Phụ lục 1 danh sách các nhân vật lịch sử, ĐỊa danh bổ sung Quỹ tên đường tại Thành phố Hồ Chí Minh



tải về 0.53 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích0.53 Mb.
#11051
1   2   3   4   5   6
    Điều hướng trang này:
  • Nhạc

74. LÊ KHẢ KẾ (1918-2000)


Giáo sư, nhà từ điển học. Quê làng Hữu Bằng, nay là xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Thuở nhỏ học ở quê, sau đó ông ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông cùng khóa với Cù Huy Cận.

Năm 1942 - 1945 công tác tại Viện nghiên cứu Nông lâm Đông Dương. Năm 1945, được bổ nhiệm làm trưởng ban Nông lâm Bắc Trung bộ. Sau đó ông về dạy học ở trường cấp 3 Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh).

Từ năm 1955 -1963, ông là chủ nhiêm Khoa Hoá-Sinh-Địa trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1963, ông chuyển sang công tác nghiên cứu, biên soạn Từ điển khoa học của ủy ban khoa học Nhà nước, rồi phụ trách tổ Thuật ngữ - Từ điển học của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Ông là một trong những người đầu tiên xây dựng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam.

Trong gần 30 nǎm, với tư cách là tác giả, đồng tác giả, chủ biên hoặc tổng biên tập, ông đã lần lượt cho ra đời 24 cuốn từ điển: từ điển song ngữ Anh-Việt, Việt-Anh, Pháp-Việt, Việt-Pháp, Hán-Việt, Nga-Việt; từ điển ngôn ngữ và từ điển thuật ngữ chuyên môn các ngành khoa học. Các bộ từ điển này đều được đánh giá cao về chất lượng nội dung, khoa học, nghiêm túc, được liệt kê trong nhiều danh sách từ điển tra cứu của các trường, viện.

Năm 2005, cuốn Từ điển Anh-Việt gồm 350.000 từ trong đó có 120.000 thí dụ của ông do nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1997 đã được tặng giải thưởng của Nhà nước về Khoa học và Công nghệ xuất sắc.

Ông mất năm 2000, tại Hà Nội.

75. THANH LOAN (1917 - 1982)

Nghệ sĩ Cải lương. Tên thật là Nguyễn Thị Ba. Quê ở làng Phong Thới, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, nhưng với lòng yêu nghề và kiên nhẫn học hỏi bà đã trở thành diễn viên cải lương. Từ năm 1948 đến cuối thập niên 50, bà cộng tác, hát cho các đoàn: Việt kịch Năm Châu, Nam Tình, Phước Chung…và nơi bà để lại nhiều vai diễn nhất là sân khấu Thanh Minh. Bà nổi tiếng với các vai chính trong các vở: Hồn bướm mơ tiên, Gió ngựa truy phong, Đêm dài vô tận, Nỗi lòng chị bếp, Trường hận Dương Quý Phi, Đời cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt…

Bà không chỉ là nghệ sĩ sân khấu mà còn là một chiến sĩ cách mạng. Năm 1946, bà trở thành một cơ sở cách mạng hoạt động trong giới văn nghệ sĩ tại Sài Gòn. Tháng 11/1961, bà vào chiến khu chống Mỹ với chức danh Ủy viên Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Đồng thời bà là Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Ngày 20/02/1969, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, là Đại biểu Quốc hội khóa VI. Bà đã được Nhà nước tặng thưởng: danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng nhất, truy tặng Huân chương Lao động hạng ba.

Bà mất năm 1982 tại thành phố Hồ Chí Minh.



76. TRẦN QUANG LONG (1941 - 1968)

Nhà thơ, Chiến sĩ cách mạng. Bút hiệu Thảo Nguyên, Chánh Sử, Trần Hòang Long, sinh ở Huế, quê quán làng Bát Tràng, Hà Nội.

Thuở nhỏ học ở Huế, tốt nghiệp khoa văn Đại học Sư phạm Huế, dạy học ở Quy Nhơn và Cần Thơ. Năm 1963- 1968, hoạt động trong phong trào sinh viên học sinh, làm chủ tịch sáng lập Hội sinh viên sáng tác thuộc Tổng hội sinh viên Sài Gòn. Có nhiều đóng góp trong phong trào báo chí chống Mỹ, chống bạo quyền Sài Gòn của tuổi trẻ thành thị. Là một nhà thơ giàu nhiệt tình yêu nước. Câu thơ:



Con sẽ vót nhọn thơ thành chông

Xuyên vào gan lũ giặc

Con sẽ mài thơ như kiếm săc

Chặt đầu văn nghệ tay sai…

Được coi như một “Tuyên ngôn nghệ thuật” của tuổi trẻ thành thị những năm 60 và 70.

Năm 1968, thóat ly ra vùng giải phóng, là thành viên của Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ vì hòa bình miền Nam. Ngày 11-10-1968, khi đang hoạt động cùng tổ công tác biệt phái bên cạnh Ban tuyên huấn Trung ương cục miền Nam (Tây Ninh) ông bị máy bay Mỹ oanh tạc và hi sinh.

Các tác phẩm: Thưa mẹ trái tim (thơ), Tiếng gọi Lam Sơn ( kịch), Vực thẳm và hi vọng (thơ), Bông cúc vàng (truyện ngắn), Sao rừng ( di cảo) về họat động các mạng, rồi kháng chiến.

Ông là gương mặt thơ tiêu biểu của lớp trẻ anh hùng trong phong trào đô thị miền Nam trong những năm đầu thập kỷ 60.

77. THANH NGA (1942 - 1978)

Nghệ sĩ Cải lương. Tên thật là Nguyễn Thị Nga. Quê Tây Ninh.

Bà vào nghề diễn viên cải lương năm 12 tuổi trên sân khấu Thanh Minh. Năm 1958, lúc 16 tuổi Thanh Nga đoạt giải Thanh Tâm triển vọng đầu tiên với vai Phà Ca trong vở Người vợ không bao giờ cưới của soạn giả Kiên Giang, năm 1966 đoạt giải Thanh Tâm xuất sắc với vai Giáng Hương trong vở Sân khấu về khuya. Sau năm 1975, bà diễn xuất sắc các vai: Trưng Trắc (Tiếng trống Mê Linh), Thái hậu Dương Vân Nga (Thái hậu Dương Vân Nga)... bà được xem là một nghệ sĩ cải lương “tài sắc vẹn toàn”, có khả năng lôi cuốn các bạn cùng diễn nhập vai đồng thời bà cũng là diễn viên điện ảnh nổi tiếng.

Bà mất năm 1978 và được truy tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” (1984).

78. VÕ OANH (1890 - 1977)

Nhà văn, nhà yêu nước. Quê xã Văn Lâm, huyện Đức Thọ (nay là xã Đức Thủy, tỉnh Hà Tĩnh).

Năm 1908, ông tham gia tích cực vào cuộc chống sưu thuế ở Nghệ Tĩnh nên bị thực dân Pháp bắt giam một thời gian. Ra tù, ông tiếp tục hoạt động chống Pháp trong lĩnh vực báo chí, văn học. Năm 1928-1929, ông là thành viên của tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt giam, đày ra Côn Đảo. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông ra khỏi tù, nhưng năm 1946 ông lại bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo lần thứ hai, đến năm 1949 mới được trả tự do, ông vẫn tiếp tục hoạt động yêu nước trong lòng đô thị, sinh sống với nghề viết báo tại Sài Gòn. Năm 1966, ông ra vùng giải phóng, được cử làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Ủy viên Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Ông được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý.

Ông mất năm 1977 tại thành phố Hồ Chí Minh.



79. ÚT TRÀ ÔN (1919 - 2001)

Nghệ sĩ cải lương, tên thật Nguyễn Thành Út. Quê làng Đông Hậu, quận Trà Ôn, Cần Thơ.

Vốn là người say mê cổ nhạc từ nhỏ, ông bắt đầu đi hát từ đầu thập niên 50. Những năm 1960, ông được báo chí và giới nghệ sĩ phong tặng là “đệ nhất danh ca miền Nam”. Về diễn xuất ông cũng nổi tiếng vì diễn được nhiều loại tuồng. Trước năm 1975, ông cộng tác với nhiều đoàn hát ở Sài Gòn. Sau năm 1975, ông cộng tác với Đoàn Cải lương Trần Hữu Trang, một thời gian sau ông nghỉ, chỉ còn tham gia trên đài truyền hình, truyền thanh và tham gia giám khảo trong các cuộc thi ca cổ nhạc tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Các vai diễn tâm đắc nhất của ông: Tào Tháo (Tam chiến Lữ Bố), chú Ba mõ-lết (Lỡ bước sang ngang) - được nhà báo Trần Tấn Quốc bấy giờ ghi nhận là “vai tuồng vàng”, ông cò Quận 9 (Tuyệt tình ca), người em chồng (Tần Nương thất), ông Tám Khỏe (Người ven đô)… Một số đĩa hát xuất sắc của ông: Tôn Tẩn giả điên, Sầu vương biên ải, Tình anh bán chiếu, Gánh nước đêm trăng…

Ông được phong tặng “Nghệ sĩ nhân dân” năm 1997.

80. XUÂN QUỲNH (1942 - 1988)

Nhà thơ. Tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh năm 1942, quê ở xã Lê Kha, huyện Hòai Đức, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).

Tháng 2/1955, bà được tuyển vào đoàn văn công nhân dân Trung ương. Bà được đào tạo thành diễn viên múa, đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Viên (Áo).

Năm 1962-1964, học ở trường Bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khóa I) của Hội Nhà văn. Từ 1964-1978 bà lần lượt làm biên tập viên Báo Văn Nghệ, Nhà xuất bản Tác Phẩm mới. Bà là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa III). Bà có nhiều tác phẩm chọn lọc: Tơ tằm-chồi biếc (thơ, in chung), Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung), Gió Lào, Cát trắng (thơ, 1974), Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978), Sân ga chiều em đi (thơ, 1984), Tự hát (thơ, 1984), Hoa cỏ may (thơ, 1989), Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994), Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (1994), Cây trong phố - Chờ trăng (thơ, in chung), Bầu trời trong quả trứng (thơ thiếu nhi, 1982), Truyện Lưu Nguyễn (truyện thơ, 1985), Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984), Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi, 1986), Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995)

Bà đã được Giải thưởng về thơ của Hội Nhà văn Việt Nam 1990 (tập thơ Hoa cỏ may), Giải thưởng Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn 1982-1983.



81. TRỊNH CÔNG SƠN (1939 - 2001)

Nhạc sĩ, quê quán: làng Minh Hương, tổng Vĩnh Trị, huyện Hương Trà, tại Đắc Lắc. Thân phụ là ông Trịnh Xuân Thoa tức Thanh (1915-1955), mẹ là bà Lê Thị Quỳnh.

Thời niên thiếu sinh sống và học tập ở Huế, đến năm 1962 vào học

trường Sư phạm Quy Nhơn. Năm 1964 đi dạy học ở Bảo Lộc (Lâm Đồng). Năm 1967, ông trốn lính, thôi làm nghề dạy học, về sống và sáng tác tại Huế, Đà Lạt, Sài Gòn. Sau ngày miền Nam hòan toàn giải phóng (30/4/1975), ông về Huế làm việc ở Hội Văn nghệ tỉnh rồi chuyển vào công tác ở TP Hồ Chí Minh, Ủy viên BCH Hội Âm nhạc Thành phố từ khóa I đến khóa III, phó Tổng biên tập phụ san Thế giới Âm nhạc (Hội Nhạc sĩ Việt Nam). Ông bắt đầu viết nhạc vào năm 1958 với tác phẩm đầu tiên là Ướt Mi.

Sau hơn bốn mươi năm sáng tác, Trịnh Công Sơn để lại hơn 600 ca khúc mang đậm một phong cách riêng hết sức độc đáo trong âm nhạc Việt Nam hiện đại. Ngoài âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lãnh vực thơ, văn và hội họa. Ông có tên trong tự điển bách khoa Pháp Encyclopédie de tous les pays du monde. Nhiều tác phẩm của ông giành được các giải thưởng lớn ở trong và ngoài nước.

Trịnh Công Sơn mất vào ngày 01/4/2001 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

82. NGUYỄN ĐÌNH THI (1924 - 2003)

Nhạc sĩ, Nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, Ông sinh tại Luông Phabăng (Lào). Quê ở làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu), Hà Nội.

Bắt đầu viết sách, báo từ năm 1942 và hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên yêu nước, chống phát xít trong Hội văn hóa cứu quốc bí mật. Bị chính quyền Pháp bắt giam năm 1942 tại Hà Nội và năm 1944 tại Nam Định.

Năm 1945, ông dự Đại hội quốc dân Tân Trào là đại biểu văn hóa được cử vào Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám, năm 1946, ông được bầu làm đại biểu quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Ủy viên tiểu ban dự thảo hiến pháp, Ủy viên Ban thường trực quốc hội. Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc

Trong kháng chiến chống Pháp, là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam. Năm 1952, vào quân đội, là cán bộ chính trị, cấp bậc chính trị viên, phó tiểu đoàn tại trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 cho đến hết chiến dịch Điện Biên Phủ.

Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.

Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 2003 tại Hà Nội.



Các tác phẩm của ông gồm có:

Thể loại truyện: Xung kích (1951), Bên bờ sông Lô (tập truyện ngắn, 1957),Vào lửa (1966), Mặt trận trên cao (1967), Vỡ bờ (tập I năm 1962, tập II năm 1970)

Thơ: Người chiến sỹ (1958), Bài thơ Hắc Hải (1958),Dòng sông trong xanh (1974), Tia nắng (1985)

Kịch: Con nai đen, Hoa và Ngần, Giấc mơ, Rừng trúc, Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Tiếng sóng


Nhạc: Người Hà Nội, Diệt phát xít


Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.

83. HOÀNG TRUNG THÔNG (1925 - 1993)

Nhà văn. Quê xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Ông tham gia cách mạng từ trước 1945 trong phong trào Việt Minh, từng đảm nhiệm các chức trách: cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, ủy viên tiểu ban Văn nghệ Trung ương, thư ký tòa soạn Tạp chí Văn nghệ thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới của Hội nhà văn Việt Nam, Giám đốc nhà xuất bản Văn học, Vụ trưởng Vụ Văn nghệ thuộc Ban tuyên huấn Trung ương, Viện trưởng Viện Văn học (1976 - 1985).

Những tác phẩm chính của Ông:

Tiểu luận phê bình: Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (1979).

Thơ: Quê hương chiến đấu (1955), Đường chúng ta đi (1960), Những cánh buồm (1960), Đầu sóng (1968), Trong gió lửa (1971), Như đi trong mơ (1977), Chiến công tuổi thơ (1983).

84. ANH THƠ: ( 1921 - 2005)

Nhà thơ nổi tiếng, tên thật là Vương Kiều Ân, sinh ra tại thị xã phủ Lạng Thương nằm bên bờ sông Thương, tỉnh Bắc Giang.

Bà xuất hiện trong phong trào thơ mới và là nhà thơ nữ đầu tiên đoạt giải thưởng của Tự Lực Văn Đoàn năm 1939 với tập Bức Tranh Quê - được ví như một bức tranh tĩnh vật bằng thơ trước cách mạng. Tác phẩm chính của bà gồm có: Bức Tranh Quê (thơ - 1941), Răng đen (tiểu thuyết - 1942), Cuối Mùa Hoa (thơ), Từ Bến Sông Thương (hồi ký), Tiếng Chim Tu Hú, Bên Dòng Chia Cắt (hồi ký văn học)…

Năm 1945, bà tham gia cách mạng. Từng là Bí thư huyện Hội phụ nữ 4 huyện: Việt Yên, Lục Ngạn, Bắc Sơn, Hữu Lũng. Sau đó là Thường vụ Tỉnh Hội phụ nữ hai tỉnh: Bắc Giang và Lạng Sơn; từ 1957 là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 1 và 2); Từ 1971 đến 1975 công tác tại tạp chí Tác phẩm mới; ủy viên Thường vụ Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật

Bà mất năm 2005, tại Hà Nội.



85. LÊ VĂN THỚI (1917 - 1983)

Nhà khoa học - Giáo sư, Tiến sĩ hóa học. Quê ở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Ông đậu tú tài ở Việt Nam, được học bổng sang Pháp du học và tốt nghiệp cử nhân khoa lý, hoá năm 1942. Năm 1943, ông đậu thủ khoa kỳ thi kỹ sư hoá học. Năm 1947, đỗ Tiến sĩ quốc gia, hạng tối ưu. Từ 1947 đến 1958 ở Pháp ông phụ trách việc khảo cứu các đề tài về hoá học hữu cơ. Năm 1958, về nước ông là giáo sư Đại học Khoa học Sài Gòn, nghiên cứu hoá học hiện đại. Cùng một số nhà khoa học tên tuổi, ông thành lập Ủy ban soạn thảo danh từ chuyên môn. Ông cũng sáng lập tủ sách Lê Văn Thới, chuyên xuất bản các sách nghiên cứu khoa học. Năm 1975, sau giải phóng, ông là Chủ tịch Hội Trí thức yêu nước thành phố Hồ Chí Minh và là giáo sư trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, cộng tác viên của Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Thành phố.

Ông mất năm 1983 tại thành phố Hồ Chí Minh.


Каталог: Uploads -> Articles03
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles03 -> BỘ TÀi chính nưỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Articles03 -> Phụ lục số I nội dung đề án đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo mou vào năm 2014
Articles03 -> Các doanh nghiệp trong nước; hộ gia đình, cá nhân, trang trại (sau đây gọi chung là nông dân); hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương