PhÇn 2 PhÇn c¸c b¸o c¸o


LÞCH Sö QUAN HÖ VIÖT NAM, TRUNG QUèC THÕ Kû XIX: THÓ CHÕ, TRIÒU CèNG - THùC Vµ H¦



tải về 2.63 Mb.
trang18/24
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích2.63 Mb.
#18788
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   24



LÞCH Sö QUAN HÖ VIÖT NAM, TRUNG QUèC
THÕ Kû XIX: THÓ CHÕ, TRIÒU CèNG - THùC Vµ H¦

G



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM TRUYEÀN THOÁNG





S.TS Yu Insun*


1. Lời mở đầu

Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn hai nghìn năm trước cận đại không thể lý giải chính xác nếu không gắn với quan hệ về mặt chính trị với Trung Quốc. Chúng ta có thể hiểu về điều này một cách dễ dàng từ quan hệ hai nước được trình bày dưới đây.

Từ cuối thế kỷ thứ II tr.CN đến đầu thế kỷ thứ X sau CN, Việt Nam chịu sự thống trị trực tiếp của Trung Quốc cho đến khi giành được độc lập. Một nghìn năm này, lịch sử Việt Nam thường được gọi là “thời kỳ Bắc thuộc”. Từ sau khi thoát khỏi ách thống trị của Trung Quốc giành độc lập vào nửa đầu thế kỷ X đến trước khi rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp vào nửa sau thế kỷ XIX, trong một nghìn năm, Việt Nam đã thiết lập quan hệ triều cống dưới hình thái nước phiên thuộc của Trung Quốc, vừa duy trì quan hệ thân thiện về chính trị vừa đồng thời tiếp nhận văn hoá Trung Quốc trong “trật tự thế giới kiểu Trung Hoa”, theo cách nói của người Trung Quốc. Chúng ta có thể gọi giai đoạn này là “giai đoạn quan hệ triều cống”. Tất nhiên, ở giai đoạn này, Việt Nam đã bị Trung Quốc xâm lược nhiều lần, nhưng ngay sau khi đẩy lùi các cuộc xâm lược này, triều đình Việt Nam đã gửi ngay sứ giả sang Trung Quốc nhằm nỗ lực khôi phục quan hệ hữu hảo và tránh xung đột.

Nội dung nghiên cứu này lấy trọng tâm là “giai đoạn quan hệ triều cốngmà Việt Nam triều cống Trung Quốc, đặc biệt là dưới triều Nguyễn (1802 – 1945) được lập nên vào đầu thế kỷ XIX, nhằm xem xét quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc trên quan điểm của Việt Nam.

Thực tế, nhiều nước phương Tây được biết rằng, quan hệ quốc tế của Đông Á giai đoạn trước cận đại, trước khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc, tồn tại trật tự quốc tế được thiết lập bởi quan hệ triều cống giữa Trung Quốc và các nước xung quanh, lấy Trung Quốc làm trung tâm. Quan hệ triều cống, không cần nói cũng có thể thấy, được hình thành trên nền tảng ưu việt về chính trị, văn hoá của Trung Quốc. Các nước xung quanh công nhận tính ưu việt này của Trung Quốc và bằng việc đáp ứng những yêu cầu của Trung Quốc đã tạo nên trật tự thế giới truyền thống lấy Trung Quốc làm trung tâm.

Tuy nhiên, có một vấn đề mà chúng ta không thể bỏ qua, đó là, trật tự thế giới kiểu Trung Hoa, trên phương diện nào đó, chẳng qua chỉ là tư tưởng đơn phương của người Trung Quốc, lấy bản thân mình là trung tâm. Vì để điều đó trở thành “sự thật chính trị mang tính khách quan” thì các nước triều cống phải có cùng suy nghĩ với người Trung Quốc, nhưng trên thực tế lại không như vậy427. Người Trung Quốc nói rằng, do họ có nền văn hoá ưu việt và sản vật phong phú nên các nước nhỏ xung quanh đã phải tự đến chầu. Nhận định này không phải là không có lý, nhưng trên thực tế điều này có quan hệ mật thiết hơn với sức mạnh quân sự của Trung Quốc428. Có thể nói rằng, nếu Trung Quốc yếu đi thì thể chế triều cống đã khó có thể duy trì. Trong trường hợp đó, cái gọi là trật tự thế giới kiểu Trung Hoa chỉ là hư cấu. Xin dẫn ra một ví dụ: trong cuộc chiến Thanh – Pháp năm 1884 – 1885 và cuộc chiến Thanh – Nhật năm 1894, triều đình nhà Thanh bại trận đã phải ký hiệp ước với Pháp và Nhật, biến Việt Nam thành nước bảo hộ của Pháp và công nhận nền độc lập hoàn toàn của Triều Tiên. Mặc dầu vậy, trong Đại Thanh hội điển, bản năm 1899, ghi lại rằng hai nước vẫn là nước triều cống của nhà Thanh429, cho thấy rõ ràng tính hư cấu của trật tự thế giới kiểu Trung Hoa nói trên.

Như vậy, để lý giải tính chất của trật tự thế giới Đông Á giai đoạn trước cận đại, việc khảo sát quan hệ triều cống của Việt Nam đối với Trung Quốc trên thực tế như thế nào, theo tôi, là điều hết sức cần thiết. Thực tế, các vị vua nhà Nguyễn Việt Nam chính thức công nhận mình là nước triều cống của nhà Thanh, xưng là hạ thần, còn ở trong nước thì tự xưng là hoàng đế. Có lúc đi xa hơn, họ coi nhà Thanh là vương triều dị tộc, thậm chí chỉ trích tính di địch của chế độ ấy. Không những thế, họ còn mô phỏng tư tưởng thiên hạ kiểu Trung Quốc, về mặt đối ngoại, với tư cách là nước bá chủ, thống trị các nước nhỏ xung quanh, hình thành nên trật tự thế giới của riêng mình.

Ngay cả với thực tế như vậy, song do có rất nhiều nghiên cứu từ trước đến nay lấy Trung Quốc làm trung tâm430, nên có không ít khuynh hướng lý giải không đúng về nước bá chủ và nước thuộc địa nói đến trong chế độ triều cống, rằng mối quan hệ này tương tự như quan hệ của nước bá chủ thực dân và nước thuộc địa thực dân trong thời hiện đại. Nội dung nghiên cứu này đề cập đến vấn đề quan hệ triều cống giữa Việt Nam và Trung Quốc thế kỷ XIX, nhưng tôi tin rằng cũng sẽ có ích trong việc lý giải đúng đắn về quan hệ chính trị giữa Hàn Quốc và Trung Quốc ở cùng thời đại với bối cảnh tương đồng.



2. Sự tiếp nhận thể chế triều cống nhà Thanh của triều đình nhà Nguyễn

Lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX bắt đầu bằng việc Nguyễn Phúc Ánh dập tắt phong trào Tây Sơn, phong trào nông dân có quy mô lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, năm 1802, lập nên triều Nguyễn. Chỉ đến khi ấy, Việt Nam mới là đất nước có lãnh thổ như chúng ta thấy ngày hôm nay.

Sau khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê (1428 – 1789) vào năm 1527 rồi bị đánh đuổi bởi thế lực phù Lê năm 1592, Việt Nam bước ngay vào thời kỳ Nam – Bắc phân tranh của hai họ Trịnh và Nguyễn, vốn là hai thế lực lớn của phong trào phù Lê. Tấm màn Nam – Bắc phân tranh này được kéo xuống bởi ba anh em họ Nguyễn, những người đã gây dựng phong trào nông dân Tây Sơn, một vùng đất ở Nam Trung Bộ Việt Nam năm 1771. Người của nhà Nguyễn còn sống sót ở Phú Xuân (nay là Huế) sau vụ thảm sát bởi phong trào nông dân lúc bấy giờ là Nguyễn Phúc Ánh đã chạy đến vùng Mê Kông lánh nạn và đã bền bỉ xây dựng lực lượng trong suốt hai mươi năm gian khổ. Cuối cùng, đến tháng 6 năm 1801, ông cũng đánh chiếm được thành Phú Xuân là cố đô của tổ tiên. Tháng 6 năm sau ông tiến ra Bắc, chỉ trong vòng một tháng, đến ngày 20 tháng 7, đã hoàn thành việc thống nhất đất nước bằng việc chiếm thành Thăng Long.

Trước khi ra Bắc, tháng 5 năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh đã lên ngôi vua ở Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia Long431. Gia Long là chỉ từ Gia Định (vùng đất bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và khu vực lân cận) đến Thăng Long, mang ý nghĩa là toàn bộ Việt Nam432. Việc lấy niên hiệu này cho thấy ý chí quyết tâm thống nhất đất nước từ trước đó của ông.

Một mặt xưng đế, lập niên hiệu, mặt khác vào tháng 5, Nguyễn Phúc Ánh đã cử Trịnh Hoài Đức làm chánh sứ sang Quảng Đông để cầu nhà Thanh giúp đỡ trong vấn đề Tây Sơn còn chưa giải quyết xong. Khi ấy, Trịnh Hoài Đức đã mang theo quốc thư của Nguyễn Phúc Ánh và vật phẩm, bao gồm cả sắc thư và kim ấn được nhận từ triều Thanh mà Nguyễn Văn Toản của triều đình Tây Sơn bỏ lại khi rút lui, đồng thời giải theo ba hải tặc của nhà Thanh bị bắt làm tù binh. Họ đặt chân đến Quảng Đông vào tháng 7 433. Đây là lần tiếp xúc chính thức đầu tiên giữa triều Nguyễn và triều Thanh.

Nội dung quốc thư gửi lúc bấy giờ được dịch ra tiếng Pháp. Theo nội dung này, Nguyễn Phúc Ánh tự xưng là “Nam Việt quốc vương” (roi du royaume de Nam – Viet)434. Suzuki Chusei cho rằng, dịch là “vương” là sai và có lẽ trong nguyên văn được viết là “Nam Việt quốc chúa” hay “Nam Việt quốc trưởng”435. Vì khi ấy Nguyễn Phúc Ánh chưa chính thức được nhà Thanh sắc phong, do đó chưa thể xưng là “vương”, nên tôi nghĩ rằng nhận định của Suzuki Chusei có lý.

Một vấn đề nữa là về quốc hiệu Nam Việt. Việc gọi là Nam Việt bao quát cả vương triều mới An Nam (là cách gọi Việt Nam của Trung Quốc, nói đến khu vực chịu ảnh hưởng của họ Trịnh lúc bấy giờ) và Việt Thường (là lãnh thổ của nhà Nguyễn, bao gồm từ phía Bắc của Huế hiện nay kéo dài tới vùng Nam Bộ) có ý nghĩa sẽ thống trị khu vực rộng lớn hơn nhiều so với nhà Trần (1225 – 1400) hay nhà Lê trước đó436.

Thế nhưng, khi Trịnh Hoài Đức đến Quảng Đông, triều đình nhà Thanh không đề cập đến vấn đề quốc hiệu437, chỉ cho biết rằng họ Nguyễn chưa thống nhất đất nước, cũng không thuộc nước phiên thuộc nên không thể nhận cống vật. Vì vậy, Nguyễn Phúc Ánh lại cử Nguyễn Quang Định với tư cách là sứ cầu phong xin nhà Thanh phong quốc hiệu là Nam Việt và phong vương cho mình. Đối với triều đình nhà Thanh, việc sắc phong không thành vấn đề, nhưng tuyệt đối không thể chấp nhận được tên nước Nam Việt. Lý do là, Nam Việt trùng với tên Nam Việt mà Triệu Đà dựng nước trước đó (207 tr.CN – 111 sau CN), ngầm hiểu là khu vực bao gồm tỉnh Quảng Đông đến tỉnh Quảng Tây nên mang nghĩa không lành. Sau khi bàn bạc, nhà Thanh đổi chỗ hai chữ và đề nghị tên Việt Nam. Bằng việc này, nhà Thanh muốn thể hiện uy quyền là nước bá chủ. Phía nhà Nguyễn hài lòng với cái tên này vì chữ Việt của Việt Thường là đất của tổ tiên truyền lại đứng trước, chữ Nam đứng sau nên chấp thuận. Vấn đề quốc hiệu đã được giải quyết xong438.

Vấn đề quốc hiệu được giải quyết cũng là lúc quan hệ hữu hảo giữa hai nước được chính thức hoá. Theo Đại Nam thực lục thì từ khi đó (năm 1803), “Lễ bang giao” đã được hình thành439. Triều đình nhà Thanh ngay lập tức đã cử sứ giả đi tuyên phong. Nguyễn Phúc Ánh đã tiến hành nghi thức tuyên phong tại Hà Nội ngày nay vào tháng 1 năm 1804 và lên ngôi “Việt Nam quốc vương”440. Mặc dù thủ đô của triều Nguyễn khi đó là Huế nhưng việc sắc phong được tiến hành ở Hà Nội, sau này trở thành thông lệ. Đến thời vua Tự Đức (1848 – 1883), theo thỉnh cầu của vua, nghi lễ sắc phong được nhà Thanh chấp nhận cho cử hành tại Huế.

Quan hệ giữa triều đình nhà Nguyễn và triều Thanh được giải quyết ổn thoả, “bang giao” được quy định rằng: Việt Nam phải triều cống hai năm một lần, bốn năm phải cử sứ giả sang chầu một lần hoặc gộp hai lần triều cống làm một. Điều này cũng giống như đối với triều Tây Sơn441. Tất nhiên, ngoài sứ thần chính sứ, các sứ giả lâm thời phụ trách việc chúc mừng, cầu phong, tạ ân, điếu vấn,… cũng được cử sang. Nhà Thanh đã yêu cầu nhà Nguyễn cử sứ thần và bắt đầu triều cống từ năm 1803. Theo yêu cầu của nhà Thanh, năm 1803 và 1805, sứ tạ ân được thay thế bằng sứ triều cống năm 1804. Nhà Nguyễn đã theo đó mà làm442. Song có lúc sứ triều cống kiêm luôn sứ tạ ân, khi số lượng sứ giả lâm thời không nhiều do có khi nhà Thanh yêu cầu ngừng cử sứ chúc mừng và sứ điếu vấn. Cho đến năm 1839, năm cuối đời Minh Mạng (1820 – 1840), do triều cống được quy định thành bốn năm một lần giống như đối với Lưu Cầu và Xiêm La nên con số này càng giảm. Mặt khác, đối với các vật phẩm triều cống, triều Thanh đã cắt giảm rất nhiều cho vương triều Tây Sơn và nhà Nguyễn so với nhà Lê, chỉ bằng nửa giá trị trước đây, nên giá trị vật chất của triều cống càng trở nên mờ nhạt443.

Số lượng sứ giả và giá trị vật phẩm triều cống của nhà Nguyễn với nhà Thanh đã giảm so với thời kỳ đầu, song quan hệ triều cống bình thường giữa hai nước không thay đổi. Nhưng khi vụ loạn Thái Bình thiên quốc nổ ra (1851 – 1864), nhà Thanh đã yêu cầu ngừng triều cống và trong vòng mười sáu năm sau đó, không có sứ giả nào được cử đi444. Cụ thể, quan hệ triều cống tạm ngừng sau khi nhà Nguyễn cử sứ giả sang theo quy định vào năm 1852, năm ngày sau vụ loạn xảy ra, đến năm 1868 thì được nối lại445. Từ sau đó, nhà Nguyễn cử sứ thần sang nhà Thanh bốn lần vào các năm 1870, 1872, 1876 và 1880446. Sau này, vào năm 1883, giữa lúc nội cung Huế có biến, Hiệp Hoà (7 – 11/1883) định cử sứ giả sang nhà Thanh cầu phong để củng cố địa vị của mình. Vấn đề là, vùng Đông Kinh lúc bấy giờ bị quân đội Pháp chiếm giữ nên đã không thể sử dụng đường bộ như trước đây. Vì vậy, Hiệp Hoà đã thỉnh cầu nhà Thanh cho đi bằng đường biển và được chấp thuận. Song ngay sau đó ông đã bị quyền thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường hạ độc nên không thực hiện được447. Sứ giả cuối cùng của nhà Nguyễn sang nhà Thanh là sứ giả sang xin sắc phong cho Kiến Phúc (1883 – 1884), ngay sau đời vua Hiệp Hoà448. Tuy nhiên, Kiến Phúc cũng không được sắc phong vì chỉ sau khoảng nửa năm trên ngôi vị đã chết vì bệnh tật. Kết cục, quan hệ triều cống giữa nhà Nguyễn và nhà Thanh được tiến hành liên tục trong tám mươi năm, từ năm 1803, đã chấm dứt khi Việt Nam hoàn toàn trở thành thuộc địa của thực dân Pháp theo Hiệp ước Patenôtre (còn gọi là Hiệp ước Huế lần thứ hai hoặc Hiệp ước Giáp Thân) ký vào năm 1884.

Vậy, tại sao vua nhà Nguyễn lại công nhận quyền lực của hoàng đế nhà Thanh, tự xưng là hạ thần và duy trì quan hệ triều cống449? Như tôi đã trình bày ở trên, vì người Trung Quốc cho rằng họ có nền văn hoá ưu việt và sản vật phong phú. Thế nhưng, đứng trên lập trường của Việt Nam thì nhận định này không có căn cứ. Đương nhiên không thể phủ nhận hoàn toàn về mặt văn hoá.

Các vị vua, trong đó có Gia Long và cả tầng lớp trí thức, đều thích Nho học, nghĩ rằng Trung Quốc là ngọn nguồn của tri thức. Xin đơn cử một dẫn chứng: Vua Gia Long vào buổi chầu sáng thường bàn luận với các quan trong triều về sự tích quân thần đời Hán, Đường và chế độ các triều đại. Sau buổi chầu thì cho xem Minh sử và bàn luận đến khuya450. Còn việc vua Minh Mạng chú trọng đến việc Nho học hơn bất cứ vị vua nào của nhà Nguyễn thì ai cũng biết451. Sau đời vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị (1841 – 1847) cũng coi trọng Nho học và văn sỹ, thậm chí còn tự ra đề thi khoa cử. Cho nên, một trong những nhiệm vụ quan trọng của sứ thần khi đi sang nhà Thanh là mang về các thư tịch Trung Quốc, nhất là thư tịch mới phát hành. Điều này có thể thấy qua chỉ dụ của vua Minh Mạng đối với sứ giả đi sứ nhà Thanh năm 1829. Ông yêu cầu tìm mua cổ thi, cổ hoạ và cổ nhân kỳ thư. Đồng thời, nếu có thể tìm được thực lục của nhà Thanh thì dù chỉ là bản thảo cũng bằng mọi giá phải mua về452.

Việc mua thư tịch Trung Quốc không phải chỉ để làm giàu vốn tri thức. Những thư tịch này còn là tài liệu tham khảo quan trọng của triều đình nhà Nguyễn để xây dựng các chế độ pháp luật hay chế độ chính trị, … Xin lấy một ví dụ: Vua Gia Long đã biên soạn và ban hành bộ luật Quốc triều luật lệ, được biết đến nhiều hơn với cái tên Hoàng Việt luật lệ vào năm 1815. Bộ luật này tuy nói là tham khảo Hồng Đức luật lệĐại Thanh điều luật453 nhưng trên thực tế trừ một phần rất nhỏ, nội dung hầu như nguyên mẫu của Đại Thanh luật.

Về mặt văn hoá, nhiệm vụ chính khác của sứ thần đi sứ nhà Thanh là truyền bá nước mình là một nước văn hoá. Vì vậy khi tuyển chọn sứ thần đi sứ nhà Thanh, nhà Nguyễn đề cao tài ngoại giao cũng như tri thức về văn hoá. Chúng ta có thể thấy điều này qua một sắc lệnh mà vua Minh Mạng ban năm 1840454. Theo vua Minh Mạng, sứ thần đi sứ nhà Thanh phải là người giỏi văn học và ngôn ngữ, nếu là người kém cỏi thì chỉ chuốc lấy sự khinh miệt của nước khác. Bởi vì, những người này không chỉ phải đối đáp thơ văn một cách bình đẳng với các quan lại nhà Thanh mà họ còn phải thi thố văn chương với các sứ thần đến từ Triều Tiên455. Việc cân nhắc tài văn chương của sứ giả đi sứ Trung Quốc không chỉ ở triều Nguyễn mà các triều đại trước đây cũng thế 456.

Mặt khác, các vua nhà Nguyễn cũng lo lắng không biết sứ giả được cử đi sứ nhà Thanh có làm xấu thể diện quốc gia hay không. Năm 1809 và 1817, khi sứ thần đi sứ nhà Thanh chuẩn bị khởi hành, đích thân vua Gia Long đã vời các sứ thần vào và ra nghiêm lệnh rằng: “Các ngươi phải giữ gìn quốc thể và làm sao cho mối bang giao được vững chắc”. Việc chú trọng đến sứ giả bang giao, theo nhận định của Takeda Ryoji, không phải xuất phát từ lòng tôn kính đối với nhà Thanh mà là để không bị chuốc lấy sự ghét bỏ hay khinh miệt của nhà Thanh457. Những điều sau đây sẽ cho thấy, vua nhà Nguyễn có xu hướng không những không kính trọng nhà Thanh, mà ngược lại, còn coi nhà Thanh là di địch.

Nhà Nguyễn đã tự coi mình là nước văn hoá nên nếu nhà Thanh không đối đãi tương xứng thì nhà Nguyễn thể hiện thái độ bất mãn. Năm 1840, Bộ Lễ báo cáo với nhà vua về việc sứ thần đi sứ nhà Thanh năm trước đã bị nhà Thanh xếp hàng sau sứ thần các nước Cao Ly (Triều Tiên), Nam Chưởng (Lào), Xiêm La (Thái Lan), Lưu Cầu (Ôkinaoa) và hỏi rằng phải đối ứng thế nào. Vua Minh Mạng trả lời rằng: “Việc này do sơ suất của Bộ Lễ nhà Thanh, Cao Ly là nước văn hiến thì đã đành, Nam Chưởng là nước triều cống của chúng ta, Xiêm La và Lưu Cầu là nước di địch nên không thể như vậy được”. Ông nói thêm rằng: “Sau này còn có chuyện như vậy, các ngươi hãy ra khỏi hàng, thà bị trách phạt còn đỡ hơn”458. Bởi thế, tôi cho rằng, với vua Minh Mạng, hơn bất cứ vị vua nào của Việt Nam tin rằng Việt Nam là đất nước văn minh thì không có sự sỉ nhục nào lớn hơn thế. Không biết nguyên do vì đâu mà Bộ Lễ nhà Thanh đã xếp sứ giả nhà Nguyễn thấp hơn so với Nam Chưởng, nhưng đúng như lời vua Minh Mạng, đây rõ ràng là sự nhầm lẫn. Vì theo danh sách các nước phụ thuộc trong Thanh sử cảo, thứ tự các nước được ghi là Triều Tiên, Lưu Cầu, Việt Nam, Miến Điện (Myanmar), Xiêm La, Nam Chưởng,… Một sự thật rất thú vị ở đây là, trong Ngoại quốc truyện của Minh sử, thứ tự các nước là Triều Tiên, An Nam (Việt Nam), Nhật Bản, Lưu Cầu, Lã Tống (Philippines), An Nam được đặt trước Lưu Cầu nhưng nhà Thanh lại đặt Việt Nam sau Lưu Cầu. Điều này khiến tôi nghĩ rằng, quan hệ giữa nhà Thanh và triều đình nhà Nguyễn không gần gũi như chúng ta tưởng.

Điều mà chúng ta phải chú ý ở đây là, phương diện văn hoá nói trên chỉ là một phần của lý do khiến triều đình nhà Nguyễn tiếp nhận thể chế triều cống của nhà Thanh. Lý do quan trọng hơn là nhà Nguyễn muốn duy trì sự an toàn của vương triều bằng cách tránh đối đầu về mặt quân sự và xây dựng quan hệ thân thiện với nhà Thanh. Theo GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Việt Nam đã mười lăm lần bị ngoại quốc xâm lược459. Trong số 11 lần bị ngoại xâm tính cho đến trước thế kỷ XIX thì trừ lần bị Xiêm xâm lược năm 1785, 10 lần còn lại đều là các cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Vì nhà Nguyễn chưa từng bị nhà Thanh xâm lược lần nào, trong khi trước khi lập vương triều đã 10 lần Trung Quốc xâm lược Việt Nam, không những thế, trước khi nhà Nguyễn được lập nên khoảng mười năm, năm 1788, nhà Thanh đã xâm lược Việt Nam, nên tôi cho rằng đây là mối lo không nhỏ đối với các vua nhà Nguyễn. Việc Nguyễn Phúc Ánh cử Trịnh Hoài Đức đi sứ trước khi tấn công Hà Nội đã nói lên điều này. Nó xuất phát từ ý đồ ngăn chặn sự can thiệp của nhà Thanh bằng việc thể hiện rõ ràng sẽ triều cống nhà Thanh. Tuy nhiên trên thực tế, nhà Thanh lúc bấy giờ đã bước vào thời kỳ suy thoái nên sau vụ loạn Bạch Liên giáo (1796 – 1805) đã không còn sức để can thiệp vào Việt Nam. Đây là lý do khiến triều cống của Nguyễn Phúc Ánh cũng như việc sắc phong ông là Việt Nam quốc vương dễ dàng được chấp thuận.

Vì triều Nguyễn nghĩ rằng nhà Thanh là sự tồn tại mang tính uy hiếp nên các đời vua quan tâm đến tình hình nhà Thanh là điều đương nhiên. Do đó, đã thành thông lệ, khi các sứ thần đi sứ Thanh về, nhà vua thường vời ngay vào và hỏi về tình hình nhà Thanh. Tháng 12 năm 1818, ngay khi các sứ thần đi sứ nhà Thanh về, vua Gia Long đã hỏi về tình hình nước Thanh460 để xem những biến động chính trị, xã hội của nhà Thanh có ảnh hưởng đến Việt Nam hay không.

Hơn ai hết, vua Minh Mạng là người luôn quan tâm sâu sắc đến tình hình nhà Thanh và luôn cố gắng để có được những thông tin ấy. Ông đã yêu cầu sứ thần đi sứ nhà Thanh viết Sứ trình nhật ký và phải viết chi tiết những điều mắt thấy tai nghe ở Trung Quốc. Tháng 4 năm 1832, vua Minh Mạng khiển trách ba sứ giả được cử đi đã ghi lại hết sức đại khái về tình hình nhà Thanh không như ý đồ của ông. Ông ra lệnh, sau này các sứ giả phải ghi lại chính xác tình hình nhà nước và dân tình nhà Thanh, còn những địa danh đã biết thì không cần phải ghi lại461. Theo Đại Nam thực lục, khi thấy những thông tin mà các sứ thần đi sứ nhà Thanh mang về chưa đủ, tháng 10 cùng năm, ông yêu cầu các quan lại ở Hà Nội mua “kinh sao” (công báo của nhà Thanh) từ các thương nhân nhà Thanh và dâng lên462. Lúc ấy, trong “kinh sao” không ghi lại vụ tuyết lớn ở Nam Kinh hồi tháng 1 năm đó khiến dân chúng chết cóng nhưng Minh Mạng đã nghe được tin đó và hạ lệnh phải ghi lại ngay. Điều này cho thấy ông chú trọng đến việc thu thập tin tức nhà Thanh đến mức nào. Tóm lại, việc triều cống nhà Thanh của triều Nguyễn, ngoài việc làm giảm nhẹ sự uy hiếp của nhà Thanh bằng việc kết thân với nhà Thanh, còn có ý đồ đề phòng sự uy hiếp có thể xảy ra sau này.

Một lý do quan trọng khác mà các đời vua nhà Nguyễn muốn duy trì quan hệ triều cống là muốn xác lập quyền uy về mặt đối nội từ việc được sắc phong bởi vua nhà Thanh. Vì Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc rất lâu nên các đời vua đều nghĩ rằng việc được vua Trung Quốc sắc phong là điều đương nhiên, do đó Nguyễn Phúc Ánh không thể không trọng thị thông lệ đó. Thực ra, việc được sắc phong từ vua Trung Quốc hay không có ảnh hưởng tuyệt đối đến tính hợp pháp và quyền lực của vua Việt Nam. Việc vội vàng sắc phong trước khi thống nhất đất nước của Nguyễn Phúc Ánh ngoài việc muốn loại trừ sự can thiệp của nhà Thanh còn có cả lý do trên.

Việc được vua Trung Quốc sắc phong có ý nghĩa quan trọng đến mức nào có thể thấy qua các ví dụ sau đây. Sau khi cướp ngôi nhà Lê năm 1527, Mạc Đăng Dung được nhà Minh thừa nhận và chính quyền đó đã duy trì quyền lực trong một thời gian. Sau này dù bị thế lực phù Lê đánh đuổi khỏi Thăng Long năm 1592, Mạc Đăng Dung lập căn cứ ở vùng giáp Trung Quốc là Cao Bằng, được nhà Minh, sau đó là nhà Thanh bảo hộ, tuy chỉ là chính quyền địa phương nhưng đã duy trì được vương quyền nhà Mạc đến năm 1677. Điều này có thể thấy qua việc chính quyền Hồ Quý Ly (1400 – 1407), do không được nhà Minh công nhận, đã sụp đổ nhanh chóng. Mặt khác, khi nhà Mạc cướp ngôi, thế lực muốn khôi phục triều đình họ Lê đã cử sứ giả sang nhà Minh tố cáo sự sai trái của chính quyền nhà Mạc và cầu quân thảo phạt463. Điều này thực ra xuất phát từ ý đồ xác lập chính quyền hợp pháp của họ về mặt đối nội.

Việc vua Hiệp Hoà của triều Nguyễn định xin nhà Thanh sắc phong nhằm củng cố địa vị của mình đã được đề cập đến ở trên. Lúc bấy giờ, ông đang rơi vào thế ngàn cân treo sợi tóc. Sau đời vua Tự Đức là đời vua Dục Đức (1883), nhưng vua Dục Đức bị phế chỉ trong ba ngày kể từ khi lên ngôi bởi Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. Vua Hiệp Hoà được họ lập nên nhưng quyền điều hành lại nằm trong tay của hai người này, còn vua đã không hề có quyền lực lại còn nằm trong tình trạng có thể bị phế bất cứ lúc nào. Trước tình hình ấy, ông muốn được nhà Thanh sắc phong. Vì Việt Nam được công nhận là quốc gia độc lập hoàn toàn theo điều 2 của Hiệp ước Sài Gòn lần thứ hai (tên khác là Hiệp ước Giáp Tuất) được ký giữa triều Nguyễn và Pháp năm 1874464, nên việc ông cử sứ giả cầu phong bị coi là vi phạm Hiệp ước. Dù vậy, việc vẫn cử sứ giả cầu phong cho thấy rõ ràng sắc phong có ý nghĩa tượng trưng quan trọng nhường nào.

Mục đích kinh tế cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến triều Nguyễn tiếp nhận thể chế triều cống của nhà Thanh. Trong bối cảnh lúc bấy giờ, khi mà hoạt động mậu dịch tự do tư nhân giữa nhà Thanh và nhà Nguyễn bị hạn chế không như ngày nay thì chế độ triều cống đã đóng vai trò quan trọng với tư cách là mậu dịch cấp nhà nước thông qua việc qua lại của các sứ thần. Nhà Thanh dù sao cũng cho phép thương nhân của nhà Thanh tham gia vào hoạt động mậu dịch với Việt Nam một cách hạn chế nhưng tuyệt đối không cho phép các thương nhân Việt Nam được sang Trung Quốc. Nhà Nguyễn thì khác với nhà Thanh, ngay từ đầu, triều đình đã cấm dân chúng xuất cảnh vì mục đích cá nhân. Lệnh cấm nghiêm khắc đầu tiên được ban ra có cái tên Luật cấm vận đường bộ và đường thuỷ vào năm 1816 dưới thời vua Gia Long465. Sở dĩ có lệnh cấm này là do các vật phẩm cấm xuất khẩu như gạo, muối, vàng, bạc, đồng, sừng trâu, ngà voi,… “chảy” sang Trung Quốc thông qua con đường buôn lậu. Nhà Thanh cũng nghiêm cấm xuất thép, chì, lưu huỳnh,… Trước tình hình này, triều đình nhà Nguyễn không còn cách nào khác phải mua vật phẩm thông qua các sứ thần.

Trước khi các sứ thần chuẩn bị đi sứ, nhà Nguyễn đưa cho danh mục các vật phẩm được vua nhà Thanh ban hoặc các mặt hàng phải mua, và các sứ thần chỉ được phép tuân theo. Một trong những thứ quan trọng trong số các mặt hàng mua từ nhà Thanh là thư tịch đã đề cập ở phần trên. Ngoài ra còn có nhân sâm, dược liệu, trà Tàu, giấy,… Các sứ thần nếu không mua đầy đủ các mặt hàng triều đình yêu cầu khi về nước sẽ bị xử phạt. Điều này có thể thấy qua việc các sứ thần đi sứ nhà Thanh năm 1830 là Nguyễn Trọng Vũ, Nguyễn Đình Tân, Đặng Văn Khải bị cách chức466. Trước khi đi, họ được lệnh của vua Minh Mạng xin với Bộ Lễ của nhà Thanh rằng: “Nước chúng tôi ít nhân sâm nên thay cho các vật phẩm vua ban trước đây bằng nhân sâm Quan Đông”, đồng thời phải mua thương bích, hoàng tông, hoàng khuê, thanh khuê (các vật phẩm bằng ngọc). Thế nhưng họ làm mất thể diện quốc gia vì nói rằng cần nhân sâm vào việc hiếu dưỡng. Thêm vào đó, tất cả các vật phẩm bằng ngọc họ phải mua đều là thuỷ tinh. Đó là những lý do khiến họ bị xử phạt. Việc mua nguyên vật liệu không chỉ diễn ra khi sứ thần đi sứ theo định kỳ mà tất nhiên khi sứ giả lâm thời đi sứ cũng vậy. Tháng 12 năm 1847, khi cử sứ thần sang thông báo cho nhà Thanh về việc hoàng đế Thiệu Trị qua đời, vua mới lên ngôi là Tự Đức đã đưa danh sách các vật phẩm phải mua như các đồ dùng bằng ngọc, đồ chơi, đồ cổ, đồ sành sứ và các đồ quý hiếm khác. Thế nhưng, một viên quan giám sát đã tâu với vua rằng, vua mới lên ngôi nên cần phải giản dị, hơn nữa, sứ thần đi sứ để báo việc tang nên không thể mua xa xỉ phẩm. Vì vậy, việc này đã bị đình lại467.

Có một vấn đề cần đề cập đến ở đây, đó là mậu dịch cấp nhà nước thông qua các sứ thần đi sứ nhà Thanh không phải xuất phát từ lý do Trung Quốc “đất rộng, sản vật nhiều” như suy nghĩ của người Trung Quốc. Theo vua Minh Mạng, hàng hoá được làm ra từ các nơi khác nhau, việc đổi chác các đồ vật mình có lấy đồ vật mình không có từ cổ chí kim là điều đương nhiên468. Như vậy, vua Minh Mạng chỉ coi rằng, nếu hàng hoá có ở Trung Quốc mà không có ở Việt Nam hoặc ngược lại, không có ở Trung Quốc mà có ở Việt Nam thì có thể trao đổi cho nhau.

Mọi vật phẩm mà các sứ thần mua về từ nước Thanh được cất giữ tại cơ quan phụ trách việc tiêu dùng và chi trả của hoàng thất. Việc cất giữ này không chỉ để hoàng thất sử dụng. Nhà vua còn dùng những vật quý hiếm này để ban thưởng hoặc tặng quà cho các quan lại, các sứ thần đi sứ nhà Thanh, đôi khi, còn được dùng để bổ sung cho nguồn tài chính địa phương. Xét cho cùng, các vật phẩm này được các đời vua sử dụng như một phương tiện nâng cao quyền lực của mình469.

Tóm lại, triều đình nhà Nguyễn tiếp nhận thể chế triều cống của nhà Thanh chỉ có lợi. Nhà Thanh coi trọng quan hệ quân thần nhưng đối với nhà Nguyễn, điều đó chỉ mang ý nghĩa hình thức. Các vua nhà Nguyễn về mặt đối nội xưng là vua, lấy niên hiệu, sau đó như chúng ta thấy, đối với các nước láng giềng khác coi mình là nước bá chủ, coi các nước đó là nước thuộc địa, lập ra trật tự thế giới riêng của mình. Xét cho cùng, Việt Nam không phải là nước thuộc địa của nhà Thanh mà là một quốc gia độc lập.




tải về 2.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương