh Châu Âu (European Union – EU), Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (The North American Free Trade Agreement – NAFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations - ASEAN), Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ (Free Trade Area of the Americas - FTAA), Cộng đồng kinh tế Á Rập, Nam Mỹ, APEC,… Việc củng cố vai trò của một số tổ chức quốc tế lớn như: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Tài chính Quốc Tế thuộc Ngân hàng Thế Giới (The International Finance Corporation - IFC), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB),…

  1. Xét trong điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai, khả năng cạnh tranh và phát triển các sản phẩm công nghiệp trong thời gian tới có thể phân thành 2 nhóm sản phẩm:

  • Nhóm I: sản phẩm có khả năng cạnh tranh trong hội nhập: là những sản phẩm tỉnh đã có năng lực sản xuất lớn, chất lượng sản phẩm có uy tín và thương hiệu trên thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu khá ổn định, bao gồm: nông thuỷ sản chế biến, đồ gỗ, hàng may mặc, giầy dép, sản phẩm kết cấu thép, thiết bị truyền tải, thiết bị kỹ thuật điện, phụ tùng máy động lực, máy nông nghiệp và xây dựng, máy nông nghiệp như máy động lực cỡ nhỏ dưới 30 mã lực, máy bơm nước, máy chế biến nông sản công suất nhỏ và vừa, sản phẩm cơ khí xây dựng, sản phẩm cao su (săm lốp xe máy, xe đạp...), ắc qui các loại, bột giặt và chất tẩy rửa, gạch ốp lát các loại, kính xây dựng.

  • Nhóm II: sản phẩm cạnh tranh hội nhập và phát triển có điều kiện: đối với nhóm sản phẩm này cần có các biện pháp ưu tiên thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển để đảm bảo sức cạnh tranh hội nhập, bao gồm những sản phẩm hiện nay sản xuất ở tỉnh còn yếu hoặc chưa sản xuất được, thị phần của sản phẩm trong nước còn nhỏ, thương hiệu, chất lượng sản phẩm chưa có uy tín ở trong nước và khu vực hoặc sản phẩm có qui mô sản xuất lớn ở tỉnh nhưng năng lực sản xuất sản phẩm ở trong nước và khu vực đang tiến đến dư thừa, giá thành sản phẩm cao hơn hoặc tiến đến cao hơn mặt bằng chung của khu vực, gồm có: Sản xuất lắp ráp xe ô tô, xe máy, chế tạo máy móc, thiết bị toàn bộ cho một số ngành công nghiệp như chế biến nông lâm thuỷ sản, công nghiệp dệt - may, máy công cụ, sản phẩm khuôn và dụng cụ đo lường, thiết bị và máy móc y tế, sản phẩm cao su cao cấp, thiết bị viễn thông, cấu kiện điện tử, máy tính và công nghệ thông tin, linh phụ kiện điện tử, hàng điện tử dân dụng, phôi thép, thép xây dựng, thép cao cấp phục vụ công nghiệp ô tô, vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt (phân bón, sợi tổng hợp, nhựa, hoá chất công nghiệp...), sản phẩm hoá dược (thuốc chữa bệnh, thuốc BVT…).

PHẦN IV:

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2025

IV.I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

IV.1.1. Quan điểm

Căn cứ quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020 đã được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 3174/VPCP-CN ngày 11/6/2007 của Văn phòng Chính phủ. Theo đó, định hướng phát triển công nghiệp của các địa phương trong Vùng như sau:



1. Tp Hồ Chí Minh

- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, có hàm lượng trí thức cao và chuyển dần các ngành sử dụng nhiều lao động, đất đai, có nhu cầu vận tải lớn từ các khu vực trung tâm thành phố ra các địa bàn lân cận.

- Tập trung phát triển cơ khí chính xác, sản phẩm yêu cầu sử dụng công nghệ tiên tiến, đủ sức giải quyết những yêu cầu phức tạp trong chế tạo và chuyển giao; sản phẩm có giá trị gia tăng cao

- Đóng vai trò chủ đạo trong việc thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện tử (từ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và sản xuất), đặc biệt vào các Khu công nghệ cao, sau năm 2010 trở thành một trung tâm thiết kế điện tử và bán dẫn, sản xuất các sản phẩm phức tạp, công nghệ cao như rô-bốt, máy tự động, tập trung đào tạo chuyên gia thiết kế nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

- Tiếp tục thu hút các dự án ngành công nghiệp hóa chất có quy mô lớn, sản xuất các sản phẩm chủ lực, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch.

- Phát triển trung tâm giao dịch, nghiên cứu, thiết kế mẫu mốt phục vụ cho công nghiệp dệt - may, da - giày của Vùng và cả nước; Trung tâm giao dịch, sản xuất nguyên phụ liệu ngành may, da giày.



2. Tỉnh Đồng Nai

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, có hàm lượng trí thức cao. Phát triển các ngành cơ khí chế tạo nhỏ và vừa: máy nông nghiệp, máy động lực cỡ nhỏ, các chi tiết nội địa hoá ôtô, xe máy... phát triển công nghiệp điện tử - phần mềm: sản xuất linh kiện và lắp ráp các thiết bị điện – điện tử, lắp ráp các thiết bị tin học, truyền thông, sản xuất phần mềm,... thu hút các dự án ngành công nghiệp hóa chất có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch; công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến nông, lâm sản; công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp dệt may giày dép.



3. Tỉnh Bình Dương

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, có hàm lượng trí thức cao. Phát triển cơ khí lớn (máy công nghiệp hạng trung, máy xây dựng, chi tiết và bộ phận ô tô, xe máy); thu hút các dự án ngành công nghiệp hóa chất tiêu dùng có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch; công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp vật liệu xây dựng (kính, gạch ngói, gốm sứ, ...); công nghệp dệt may giày dép.



4. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp cơ khí phục vụ dầu khí, công nghiệp luyện và cán thép các loại, sản xuất hóa chất cơ bản (phân bón, nguyên liệu chất dẻo); công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng.



5. Tỉnh Tây Ninh

Tập trung phát triển cơ khí hỗ trợ ngành ô tô, xe máy; máy nông nghiệp và chế biến nông sản; thiết bị năng lượng mặt trời... Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản (đường, mía, cao su, sắn – mì); công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp tiêu dùng như may mặc, giày dép.



6. Tỉnh Bình Phước

Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản; công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp; công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến gỗ; công nghiệp giấy



7. Tỉnh Long An

Tham gia sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy; máy canh tác; linh kiện cơ khí chính xác và dụng cụ y tế; đóng tàu... ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản; thu hút các dự án sản xuất hoá chất tiêu dùng có quy mô nhỏ và vừa; sản xuất nguyên phụ liệu ngành may, da giày; sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển sản xuất phân bón NPK, các sản phẩm nhựa.



8. Tỉnh Tiền Giang

Phát triển công nghiệp đóng tàu, máy thiết bị cho nông nghiệp và thuỷ sản; ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản; thu hút các dự án sản xuất hoá chất tiêu dùng có quy mô nhỏ và vừa.

Trên cơ sở định hướng phát triển công nghiệp Vùng KTTĐPN và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quan điểm phát triển công nghiệp Đồng Nai đến năm 2020, có tính đến 2025 như sau:


  • Phát triển công nghiệp Đồng Nai thành một ngành kinh tế chủ đạo, phù hợp với quan điểm phát triển tổng thể kinh tế – xã hội của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, phù hợp với với quan điểm, mục tiêu phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Vùng Đông Nam Bộ và các điều kiện trong và ngoài nước để phát triển bền vững và chủ động hội nhập.

  • Chuyển đổi nhanh cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao sức cạnh tranh bền vững cho công nghiệp trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng kinh tế thế giới. Đẩy mạnh thu hút đầu tư các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ và có giá trị gia tăng cao, các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng sản phẩm cho các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh của địa phương.

  • Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ là nền tảng, động lực để thúc đẩy công nghiệp Đồng Nai phát triển, đặc biệt tạo nền tảng cho một số ngành công nghiệp chủ lực của Đồng Nai phát triển một cách bền vững.

IV.1. 2. Định hướng phát triển

  1. Định hướng ngành nghề thu hút đầu tư

- Ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ và có giá trị gia tăng cao như ngành công nghiệp điện - điện tử; cơ khí, đặc biệt là cơ khí chế tạo; hoá chất – cao su – plastic – công nghệ sinh học và ngành công nghiệp hỗ trợ (gọi chung là nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn).

- Tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng sản phẩm cho các ngành công nghiệp như ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống, công nghiệp dệt may giày dép; sản xuất và chế biến gỗ; giấy và sản phẩm từ giấy; khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng (khai thác phải chọn lọc và đúng quy hoạch); ngành sản xuất, phân phối điện nước (gọi chung là nhóm ngành công nghiệp ưu tiên phát triển).



- Danh mục ngành công nghiệp mũi nhọn và ưu tiên trong các giai đoạn như sau:

S
T
T


Tên ngành

2011-2015

2016-2020

2020-2025

CN
mũi nhọn


CN
ưu tiên


CN
mũi nhọn


CN
ưu tiên


CN
mũi nhọn


CN
ưu tiên


1

Ngành công nghiệp cơ khí và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

x

 

x

 

x

 

2

Công nghiệp điện - điện tử và công nghệ thông tin (CNTT), công nghiệp hỗ trợ ngành điện – điện tử và CNTT

x

 

x

 

x

 

3

Công nghiệp hoá chất, cao su, plastic

x

 

x

 

x

 

4

Ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm;

 

x

 

x

 

x

5

Công nghiệp dệt may, giày dép (DMG)

 

 

 

 

 

 

 

- Công nghiệp hỗ trợ DMG

x

 

x

 

x

 

 

- Công nghiệp dệt may, giày dép;

 

x

 

x

 

x

6

Ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng;

 

x

 

x

 

x

7

Ngành giấy và sản phẩm từ giấy

 

x

 

x

 

x

8

Ngành công nghiệp chế biến gỗ;

 

x

 

x

 

x

9

Ngành công nghiệp điện - nước

x

 

x

 

x

 



  1. Định hướng thu hút đầu tư theo lãnh thổ

        1. Đối với địa bàn thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu: ưu tiên phát triển nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn, gồm:

  • Ngành công nghiệp điện - điện tử và công nghiệp hỗ trợ ngành điện – điện tử;

  • Ngành công nghiệp cơ khí và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí;

  • Ngành công nghiệp hoá chất, cao su, plastic, công nghệ sinh học và công nghiệp hỗ trợ ngành hóa chất;

  • Công nghiệp hỗ trợ công nghiệp công nghệ cao.

  • Ngành công nghiệp điện, nước.

        1. Đối với địa bàn huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất: ưu tiên phát triển nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn và nhóm ngành công nghiệp ưu tiên, gồm:

  • Ngành công nghiệp điện - điện tử và công nghiệp hỗ trợ ngành điện – điện tử;

  • Ngành công nghiệp cơ khí và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí;

  • Ngành công nghiệp hoá chất, cao su, plastic, công nghệ sinh học và công nghiệp hỗ trợ ngành hóa chất;

  • Công nghiệp hỗ trợ công nghiệp công nghệ cao.

  • Ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm;

  • Ngành công nghiệp dệt, may, giày dép;

  • Ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng;

  • Ngành công nghiệp chế biến gỗ;

  • Công nghiệp giấy và sản phẩm từ giấy;

  • Ngành công nghiệp điện, nước.

IV.1.3. Các phương án phát triển công nghiệp

      • Các phương án phát triển

Trên cơ sở dự báo tăng trưởng GDP công nghiệp và quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2025, Đề án quy hoạch xây dựng 02 phương án phát triển ngành công nghiệp.

PA1. Định hướng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp theo hướng tiếp tục ưu tiên thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm thuộc nhóm ngành công nghiệp hiện đang có lợi thế về qui mô sản xuất và đang có đà phát triển khá nhanh trong thời gian qua, với tốc độ tối đa có thể nhằm điền đầy các khu, cụm công nghiệp tập trung hiện có. Tuy nhiên, nhóm ngành công nghiệp hiện đang có lợi thế về qui mô sản xuất và đang có đà phát triển khá nhanh trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh chủ yếu là những ngành mang nặng gia công lắp ráp, sử dụng nhiều lao động.

PA2. Phát triển công nghiệp theo phương án tập trung thu hút đầu tư các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ và có giá trị gia tăng cao như cơ khí chế tạo, điện – điện tử, hoá dược, công nghiệp hỗ trợ (gọi chung là các ngành công nghiệp mũi nhọn), hạn chế phát triển các ngành công nghiệp thâm dụng lao động giản đơn, ô nhiễm môi trường. Đồng thời, tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, trang bị kỹ thuật tiên tiến nâng cao chất lượng và giá trị các sản phẩm hiện có, cải thiện hệ số giá trị gia tăng/giá trị sản xuất công nghiệp (VA/GO).

Việc thực thi các dự án này phụ thuộc rất lớn vào môi trường đầu tư, tiến trình hội nhập của nước ta cới các nước trong khu vực và thế giới. Đồng Nai là tỉnh có tốc độ thu hút vốn đầu tư cao và tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn đầu tư của cả nước. Trong những năm tiếp theo, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở mức cao, điều này phụ thuộc rất lớn khả năng thu hút vốn đầu tư và tốc độ công nghiệp hóa cao của tỉnh.



      • Luận chứng các phương án và lựa chọn phương án phát triển công nghiệp.

Với những quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội nói trên, trong đó mục tiêu đưa nước ta đến năm 2020 về cơ bản là một nước công nghiệp thì Đồng Nai phải là một trong những địa phương về trước so với cả nước. đến năm 2015 cơ bản là tỉnh công nghiệp hoá – hiện đại hóa.

Xem xét 2 PA phát triển công nghiệp duới góc độ tăng trưởng giá trị sản xưất công nghiệp, cho thấy:



      • PA 1: Phương án này có thuận lợi hơn về điều kiện khả năng cạnh tranh hội nhập công nghiệp của tỉnh, nhưng có hạn chế là quá trình chuyển đổi và mở rộng cơ cấu sản phẩm công nghiệp theo hướng hiện đại hoá chậm, sức cạnh tranh của cơ cấu sản phẩm công nghiệp sẽ giảm dần và qui mô sản xuất sẽ bị thu hẹp lại, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp sẽ giảm xuống nhanh trong giai đoạn 2011- 2015 do các sản phẩm chủ lực hiện nay tiến đến ngưỡng giới hạn về mở rộng qui mô sản xuất trong khi các sản phẩm được xem là ngành công nghiệp tạo ra GTGT cao phát triển chậm, chưa kịp thay thế đóng vai trò là các sản phẩm chủ lực. Theo hướng phát triển này, GTSX công nghiệp trong giai đoạn từ nay đến 2015 có thể đạt mục tiêu tăng trưởng GTSXCN nhưng trong giai đoạn tiếp theo sẽ giảm xuống và khó bảo đảm được mục tiêu về tăng trưởng GDP công nghiệp trong giai đoạn này.

      • PA 2: Cần phải nỗ lực về thu hút đầu tư và nâng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp cao hơn, nên thực hiện không dễ dàng như PA 1. Ưu điểm của Phương án này là thực hiện được yêu cầu đi trước đón đầu cơ hội để phát triển các sản phẩm công nghiệp hiện trong nước sản xuất còn yếu hoặc chưa sản xuất được, cơ cấu sản phẩm công nghiệp chuyển đổi nhanh theo hướng hiện đại hoá, hàm lượng công nghệ cao, GTGT cao, duy trì được nhịp độ tăng trưởng của công nghiệp không giảm xuống quá thấp trong giai đoạn sau 2010. Theo hướng phát triển này, GTSX công nghiệp có thể đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng GTSXCN trong giai đoạn từ nay đến 2015 và trong giai đoạn tiếp theo.

Để thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp lớn, hiện đại đóng vai trò thúc đẩy phát triển công nghiệp của vùng KTTĐPN, cơ cấu sản phẩm công nghiệp phải chuyển dịch nhanh theo hướng nâng dần tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ và lao động kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp cơ khí, điện- điện tử và hóa chất cần phải chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GTSX công nghiệp vào giai đoạn sau 2015.

PA2 có nhiều ưu điểm và đạt được mục tiêu phát triển chung hơn PA1, do đó lựa chọn PA2 là hướng đi phát triển chủ yếu, làm cơ sở để xác định phương hướng mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời kỳ tới.



Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương