Phan Đức Dũng phiếu giao nhiệm vụ ĐỒ Án tốt nghiệP



tải về 462.73 Kb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích462.73 Kb.
#30075
1   2   3   4   5   6   7   8

DANH SÁCH CÁC BẢNG




Bảng 1.1: Giá trị shape và coords 18

Bảng 4.1: Bảng dữ liệu Questions 71

Bảng 4.2: Bảng dữ liệu Answers 72

Bảng 4.3: Bảng dữ liệu Testing 72

Bảng 4.4: Bảng dữ liệu Assessment 73

Bảng 4.5: Bảng dữ liệu Examination 73




DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ





TT

Thuật ngữ

Ý nghĩa

1

IMS

Instructional Management System

2

IMS QTI

IMS Question & Test Interoperability

3

CSDL

Cơ sở dữ liệu

4

XML

Extensible Markup Language

5

Assessment

Bài thi (theo chuẩn IMS QTI)

6

assessmentItem

Câu hỏi ( theo chuẩn IMS QTI)


LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, các hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến đang phát triển rất mạnh cùng vơi sự phát triển của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Có thể dự đoán rằng trong tương lai không xa, các kì thi sẽ được tổ chức thi trực tuyến. Khi đó nhu cầu về ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm sẽ rất lớn. Và để xây dựng được một ngân hàng đề thi trực tuyến chung cho tất cả các hệ thống thì yêu cầu đặt ra là phải có một chuẩn chung cho các câu hỏi đó. Hiện nay đang xây dựng một chuẩn chung cho các câu hỏi trắc nghiệm là chuẩn IMS QTI (Instructional Management System Question & Test Interoperability ). Sự ra đời của IMS QTI đặt ra cho chúng ta những thuận lợi rất lớn. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo chuẩn IMS QTI cho phép các hệ thống có thể trao đổi cho nhau các dữ liệu câu hỏi của mình cũng như hình thành một ngân hàng câu hỏi chung cho tất cả các hệ thống tuân theo chuẩn này. Khi đó nhu cầu trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống sẽ được đáp ứng.


Để xây dựng một hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến ứng dụng chuẩn IMS QTI, chúng ta cần lưu trữ dữ liệu câu hỏi theo chuẩn IMS QTI và có thể nhập và xuất câu hỏi theo chuẩn IMS QTI. Trong luận văn này tôi cũng xây dựng cơ chế tổ chức thi trực tuyến, dựa trên nguồn câu hỏi lưu trữ trong CSDL.
Hệ thống được xây dựng nhằm mục đích phục vụ cho việc tổ chức các kì thi trực tuyến, trong đó hệ thống có thể tương tác với các hệ thống khác trên thế giới tuân theo chuẩn IMS. Sự liên kết này sẽ làm đa dạng nguồn câu hỏi cho hệ thống cũng như tiếp cận được với các kiến thức phong phú trên thế giới.


PHẦN 1: CHUẨN IMS




1. Tổng quan về chuẩn IMS

    1. Tổ chức IMS :


IMS (Instructional Management System) Global Learning Consortium là tổ chức phát triển các đặc tả mở để hỗ trở các hoạt động học tập phân tán trên mạng như định vị và sử dụng nội dung giáo dục, theo dõi và thông báo các kết quả học tập, trao đổi thông tin giữa các hệ thống quản lý.

Trang chủ của IMS là Website: www.imsglobal.org



Logo của IMS Global Learning Consortium.
IMS có 2 nhiệm vụ chính để phát triển:

  • Xác định các đặc tả kĩ thuật để các hệ thống tương thích được với nhau trong học tập phân tán.

  • Hỗ trợ việc đưa đặc tả IMS vào các sản phẩm và dịch vụ trên toàn thế giới. IMS xúc tiến việc thực thi các đặc tả sao cho môi trường học tập phân tán và các dịch vụ từ nhiều nguồn khác nhau có thể tương thích được với nhau.

IMS đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra các đặc tả cho eLearning. Các đặc tả này sau đó được các tổ chức cấp cao hơn như ADL, IEEE, ISO sử dụng , chứng nhận thành chuẩn eLearning và được ứng dụng rộng rãi.

Mục đích hoạt động của tổ chức IMS là:



  • Đưa ra các đặc tả dựa trên XML phục vụ cho các công nghệ trong e-Learning. Các đặc tả của IMS được thừa nhận như một chuẩn không chính thức trên toàn thế giới. Nó chính là điều kiện để người mua các hệ thống LMS (Learning Management System- Hệ thống quản lí học tập) đặt ra với người bán và hướng dẫn cho những người phát triển các sản phẩm ứng dụng e-Learning.

  • Để đưa ra các đặc tả, IMS tập hợp các yêu cầu về chức năng, dựa trên khả năng kĩ thuật, các ưu tiên phát triển từ những người ứng dụng, người mua, người bán và người quản lí hệ thống. Các yêu cầu này sẽ được IMS Project Teams phát triển thành một bộ các đặc tả gồm : Information Model, XML binding, Best Practice Guide. Các phiên bản Public Drafts Release và Final Releases sẽ được công bố trên trang web của IMS. Sau đó IMS sẽ tập hợp các ý kiến phản hồi để nâng cấp, chỉnh sửa và cho ra những phiên bản mới.



    1. Các đặc tả của IMS:


IMS đã xây dựng một bộ đặc tả bao gồm các đặc tả sau:

  • Meta-data: Thuộc tính mô tả tài nguyên học tập nhằm hỗ trợ cho việc tìm kiếm và phát hiện tài nguyên.

  • Enterprise: Các định dạng dùng để trao đổi thông tin về học viên, khóa học giữa các thành phần của hệ thống.

  • Content Package: Các chỉ dẫn cho việc đóng gói và trao nội dung học tập.

  • Question & Test Interoperability: Các định dạng để xây dựng và trao đổi thông tin giữa các hệ thống.

  • Learner Information Package: Cung cấp thông tin về học viên như khả năng, kết quả học tập.

  • Reusable Definition of Competency or Educational Objective: Khung để trao đổi kết quả học tập của học viên dựa trên các định nghĩa về mục tiêu giáo dục.

  • Simple Sequencing: Sắp xếp và trình bày các đối tượng học tập tương ứng với từng học viên.

  • Digital Repositories Interoperability: Gắn kết học viên trên mạng với các tài nguyên.

  • Learning Design: Các định nghĩa để mô tả học tập và giảng dạy.

  • Assessbility for Learner Information Package: Đưa them các đặc tả cho yêu cầu thay đổi của học viên, điều kiện sử dụng, công nghệ.



    1. Tại sao tham gia IMS?


Rất nhiều thành viên (trên 100 thành viên) tham gia IMS vì:

  • Các công ty và các tổ chức chính phủ đang đầu tư vào e-Learning và

các chương trình quản lý tri thức (knowledge management program) gia nhập IMS để đảm bảo rằng các chính sách của họ, cơ sở hạ tầng e-Learning, và các mục tiêu đặc thù của chương trình bắt kịp tối đa với sự phát triển của công nghệ và xu hướng của e-Learning.

  • Các người bán dịch vụ và sản phẩm tham gia để đóng góp vào sự phát triển và đảm bảo rằng các sản phẩm tung ra phù hợp với các yêu cầu rộng lớn của thị trường, để đảm bảo tính khả chuyển và có các tính năng dựa trên chuẩn.

  • Các tổ chức đưa ra các dịch vụ giáo dục và đào tạo tham gia để đảm

bảo rằng các quyết định đầu tư của họ là đúng và giảm thiểu rủi ro khi mua các sản phẩm e-Learning.

    1. Sự hợp tác của IMS với các tổ chức khác


IMS có sự hợp tác rộng rãi và chặt chẽ với các tổ chức khác để đảm bảo

rằng các đặc tả của IMS có thể áp dụng được rộng rãi trong e-Learning. Dưới



đây là danh sách các tổ chức mà IMS có quan hệ chặt chẽ:

  • Advanced Distributed Learning: ADL là một chương trình của bộ quốc phòng Mĩ (Department of Defense) và Văn Phòng Nhà Trắng về Khoa học và Công nghệ (White House Office of Science and Technology) nhằm phát triển các chỉ dẫn cần thiết cho việc phát triển và triển khai e-Learning ở quy mô lớn. ADL đưa ra các yêu cầu cho các đặc tả của IMS. ADL sử dụng các đặc tả của IMS. Đối với SCORM 1.3 (Sharable Content Object Reference Model – Mô hình tham khảo đối tượng nội dung chia sẻ), ADL sử dụng các đặc tả sau của IMS : Content Package, Simple Sequencing, Metadata.

  • ARIADNE: Đây là một dự án của cộng đồng Châu Âu. tập trung vào phát triển các công cụ và các phương pháp luận để sản xuất ra, quản lý và sử dụng lại các thành phần giáo dục dựa trên máy tính và các chương trình đào tạo từ xa. Họ tham gia về đặc tả kỹ thuật trong lĩnh vực metadata. ARIADNE hợp tác với IMS phát triển đặc tả meta-data sau đó đưa lên cho IEEE phê duyệt.

  • Aviation Industry CBT Committee (AICC): Tổ chức phát triển các hướng dẫn cho công nghiệp hàng không thông qua phát triển, đưa ra và thử nghiệm CBT (Computer-Based Training) và các kỹ thuật liên quan. IMS đang tích cực hợp tác với các công ty bán công cụ tương thích với AICC để đảm bảo rằng nội dung tương thích với AICC cũng hỗ trợ các đặc tả của AICC.

  • Dublin Core: Nhóm này đã thiết lập một đặc tả kỹ thuật cho meta-data của nội dung của thư viện số. Learning Resource Metadata Specification của IMS tham khảo nhiều đặc tả của Dublic Core.

  • European Committee for Standardization/Information Society Standardization System(CEN/ISSS): CEN là một tổ chức quốc tế, được công nhận bởi cộng đồng Châu Âu, quản lý sự hợp tác của 15 thành viên của EU. ISSS được thành lập để tập trung chủ yếu vào các yêu cầu về chuẩn hóa “xã hội thông tin”(information technology), và đã tổ chức một số hội thảo mở. IMS là một thành viên của hội thảo CEN/ISSS về Metadata on Multimedia Information. Ngoài ra, IMS cũng đã kí với CEN/ISSS và các tổ chức khác một bản ghi nhớ hợp tác để tạo nên sự thống nhất chung về công nghệ giáo dục.

  • Institute of Electrical and Electronics Engineers(IEEE): IMS Global Learning Consortium sẽ tiếp tục hợp tác với IEEE để cùng phát triển các chuẩn công nghệ quốc tế. Các đặc tả của IMS sẽ được IEEE sử dụng, sau đó là sự phát triển của đặc tả thành các chuẩn ISO hay ANSI, tức là được sự chấp thuận của toàn bộ thế giới.

  • World Wide Web Consortium(W3C): Thiết lập các đặc tả web. Các đặc tả nổi tiếng của nó là HTML, XML, SOAP. Mặc dù không đuợc chứng nhận, các đặc tả của nó đã trở thành chuẩn công nghiệp.

Một số thành viên của IMS: ADL Co-Laboratory, Sun Micro Systems, WebCT, BlackBoard, Cisco Learning Institue, Digital Think, Microsoft, Oracle, QuestionMark Computing, Carnegie MellonUniversity, Texas Instruments, Cisco Systems, Apple Computer, Click2learn, Docent, Saba Software, University of Cambridge, University of California-Berkeley.

Trong số các đặc tả mà tổ chức IMS đưa ra, đặc tả mà chúng ta quan tâm nhất chính là đặc tả về thi trắc nghiệm Question and Test Interoperability (Các định dạng để xây dựng và trao đổi thông tin về đánh giá kết quả học tập).

Chúng ta có thể tham khảo danh sách các công ty và tổ chức đã tuân theo đặc tả IMS Question and Test Interoperability sau đây 1 : Canvas Learning,

Citogroep (The Netherlands), Giunti Learn eXact, IBM, Open University,

QuestionMark, Oracle, Texas Instruments, WebCT, UkeU.


  1. Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
    luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
    luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
    luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte

    tải về 462.73 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương