PhÇn 2 PhÇn c¸c b¸o c¸o



tải về 2.63 Mb.
trang21/24
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích2.63 Mb.
#18788
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24
Việt sử lược, quyển 2 và Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 3, năm Canh Tý (1060). Và Lý Nhật Tôn viết thư cho nhà Tống là xem THY, Phiên di 4 – 34, phần Giao Chỉ, Gia Hựu năm thứ 7, tháng Giêng.

114 [Momoki 1990].

115 THY, Phiên di 4 – 61 ~ 65, phần Chiêm Thành, Kiến Long năm thứ 1 đến Đoạn Củng năm thứ 1. Ký lục hiến cống bắt đầu là năm 960. Nạn dân đến Quảng Đông là năm 986, 987 và 988.

116 TB, quyển 157, Khánh Lịch năm thứ 5, tháng 12, ngày Bính Thìn và quyển 158, Khánh Lịch năm thứ 6, tháng 3, ngày Kỷ Sửu. Và THY, Phiên di 4 – 32, phần Giao Chỉ, Khánh Lịch năm thứ 6, tháng 3.

117 Võ Khê chí, quyển 15, Biểu, “Quảng Châu Tạ Thượng biểu”.

118 THY, Chức quan 44 – 4, Thiên Thánh năm thứ 6, tháng 7, ngày 16 chép “Chiếu, Quảng Châu dạo này ít khi tàu phiên đến. Làm cho châu này cùng với chuyển vận sứ chiêu an họ”.

119 Vạn Lịch Việt đại ký, quyển 9, loại quan tích, truyện Tĩnh.

120 [Kondo 2001], [Morita 2001]. Theo [Kondo 2001], nhà Tống thiết lập quan hệ với Cao Lệ là nhờ người buôn ở Tuyền Châu.

121CHÚ THÍCH
 Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập II, NXB Văn học – Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2001, tr.481. Thực ra, trước Nguyễn Trãi, một số vua Trần đã có ý thức khá mạnh mẽ trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống. Thậm chí, đến cuối thế kỷ XIV, trong thế nước đã có nhiều biểu hiện suy yếu nhưng năm 1374, Trần Duệ Tông vẫn “Xuống chiếu cho quân và dân không được mặc áo, chải đầu theo người phương Bắc và bắt chước tiếng nói của các nước Chiêm, Lào”, Xem Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993, tr.158.

122 Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, sđd, tr.481. Cũng theo Nguyễn Trãi, do nước ta vẫn giữ được những yếu tố văn hoá truyền thống nên năm 1368, khi vua Trần Dụ Tông sai Doãn Thuấn Thuần sang cống sinh nhà Minh đã được Minh Thái Tổ tặng thơ và cho bốn chữ “Văn hiến chi bang”. Điều đáng chú ý là, trong quan hệ bang giao khu vực, chính quyền phong kiến Trung Hoa thường tiếp các sứ đoàn theo thứ tự: Triều Tiên, Nhật Bản, Lưu Cầu, An Nam. Nhưng sau sự kiện đó, cũng theo Nguyễn Trãi, nhà Minh “Lại nhấc sứ ta lên trên sứ Triều Tiên ba cấp; khi trở về, lại sai Ngưu Lượng đem Long Chương và ấn vàng cùng đi sang để khen thưởng nhà vua”, sđd, tr.482.

123 Việt sử lược, Trần Quốc Vượng dịch và chú giải, NXB Thuận Hoá – Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, Huế, 2005, tr.9 – 10.

124 Khái niệm “Quý tộc” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, tức là không chỉ các hoàng thân, quốc thích của dòng họ và vương triều Trần mà còn có cả một số người “ngoại tộc”, có công lao, được giao trọng trách và có lợi ích gắn bó với vương triều. Trên thực tế họ là những người đã được/ bị “quý tộc hoá, có tư tưởng, khả năng kinh tế và sinh hoạt văn hoá như là những quý tộc thực sự. Khuynh hướng “giao hoà” giữa quý tộc với sỹ phu, cũng như giữa quý tộc với bình dân đã diễn ra rất mạnh mẽ vào thế kỷ XIV mặc dù trên thực tế, ngay cả những vị quan tài giỏi, có cương vị cao trong triều cũng không dễ gì được coi ngang bằng với các thành viên trong hoàng tộc. Xem Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý – Trần, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1981; hay Viện Văn học, Nguyễn Trãi – Khí phách và tinh hoa của dân tộc, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1980, tr.31 – 34.

125 Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993, tr.44.

126 Xem Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập I, NXB Văn học, Hà Nội, 1992, tr.334.

127 Dẫn theo Hà Văn Tấn, Phật giáo từ Ngô đến Trần (thế kỷ X – XIV), tr.248.

128 Đánh giá về công lao của Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông, Ngô Sỹ Liên chép: “Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp tai hoạ giặc vào cướp, đã uỷ nhiệm tướng thần cùng với Nhân Tông chung sức, cùng nhau vượt qua, khiến cho thiên hạ đã tan mà hợp, xã tắc đã nguy mà lại yên, suốt đời Trần không còn nạn xâm lược của giặc Hồ (chỉ quân Mông – Nguyên – TG) nữa. Công lao ấy to lớn lắm”. Xem Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.67.

129 Tháng 4 năm 1289, trong dịp định công dẹp giặc Nguyên, vẫn còn có người chưa bằng lòng, Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã dụ rằng: “Nếu các khanh biết chắc giặc Hồ không vào cướp nữa thì nói cho trẫm biết, dù có thăng đến cực phẩm trẫm cũng không tiếc. Nếu không thế mà đã vội thưởng hậu, vạn nhất giặc Hồ trở lại, các khanh lại lập công nữa thì trẫm lấy gì mà thưởng để khuyến khích thiên hạ’’, Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.64.

130 Lê Tắc, An Nam chí lược, NXB Thuận Hoá – Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, Huế, 2002, tr.123.

131 Tháng Hai năm Ất Mùi (1295), sứ Nguyên là Tiêu Thái Đăng sang nước ta, khi trở về vua Anh Tông cho nội viên ngoại lang là Trần Khắc Dụng và Phạm Thảo cùng đi với mục tiêu thỉnh một bộ kinh Đại Tạng. Ấn bản sau được cất ở phủ Thiên Trường. Đến năm 1311, tức 3 năm sau Trúc Lâm tịch, Anh Tông ban chiếu tục san Đại Tạng kinh. Năm 1319, chính Trúc Lâm đệ nhị tổ Pháp Loa đã kêu gọi tăng sỹ và cư sỹ hiến máu in một Đại Tạng kinh gồm trên 5.000 cuốn lưu tại chùa Quỳnh Lâm. Khi quân Minh xâm lược Đại Việt cùng với nhiều pho sách cổ, Đại Tạng kinh có thể đã bị thiêu huỷ.

132 Lê Tắc, An Nam chí lược, sđd, tr.124.

133 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.32.

134 Toàn Việt thi lục, Hội Á châu, Paris, dẫn theo O.W. Wolters, Sự thịnh trị về văn hoá của Việt Nam thế kỷ XIV, trong: Những vấn đề lịch sử Việt Nam, Nguyệt san Xưa & Nay – NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2001, tr.125. Tuy nhiên, đến tháng 6 năm 1396, thời vua Trần Thuận Tông, theo đề nghị của Thiếu bảo Vương Nhữ Chu, triều đình đã ban hành quy định mới về trang phục cho các quan văn võ. Theo đó, văn hoá Trung Quốc đã ảnh hưởng mạnh đến lễ phục triều Trần.

135 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.40.

136 John K. Fairbank – Edwin O. Reischauer – Albert M.Craig, East Asia: Tradition and Transformation, Harvard University, 1973, p. 266.

137 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.46 – 47.

138 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.81.

139 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.81.

140 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.83. Một số ý trong bài hịch có sự tham khảo bản dịch trong: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1970 của GS. Hà Văn Tấn và PGS. Phạm Thị Tâm.

141 Theo thống kê của chúng tôi, trong Hịch tướng sỹ, Hưng Đạo Đại vương đã nêu tên 21 nhân vật. Trong đó, có 2 nhân vật huyền thoại là Bàng Mông, Hậu Nghệ; 4 nhân vật thời Xuân Thu là: Do Vu – Chiêu Vương và Thân Khoái – Tề Trang công; 2 nhân vật thời Chiến Quốc: Dự Nhượng – Trí Bá (gián tiếp); 5 nhân vật thời Đường: Kính Đức – Thái Tông và Thế Sung, Cảo Khanh – Lộc Sơn; 6 nhân vật thời Nguyên: Vương Công Kiên – Nguyễn Văn Lập, Cốt Đãi Ngột Lang – Câu Ty Tư, Hốt Tất Liệt và Vân Nam vương. Trong đó, có những cặp nhân vật mang ý nghĩa giáo dục nhưng cũng có những nhân vật là đối tượng lên án của bài hịch.

142 Hà Văn Tấn – Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII, sđd, tr.171.

143 Nguyễn Phạm Hùng, Văn học Lý – Trần nhìn từ thể loại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996, tr.119. Có thể xem thêm các khảo cứu về tác phẩm Hịch tướng sỹ của các học giả Bùi Văn Nguyên – Đinh Gia Khánh – Nguyễn Huệ Chi – Lê Trí Viễn...

144 Trong Hịch tướng sỹ, Hưng Đạo Đại vương khẳng định: Sau khi có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, phơi xác Vân Nam vương ở Cảo Nhai thì: “chẳng những thái ấp của ta mãi mãi lưu truyền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời được hưởng; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta được muôn đời tế lễ, mà ông cha các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà các ngươi trăm năm về sau tiếng thơm vẫn còn; chẳng những danh hiệu của ta lưu truyền mãi mãi, mà họ tên các ngươi cũng sử sách lưu thơm. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi phỏng có được không?”, Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.83.

145 Li Tana, A View from Sea: Perspectives on the Northern and Central Vietnamese Coast, Journal of Southeast Asian Studies, 37 (1), Feb. 2006, p. 91.

146 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.141. Tuy nhiên, theo quan điểm của GS Trần Quốc Vượng và một số chuyên gia nghiên cứu lịch sử văn hoá thì “mốc ra đời của tuồng chèo phải sớm hơn hai đời Lý, Trần khá nhiều, và đến đời Lý, Trần thì hai bộ môn nghệ thuật đó không những đã đạt tới trình độ phát triển đáng kể mà còn trở thành một nét khá phổ biến trong đời sống tinh thần của dân tộc”. Trần Quốc Vượng, Văn hoá Việt Nam – Tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hoá Dân tộc – Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội, 2000, tr.428. Theo đó đặc điểm hoá trang của tuồng với lối kẻ mặt và đeo mặt nạ nhảy múa đã có từ rất sớm, từ thời Đinh khi điệu múa Xuân phả có nguồn gốc từ vùng Thọ Xuân, Thanh Hoá được biểu diễn ở
Hoa Lư.

147 A.B. Pôliacốp, Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X – XIV, NXB Chính trị Quốc gia – Viện Lịch sử Quân sự, Hà Nội, 1996, tr.242.

148 Dẫn theo Hà Văn Tấn, Phật giáo từ Ngô đến Trần (thế kỷ X – XIV), sđd, tr.248.

149 Hà Văn Tấn – Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII, sđd, tr.116 – 157. Theo Nguyên sử, Đại Việt đã cử 2 vạn quân và 500 chiến thuyền vào Chămpa cùng chiến đấu, chống lại quân Nguyên.

150 Phan Huy Lê, Tưởng nhớ công lao của vua Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân, tạp chí Xưa & Nay, số 263, 7 – 2006, tr.17.

151 Hồ Đắc Duy, Có hay không “quan hệ” giữa công chúa Huyền Trân và Trần Khắc Chung?, tạp chí Xưa & Nay, số 288, tháng 7 – 2007, tr.22 – 25 & 42.

152 Tạ Chí Đại Trường, Thần người và đất Việt, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2006, tr.170.

153 Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Thuận Hoá, Huế, 1997, tr.228.

154 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.120.

155 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.120.

156 Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr.371.

157 Li Tana, A View from Sea: Perspectives on the Northern and Central Vietnamese Coast, tlđd (có thể xem bản dịch của Nguyễn Tiến Dũng, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 7 (399), tr.21).

158 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.118. Trần Nhật Duật là con của Trần Thái Tông, em của Trần Thánh Tông nên vua Trần Nhân Tông gọi bằng chú. Về sự ra đời của Nhật Duật, Toàn thư đã chép lại với những sắc màu huyền nhiệm: “Trước đó, đạo sỹ cung Thái Thanh tên là Thậm cầu tự cho vua (Thái Tông). Đọc sớ xong [đạo sỹ] tâu vua “Thượng đế đã y lời sớ tấu, sắp sai Chiêu Văn đồng tử giáng sinh, ở trần thế bốn kỷ”. Thế rồi hậu cung có mang. Sau quả nhiên sinh con trai, hai cánh tay có chữ “Chiêu Văn đồng tử”, nét chữ rất rõ, vì thế đặt hiệu là Chiêu Văn (tức Nhật Duật). Lớn lên nét chữ mới mất đi”. Đến năm 48 tuổi, ông bị ốm hơn 1 tháng, các con làm chay xin giảm tuổi thọ của mình để kéo dài tuổi thọ cho cha. Đạo sỹ lại dâng sớ cầu đảo, nên đã được Thượng đế y cho sống thêm 2 kỷ nữa. Trần Nhật Duật mất năm 77 tuổi, Toàn thư, sđd, tr.26.

159 Tư tưởng và lối sống thân dân của triều Trần và các vua Trần được thể hiện qua nhiều sự kiện lịch sử. Theo Toàn thư, tháng Giêng năm Thiệu Long thứ 11 (1268), Trần Thánh Tông “xuống chiếu cho các vương hầu, tôn thất khi bãi triều thì vào trong điện và lan đình. Nhà vua cùng ăn uống với họ. Hôm nào trời tối không về được thì xếp gối dài, trải chăn rộng, kê gường liền cùng ngủ với nhau để tỏ hết lòng yêu quý nhau”, Toàn thư, sđd, tr.37. Đến năm 1310, khi Trần Nhân Tông qua đời, linh cữu quàn ở điện Diên Hiền. Sắp đến giờ rước linh cữu mà quan lại và dân chúng còn đứng chật cả cung điện. Viên Tể tướng cầm roi xua đuổi mà vẫn không giãn ra được. Vua Trần Anh Tông bèn sai Trịnh Trọng Tử cho cấm quân hát mấy điệu “Long ngâm”. Mọi người đều ngạc nhiên kéo nhau đến xem, đám người tản ra vì thế linh cữu mới rước đi được. Viết về sự kiện trên, các sử thần triều Lê cho rằng: “Triều đình cốt phải nghiêm. Rước linh cữu thì cần gì phải đến Tể tướng dẹp người, hữu ty dùng mới đi được? Là bởi nhà Trần khoan hậu thì có thừa mà nghiêm khắc thì không đủ vậy”, Toàn thư, sđd, tr.95.

160 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.55.

161 Năm 1252, Trần Thái Tông đã đi đánh Chiêm Thành, bắt được vợ chúa Chiêm Thành là Bố Da La và nhiều thần thiếp, dân chúng đem về. Năm 1277, vua Trần Thánh Tông thân chinh đi đánh người Man, Lạo ở động Nẫm Bà La (Bố Chính, Quảng Bình) bắt sống bộ đảng hơn 1.000 người giải về. Xem Toàn thư, sđd, tr.24 & 40. Nhà Trần không ngừng mở rộng ảnh hưởng ra các vùng biên viễn. Ví như, năm 1297, triều đình đã sai Chiêu Văn vương Nhật Duật đi đánh sách A Lộc, Hưng Nhượng vương Quốc Tảng đi đánh sách Sầm Từ. Năm 1294, Thượng hoàng Trần Nhân Tông còn thân chinh đi đánh Ai Lao “bắt được người và súc vật nhiều không kể xiết”, Toàn thư, tr.73. Cũng trong thời gian này, năm 1297, 1298, Phạm Ngũ Lão cũng lập được nhiều chiến công trong việc bảo vệ biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc. Cũng cần phải nói thêm rằng, ngay sau khi giành được vương quyền, để triệt hạ những ảnh hưởng của nhà Lý đồng thời để tranh thủ mối quan hệ với các tù trưởng “người Man”, Trần Thủ Độ đã đem các cung nhân và con gái họ hàng của Lý Huệ Tông gả cho họ.

162 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.118. Thôn Bà Già, tên gốc Chăm là Đa Gia Ly, nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Xem thêm Nguyễn Vinh Phúc, Tìm ra thôn Bà Già (Hà Nội), in trong: Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1986, Hà Nội, 1989, tr.280 – 282.

163 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.100.

164 Hà Văn Tấn – Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII, sđd, tr.161 – 164.

165 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.74.

166 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.84.

167 Vũ Quỳnh, Tân đính Lĩnh Nam chích quái, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993, tr.48.

168 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.78.

169 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.52.

170 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.77.

171 Trên thực tế, đến năm 1403, Hồ Hán Thương vẫn ra lệnh quân sỹ người ở châu nào thì thích hai chữ tên châu ấy vào cánh tay để làm dấu hiệu. Xem Toàn thư, sđd, tr.204. Tục xăm mình rất phổ biến ở Đông Nam Á và ngay cả ở Nhật Bản cho đến thời Edo (1600 – 1868), cư dân vùng Tây Nam Nhật Bản vẫn có tục xăm mình, ở nhà sàn và ăn trầu.

172 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.130. Theo Lương thư, ở châu Tự Nhiên, một vùng đất trong Trướng hải, “trên châu có loại cây mọc trong lửa. Người ở vùng lân cận bên trái châu ấy bóc lấy vỏ cây xe dệt thành vải được mấy thước để làm khăn tay, chẳng khác gì vải đay nhưng màu của nó hơi xanh đen. Nếu bị bẩn, đem bỏ vào lửa thì lại sạch như cũ, hoặc dùng để làm bấc đèn thì không bao giờ hết”. Phải chăng loại vải đặc biệt mà nước “Tiểu Nhân” đem đến bán cho vua Trần cũng được dệt ở cùng một địa điểm? Xem Lương thư, Tư liệu Trung Quốc viết về Việt Nam và Đông Nam Á, Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, số TL 558, tr.51.

173 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.36 & 55.

174 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.65.

175 Thời Trần Thái Tông, vua thường ban yến ở nội điện, các quan đều dự, đến khi say, mọi người đứng cả dậy, dang tay mà hát. Trong yến tiệc có người cầm mo nang, cầm dùi làm tửu lệnh. Theo Ngô Sỹ Liên, đó là những hành động thô bỉ! Ông viết: “tuy bấy giờ vua tôi cùng vui, không gò bó vào lễ pháp, cũng là điều giản dị chất phác của phong tục, nhưng không còn chừng mực gì nữa”, Toàn thư, sđd, tr.24. Trong hội thề Đồng Cổ, lời thề thấm đượm tinh thần Nho giáo nhưng trước đó bao giờ vương triều này cũng thực hiện nghi lễ rất Đông Nam Á là tục uống máu ăn thề. Rồi lời khuyên của Nhân Tông về việc hoà giải mối bất hoà giữa Hàn lâm phụng chỉ Đinh Củng Viên và tả phụ Lê Tòng Giáo “dùng con rươi quả quýt đi lại, đưa tặng lẫn nhau”. Đức vua đã dùng một món đặc sản địa phương để thể hiện, gợi nhớ mối thân tình, gắn bó máu thịt giữa những người đồng hương xuất thân từ vùng quê Nam Hạ; Toàn thư, sđd, tr.63. Luôn gắn với tình cảm quê hương, dòng họ, dân tộc – đó chính là đặc trưng đồng thời là sức mạnh của văn hoá Trần.

176 Viện Văn học, Nguyễn Trãi – Khí phách và tinh hoa của dân tộc, sđd, tr.167.

177 Trần Quốc Vượng, Nguyễn Trãi trong bối cảnh văn hoá Việt Nam, trong: Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hoá Dân tộc – tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội, 2000, tr.743 – 744.

178 Các vua Trần đã dùng văn nghệ dân gian trong nghi lễ ngoại giao. Trần Phu đã từng ghi lại nghi thức triều Trần tiếp ông ta: “Từng dự yến ở điện Tập Hiền bên nước đó, thấy một bọn con trai và gái mỗi bên mười người đều ngồi dưới đất. Có các thứ đàn như đàn tỳ bà, đàn tranh, và đàn bầu. Tiếng hát, tiếng đàn hoà lẫn với nhau. Khi hát thì trước hết ê a lấy giọng rồi sau mới có lời…”. Thời Trần, giới quý tộc vẫn thường thưởng thức các điệu múa như Thác Bạt, Giá Chi, Lý Liên v.v… Khi múa Lý Liên, động tác múa cơ bản là bơi chải, sóng nước, chim bay, cá lặn và bông sen chập chờn vờn nước. Người múa khoa trương tay, chân có bước lên bước xuống nhưng bao giờ cũng trở về chỗ cũ, ít khi có những động tác xén ngang đội hình hay kết tròn nhảy xa. Đây chính là những động tác cách điệu của chèo thuyền, dâng sen. Xem Đặng Văn Lung, “Triệu tính âu ca lạc thịnh thì”, trong: Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý – Trần, sđd, tr.522 & 541 – 542.

179 Nguyễn Tài Cẩn – N.V. Stankevith, Chữ Nôm – Một thành tựu văn hoá của thời đại Lý – Trần, trong: Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý – Trần, sđd, tr.476 – 551; Đào Duy Anh, Chữ Nôm – Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1975; Viện Văn học, Thơ văn Lý – Trần, 3 tập, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977, 1978 & 1989.

180 Nguyễn Thừa Hỷ, Về cấu trúc xã hội chính trị thời Lý – Trần, trong: Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý – Trần, sđd, tr.303.

181 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.106 & 89.

182 O.W.Wolters, Sự thịnh trị về văn hoá của Việt Nam thế kỷ XIV, trong: Những vấn đề lịch sử Việt Nam, Nguyệt san Xưa & Nay – NXB Trẻ, Tp. HCM., 2001, tr.123.

183 Thời Trần Dụ Tông, nhà vua đã cho gọi những người giàu trong nước, đặc biệt là người vùng Đình Bảng (Bắc Ninh), Nga Đình (Quốc Oai) vào cung đánh bạc. “Có tiếng bạc tới 300 quan tiền, ba tiếng thì đã gần nghìn quan rồi”, Toàn thư, sđd, tr.141. Thậm chí, thời vua Minh Tông, nhà vua còn gả công chúa Nguyệt Sơn cho Ngô Dẫn, một trại chủ giàu có ở Vân Đồn. “Dẫn cậy giàu thông dâm với người con gái khác, lại có những lời lăng nhục công chúa. Công chúa đem việc ấy tâu vua. Dẫn được tha tội chết nhưng bị tịch thu tài sản”, Toàn thư, sđd, tr.143. Những thông tin trên cho phép chúng ta có những luận suy đa chiều về vị thế của tầng lớp bình dân giàu có cũng như giá trị và sức mạnh của tiền bạc.

184 Hà Văn Tấn, Bản sắc văn hoá Việt cổ, trong: Đến với lịch sử văn hoá Việt Nam, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005, tr.152 – 153.

185 Viện Văn học, Thơ văn Lý – Trần, sđd.

186 Đặng Văn Lung, “Triệu tính âu ca lạc thịnh thì”, sđd, tr.548.

187 Có thể xem nghiên cứu xuất sắc của cố GS. Trần Quốc Vượng về Huyền thoại Thánh Gióng (Truyền thuyết về ông Gióng trong sách vở và ngoài đời) và khảo cứu của nhà nghiên cứu Chu Xuân Giao trong cách luận giải độc đáo của tác giả về truyện Hà Ô Lôi. Theo đó, dấu ấn Chăm (Ấn Độ) trong các tác phẩm đó là rất sâu đậm. Có thể tham khảo thêm Tống Trung Tín, Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lý và thời Trần (thế kỷ XI – XIV), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997, tr.170 – 190.

188 Từ thời Trần Thái Tông, Nho giáo đã trở thành một bộ phận của tư tưởng xã hội, đường lối trị quốc và phát triển văn hoá. Việc biên soạn các bộ luật, điển chương về cơ bản đều tuân thủ theo tinh thần, nguyên tắc của Nho giáo. Trước nhiều biểu hiện “lệch lạc” trong quan hệ gia đình, xã hội nên năm 1315, nhà Trần đã đề ra quy định cấm cha con, vợ chồng và nô tỳ trong một nhà tố cáo lẫn nhau. Chế độ kỵ huý cũng được đặt ra. Hệ thống khoa cử, giáo dục cũng ngày một thể hiện tinh thần nhất nguyên Nho giáo. Xem Yu Insun, Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1994. Cũng có thể tham khảo thêm bài của GS. Yu, Luật pháp triều Lý – Sự tiếp thu luật nhà Đường và ảnh hưởng của nó tới hình luật triều Lê, trong: Lý Công Uẩn và vương triều Lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.205 – 234.

189 O.W.Wolters, Sự thịnh trị về văn hoá của Việt Nam thế kỷ XIV, sđd, tr.143.

190 Peter Duus, Feudalism in Japan, Stanford University Press, 1993.

191 Về truyền thống văn hoá Đại Việt, tác giả Lịch triều hiến chương loại chí viết: “Kể từ Đinh – Lê dựng nước, đối địch với Trung Hoa, các mệnh lệnh từ chương dần dần rõ rệt. Đến Lý – Trần nội trị, văn vật mở mang, về tham định thì có những sách điển chương điều luật, về ngự chế thì có các thể chiếu sắc thi ca. Trị bình đời nối, văn nhã đủ điều. Huống chi, nho sỹ đời nào cũng có, văn chương nảy nở như rừng, sách vở ngày càng nhiều, nếu không trải qua binh lửa mà thành tro tàn thì hẳn là trâu kéo phải mệt, nhà chất phải đầy”; Phan Huy Chú,

tải về 2.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương