PHẠm văn tiềM ĐÁnh giá chọn lọc bò ĐỰc giống holstein friesian ở việt nam



tải về 1.34 Mb.
trang2/21
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.34 Mb.
#30998
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

k. Tốc độ giải đông


Tốc độ giải đông tinh đông lạnh có ảnh hưởng lớn đến sức sống của tinh trùng, hoạt lực của tinh trùng, tỷ lệ acrosome bình thường và quá trình trao đổi chất của tinh trùng. Giải đông tinh cọng rạ bằng nước 350C cho kết quả về sức sống tinh trùng cao hơn so với nước 4 hoặc 200C. Theo Hiroshi (1992), không có sai khác rõ rệt về oxygen tiêu thụ giữa các nhiệt độ giải đông, nhưng kết quả sản sinh acid lactic thì cao hơn ở những nhiệt độ giải đông cao.

1.3. CHỌN LỌC BÒ ĐỰC GIỐNG BẰNG GIÁ TRỊ GIỐNG ƯỚC TÍNH VỀ TIỀM NĂNG SỮA THÔNG QUA SẢN LƯỢNG SỮA CHỊ EM GÁI VÀ CON GÁI

Trong nghiên cứu chọn lọc bò đực giống chuyên sữa Holstein Friesian có nhiều chỉ tiêu và phương pháp khác nhau, song chủ yếu chọn lọc dựa vào giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa đàn chị em gái và con gái vì bò đực giống không trực tiếp sản xuất sữa để đánh giá chọn lọc. Vì vậy, sản lượng sữa của đàn chị em gái và con gái là chỉ tiêu cần được nghiên cứu đánh giá để sử dụng chúng vào chọn lọc bò đực giống chuyên sữa.

1.3.1. Sản lượng sữa, chất lượng sữa và một số yếu tố ảnh hưởng



1.3.1.1. Sản lượng và chất lượng sữa

a. Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày

Sản lượng sữa (SLS) của bò là tổng lượng sữa bò cái sản xuất ra trong thời gian cho sữa (chu kỳ sữa) và được tính bằng kg/chu kỳ. Sản lượng sữa thường được trình bày trên hai dạng: sản lượng sữa 305 ngày là tổng lượng sữa của mỗi chu kỳ sữa tính đến ngày vắt sữa thứ 305 ngày và sản lượng sữa tiêu chuẩn là sản lượng sữa 305 ngày được quy chuẩn theo 4% mỡ sữa. Sản lượng sữa của bò phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, cá thể, lứa đẻ, tuổi, chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu, quy trình vắt sữa, ….

Israel là một trong những quốc gia phát triển nhanh về chất lượng bò sữa: năm 1952, sản lượng sữa cả nước khoảng 4.000 kg/chu kỳ, nhưng đến năm 2006, sản lượng sữa trung bình cả nước đạt 11.500 kg/chu kỳ 305 ngày (Đinh Văn Cải, 2008).

Canada là quốc gia phát triển về bò sữa tốt: năm 1922, lần đầu tiên các tính trạng về ngoại hình được Hội bò sữa HF của Hoa Kỳ đưa ra và các nhà chọn giống Canada bắt đầu chọn lọc theo hướng kết hợp cả ngoại hình và năng suất. Năm 2006, tổng đàn bò sữa là 1,08 triệu con, chủ yếu là HF, trung bình quy mô mỗi trại trên 70 con và tổng sản lượng sữa tươi sản xuất hàng năm trên 6 triệu tấn. Trong những năm vừa qua, tỷ lệ đàn bò vắt sữa của Canada có tăng nhẹ, sản lượng sữa 305 ngày bình quân cho tất cả các giống là 9.519 kg/chu kỳ, bình quân sản lượng mỡ sữa là 351 kg/chu kỳ và sản lượng protein sữa là 306 kg/chu kỳ (Holstein Canada, 2009).

Lê Xuân Cương (2002) cho biết, sản lượng sữa bò HF tại Hà Lan đạt 7.220 kg/chu kỳ.

Nghiên cứu của Tsuruta và cs. (2005) cho biết, sản lượng sữa bò HF ở Hoa Kỳ là 11.374 kg/chu kỳ; Chen và cs. (2006) cho biết, sản lượng sữa bò HF ở Bắc Kinh, Trung Quốc đạt 8.500 kg/chu kỳ. Theo công bố của ICAR. (2013 ), sản lượng sữa bò HF ở Nhật Bản đạt 9.295 kg/chu kỳ; Tây Ban Nha đạt 9.546 kg/chu kỳ và Hàn Quốc là 9.737 kg/chu kỳ.

Tại Việt Nam, ngành chăn nuôi bò sữa phát triển nhanh trong vòng mười năm qua, tốc độ tăng trưởng đàn đạt đến 34-43%. Theo số liệu thống kê 01/10/2013, tổng đàn bò sữa cả nước là 186.388 con, tăng 19.399 con (11,62%) so với năm 2012. Số lượng bò cái vắt sữa là 103.456 con, chiếm 55,51% và sản lượng sữa trung bình 4.412 kg/con/chu kỳ (Tổng cục thống kê, 2013).

Bên cạnh số lượng và chất lượng đàn bò sữa HF thuần tăng nhanh, đàn bò HF lai cũng tăng cả về số lượng, chất lượng giống. Các công trình nghiên cứu về bò sữa khá nhiều và các kết quả thu được phục vụ cho sản xuất cũng không nhỏ trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Vương Ngọc Long (2002), nghiên cứu trên đàn bò HF tại Lâm Đồng công bố sản lượng sữa là 3.300 kg/chu kỳ.

Nguyễn Xuân Trạch (2004), nghiên cứu trên bò sữa tại Mộc Châu và Hà Nội cho biết, bò lai 3/4HF có sản lượng sữa cao hơn bò lai 1/2HF và 7/8HF, khả năng sinh sản của bò lai 1/2HF và 3/4HF tốt hơn bò lai 7/8HF, phẩm chất sữa của bò lai 1/2HF tốt hơn so với bò lai 3/4HF và 7/8HF.

Nguyễn Văn Đức và cs. (2005), triển khai đề tài Độc lập cấp nhà nước giai đoạn 2003-2005, đã tập trung nghiên cứu sâu về công tác giống và đã thu được một số kết quả đáng kể:

- Bước đầu đã nghiên cứu đặc điểm di truyền, giá trị giống, tín hiệu di truyền và mối tương quan di truyền giữa một số tính trạng kinh tế quan trọng trong chăn nuôi bò sữa để giúp cho chọn lọc hữu hiệu hơn. Việc nghiên cứu giá trị giống và một số tín hiệu di truyền của một số tính trạng kinh tế cơ bản của bò sữa cũng đã bắt đầu được nghiên cứu với mục đích giúp cho việc chọn lọc chính xác và nhanh hơn.

- Thu thập số liệu đánh giá chọn vào đàn hạt nhân 2.000 con và đàn cấp 1 trên 8.000 con HF và HF lai để bắt đầu xây dựng mô hình giống bò sữa hình tháp giống. Chất lượng, chủ yếu dựa vào sản lượng sữa, đàn bò hạt nhân tương đối tốt:

- Đàn bò cái HF: 400 con, SLS là 4.800 kg/chu kỳ.

- Đàn bò cái HF lai: 1.600 con, SLS là 3.800 kg/chu kỳ.

Tương tự, trong đề tài cấp Bộ, Trần Trọng Thêm và cs. (2005) cho biết, bò lai hướng sữa giữa bò HF và bò vàng địa phương đã được cải tiến với bò Zebu, chiếm tỷ trọng lớn trong ngành chăn nuôi bò sữa nước ta, khoảng 85%. Bò lai hướng sữa Việt Nam, chủ yếu có từ 50 đến 87,5% gen HF.

Nguyễn Hữu Lương và cs. (2006) cho biết, sản lượng sữa của bò HF nhập từ Australia nuôi tại Mộc Châu là 4.365 kg/chu kỳ đầu và 4.726 kg ở chu kỳ 2. Trong lúc đó, sản lượng sữa của bò HF nuôi tại Lâm Đồng tương ứng là 3.877 kg và 4.419 kg/chu kỳ.

Phạm Văn Giới và cs. (2007), khảo sát sản lượng sữa của các nhóm bò HF lai với tỷ lệ lai khác nhau trên những vùng nuôi bò sữa chính của cả nước từ năm 2000-2004 cho thấy: sản lượng sữa của nhóm bò HF lai trung bình là 4.125 kg/chu kỳ, trong đó: nhóm bò lai 50%HF; 62,5%HF; 75%HF; 87,5%HF và trên 87,5%HF tương ứng là 3.790, 4.265, 4.220, 4.073 và 3.905 kg/chu kỳ. Sản lượng sữa bò HF nhập từ Australia nuôi tại Công ty sữa Tương Lai (Tuyên Quang) đạt 5.350 kg/chu kỳ.

Trần Quang Hạnh và Đặng Vũ Bình (2007), nghiên cứu một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng sữa của bò cái HF nuôi tại Lâm Đồng cho biết, sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của bò HF đạt 5.127,14 lít với tỷ lệ mỡ sữa đạt 3,47% và tỷ lệ Protein sữa đạt 3,27%.

Nguyễn Xuân Trạch và Phạm Phi Long (2008), nghiên cứu về sức sản xuất của bò HF nuôi tại Lâm Đồng cho biết, sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày ở chu kỳ vắt sữa thứ nhất nuôi ở nông hộ đạt 4.268,49 lít và nuôi tập trung đạt 4.171,89 lít với tỷ lệ mỡ sữa là 3,46% và 3,4% và Protein sữa là 3,3% và 3,36%.

Nguyễn Văn Tuế và cs. (2010), nghiên cứu khả năng sản xuất sữa của bò lai 50%HF, 75%HF và 87,5%HF cho biết sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của bò lai HF tại Bắc Ninh đạt lần lượt 3.484,5; 4.234,5 và 4.134,5 kg/chu kỳ.

Đặng Đình Trung và cs. (2013), nghiên cứu sản lượng sữa đàn HF tại Tuyên Quang cho biết, sản lượng sữa chù kỳ đầu là 4.270,72 kg/chu kỳ.

Lê Văn Thông và cs. (2013), triển khai đề tài Cấp Bộ giai đoạn 2008-2012 đã nghiên cứu sản lượng sữa lứa đầu đàn bò con gái của 12 đực giống HF có nguồn gốc Cu Ba và Hoa Kỳ tại Mộc Châu và Đức Trọng có sản lượng sữa giao đông từ 4.431 kg/chu kỳ đến 5.103 kg/chu kỳ.

Lê Văn Thông và cs. (2014), triển khai đề tài Độc lập cấp Nhà nước giai đoạn 2009-2013 đã nghiên cứu chọn lọc thông qua đời trước, bản thân: ngoại hình, khả năng sinh trưởng phát triển, sinh sản và sản lượng sữa đàn chị em gái cùng cha khác mẹ của 15 bò đực giống có nguồn gốc Hoa Kỳ tại Mộc Châu và Đức Trọng cho biết sản lượng sữa đàn chị em gái dao động từ 4.808 đến 6.635 kg/chu kỳ 305 ngày. Đề tài đã nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng phát triển qua các tháng tuổi đàn con gái của các đực giống HF nhập từ Australia và sinh tại Việt Nam. Do thời gian của đề tài chỉ có 5 năm nên chưa nghiên cứu được sản lượng sữa lứa đầu đàn con gái.



b. Sản lượng sữa tiêu chuẩn

Sản lượng sữa tiêu chuẩn là sản lượng sữa chu kỳ được quy đổi về sữa có tỷ lệ mỡ sữa 4%. Để so sánh khả năng sản xuất sữa của các giống bò, người ta thường dùng sản lượng sữa tiêu chuẩn vì mỡ sữa là một trong những thành phần quan trọng nhất để đánh giá chất lượng sữa và liên quan chặt chẽ với protein sữa. Sản lượng sữa tiêu chuẩn phản ánh được bản chất về khả năng cho sữa của từng cá thể bò sữa. Sữa tiêu chuẩn được tính bằng công thức: Sản lượng sữa tiêu chuẩn = 0,4 x SLS + 15 x Sản lượng mỡ sữa.

Trần Quang Hạnh (2010), nghiên cứu trên đàn bò lai hướng sữa tại Lâm Đồng cho biết sản lượng sữa tiêu chuẩn của các nhóm F1, F2, F3 và HF thuần là 3.870,64 ± 27,34kg; 4.193,73 ± 26,53kg; 4.642,47 ± 32,69kg và 5.105,96 ± 34,15 kg/chu kỳ.

Lê Bá Quế (2013), nghiên cứu sản lượng sữa lứa sữa đầu của đàn bò con gái nuôi tại Lâm Đồng và Mộc Châu của 9 bò đực giống HF cho biết sản lượng sữa tiêu chuẩn trung bình là 4.787,6 kg/chu kỳ, cao nhất 5.262,10 kg/chu kỳ và thấp nhất 4.251,10 kg/chu kỳ.



c. Chất lượng sữa

Ngô Thành Vinh và cs. (2005), nghiên cứu trên giống bò HF nuôi tại Ba Vì cho biết tỷ lệ mỡ sữa là 3,59%. Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình (2005) công bố, bò HF thuần nuôi tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cho tỷ lệ mỡ sữa 3,93%.

Phạm Văn Giới và cs. (2006) cho biết, tỷ lệ mỡ sữa của đàn bò HF ở Việt Nam giao động từ 3,74% đến 3,80%.

Trần Quang Hạnh và Đặng Vũ Bình (2007), nghiên cứu chất lượng sữa của bò HF nuôi tại Lâm Đồng cho biết chất lượng sữa của giống bò HF nuôi ở Lâm Đồng đạt mức trung bình: tỷ lệ mỡ sữa là 3,47% và tỷ lệ protein sữa là 3,27%.

Nguyễn Xuân Trạch và Phạm Phi Long (2008), nghiên cứu về chất lượng sữa bò HF nuôi tại Lâm Đồng cho biết ở chu kỳ vắt sữa thứ nhất nuôi trong phương thức nông hộ và nuôi tập trung có sự khác nhau: tỷ lệ mỡ sữa là 3,46% và 3,4% và tỷ lệ protein sữa là 3,3% và 3,36%.

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức và cs. (2011) trên đàn bò sữa HF nuôi tại Mộc Châu cho biết, tỷ lệ mỡ sữa trung bình là 3,50% và tỷ lệ protein sữa là 3,10%. Trong lúc đó, Lê Bá Quế và cs. (2013) cho biết tỷ lệ mỡ sữa ở chu kỳ đầu của đàn bò HF nuôi tại Mộc Châu và Lâm Đồng là 3,59%. Nghiên cứu của Lê Văn Thông và cs. (2014) trên đàn bò sữa HF nuôi tại Mộc Châu và Lâm Đồng cho biết, tỷ lệ mỡ sữa trung bình là 3,54% và tỷ lệ protein là 3,17%.

Trên thế giới, Israel là một trong những quốc gia phát triển về bò sữa với sản lượng sữa và chất lượng đều cao: tuy sản lượng sữa trung bình cả nước năm 2006 rất cao (11.500kg/chu kỳ 305 ngày), nhưng chất lượng sữa cũng rất tốt: tỷ lệ mỡ sữa là 3,66% và protein sữa là 3,26% (Đinh Văn Cải, 2008).

Giống bò sữa Norwegian Red của Norway có chất lượng sữa cao nên được sử dụng lai với giống Holstein tại Israel cho kết quả: Tỷ lệ mỡ sữa là 3,59% và tỷ lệ protein sữa là 3,21% khi (TwoPlus, 2014).

Theo công bố của ICAR (2013), tỷ lệ protein của bò HF của Hoa Kỳ đạt 3,08%, Canada là 3,19%; Hàn Quốc là 3,18%; Tây Ban Nha 3,2%; Australia là 3,27%.

1.3.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng sữa

a. Giống

Trong chăn nuôi bò sữa, giống quyết định 60% sự thành bại. Trong quá trình phát triển chăn nuôi bò sữa, mỗi nước thường chọn lọc, nhân thuần, lai tạo ra những giống bò sữa phù hợp với điều kiện của nước đó nhằm đảm bảo tiêu chí năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa. Song, giống bò chuyên sữa trên thế giới cũng không nhiều và mỗi giống cho sản lượng sữa khác nhau.

Hall (2007) cho biết, bò HF nuôi tại trang trại Crystal Brook (Canada) có sản lượng sữa là 12.500 kg/chu kỳ. Lê Xuân Cương (2002) cho biết sản lượng sữa bò HF Hoa Kỳ, Nhật, Canada và Hà Lan đạt tương ứng 8.382; 8.130; 7.980 và 7.220 kg/chu kỳ. Bò Jersey có sản lượng sữa trung bình 3.000-5.000 kg/chu kỳ 305 ngày, đặc biệt có tỷ lệ mỡ sữa rất cao (4,5-5,5%). Bò Nâu Thuỵ Sỹ có sản lượng sữa 5.500-6.000 kg/chu kỳ 305 ngày.

Ở Việt Nam, bò Lai Sind có sản lượng sữa 1.200-1.400 kg/chu kỳ 240-270 ngày, mỡ sữa 5-5,5%. Bò lai F1 (1/2HF) có sản lượng sữa 2.500-3.000 kg/chu kỳ 300 ngày, tỷ lệ mỡ sữa 3,6-4,2%. Bò lai F2 (3/4HF) có sản lượng sữa 3.000-3.500 kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 3,2-3,8%. Bò lai F3 (7/8HF) có sản lượng sữa 3.900-4.200 kg/chu kỳ (Lê Xuân Cương, 2002).

Giống bò sữa HF đạt 5.000-8.000 kg/chu kỳ, với tỷ lệ mỡ sữa 3,2-3,8%, bò Jersey đạt 2.800-3.500kg, với tỷ lệ mỡ sữa 5,8-6%. Trong lúc đó, giống bò Nâu Thuỵ Sỹ đạt 3.500-4.000kg, với tỷ lệ mỡ sữa 3,5-4% (Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2006).

FAO (2000, dẫn theo Trần Đình Miên, 2002) thông báo, mặt bằng sản lượng sữa trên thế giới là 6.000 kg/chu kỳ; ở một số đàn cao sản cao hơn, nhất là các nước Bắc Mỹ và châu Âu có những cá thể đạt 12.000-13.000 kg/chu kỳ.

Tỷ lệ mỡ sữa phụ thuộc vào giống, các giống bò có sản lượng sữa thấp thường có tỷ lệ mỡ sữa cao hơn giống cao sản. Nguyễn Kim Ninh (1994) cho biết, tỷ lệ mỡ sữa của bò lai Sind và các bò lai giữa HF với lai Sind nuôi ở Ba Vì tương ứng là 4,85-5,89% và 3,89-4,68%. Theo Trần Quang Hạnh và Đặng Vũ Bình (2007), tỷ lệ mỡ sữa của bò HF nuôi tại Lâm Đồng là 3,47%.

Giống bò sữa Norwegian Red (NRF) của Norway có chất lượng sữa cao, thường được dùng để lai với Holstein cho kết quả: Tỷ lệ mỡ sữa là 4,37% và tỷ lệ protein sữa là 3,58% trên nhóm bò lai 75%JxH25%NRFx(JxH) ở đàn bò Idaho (TwoPlus, 2014).

Như vậy, sản lượng sữa và chất lượng sữa phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố giống. Giống bò HF là giống cho sản lượng sữa cao nhất và được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Con lai giữa bò HF với bò địa phương có năng suất và chất lượng sữa khác nhau, tuỳ thuộc vào công thức lai.

b. Dinh dưỡng

Trong các yếu tố ngoại cảnh, dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn nhất đối với sản lượng sữa. Bò sữa rất nhạy cảm với điều kiện dinh dưỡng, mức độ dinh dưỡng quá thấp sẽ không đủ năng lượng và nguyên liệu cho quá trình tổng hợp sữa, nhưng nếu cho ăn quá dư thừa sẽ làm cho bò sữa béo phì, dẫn đến kìm hãm khả năng tạo sữa. Để duy trì và nâng cao sản lượng sữa cần phải cung cấp cho bò cái khẩu phần thức ăn đầy đủ và cân đối các chất cần thiết. Hàm lượng protein thô trong khẩu phần bò lai nằm trong giới hạn khoảng 13-15% so với vật chất khô của khẩu phần. Sự mất cân đối các tỷ lệ dinh dưỡng như: tỷ lệ năng lượng/protein, hàm lượng xơ, tỷ lệ Ca/P, K/Na, S/N...đều làm giảm khả năng tạo sữa của bò cái (Nguyễn Văn Thưởng, 1995). Các công trình nghiên cứu của các tác giả Schingoethe (1996), Adrienne và cs. (2006), Nguyễn Văn Bình và Trần Huệ Viên (2004) cũng chứng tỏ điều đó.

Nguyễn Văn Thưởng (1995) cho biết, nếu bò lai F1(HF x Sind) ăn 6,5 đơn vị thức ăn/ngày, sản lượng sữa đạt 1.800-2.000 kg/chu kỳ, nhưng khi cho ăn 9,5 đơn vị thức ăn/ngày, sản lượng sữa tăng lên 2.700-2.800 kg/chu kỳ. Trong một thí nghiệm khác, nếu bò ăn đầy đủ và nuôi dưỡng tốt trong thời gian hậu bị, có chửa và vắt sữa thì sản lượng sữa/chu kỳ tăng dần từ lứa đẻ thứ nhất và đạt mức cao nhất vào các lứa đẻ thứ 3-6, sau đó mới giảm dần. Do đó, lượng sữa thu được cả đời của bò sữa được chăm sóc tốt cao hơn nhiều so với bò chăm sóc kém.

Thức ăn tinh có ảnh hưởng lớn đến sản lượng sữa của bò sữa. Thức ăn tinh hỗn hợp cung cấp cho bò sữa nhằm thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cho bò mà thức ăn thô không đáp ứng đầy đủ. Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Cải và cs. (2001) cho thấy, số lượng và chất lượng thức ăn tinh không chỉ ảnh hưởng đến sự cân đối các chất dinh dưỡng trong thức ăn mà còn làm thay đổi tính chất vật lý của khẩu phần, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lên men ở dạ cỏ, từ đó ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất sữa.

Đinh Văn Cải (2009) cho rằng, nuôi bò sữa bằng khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh sản lượng sữa tăng 1,0-2,5kg con/ngày vì quá trình lên men ở dạ cỏ tốt hơn. Lê Mai (2002) nhận định rằng nuôi bò sữa với khẩu phần có nhiều cỏ (trên 30kg/con/ngày), được cân đối năng lượng và đạm so với nhu cầu, không cần hèm bia vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bò sữa, sản lượng sữa đạt 17 lít/ngày.

Các công trình nghiên cứu của Allen (1996), Oba và Allen (1999), Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình (2007), đã chứng tỏ ảnh hưởng của cỏ xanh đến sản lượng sữa bò.



c. Tuổi

Sản lượng sữa của bò thay đổi theo độ tuổi của nó. Theo Nguyễn Văn Thưởng (1995), bò sữa cho sản lượng sữa cao nhất từ chu kỳ thứ 4 đến chu kỳ thứ 6 và nếu được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, bò sữa sẽ tiếp tục cho sữa đến lứa sữa thứ 8-10. Bò sữa có thể trạng tốt và được chăm sóc hợp lý có thể cho sản lượng sữa cao tới lứa đẻ thứ 12 (Nguyễn Xuân Trạch, 2002).

Tuổi có thai lần đầu cũng ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng sữa của bò sữa. Nuôi dưỡng tốt bê cái hậu bị để đạt tiêu chuẩn phối giống lần đầu vào 16-18 tháng tuổi sẽ có lợi cho chức năng sản xuất sữa của bầu vú bò cái.

Nhiều nghiên cứu thấy rằng sữa bò ở chu kỳ thứ 3 đến thứ 6 là tốt nhất về hàm lượng các chất dinh dưỡng và giá trị sinh học so với sữa bò ở chu kỳ đầu và cuối (Lê Văn Liễn, 2003; Nguyễn Văn Đức và cs., 2008).



d. Kỹ thuật vắt sữa

Do quá trình vắt sữa dựa trên cung phản xạ thần kinh-thể dịch nên khi vắt sữa không đúng kỹ thuật sẽ làm ức chế quá trình thải sữa. Nếu thời gian vắt sữa kéo dài làm cho lượng oxytoxin hết hiệu lực trước khi vắt hết sữa trong bầu vú, tăng tỷ lệ sót sữa dễ gây viêm vú. Thành phần của sữa trong thời gian vắt sữa khác nhau cũng khác nhau. Sữa của lần vắt trước có mỡ kém hơn những lần vắt sau, nên cần chú ý vắt thật hết sữa mỗi lần để có kết quả tổng thể tốt hơn về chất lượng sữa (Lê Văn Liễn, 2003).



e. Điều kiện môi trường

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ ánh sáng mặt trời, áp suất khí quyển, lượng mưa…đều có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức sản xuất sữa, sinh sản của bò. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp qua kích thích thần kinh, hormon điều chỉnh duy trì thân nhiệt, hệ thống enzyme và các hormon khác, gây ảnh hưởng gián tiếp thông qua năng suất và phẩm chất của thức ăn. Do đó, ở nước ta năng suất và chất lượng sữa thường giảm trong vụ Đông-Xuân do thức ăn xanh, khả năng sinh sản lại giảm vào mùa Hè-Thu do ảnh hưởng của nhiệt độ cao.

Sức sản xuất sữa chịu ảnh hưởng rõ rệt của nhiệt độ và độ ẩm môi trường. Nguyễn Sinh và Nguyễn Hà (2008) cho rằng, với bò sữa khi gặp stress nhiệt, giảm 0,5kg vật chất khô ăn vào, sản lượng sữa sẽ giảm 1kg. Nhiệt độ thích hợp tối thiểu ở bò HF không bị ảnh hưởng, thậm chí ở -13oC (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2000).

Độ ẩm môi trường tăng cao làm sản lượng sữa giảm rõ rệt, một số thành phần của sữa như: Protein, palmetic và axit stearic có xu hướng tăng, trong khi đó các thành phần khác như mỡ sữa, vật chất khô không mỡ, nitơ tổng số, lactoza, axit béo mạch ngắn và axit oleic có xu hướng giảm thấp (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004).

Ahmed và Amin (1997) cho biết, khí hậu nhiệt đới mùa hè có ảnh hưởng đến thu nhận cỏ xanh và sản lượng sữa của bò HF và bò Zebu bản địa ở Sudan. Nguyễn Hữu Hoài Phú (2007) cho biết, cải tiến khí hậu chuồng nuôi có tác động tích cực đến các chỉ tiêu về sản lượng sữa. Padilla và cs. (2005) cho rằng, khẩu phần bổ sung vitamin C có ảnh hưởng tốt đến sản lượng sữa và khả năng thu nhận thức ăn cho bò đang vắt sữa trong thời tiết nóng.

Theo Vương Tuấn Thực và cs. (2007), stress nhiệt có ảnh hưởng tiêu cực đến các chỉ tiêu sinh lý, lượng nước uống, lượng thức ăn, ăn vào và sản lượng sữa của bò lai 1/2HF, 3/4HF và 7/8HF nuôi trong các nông hộ ở Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì.



f. Chọn đôi giao phối

Việc chọn đôi giao phối có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng sữa cũng như chất lượng sữa của đàn bò sữa trong tương lai. Tùy theo mục đích sản xuất và tình hình thực tế về năng suất, chất lượng sữa của từng bò cái sữa, chọn những bò đực có tiềm năng về sản lượng sữa cao hoặc tỷ lệ mỡ sữa cao để gép đôi giao phối phù hợp với từng bò cái sữa nhằm tạo ra thế hệ con có sản lượng cao hoặc tỷ lệ mỡ sữa cao góp phần nâng cao được hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa.

1.3.2. Giá trị giống về tiềm năng sữa của bò đực giống

1.3.2.1. Khái niệm giá trị giống

Giá trị giống về một tính trạng của một cá thể vật nuôi là đại lượng biểu thị mức độ về giống đối với tính trạng đó. Đối với một tính trạng số lượng, giá trị giống của một cá thể bằng hai lần giá trị trung bình của quần thể với số lượng lớn của thế hệ con của cá thể đó xa rời từ quần thể hoặc trung bình đàn của tính trạng đó. Giá trị giống của một cá thể vật nuôi có thể được ước tính từ các nguồn thông tin (Nguyễn Văn Đức và cs., 2006):

- Bản thân con vật: các số liệu năng suất của chính bản thân con vật. Các số liệu của chính bản thân đó là những số liệu thu được của một cá thể gồm kiểu hình và các tính trạng có liên quan. Nếu 1 tính trạng được đo nhiều lần thì tất cả số liệu thu được của các lần đo của cá thể đó có thể bao hàm nhiều số đo lặp lại đối với tính trạng đó;

- Các anh chị em thân thuộc của bản thân nó: Các số liệu năng suất của anh chị em ruột (cùng bố, mẹ), anh chị em nửa ruột thịt (cùng bố, khác mẹ hoặc cùng mẹ, khác bố);

- Tổ tiên con vật bao gồm các số liệu năng suất của bố, mẹ, ông bà nội ngoại, của các đời trước thế hệ ông bà;

- Đời con con vật bao gồm các số liệu năng suất của đời con của con vật.

Các kiểu thông tin có thể sử dụng để tính toán giá trị giống của một cá thể, bao gồm:

- Kiểu hình của cá thể đối với tính trạng mà giá trị giống cần được tính toán;

- Giá trị trung bình của các lần đo lặp lại của tính trạng này thuộc cá thể này;

- Kiểu hình của cá thể này đối với một tính trạng có liên quan;

- Kiểu hình của một cá thể thân thuộc về huyết thống;

- Trung bình kiểu hình của một nhóm cá thể thân thuộc về huyết thống như cùng cha khác mẹ hoặc một nhóm của thế hệ con.

Giá trị giống của một bò đực giống đối với tính trạng sản lượng sữa có thể được tính từ số liệu về sản lượng sữa của bò mẹ sinh ra nó. Công thức tính là:

GTGB = 1/2h2(PM - Pđàn)



Ở đây: - GTGB là giá trị giống về sản lượng sữa của đực giống.

- 1/2 là hệ số quan hệ giữa mẹ (M) và con (C).

- PM là giá trị kiểu hình về sản lượng sữa của mẹ sinh ra đực giống đó.

Thông thường, các số liệu của các cá thể của quần thể có quan hệ huyết thống là tương đối đầy đủ để ước tính giá trị giống. Giá trị giống có thể được tính một cách chính xác nhất nếu sử dụng được tất cả các nguồn thông tin, trong đó có đầy đủ thông tin của hệ phả.

Đối với một tính trạng mà tính trạng đó chỉ có thể thu được từ giới tính cái duy nhất thì giá trị giống của một cá thể đực giống có thể được tính từ giá trị trung bình của các chị em gái cùng cha khác mẹ với đực giống đó. Ví dụ, giá trị giống về tiềm năng sữa của bò đực HF có thể được tính từ giá trị trung bình sản lượng sữa của các chị em gái cùng cha khác mẹ với đực giống đó.

Nếu có đủ số liệu của ít nhất 5 chị em gái thì giá trị giống về tiềm năng sữa của đực giống này dựa trên năm số liệu đó sẽ chính xác hơn nhiều so với sử dụng cách tính dựa trên giá trị kiểu hình của mẹ nó.

Đánh giá chọn lọc bò đực giống bằng giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn chị em gái và con gái là 2 bước cuối cùng của quy trình kiểm tra chọn lọc bò đực giống chuyên sữa. Tuỳ vào mục đích, nhu cầu về chăn nuôi bò sữa của mỗi nước để đưa ra các tiêu chí đánh giá chọn lọc, nhưng quan trọng nhất là sản lượng. Muốn chọn lọc bò đực giống HF về tiềm năng sữa thì phải chọn thông qua sản lượng sữa của đàn chị em gái và con gái bởi vì bản thân bò đực không cho sữa nên không thể đánh giá trực tiếp trên bò đực được.

Giá trị giống thực không bao giờ biết nhưng giá trị ước tính sẽ đạt tới mức gần đúng với giá trị thực khi số lượng mẫu thế hệ con lớn. Giá trị này được xác định từ phân tích tất cả các nguồn thông tin có thể có của các cá thể, của chính nó và các cá thể thân thuộc (Nguyễn Văn Đức và cs., 2006)

Chương trình đánh giá giá trị giống sử dụng dạng phân tích hiện đại được gọi là ước tính không sai lệch tuyến tính tốt nhất (BLUP). Chương trình BLUP có độ tin cậy cao vì sử dụng được hầu hết các nguồn thông tin hệ huyết thống của các cá thể và số liệu của các tính trạng. Chúng ta không thể biết chính xác giá trị giống đối với các tính trạng khác nhau, thế nhưng có thể xác định cách tính tốt để xác định giá trị giống. Giá trị giống biểu thị sự khác nhau giữa di truyền của 1 cá thể với quần thể dùng để so sánh với nó. Đơn vị sử dụng cho giá trị giống là đơn vị của tính trạng đang được đề cập đến. Ví dụ, đơn vị của giá trị giống về tiềm năng sữa của bò đực chuyên sữa HF là kg sữa/chu kỳ.

Giả sử, một bò đực giống HF có giá trị giống về tiềm năng sữa là 400 kg sữa/chu kỳ. Giá trị đó có nghĩa là những bò sinh ra từ đực giống này sẽ có 200 kg sữa/chu kỳ nhiều hơn so với trung bình của bò sinh ra từ bố khác có giá trị giống (GTG) = 0 với giả thiết giá trị giống về sản lượng sữa của bò mẹ = 0, vì cá thể bò đó chỉ nhận 1/2 số gen từ bố và giả thiết rằng mức độ tin cậy của giá trị giống về tiềm năng sữa đạt 100%. Giá trị giống là giá trị ước tính về bản chất di truyền tốt nhất mà kỹ thuật hiện đại có thể cung cấp cho chúng ta để làm cơ sở chọn giống. Ngoài ra, nhóm tương đồng cũng là một yếu tố cần xem xét trong quá trình phân tích.

Độ tin cậy có giá trị từ 0 đến 100%. Mức độ tin cậy của giá trị giống ước tính thường được chia thành 5 mức (Nguyễn Văn Đức và cs., 2006): Rất thấp (0-40%), thấp (41-60%), trung bình (61-75%), cao (76-95%), rất cao (>95%).

1.3.2.2. Các phương pháp xác định giá trị giống ước tính

Theo Nguyễn Văn Đức và cs. (2006), phương pháp xác định giá trị giống chủ yếu gồm:



a. Giá trị giống tính từ trung bình hai nhóm thân thuộc

Nếu vật nuôi ở trong hai nhóm thân thuộc, ví dụ, nhóm cùng cha khác mẹ và nhóm thế hệ con được ký hiệu bằng R1 và R2 và trung bình kiểu hình tương ứng đối với tính trạng mà ta đang đề cập đến tính giá trị giống được ký hiệu bởi PR1 và PR2, giá trị giống (GTG) của cá thể đó có thể được tính như sau:





Ở đây: - R1 và R2 nhóm cùng cha khác mẹ và nhóm thế hệ con

- PR1 và PR2 là trung bình kiểu hình tương ứng đối với tính

trạng R1 và R2 .

- b1 và b2 được tính từ một số cá thể trong các nhóm, mối quan hệ của các cá thể trong các nhóm với cá thể mà chúng ta đang tính giá trị giống.

Nếu giá trị giống của một bò đực giống đối với tính trạng sản lượng sữa được tính từ một nhóm k con gái và n chị em gái có chung một nửa huyết thống cùng cha khác mẹ, giá trị giống của bò đực giống đó được tính theo công thức:





Ở đây: P0 và PPNHT là biểu thị trung bình kiểu hình của con gái và chị em gái cùng cha khác mẹ.

b, Giá trị giống tính từ kiểu hình của tính trạng đang xem xét và tính trạng liên quan

Nếu chọn lọc thực hiện cho một số tính trạng mà kiểu hình có thể đo được trên cả 2 tính trạng của nó và tính trạng liên quan đến nó. Lưu ý, chọn lọc dựa trên kiểu hình của 2 tính trạng thì ít nhất độ tin cậy cũng bằng khi chỉ dựa trên duy nhất 1 tính trạng. Nếu X biểu thị cho tính trạng mà giá trị giống đang tính toán và Y biểu thị cho tính trạng liên quan đến tính trạng X, giá trị giống được tính theo công thức:





Ở đây: - PX và PY là kiểu hình đối với tính trạng X và Y của cá thể

đang xem xét.

- là trung bình của đàn của các tính trạng.

Giá trị b1 và b2 ở các công thức sau được tính như sau:







Ở đây: - h2X và h2Y là hệ số di truyền của tính trạng X và Y.

- là độ lệch chuẩn của các tính trạng X và Y.

- rGxGy và rpxpy là hệ số tương quan di truyền và kiểu hình giữa 2 tính trạng.

Bất kỳ một nguồn thông tin nào có liên đến giá trị giống của 1 cá thể có thể đồng thời được mở rộng thêm đối với các công thức tính đã nêu trên đây. Nếu các tham số như hệ số di truyền, tương quan di truyền và tương quan kiểu hình được xác định một cách chính xác, tính giá trị giống dựa trên các thông tin tổng hợp chắc chắn sẽ có độ tin cậy cao hơn so với khi sử dụng nguồn thông tin ít hơn.



1.3.2.3. Chọn lọc bò đực giống chuyên sữa bằng giá trị giống về tiềm năng sữa

a. Trên thế giới

Các nghiên cứu giá trị giống về tiềm năng sữa của bò đực giống sữa trên thế giới đã được thực hiện từ lâu và đã thu được kết quả lớn.

Zhang và cs. (2000), dùng phương pháp BLUP để ước tính giá trị giống của đàn bò HF tại Trung Quốc và cho biết giá trị giống về sản lượng sữa chu kỳ của quần thể này biến động từ thấp nhất là -1.160,29 kg sữa/chu kỳ đến cao nhất là +2.052,75 kg sữa/chu kỳ.

Zwald và cs. (2003), kết luận trung bình chỉ số khả năng truyền đạt dự đoán (PTA - Predicted Transmitting Ability) về sản lượng sữa của các con bố trong các nhóm đàn có giá trị từ -238 kg sữa/chu kỳ đến 700 kg sữa/chu kỳ.

Powell và cs. (2005), công bố GTG trung bình theo quốc gia của 100 con cao nhất của 10 nước cho thấy: GTG cao nhất ở Canada (+1785 kg sữa/chu kỳ) và thấp nhất ở Australia (+745 kg sữa/chu kỳ). Gonzalez-Recio và cs. (2005) cho biết GTG trung bình của các bò đực giống được đánh giá di truyền quốc tế về sản lượng sữa là 335 kg sữa/chu kỳ.

Mashhadi và cs. (2008) cho biết, kết quả nghiên cứu sử dụng đực HF ở Hoa Kỳ và HF Ecuador phối giống cho đàn bò cái ở Ecuador cũng cho thấy: nếu chọn 10% bò đực giống HF có GTG cao nhất thì GTG của bò đực HF Hoa Kỳ đạt +760 kg sữa/chu kỳ và bò đực HF của Ecuador đạt +576 kg sữa/chu kỳ. Mức biến động về GTG cũng gần tương tự với đàn bò HF nuôi ở Iran, biến động từ -265kg đến +1287 kg sữa/chu kỳ.

Zhang và cs. (2000), đã dùng phương pháp BLUP để ước tính GTG của đàn bò HF tại Bắc Kinh, Trung Quốc cho biết GTG về sản lượng sữa biến động từ -1.160,29 kg sữa/chu kỳ đến +2.052,75 kg sữa/chu kỳ.

b. Trong nước

Tại Việt Nam, Nguyễn Văn Thưởng và cs. (1992), đã xác định được GTG của 4 bò đực giống về sản lượng sữa cao nhất, trong đó có 3 đực giống HF thuần mang số hiệu 222, 223 và 111 và một đực giống HF lai mang số hiệu 109 với 3/4HF1/4LaiSind.

Võ Văn Sự và cs. (1996), đã ước tính GTG của các đực giống Holstein Friesian trên hai cơ sở chăn nuôi bò sữa tốt nhất của nước ta là Mộc Châu và Lâm Đồng cho biết GTG cao nhất ở đực giống số 26 là +278,07 kg sữa/chu kỳ và thấp nhất ở đực giống số 167 là -127,21 kg sữa/chu kỳ.

Phạm văn Giới (2008) cho biết, giá trị giống ước tính trung bình của toàn bộ nhóm bố HF sử dụng phối giống cho bò cái HF ở miền Bắc nước ta là -0,02 kg sữa/chu kỳ, với độ tin cậy trung bình là 46,3%.

Phạm Văn Giới (2008), nghiên cứu bản chất di truyền của các bò đực giống HF thông qua nguồn tinh nhập khẩu tại các cơ sở chăn nuôi bò sữa Mộc Châu, Tuyên Quang và Lâm Đồng cho biết GTG ước tính cao nhất là +1465,9 kg sữa/chu kỳ và thấp nhất là +378,6 kg sữa/chu kỳ, với độ tin cậy dao động từ 67 đến 79%.

Lê Bá Quế (2013), ước tính GTG của 09 bò đực giống nhập khẩu từ Mỹ và Cu Ba thu được kết quả: đực giống đạt GTG cao nhất là +1.064,58 kg sữa/chu kỳ và đực giống đạt GTG thấp nhất là +36,62 kg, chứng tỏ chất lượng đàn bò đực giống HF nhập khẩu này không đồng đều vì sự sai lệch về GTG khá lớn.

Lê Văn Thông và cs. (2013), triển khai đề tài Cấp Bộ giai đoạn 2008-2012 nghiên cứu trên 12 bò đực giống HF có nguồn gốc Cu Ba và Hoa Kỳ tại Mộc Châu (Sơn La) và Đức Trọng (Lâm Đồng) đã xác định được GTG ước tính về tiềm năng sữa lứa đầu của đàn con gái dao động từ +53,15 kg sữa/chu kỳ đến +1.232,8 kg sữa/chu kỳ.

Lê Văn Thông và cs. (2014), triển khai đề tài Độc lập cấp Nhà nước giai đoạn 2009-2013, nghiên cứu GTG ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa đàn chị em gái của 15 bò đực giống sinh tại Việt Nam cho biết GTG về tiềm năng sữa dao động từ -899,1 kg sữa/chu kỳ đến +668,0 kg sữa/chu kỳ.



1.3.2.4. Ứng dụng giá trị giống vào chọn lọc bò đực giống chuyên sữa

Giá trị giống của một cá thể được sử dụng để quyết định chọn cá thể đó làm giống hay không.



a. Sử dụng giá trị giống về tiềm năng sữa để đánh giá chất lượng bò đực giống Holstein Friesian

Bò đực giống HF không trực tiếp tạo ra sữa như bò cái HF, nhưng chúng có thể truyền cho đời sau nguồn gen về khả năng sản xuất sữa. Vì vậy, muốn đánh giá khả năng cho sữa của bò đực giống phải đánh giá tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa của chị em gái và con gái.

Gía trị giống ước tính về tiềm năng sữa là đại lượng biểu thị bản chất di truyền tốt nhất mà kỹ thuật hiện đại có thể cung cấp cho chúng ta để làm cơ sở trong chọn lọc đực giống chuyên sữa. Qua giá trị giống có thể biết được khả năng truyền cho đời sau nguồn gen sản xuất sữa của từng bò đực giống HF. Những bò đực giống HF có giá trị giống về tiềm năng sữa cao là những cá thể đực giống có chất lượng tốt về khả năng sản xuất sữa. Đàn con sinh ra từ những cá thể có giá trị giống về tiềm năng sữa cao sẽ có sản lượng sữa cao hơn so với những đàn con được sinh ra từ những đực giống có giá trị giống thấp.

b. Sử dụng giá trị giống về tiềm năng sữa để xếp hạng bò đực giống Holstein Friesian

Trong đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu kiểm tra, đánh giá và chọn lọc bò đực giống HF quá đời sau” giai đoạn 2009-2013, Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương đã xây dựng tiêu chuẩn TCCS 04: 2013/VINALCA về Bò đực giống Holstein Frisien - phương pháp xếp hạng. Nguyên tắc xếp hạng là xếp theo độ lớn của giá trị giống hoặc chỉ tiêu sản xuất. Cụ thể, cá thể bò đực nào có giá trị giống hoặc chỉ tiêu sản xuất lớn nhất thì được xếp ở thứ hạng nhất (một), cá thể nào có giá trị giống hoặc chỉ tiêu sản xuất lớn thứ hai, thứ 3,… tiếp tục được xếp ở vị trí tiếp theo 2, 3… (Viện Chăn nuôi, 2013).

Trong quy trình kiểm tra chọn lọc bò đực giống qua đời sau thì sử dụng kết quả bước đánh giá giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa của đàn con gái của từng bò đực giống để chọn lọc là chính xác nhất. Vì vậy, khi xếp hạng bò đực giống về tiềm năng sữa, bò đực giống có giá trị giống về tiềm năng sữa cao được xếp đầu và xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp.

c. Sử dụng giá trị giống về tiềm năng sữa để xây dựng chương trình ghép phối giống thích hợp cho bò Holstein Friesian

Nguyễn Văn Đức và cs. (2008), nghiên cứu xác định được giá trị giống về tiềm năng sữa của từng bò đực giống HF thuần và lai đang sử dụng tinh của chúng phối giống cho đàn bò cái tại Việt Nam. Công trình đã công bố giá trị giống về tiềm năng sữa của 973 bò đực giống HF thuần và 5 đực giống HF lai, góp phần quan trọng vào công tác giống bò sữa Việt Nam nhằm xây dựng được chương trình ghép đôi giao phối nhằm tạo ra những cá thể đạt chất lượng giống cao. Từ những kết quả thu được, nhóm tác giả đã đề nghị sử dụng các giá trị giống này vào việc ghép đôi giao phối trong công tác tạo giống và nhân giống theo đúng chương trình giống nhằm tạo ra đàn bò sữa chất lượng cao: tăng nhanh về sản lượng và tăng nhanh về số lượng. Chương trình phối giống cụ thể như sau:

- Đối với nhóm đực giống tốt nhất (GTG trên 600 kg sữa/chu kỳ) cần được ưu tiên phối với những cá thể bò cái tốt nhất trong đàn hạt nhân để tạo phôi và sử dụng các phôi đó cho việc chọn đàn bò đực giống và đàn bò cái giống hạt nhân.

- Đối với nhóm đực giống tốt (GTG từ 100 đến 600 kg sữa): nên phối với đàn hạt nhân để tạo chọn đàn bò cái hạt nhân và nhân giống (400

- Đối với nhóm đực giống không tốt (GTG từ 0 đến 100 kg sữa): không nên sử dụng tinh của chúng phối với bò sữa, chỉ sử dụng cho việc phối cải tiến, nâng cao tầm vóc đàn bò sinh sản như bò LaiSind.

- Đối với nhóm đực giống kém chất lượng (GTG <0 kg sữa) không phối với bò sữa, chỉ tận dụng phối cải tiến với bò vàng hoặc LaiSind nhằm nâng cao khối lượng đàn bò nền.

Nếu chọn lọc 100 con bố có giá trị giống về tiềm năng sữa cao nhất thì nhóm bố này có giá trị giống trung bình là +416,3 kg sữa/chu kỳ, với độ tin cậy trung bình đạt 0,513. Cá thể bố có giá trị giống cao nhất đạt 904,9 kg và thấp nhất là 267,3 kg sữa/chu kỳ. Nếu sử dụng nhóm bố này phối giống có khả năng nâng cao sản lượng sữa đàn con cao hơn so với trung bình toàn đàn 206,15 kg sữa/chu kỳ. Nếu chọn lọc 100 con bố có giá trị giống về tiềm năng sữa cao nhất thì nhóm bố này có giá trị giống trung bình là +416,3 kg sữa/chu kỳ, với độ tin cậy trung bình đạt 0,513. Cá thể bố có giá trị giống cao nhất đạt 904,9 kg sữa/chu kỳ và thấp nhất là 267,3 kg sữa/chu kỳ. Như vậy, nếu sử dụng nhóm bố này phối giống có khả năng nâng cao sản lượng sữa đàn con cao hơn so với trung bình toàn đàn là 206,15 kg sữa/chu kỳ. Đây là kết quả cụ thể ứng dụng giá trị giống trong điều kiện chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam.

1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC BÒ ĐỰC GIỐNG CHUYÊN SỮA

1.4.1. Trên thế giới

1.4.1.1. Nhật Bản

Theo Takeo Abe (1992), đánh giá chọn lọc bò đực giống sữa tốt nhất là kiểm tra qua đời sau thông qua 4 bước.



Bước 1: Tạo bò đực tốt để chọn làm đực giống kiểm tra

Chọn bố bò đực và mẹ bò đực: Chọn bò đực bố và thiết lập các chỉ tiêu chọn lọc chung đối với mẹ bò đực, được thực hiện hàng năm bởi Uỷ Ban của Hiệp hội cải tiến gia súc Nhật Bản. Số lượng đực giống bố được lựa chọn cho phối giống theo kế hoạch mỗi năm khoảng 30 con. Số bò đực bố này bao gồm cả bò đực nội địa và nhập ngoại.

Bước 2: Kiểm tra bản thân đàn bê đực

Nuôi dưỡng những bê đực được lựa chọn và sơ tuyển trước. Chăm sóc, nuôi dưỡng những con bê đực được sinh ra từ kế hoạch phối giống. Trong vòng 12 tháng, thông qua việc kiểm tra sự sinh trưởng, phát triển, những cá thể sinh trưởng, phát triển tốt và ngoại hình tốt sẽ được giữ lại để kiểm tra chất lượng tinh từ đó quyết định bò đó có thể được chọn làm giống hay không. Những bò đực đã được lựa chọn qua bước này đảm bảo chất lượng về ngoại hình-thể vóc và chất lượng tinh tốt. Một nửa số đó bị loại thải. Một nửa khác giữ lại được chuyển đến các Trung tâm đực giống để lấy tinh dự trữ.



Bước 3: Phối giống để sản xuất đàn bò con gái

Bò đực giống có nhiệm vụ quan trọng là sản xuất tinh. Tinh đó được sử dụng để phối tạo ra những con bê cái cho mục đích kiểm tra đời sau. Sau đó, phải đợi cho đến khi việc kiểm tra kết thúc, nếu bò đực đạt tiêu chuẩn thì tinh mới được sử dụng và tinh của bò đực giống không đạt tiêu chuẩn phải loại bỏ. Để có thể tiến hành kiểm tra tiềm năng sản xuất sữa của một bò đực giống, cần thiết phải có từ 50-100 bò con gái của mỗi bò bố.



Bước 4: Kiểm tra năng suất đàn bò con gái

Kiểm tra năng suất và chất lượng sữa của SLS được quy chuẩn 305 ngày và bình thường dựa trên số liệu của 10 ngày ghi chép. Đối với thành phần sữa như tỷ lệ mỡ sữa, tỷ lệ Protein sữa, số liệu được tính toán mỗi tháng 1 lần với mẫu lấy ở ngày ghi chép. Thông qua kiểm tra đó, có thể phán đoán được năng lực di truyền của bố nó – con bò đực giống đang kiểm tra.

Nếu trong số bò đực giống của Trung tâm cải tiến gia súc của Nhà nước được xếp loại tốt thì giữ lại làm giống, đồng thời tăng cường sản xuất tinh đông lạnh cung cấp cho cho công tác thụ tinh nhân tạo bò và bò bị xếp loại kém thì bị loại bỏ.

1.4.1.2. Canada

Canada là một trong những quốc gia có nhiều bò sữa (1.000.000 con), sản lượng sữa rất cao (9.000-10.000kg/chu kỳ) và áp dụng thụ tinh nhân tạo cho bò sữa cao nhất, đạt trên 90%. Trong những thập kỷ qua, Canada đã áp dụng tổng hợp nhiều công nghệ tiên tiến cho ngành chăn nuôi bò sữa nên chất lượng giống đã tăng lên rất cao. Với tổng đàn bò cái vắt sữa của Canada rất lớn, 800.000-1.000.000 con, nhưng việc thu thập số liệu về sản lượng sữa được tiến hành rất nghiêm túc, đạt tới 75-80% và việc phân tích chất lượng sữa cũng được làm rất nhiều. Vì vậy, chất lượng đàn giống ngày một cải thiện hơn.

Brian Van Doormaal (2007) cho biết, tại Canada mỗi năm chọn 400 bê đực từ đàn bò sữa bố mẹ hạt nhân của tháp giống đưa về cơ sở kiểm tra, đánh giá để chọn lọc bò đực giống hướng sữa như sau:

- Theo dõi khả năng sinh trưởng đàn bê. Cân khối lượng qua từng thời kỳ chính đối với bò đực giống: sơ sinh, cai sữa, 12 tháng, huấn luyện khai thác tinh, kiểm tra đánh giá chất lượng tinh. Loại bỏ những cá thể không đạt tiêu chuẩn giống theo từng thời kỳ.

- Đánh giá ngoại hình. Ngoại hình luôn được theo dõi, loại bỏ ngay khi phát hiện ra bất kỳ một đặc tính ngoại hình nào không tuân thủ của giống.

- Đánh giá khả năng chống chịu bệnh tật. Loại bỏ ngay những cá thể biểu hiện không thích nghi tốt hoặc bị một số bệnh.

- Đánh giá chất lượng tinh. Những bò đực giống đạt các tiêu chuẩn về sinh trưởng và chống chịu bệnh tật tốt là được chọn đưa vào kiểm tra chất lượng tinh. Loại bỏ những cá thể chất lượng tinh không tốt.

- Đánh giá khả năng sản xuất tinh. Những bò đực giống có chất lượng tinh tốt sẽ được tiếp tục khai thác tinh nhằm đánh giá khả năng sản xuất tinh và lưu giữ để sử dụng khi kết thúc phương pháp kiểm tra chọn lọc đực giống. Loại bỏ những đực giống tuy chất lượng tinh tốt nhưng khả năng sản xuất tinh không cao.

- Đánh giá khả năng thụ thai của tinh trùng. Vừa đánh giá nhanh khả năng thụ thai qua ống nghiệm và đồng thời theo dõi tỷ lệ phối giống có chửa trên các đàn giống để tiếp tục theo dõi đời con của các đực giống. Loại bỏ những đực giống tuy chất lượng tinh và khả năng sản xuất tinh tốt nhưng tỷ lệ thụ thai không cao.

- Đánh giá sản lượng sữa đàn chị em gái. Song song với việc đánh giá đàn bò đực giống, sản lượng sữa đàn chị em gái cũng cần đánh giá nhằm loại thải sớm những đực giống mà chị em gái có năng suất thấp.

- Đánh giá đời con. Những bò đực đạt các tiêu chuẩn nêu trên sẽ được phối giống để tạo đàn con gái cho việc kiểm tra chọn lọc đực giống. Việc đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản, sản lượng sữa và chất lượng sữa đàn con gái là khâu quan trọng nhất, khâu quyết định chọn cá thể nào giữ lại làm giống.

1.4.1.3. Australia

Chọn lọc bò đực giống hướng sữa ở Australia bắt buộc phải kiểm tra qua đời sau theo quy định của Hiệp hội bò HF Australia. Kiểm tra, đánh giá, chọn lọc bò đực giống hướng sữa của Australia được dựa trên sản lượng sữa trung bình của 305 ngày vắt và tỷ lệ mỡ sữa lứa sữa đầu của đàn con gái của từng bò đực giống theo phương pháp kiểm tra qua đời sau.

Bất kỳ một bò đực giống sữa HF nào ở Australia muốn được sử dụng trong công tác giống: phối giống trực tiếp hay khai thác tinh để sử dụng trong nước và bán ra ngoài nước, đều phải được thực hiện kiểm tra qua đời sau và được Hiệp hôi bò HF của Australia xác nhận. Vì lẽ đó, bò đực giống HF của Australia được thế giới đánh giá có chất lượng cao vì có tiềm năng sữa lớn do thực hiện nghiêm túc kiểm tra chọn lọc qua đời sau.

1.4.2. Trong nước



Trong thời gian qua, nước ta đã có một số công trình nghiên cứu đánh giá chọn bò đực giống chuyên sữa HF. Song, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào thực hiện hoàn thiện phương pháp kiểm tra qua chọn lọc bò đực giống qua đời sau.

Nguyễn Văn Đức và cs. (2004) cho biết đã chọn được 9 bò đực giống lai hướng sữa từ tổng số 25 bê đực nhưng chỉ được chọn thông qua kiểm tra qua đời trước và sinh trưởng phát triển của cá thể.

Nguyễn Ánh Long (2011) cho biết đã chọn được 15 bò đực HF từ Australia thông qua đời trước nuôi tại Trạm Moncada để sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác giống bò sữa Việt Nam.

Cục Chăn nuôi (2011), phê duyệt Quy trình đánh giá bò đực giống Holstein Friesian qua đời sau. Quy trình gồm 04 bước: Kiểm tra đời trước, kiểm tra bản thân, kiểm tra qua chị em gái và kiểm tra qua con gái.

Nguyễn Văn Đức và cs. (2011), thực hiện đề tài độc lập cấp Bộ ở giai đoạn 2006-2010, đã tạo chọn được đàn bò sữa chất lượng tốt, trong đó chọn tạo được 15 bò đực giống HF có tiềm năng sữa >8.000 kg sữa/chu kỳ từ những bò bố có tiềm năng sữa >10.000 kg sữa/chu kỳ và mẹ có sản lượng sữa >7.000 kg sữa/chu kỳ.

Lê Văn Thông và cs. (2013), đã nghiên cứu đánh giá xếp cấp được các bò đực giống theo sinh trưởng phát triển, khả năng sản xuất tinh và đã chọn được 20 bò đực giống tốt nhất trong tổng số 106 bò đực giống để sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo đàn bò sữa, bò thịt Việt Nam. Lê Bá Quế (2013), nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất tinh của từng cá thể đực giống và tiềm năng sữa của 9 bò đực giống HF thông qua khả năng sản xuất sữa lứa đầu của đàn con gái.

Công trình nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về kiểm tra, đánh giá và chọn lọc bò đực giống HF qua đời sau được thực hiện bởi đề tài Độc lập cấp Nhà nước (2009-2013) do TS. Lê Văn Thông làm chủ nhiệm. Song, do thời gian của đề tài Độc lập cấp Nhà nước chỉ được thực hiện trong 5 năm, nên công trình này chưa hoàn thiện đầy đủ 4 bước của kiểm tra qua đời sau. Tuy mới hoàn hiện được 3 bước là kiểm tra qua đời trước, kiểm tra bản thân và kiểm tra thông qua chị em gái và hoàn thiện được phần đầu của bước kiểm tra con gái là sinh trưởng phát triển của đàn con gái, nhưng đã mang lại thành công lớn là sản lượng sữa của các bò đực giống được chọn lọc đã cao hơn so với sản lượng sữa trung bình của đàn.

Chương 2


ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

35 bê đực HF sinh từ đàn bò hạt nhân có đủ các tiêu chuẩn để chọn làm giống, trong đó 23 bê đực sinh ra tại Mộc Châu (Sơn La) và 12 bê đực sinh tại Công ty Cổ phần bò sữa Tiền Phong (Tuyên Quang). Sau cai sữa, chọn được 15 bê đực tốt nhất (10 bê đực của Mộc Châu và 5 bê đực của Tuyên Quang), đạt tiêu chuẩn về ngoại hình, khả năng sinh trưởng, cân đối các bộ phận sinh dục, có sản lượng sữa bò mẹ >7.000 kg/chu kỳ và tiềm năng sữa của bố >12.000 kg sữa/chu kỳ đưa về nuôi tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada.

2.1.2. Địa điểm và điều kiện nghiên cứu

- Các bò đực giống được nuôi dưỡng, theo dõi và khai thác tinh tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada (Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội) thuộc Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương.

- Đàn bò cái HF chị em gái và con gái được nuôi dưỡng tại Mộc châu (Sơn La) và Đức Trọng (Lâm Đồng). Số lượng bò chị em gái và con gái trong từng thí nghiêm được bố trí tương đối đồng đều ở 2 cơ sở, trong đó:

+ Đàn bò chị em gái là những cá thể cùng bố, khác mẹ với bò đực giống đang kiểm tra và hoàn thành chu kỳ sữa lứa đầu: mỗi bò đực giống cần đánh giá sản lượng sữa lứa đầu của 40-45 chị em gái, tương đối đều tại 2 cơ sở Mộc Châu và Đức Trọng.

+ Đàn con gái của 6 bò đực giống được tuyển chọn sau khi kết thúc bước kiểm tra chọn lọc qua chị em gái: Chọn ngẫu nhiên những bê cái được sinh ra trong năm 2009 và trước tháng 6 năm 2010 mà mẹ của chúng là bò HF có sản lượng sữa từ 5.000 kg/chu kỳ đến 5.500 kg/chu kỳ, đẻ con từ lứa 2 đến lứa 5, tại 2 cơ sở Mộc Châu và Đức Trọng là những nơi có điều kiện chăn nuôi bò sữa HF, môi trường sinh thái tương đối tốt và đồng đều. Số lượng con gái của mỗi bò đực giống là 50 con, tương đối đồng đều ở 2 cơ sở để đảm bảo mỗi bò đực giống có được ≥40 bò con gái hoàn thành chu kỳ sữa lứa đầu.

Đàn bò con gái được phối giống trong thời gian từ 2010 đến 2011 tại 2 cơ sở Mộc Châu và Đức Trọng.

- Nuôi dưỡng và khai thác đàn bò đực giống Holstein Friesian:

+ Đàn bê đực sau khi sinh được tuyển chọn để nuôi tại cơ sở với sự chăm sóc nuôi dưỡng tốt cho đến khi cai sữa: bê được uống sữa đầu đầy đủ, chuồng trại sạch sẽ thoáng mát, được vận động tắm chải hàng ngày, tiêm phòng đầy đủ.

+ Đàn bò đực hậu bị nuôi tại Moncada được chăm sóc, nuôi dưỡng theo theo quyết định 66/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005): mỗi cá thể được nuôi trong một ô chuồng riêng diện tích là 45m2, trong đó: 20m2 có mái che và 25m2 sân chơi không mái; có máng ăn và máng uống riêng cho từng con. Hàng ngày, chuồng trại, máng ăn, uống được vệ sinh sạch sẽ, vận động tắm chải vào buổi sáng, mùa hè nóng được quạt mát và phun sương. Bò được quản lý cá thể và tiêm phòng bệnh nghiêm ngặt, kiểm tra thú y định kỳ 2 lần/năm. Bò được ăn theo chế độ dinh dưỡng tính sẵn cho từng cá thể theo tiêu chuẩn NRC của Hoa kỳ (1988).

+ Chế độ khai thác tinh: 2 lần/tuần/con. Môi trường pha chế tinh gồm: Dung dịch A gồm có (Tris, Citric axit, Lactose, fructose, Raffinose, nước cất 2 lần, lòng đỏ trứng gà, Peniciline, streptomycine) và dung dịch B (Dung dịch A + glycerol).

- Nuôi dưỡng và khai thác sữa đàn bò cái chị em gái và con gái:

+ Đàn bò chị em gái và con gái được nuôi dưỡng tốt, chế độ dinh dưỡng theo tiêu chuẩn NRC (2001) của Hoa Kỳ và đồng đều trong cả 2 cơ sở.

+ Vắt sữa 2 lần/ngày và đã hoàn thành chu kỳ sữa đầu.

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

- Sử dụng số liệu đã tham gia làm trước khi thực hiện đề tài luận án từ 2006 đến 2010.

- Theo dõi thí nghiệm từ năm 2011 đến năm 2013.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Chọn bê đực giống Holstein Friesian thông qua đời trước

- Tuyển chọn bê đực giống đạt tiêu chuẩn đưa vào kiểm tra qua đời sau.

- Tiềm năng sữa của bố và sản lượng sữa của mẹ các bê đực giống.

- Hiệu quả của tuyển chọn bê đực giống thông qua đời trước.

2.2.2. Chọn bò đực giống Holstein Friesian thông qua bản thân

- Khả năng sinh trưởng phát triển của bò đực giống:

+ Khối lượng qua các tháng tuổi chính: sơ sinh, 6, 12, 18 và 24 tháng tuổi.

+ Kích thước một số chiều đo cơ bản: dài thân chéo, cao vây, vòng ngực.

- Khả năng sản xuất tinh của bò đực giống:

+ Lượng xuất tinh (V), (ml/lần).

+ Hoạt lực tinh trùng (A), (%).

+ Nồng độ tinh trùng (C), (tỷ/ml).

+ Tỷ lệ tinh trùng sống (%).

+ Tổng số tinh trùng sống và tiến thẳng/lần khai thác tinh (VAC), (tỷ/lần khai thác).

+ Hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh (A), (%).

+ Số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn, (liều/lần khai thác).

- Hiệu quả của tuyển chọn bò đực giống thông qua bản thân.

2.2.3. Chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian bằng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn chị em gái

- Sản lượng sữa 305 ngày và sữa tiêu chuẩn lứa đầu của đàn bò chị em gái.

- Chất lượng sữa lứa đầu của đàn bò chị em gái.

- Giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa của bò đực giống thông qua sản lượng sữa lứa đầu đàn chị em gái.

- Hiệu quả của chọn lọc bò đực giống thông qua chị em gái.

2.2.4. Chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian bằng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn con gái

- Sản lượng sữa 305 ngày và sữa tiêu chuẩn lứa đầu của đàn bò con gái.

- Chất lượng sữa lứa đầu của đàn bò con gái.

- Giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa của bò đực giống thông qua sản lượng sữa lứa đầu đàn con gái.

- Hiệu quả của chọn lọc bò đực giống thông qua con gái.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Chọn bê đực giống Holstein Friesian thông qua đời trước

Chọn bê đực thông qua hệ phả đưa vào kiểm tra dựa vào các tiêu chuẩn:

- Tiêu chuẩn bê, bò đực giống Holstein Friesian - Phân cấp chất lượng TCVN 3982-85 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2003).

- Tiềm năng sữa bò bố và sản lượng sữa bò mẹ của bê đực theo tiêu chuẩn chọn bê đực giống được Bộ Nông nghiệp phê duyệt tại đề tài cấp bộ “Nghiên cứu các giải pháp về giống để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa’’ giai đoạn 2006-1010 (Nguyễn Văn Đức và cs., 2011):

+ Bò mẹ là giống HF cao sản thuộc đàn hạt nhân, cụ thể:

Sản lượng sữa > 7.000 kg/chu kỳ

Tỷ lệ mỡ sữa ≥ 3,5%

Tỷ lệ protein sữa ≥ 3,0%

+ Bò bố là những đực giống HF cao sản: 

Tiềm năng sữa ≥12,000 kg/chu kỳ

- Bê sinh ra khỏe mạnh, nhanh nhẹn, các bộ phận cơ thể cân đối, mang mầu đặc trưng lang trắng đen, khối lượng sơ sinh >35 kg/con.

2.3.2. Chọn bò đực giống Holstein Friesian thông qua bản thân



2.3.2.1. Khả năng sinh trưởng phát triển của bò đực giống

- Khối lượng cơ thể qua các mốc tuổi chính: sơ sinh cân bằng cân đồng hồ 100 kg của Nhơn Hòa (sai số ± 0,2kg), Việt Nam; 6, 12, 18, 24 tháng tuổi được cân bằng cân điện tử hãng Digi-Star do Hoa Kỳ sản xuất, (sai số  0,5kg).

- Kích thước một số chiều đo cơ bản:

+ Dài thân chéo: đo bằng thước gậy Digi-Star do Hoa Kỳ sản xuất: đo từ phía trước của khớp bả vai cánh tay tới sau u xương ngồi phía bên phải.

+ Cao vây: đo bằng thước gậy của Digi-Star do Hoa Kỳ sản xuất, đo vuông góc từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của xương bả vai chiếu tới cột sống.

+ Vòng ngực: dùng thước dây của Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, để đo phía sau xương bả vai, vòng thước sát chân trước qua ngực sang phía bên kia thành một vòng khép kín.

- Cân và đo bò vào buổi sáng trước khi ăn. Sau khi cân, để bò đứng ở tư thế tự nhiên nơi đất bằng phẳng, thao tác nhanh, nhẹ nhàng để kết quả đo chính xác. Số liệu cân và đo được ghi chép vào sổ sách và máy vi tính.

- Đánh giá sinh trưởng, khối lượng bò đực giống thông qua các tháng tuổi theo Quyết định 1712/QĐ-BNN-CN ngày 09/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt chỉ tiêu kỹ thuật đối với bò đực giống HF: Sơ sinh >35 kg; 12 tháng ≥230 kg, 24 tháng ≥400 kg (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008).



2.3.2.2. Khả năng sản xuất tinh của bò đực giống

Những bò đực giống đạt tiêu chí về sinh trưởng phát triển được đưa vào huấn luyện khai thác tinh bằng âm đạo giả, khai thác đánh giá đồng đều 1 năm. Bò được lấy tinh vào buổi sáng 2 lần/con/tuần. Các chỉ tiêu được đánh giá gồm:



- Lượng xuất tinh: Bằng quan sát trên ống đong bằng thuỷ tinh có chia vạch ml.

- Hoạt lực tinh trùng: Bằng kính hiển vi có kết nối với màn hình, lấy 0,1ml tinh tươi + 0,9ml nước sinh lý 0,9%, rồi nhỏ lên lam kính, đậy la men lên sau đó đưa lên kính hiển vi có gắn Camera phóng đại 100 lần và đánh giá hoạt lực theo thang điểm 10 của Milovanov, cụ thể như sau:



A (điểm)

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

0,8

0,9

1,0

A (%)

5-15

16-25

26-35

36-45

46-55

56-65

66-75

76-85

86-95

96-100

- Nồng độ tinh trùng: Bằng máy so màu Photomaster SDM5 của hãng MINITUB bằng cách dùng pipét hút 0,2ml tinh dịch pha loãng trong 4ml nước muối sinh lý 0,9%, lắc nhẹ cho đều và đưa vào máy Photometer SDM5. Chỉ số hiện trên máy là nồng độ tinh trùng (tỷ/ml).

- Tỷ lệ tinh trùng sống: Theo phương pháp của Milovanov, nhỏ 1 giọt tinh dịch lên lam kính lõm + 2 giọt Eosin 5%, đảo nhẹ rồi sau đó nhỏ 4 giọt Nogrosin 10%. Đảo nhẹ nhàng, để ấm 37oC trong 30 giây. Lấy 1 giọt phết kính dàn mỏng đều đưa lên kính hiển vi với độ phóng đại 400 lần đếm tổng số 500 tinh trùng rồi tính tỷ lệ %, bằng phép số học thông thường. Tinh trùng chết là những tinh trùng bắt màu đỏ Eosin.

Tỷ lệ tinh trùng sống (%) =

Số tinh trùng sống

X 100

500

- Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng/lần khai thác (VAC: tỷ/lần khai thác): Bằng cách nhân các giá trị của V, A và C.

- Hoạt lực tinh trùng sau giải đông (Asgđ %): Lấy ngẫu nhiên 1-2 liều tinh đông lạnh cọng rạ, theo từng ngày sản xuất của từng bò đực giống, giải đông ở nước ấm nhiệt độ 370C, thời gian 30 giây để đánh giá sức hoạt động sau đông lạnh của lô sản xuất đó, bằng kính hiển vi có kết nối với màn hình. Nếu hoạt lực sau giải đông đạt A  40% thì lô ngày sản xuất của đực giống đó đạt tiêu chuẩn và ngược lại.

- Số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn (liều/lần khai thác): Ghi chép số lần khai thác tinh, số lần khai thác đạt tiêu chuẩn và số liều tinh sản xuất tương ứng.

Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

tải về 1.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương