Phan Đức Dũng phiếu giao nhiệm vụ ĐỒ Án tốt nghiệP



tải về 462.73 Kb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích462.73 Kb.
#30075
1   2   3   4   5   6   7   8

Đặc tả IMS QTI

  1. Khái niệm:


Đặc tả IMS QTI dùng để mô tả các kiểu dữ liệu câu hỏi (assessmentItem), đề thi (assessmentTest) và báo cáo kết quả tương ứng trong một hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến nhằm tạo ra một kiểu dữ liệu thống nhất cho các hệ thống khác nhau có thể trao đổi dữ liệu và thông tin cho nhau. Đặc tả này dựa trên ngôn ngữ XML. Đặc tả IMS QTI hỗ trợ cho khả năng trao đổi giữa các hệ thống và khả năng đổi mới công nghệ. Các đặc tả này được đóng gói một cách riêng biệt để cho các hệ thống có thể hiểu và sử dụng.

    1. Lịch sử các phiên bản


IMSQTI version 0.5 được công bố vào tháng 3 năm 1999 và version 1.0 được công bố vào tháng 2 năm 2000, hoàn chỉnh version này vào tháng 5 trong năm đó. Đặc tả này được mở rộng và cập nhật 2 lần vào tháng 3/2001 và tháng 1/2002. Đến tháng 3/2003, version 1.2.1 được công bố. Hiện nay, version 2.1 vừa mới được hoàn chỉnh.

    1. Mục đích thiết kế


Một cách đặc biệt, IMSQTI được thiết kế để:

  • Cung cấp một định dạng lưu trữ nội dung tốt, và việc lưu trữ các nội dung này là độc lập đối với các công cụ đã được dùng để tạo ra chúng.

  • Cung cấp khả năng phân phối các kho câu hỏi trên một diện rộng các hệ thống học tập và đánh giá, kiểm tra khác nhau.

  • Cung cấp khả năng sử dụng các câu hỏi và kho câu hỏi tại một hệ thống đơn với nguồn câu hỏi và kho câu hỏi đa dạng được đưa đến từ các hệ thống khác.

  • Cung cấp các hệ thống với khả năng báo cáo các kết quả đánh giá, kiểm tra nhất quán.


    1. Mô hình User Case:


Sau đây là mô hình User Case thể hiện vai trò của các hệ thống tham gia khi sử dụng đặc tả IMS QTI:


Hình 1.1: Các thành phần tham gia hệ thống đặc tả IMS QTI
Trong đó:

  • authoringTool: công cụ tạo bài thi.

  • itemBank: kho câu hỏi.

  • assessmentDeliverySystem: hệ thống phân phối bài thi.

  • learningSystem: hệ thống học tập

  • assessment: Bài thi chứa các câu hỏi.

  • assessmentItem: Câu hỏi

  • author: tác giả của đề thi (giáo viên).

  • itemBankManager: người quản lý các kho câu hỏi.

  • proctor: giám thị/người coi thi.

  • scorer: giám khảo.

  • tutor: giáo viên

  • candidate: thí sinh
      1. Assessment:

Assessment là một cấu trúc mô tả bài thi (Test) trong đó chứa các câu hỏi (assessmentItem).

Cấu trúc assessment được mô tả qua User Case :

Hình 1.2: Cấu trúc bài thi trong đặc tả IMS QTI
Trong đặc tả IMS QTI, tất cả các bài thi, bao gồm cả section và câu hỏi đều được lưu trữ bằng XML.


  • Bài thi (assessment): Một bài thi có thể có nhiều section.

  • Section: Là một phần con của bài thi, cũng có thể hiểu như một chương của bài học, trong đó chứa các câu hỏi.

  • Câu hỏi (assessmentItem): Là thành phần thấp nhất trong cấu trúc đề thi, được mô tả bởi đặc tả IMS QTI.



      1. assessmentItem:


Câu hỏi theo đặc tả IMS QTI bao gồm nội dung của câu hỏi, câu trả lời của thí sinh và phản hồi (feedback) từ hệ thống.

  1. Cấu trúc của assessmentItem:

Sơ đồ lớp của assessmentItem:



Hình 1.3: sơ đồ lớp của assessmentItem

Chú thích:

  • [0..1]: Có thể có 1 hoặc không có

  • [1]: Có 1 và chỉ 1

  • [0..*]: Không có, có 1 hoặc nhiều

  • [*]: Có nhiều


Các thuộc tính:

  • identifier[1] (string): từ để định danh cho assessmentItem

  • title[1] (string): Tiêu để của assessmentItem

  • label[0..1] (string256): tên nhãn

  • lang[0..1] (language): tên ngôn ngữ

  • adaptive[1] (Boolean):

    • true: có tính tương thích

    • false: không tương thích

      • timeDependent[1] (Boolean):

  • true: bài thi phụ thuộc vào thời gian

  • false: không phụ thuộc vào thời gian

    • toolName[0..1] (string256): Tên công cụ sử dụng để tạo ra các câu hỏi

    • toolVesion[0..1] (string256): Phiên bản của công cụ tạo câu hỏi

Các lớp con:

    1. responseDeclaration[*]:


  • Lớp này dùng để mô tả đáp án của câu hỏi. Trong một assessmentItem có thể có nhiều lớp mô tả kết quả.

  • Biểu đồ lớp:


Hình 1.4: Biểu đồ lớp responseDeclaration


responseDeclaration gồm có 3 lớp con là correctResponse, mappingareaMapping.

      1. correctResponse:


Là lớp chứa giá trị của đáp án câu hỏi. Một câu hỏi có thể có nhiều đáp án tùy thuộc vào từng loại câu hỏi.

  • interpretation [0..1] (string): mô tả đáp án chính xác của câu hỏi.

  • Lớp value [1..*]: Biểu diễn giá trị cho mỗi đáp án chính xác. Bao gồm 2 thuộc tính sau:

    • fielddentifier [0..1] (identifier): id của đáp án.

    • baseType [0..1] (baseType): kiểu của giá trị đáp án.



      1. mapping:


Là một ánh xạ từ id đến số thứ tự của đáp án (mappedValue) trong câu hỏi ( có thể là chữ cái hoặc số).

  • lowerBound [0..1] (float): cận dưới cho giá trị của ánh xạ.

  • upperbound [0..1] (float): cận trên cho giá trị của ánh xạ.

  • defaultValue [1] (float): nhận giá trị mặc định là 0 cho ánh xạ đích.

  • Lớp mapEntry [1..*]: xác định giá trị cho mỗi đáp án. Bao gồm 2 thuộc tính:

    • mapKey [1] (value): id của đáp án.

    • mappedValue [1] (float): giá trị của đáp án tương ứng với id.



      1. areaMapping:


Là một phương án để thay thế cho mapping khi mapping không thể mô tả được đáp án câu hỏi ( câu trả lời không theo dạng số hoặc chữ cái) như các câu hỏi thể hiện bằng biểu đồ.

  • lowerBound [0..1] (float): cận dưới cho giá trị của ánh xạ.

  • upperbound [0..1] (float): cận trên cho giá trị của ánh xạ.

  • defaultValue [1] (float): nhận giá trị mặc định là 0 cho ánh xạ đích.

      • Lớp areaMapEntry [1..*]: xác định giá trị tương ứng với id của đáp án. Bao gồm 3 thuộc tính sau:

        • shape [1] (shape): hình dạng của miền biểu đồ, luôn luôn đi theo với giá trị tọa độ coords (coordinates). Nó được mô tả trong bảng giá trị sau:

shape

Coords

rect: vùng hình chữ nhật

left-x, top-y, right-x, bottom-y

circle: vùng hình tròn

center-x, center-y, radius

poly: vùng đa giác

x1, y1, x2, y2, ..., xN, yN

ellipse: vùng elip

center-x, center-y, h-radius, v-radius

default: hình mặc định

Không có tọa độ

Bảng 1.1: Giá trị shape và coords




      • coords [1] (coords): giá trị tọa độ tương ứng với từng loại hình dạng biểu đồ.

    • mappedValue [1] (float): giá trị của đáp án tương ứng với vùng tọa độ.
    1. outcomeDeclaration [*]:


      • Lớp này khai báo kết quả của câu hỏi.

      • Biểu đồ lớp:

Hình 1.4: Biểu đồ lớp outcomeDeclaration



      • Các thuộc tính:

  • interpretation [0..1]: (string): Mô tả giá trị của biến.

  • longInterpretation [0..1] (uri) : Mô tả giá trị biến bằng cách link đến một tài liệu.

  • normalMaximum [0..1] (float): kích thước lớn nhất của biến kết quả.

    • Các lớp con:

      • Lớp ảo outcomeVariable: Khởi tạo với giá trị chuẩn từ lớp responseProcessing.



    1. templateDeclaration [*]:


        • Khai báo biến câu hỏi để mô tả cho mục đích sao chép câu hỏi. Chúng có thể có các giá trị biến được đặt trong lớp templateProcessing.

        • Biểu đồ lớp:


Hình 1.5: Biểu đồ lớp templateDeclaration




        • Các thuộc tính:

          • paramVariable [1] (Boolean): Xác định có hay không có giá trị của biến template sẽ được thay thế cho giá trị của tham số ứng với tên của template.

          • mathVariable [1] (Boolean): Xác định có hay không có giá trị của biến template sẽ được thay thế cho id ứng với tên template có trong MathML.



    1. templateProcessing [0..1]:


                • Xử lí các định dạng dùng cho việc sao chép câu hỏi.

                • Biểu đồ lớp:

Hình 1.6: Biểu đồ lớp templateProcessing




  • Lớp templateRule: Chứa các câu lệnh có cấu trúc đơn giản dùng cho việc xử lí trong sao chép câu hỏi. Câu lệnh có cấu trúc thường được sử dụng là câu lệnh rẽ nhánh.
    1. stylesheet [0..*]:


  • sử dụng cho việc kết hợp mẫu câu bên ngoài với câu hỏi định dạng trong hệ thống.

  • Biểu đồ lớp:

Hình 1.7: Biểu đồ lớp stylesheet



  • Các thuộc tính:

    • href [1] (uri): xác định địa chỉ của mẫu ngoài.

    • type [1] (mimeType): kiểu của mẫu ngoài.

    • media [0..1] (string): mô tả media của mẫu.

    • title [0..1] (string): tiêu đề của mẫu ngoài.



    1. itemBody [0..1]:


  • Lớp này chứa nội dung và đáp án của câu hỏi, bao gồm các text, graphics và media. Phụ thuộc vào từng loại câu hỏi.

  • Biểu đồ lớp:


Hình 1.8: Biểu đồ lớp itemBody


  • Lớp itemBody có 1 lớp ảo là blockInteraction. Lớp blockInteraction là lớp chứa các dạng câu hỏi khác nhau. Các lớp con của lớp blockInteraction mô tả một loại câu hỏi khác nhau. Chúng ta sẽ Tìm hiểu các loại câu hỏi trong đặc tả IMS QTI trong phần sau.


    1. responseProcessing [0..1]:


  • Biểu đồ lớp:


Hình 1.9: Biểu đồ lớp responseProcessing


  • Cấu trúc của lớp responseProcessing giống với cấu trúc lớp templateProcessing.
    1. modalFeedback [0..*]:


  • Hiện thị trực tiếp câu trả lời của thí sinh và phản hồi từ hệ thống về câu trả lời tương ứng.

  • Biểu đồ lớp:

Hình 1.10: Biểu đồ lớp modalFeedback




  1. Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
    luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
    luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
    luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte

    tải về 462.73 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương