Phụ lục 1 danh sách các nhân vật lịch sử, ĐỊa danh bổ sung Quỹ tên đường tại Thành phố Hồ Chí Minh



tải về 0.53 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích0.53 Mb.
#11051
1   2   3   4   5   6

44. VŨ NGỌC NHẠ (1928-2002)


Thiếu tướng tình báo. Tên thật là Vũ Ngọc Nhã. Quê xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Học trung học ở Huế.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, gia nhập bộ đội, tham gia kháng chiến chống Pháp ở Liên khu 4.

Năm 1952, được cách mạng bố trí về Hà Nội dạy học với tên mới Vũ Ngọc Nhạ. Năm 1954, vào quân đội của Pháp, hoạt động tình báo trong hàng ngũ địch. Sau hiệp định Genève ( 7-1954) được lệnh “ di cư” vào Nam, làm sĩ quan trong quân lực Việt Nam Cộng hòa. Năm 1958 - 1960, bị địch bắt giam ở Huế, nhưng không tìm được chứng cớ, nên được trả tự do. Năm 1961- 1963, làm cố vấn cho Ngô Đình Diệm.

Sau khi Diệm bị lật đổ và bị giết chết, ông tiếp tục “ phục vụ” trong chính quyền Sài Gòn. Năm 1965, làm cố vấn cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đến năm 1969, tổ chức tình báo bị lộ, ông bị địch bắt, kết án chung thân khổ sai và đày ra Côn Đảo.

Sau hiệp định Paris (1973), được trao trả ở Lộc Ninh. Cũng trong năm này, ông được bố trí về lại Sài Gòn, tiếp tục hoạt động bí mật cho đến ngày giải phóng thành phố (30-4-1975). Năm 1990, được Nhà nước phong hàm Thiếu tướng.

Cuộc đời hoạt động trong lòng địch của ông được nhà văn Hữu Mai viết thành tiểu thuyết Ông cố vấn gồm 3 tập. Sau đó, đã được dựng thành phim.

Ông được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân, huy chương cao quý và Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Ông mất năm 2002, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

45. BÙI THIỆN NGỘ (1929 - 2006)

Thượng tướng QĐND Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công an. Ông sinh ra tại Tân Định, Sài Gòn nay là Thành phố Hồ Chí Minh

Ông tham gia cách mạng từ tháng 8/1945, được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1947. Năm 1948, công tác trong lực lượng công an tại tỉnh Biên Hòa, sau là tỉnh Thủ Biên. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc công tác tại Ban Thống nhất Trung ương và Bộ Công an, làm cán bộ Vụ Bảo vệ chính trị, sau đó làm giảng viên Trường Công an Trung ương.

Năm 1965, ông được phân công vào công tác tại Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam, làm Phó văn phòng, sau đó làm Phó tiểu ban Bảo vệ Chính trị của Ban An ninh.

Sau năm 1975, ông tiếp tục công tác trong lực lượng công an rồi chuyển sang công tác chính quyền.

Năm 1976 - 1979, ông làm Phó Cục trưởng Cục chống gián điệp, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

Năm 1979 - 1983: Thường vụ đặc khu ủy, giám đốc công an (đặc khu Côn Đảo - Vũng Tàu), sau đó làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Đặc khu.

Năm 1984, ông chuyển công tác về Bộ Nội vụ. Năm 1985, làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh nhân dân. Năm 1989, được phong cấp hàm Trung tướng. Năm 1991, ông là Ủy viên Bộ Chính trị (khóa VII), Bộ trưởng Bộ Nội vụ. đại biểu Quốc hội khóa IX.. Năm 1992, ông được phong hàm Thượng tướng.

Ngày 9/4/2006, ông được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

Ông mất tháng 7 năm 2006 tại thành phố Hồ Chí Minh.

46. LÊ THANH NGHỊ (1911 - 1989)

Phó Thủ tướng Chính phủ. Ông tên thật là Nguyễn Khắc Xướng, quê ở làng Thượng Cốc, huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Dương.

Xuất thân là công nhân ngành điện, ông hoạt động trong phong trào đấu tranh của công nhân mỏ Vàng Danh, Cọc Năm, Hòn Gai (1928). Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), ông lần lượt đảm nhiệm chức vụ Chánh văn phòng Trung ương Đảng (cuối 1948), Bí thư liên khu ủy, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến, Chính ủy Bộ Tư lệnh Liên khu III, Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Từ 1955 - 1960, ông là Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Từ 1960 - 1974, ông là Phó thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Công nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước, trưởng ban Công nghiệp Trung ương Đảng. Từ 1974 - 1980, ông là Phó thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Từ năm 1982 - 1986, ông là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước. Ông là đại biểu Quốc hội (khóa II - VII).

47. HÒANG NGÂN (1921 - 1949)

Anh hùng lực lượng vũ trang, tên thật là Phạm Thị Vân. Quê quán: gốc ở Nam Định, sinh tại Hải Phòng.

Bà tham gia cách mạng từ thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936 - 1939), vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 17 tuổi. Bà lần lượt làm liên lạc cho Xứ ủy Bắc Kỳ, cán bộ chủ chốt của Đảng bộ Hải Phòng, Ban Thường vụ Hội Phụ nữ Bắc Kỳ. Bị thực dân bắt vào đầu năm 1944, bị kết án 12 năm tù và giam ở Hỏa Lò, Hà Nội.

Khi Nhật đảo chính Pháp, bà được thả tự do và nhận nhiệm vụ Bí thư Phụ nữ Cứu Quốc Hà Nội, tổ chức Đội nữ du kích Minh Khai để tham gia Tổng khởi nghĩa. Trong kháng chiến chống Pháp, bà làm Bí thư Phụ nữ Cứu Quốc Bắc Bộ, Bí thư Hội Phụ nữ Việt Nam, Tổng Biên tập đầu tiên của báo Phụ nữ Việt Nam xuất bản tại chiến khu. Do bị địch tra tấn dã man ngày trước nên sức khoẻ yếu, bà mất tại Việt Bắc năm 1949. 

Bà được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất.



48. LÊ VĂN PHIÊN (1908 - 1963)

Liệt sĩ, bí danh Phan Thanh Châu. Quê quán: làng Tân Thới Nhì, quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định.

Năm 1930, ông tham gia cách mạng. Trong cuộc Khởi Nghĩa Nam Kỳ, ông tham gia cánh quân của đồng chí Đặng Công Bỉnh đánh vào Dinh quận Hóc Môn.

Đến Cách mạng tháng 8/1945 ông được Đảng bộ quận Hóc Môn phân công nhiệm vụ làm Trưởng phái đoàn vào Dinh quận Hóc Môn vào ngày 26/8/1945 để yêu cầu quận Huân giao lại chính quyền và toàn bộ hồ sơ, sổ sách, doanh trại, súng ống, đạn dược và ông đã hòan thành nhiệm vụ mà không tốn viên đạn nào.

Sau ngày 02/9/1945, Ủy ban cách mạng lâm thời của quận được đổi thành Ủy ban hành chính quận Hóc Môn và ông được bầu làm Ủy viên.

Năm 1949, ông là Ủy viên Ban chấp hành Quận Đảng Hóc Môn (lúc đó đồng chí Phạm Khải là Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến quận).

Sau năm 1954, ông tiếp tục hoạt động kháng chiến chống Mỹ - Ngụy trên địa bàn Gò Môn (Củ Chi - Hóc Môn - Gò Vấp). Đến năm 1957, ông được lệnh rút về chiến khu Dương Minh Châu và được Trung ương Cục Miền Nam đưa ra Bắc để chữa bệnh. Tuy nhiên, khi đến Campuchia ông xin được ở lại để tiếp tục kháng chiến chống Mỹ. Sau một thời gian được điều trị trên đất bạn Campuchia ông đã phục hồi sức khỏe và trở lại chiến khu An Nhơn Tây - Hố Bò (Củ Chi). Trên đường đi công tác, ông bị giặc bắn trọng thương, sức khỏe yếu dần và hy sinh vào ngày 02/02/1963.

Ông được Hội đồng Nhà nước truy tặng Huân chương kháng chiến Hạng nhất năm 1989. Chủ tịch nước truy tặng Huân chương kháng chiến Hạng nhì năm 1999. Gia đình thân phụ ông cũng được nhà nước xét tặng Bằng có công với nước và Bằng gia đình vẻ vang.

49. ĐỖ NGỌC QUANG (không rõ năm sinh -1950)

Liệt sĩ, còn có tên Hòang Minh Chánh.

Ông là người nối nghiệp làm chủ nhà in Xưa Nay của Nguyễn Háo Vĩnh. Năm 1945, ông đem cả xưởng in vào vùng tự do để in những sách báo kháng chiến.

Sau ông được cử làm tiểu đoàn trưởng, rồi làm Tham mưu trưởng Trung đoàn 310. Chính ông đã chỉ huy trận đánh La Ngà (trên đường đi Đà Lạt) năm 1947.

Ông mất khoảng năm 1950 tại Sông Bé.



50. LÊ QUYÊN (1859 - 1917)

Sĩ phu yêu nước kháng Pháp đầu thế kỷ 20. Hiệu là Đại Đẩu, còn gọi là Đội Quyên. Quê ở làng Yên Phúc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1885, ông tham gia cuộc khởi nghĩa do Lê Ninh, người La Sơn, Hà Tĩnh lãnh đạo. Năm 1887, Lê Ninh mắc bệnh qua đời ở ngay căn cứ Cổ Ngư. ông cùng với Lê Phất, Lê Khai, Lê Phác, Lê Trực gia nhập nghĩa quân Phan Đình Phùng.

Tướng quân Phan Đình Phùng biết ông và Lê Phất là thợ rèn giỏi liền phân công về xưởng sản xuất vũ khí do Cao Thắng phụ trách. ông đã cùng với Cao Thắng cải tiến chất lượng súng trường bắn nhanh theo mẫu súng 1874 của Pháp mà Cao Thắng đã sản xuất từ trước.

Sau khi Phan Đình Phùng mất (1896). Quân Pháp thừa cơ đánh phá căn cứ. Ông cho chôn giấu các bán thành phẩm vũ khí, đốt xưởng rồi dẫn quân ra Đông Thành (Nghệ An) cùng Lãnh Ngợi tập hợp nghĩa quân tập kích các đồn binh Pháp, trừng trị bọn tay sai, bán nước.

Khi Lãnh Ngợi hy sinh. ông về Hà Tĩnh theo Lãnh binh Ngô Quảng nhưng không gặp. Ông ra Nam Đàn, Nghệ An tìm Phan Bội Châu. Ông Phan thấy ông là người có tài năng về quân sự, phân công ông gây dựng cơ sở chống Pháp ở Nam Đàn.

Năm 1904, ông có mặt trong ngày thành lập hội Duy Tân ở Quảng Nam do Phan Bội Châu, Nguyễn Thành chủ trương. Dự Hội nghị xong ông được phân công trở về Nghệ An làm công tác vận động tài chính cho hội, để đưa thanh niên đi Đông Du.

Năm 1906, ông cùng Tú Ngô, Giám Hành (tức Hòang Xuân Hành), người làng Hòang Trù, huyện Nam Đàn, cử nhân Vương Thúc Quý người làng Kim Liên, cô Nguyễn Thị Thanh phát động phong trào Cần vương trong huyện.

Năm 1912, thắng lợi của Cánh mạng Tân Hợi (Trung Quốc), Phan Bội Châu giải tán Duy Tân hội thành lập Việt Nam Quang phục hội thì ông và Nguyễn Thị Thanh lại chuyển sang hoạt động cho tổ chức Việt Nam Quang phục hội. Bằng kinh nghiệm chế tạo súng bắn nhanh khi cùng Cao Thắng tham gia cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng, ông đã thành lập xưởng chế tạo súng bắn nhanh trang bị cho Quang Phục quân.

Tại hội nghị các thủ lĩnh tổ chức Việt Nam Quang Phục hội ở Nghệ An - Hà Tĩnh đã giao cho ông làm Tổng chỉ huy Việt Nam Quang Phục quân Nghệ - Tĩnh. Ông gấp rút xây dựng căn cứ kháng chiến ở Bố Lư, tích cực luyện tập các động tác chiến đấu, cách sử dụng vũ khí, đặc biệt là súng bắn nhanh cho thanh niên. Ông còn cho mở một con đường từ căn cứ Bố Lư tới biên giới Lào để khi gặp nguy hiểm có thể qua Lào thoát sang Xiêm La mà ông đã chuẩn bị. Trong một đợt đi công tác ông bị ốm phải nằm lại nhà bạn là Đặng Nguyên Cẩn ở Lương Điền thì bị bọn tay sai của Pháp dò biết báo cho quân Pháp đến bắt. Mặc dù bị ốm ông vẫn chống trả quyết liệt và hy sinh với viên đạn cuối cùng vào ngày 20 tháng 8 năm 1917.

51. NGUYỄN VĂN RÀNG (1956 - 1976)

Liệt sĩ, Anh hùng LLVT Nhân dân. Tên thật Nguyễn Văn Rồi. Quê xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi.

Ông tham gia cách mạng năm 1968, làm giao liên đưa cán bộ cách mạng đi công tác trong vùng địch tạm chiếm. Ngày 30/4/1975, ông gia nhập lực lượng an ninh Sài Gòn - Gia Định, là chiến sĩ trong khối bảo vệ chính trị công an thành phố Sài Gòn.

Ông hy sinh khi đang truy quét bọn phản cách mạng tại Nhà thờ Vinh Sơn (ngày 12/2/1976). Được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

52. HÒANG SÂM (1915 - 1968)

Tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông tên thật là Trần Văn Kỳ. Quê ở làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Năm 12 tuổi, ông được chọn sang Thái Lan học tập, được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong. Trong thời gian ở Thái Lan, ông được Hồ Chí Minh chọn làm người liên lạc với bí danh Thầu Chín. Năm 1933 ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương.

Tháng 22/12/1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, ông được chọn làm Đội trưởng. Ông đã chỉ huy đội đánh các đồn Phai Khắt, Nà Ngần. Sau những chiến thắng đầu tiên này, đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân phát triển thành một đại đội gồm ba trung đội và Hòang Sâm được cử làm đại đội trưởng. Một thời gian sau, đội phát triển thành chi đội, ông là Chi đội trưởng giải phóng quân.

Ngày 01/01/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phong hàm Thiếu tướng cho ông. Năm 1953, ông làm đại đoàn trưởng đại đoàn 304. ông từng làm chỉ huy trưởng Mặt trận Trung Lào, tham gia giải phóng thị xã Thà Khẹt. Sau đó ông được cử làm Đại đoàn trưởng đại đoàn 320.

Trong kháng chiến chống Mỹ, ông làm Tư lệnh quân khu 3, Tư lệnh quân khu Hữu ngạn rồi Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên.

Ông hy sinh ngày 15/12/1968 tại chiến trường Trị - Thiên .

Ông được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh năm 1999.

53. LÊ HỒNG SƠN (1899-1933)

Nhà hoạt động cách mạng xuất sắc trong thời kỳ đầu cách mạng Việt Nam. Tên thật là Lê Văn Phan. Bí danh Lê Hưng Quốc, Võ Hồng Anh, Lê Tản Anh. Quê ở làng Xuân Hồ, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Năm 1920, ông tham gia vào Việt Nam Quang phục Hội và được Phan Bội Châu cử sang Nhật gặp Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Năm 1923 ông cùng với một số đồng chí như Phạm Hồng Thái, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong, Lâm Đức Thụ... thành lập Tâm Tâm Xã.

Ông tốt nghiệp trường võ bị Hòang Phố rồi trở thành một biên tập viên của báo Thanh niên. ông còn là người cán bộ tuyên truyền và tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, đã có công lao góp phần đưa học thuyết Mác - Lênin vào Việt Nam và giữ một vai trò quyết định trong việc thành lập An Nam Cộng sản Đảng, một tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam.

Năm 1927 ông được Đảng phân công ở lại Trung Quốc hoạt động trong chi hội Việt Nam của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông và đã bị tay chân của Tưởng Giới Thạch bắt giam. Do có sự can thiệp của người chiến sĩ lão thành Hồ Học Lãm, quê ở Quỳnh Lưu, đang làm tham tán trong Bộ chỉ huy quân đội Quốc dân Đảng ở Vân Nam ông được lệnh về nước.

Năm 1929, cùng với Tổng bộ, ông tích cực chuẩn bị và chỉ đạo Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Sau đại hội, ông trở thành đảng viên của An Nam Cộng sản đảng (7/1929).

Đầu năm 1930, ông cùng với Hồ Tùng Mậu, tích cực giúp Nguyễn Ái Quốc tổ chức hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau đó ông sang Thái Lan, thành lập Ban viện trợ Đông Dương hoạt động trong một thời gian, rồi ông lại tìm cách trở về Thượng Hải và do vụ rải truyền đơn kỷ niệm ngày quốc tế Lao động (1-5-1932), ông lại bị chính quyền địa phương bắt giam. Mấy tháng sau chính quyền Tưởng Giới Thạch trao ông cho thực dân Pháp đưa về giam ở nhà lao Vinh, rồi đưa ra tòa tuyên án tử hình,

Ngày 19 tháng 2 năm 1933, ông bị thực dân Pháp giết hại ngay tại làng quê Xuân Hồ.



54. VÕ LIÊM SƠN (1888 - 1949)

Nhân sĩ yêu nước. Hiệu Ngạc Am. Quê xã Hữu Ngoại (nay là xã Thiên Lộc), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Ông xuất thân trong một gia đình nho học, có truyền thống yêu nước lâu đời.

Từ nhỏ ông đã theo đuổi Hán học, rồi học tiếp chữ Pháp. Năm 1911 ông đỗ Thành Chung ở trường Quốc học Huế được bổ làm giáo học ở đạo Ninh Thuận. Năm 1912 ông đỗ cử nhân Hán học ở trường thi Quy Nhơn, được bổ tri huyện Duy Xuyên - Quảng Nam; nhưng không đầy một năm ông bị huyền chức chuyển về Huế làm Thừa Biện. Trong thời gian này ông bắt đầu đọc sách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu. Từ năm 1915-1918, ông lại được bổ làm Giáo thụ rồi Kiểm học ở Phú Yên. Năm 1919, chế độ học quan của Nam Triều bị bỏ, ông lại được điều ra Huế dạy Hán văn và Việt văn ở trường Quốc học

Năm 1934, ông sáng lập Tân Văn Nghệ Tùng Thư nhưng mới xuất bản được 2 cuốn sách thì bị khám nhà tịch thu sách vở và bị bắt giam.

Sau Cách mạng tháng Tám, năm 1947 ông được chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa bổ nhiệm làm Trưởng ban tuyên truyền kháng chiến, ủy viên ủy ban kháng chiến hành chính đồng thời được cử làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt Hà Tĩnh. Năm 1948, ông lại được bổ nhiệm làm ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu IV và trong Đại hội mặt trận Liên Việt liên khu ông được bầu làm Chủ tịch, được cử đi dự Hội nghị văn hoá toàn quốc tổ chức ở Việt Bắc.

Ông là một nhà nho, một chiến sĩ yêu nước, trên mọi cương vị tính khí tiết nhà ái quốc đều bộc lộ rõ nét. Dạy học không chỉ là truyền thụ kiến thức cho học trò mà quan trọng hơn là tấm gương của mình truyền thụ cho học trò lòng yêu nước thiết tha và nhân cách cao đẹp, nhiều học trò của ông đã trở thành những nhà cách mạng xuất sắc như: Trần Phú, Hà Huy Tập, Võ Nguyên Giáp.



55. PHẠM ĐỨC SƠN (1919 - 1969)

Ủy viên thường vụ khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Quê quán: phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Năm 1936, ông giác ngộ cách mạng. Năm 1940, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hà Nội. Năm 1944, ông vào Nam Bộ xây dưng cơ sở cách mạng ở Gò Vấp, Hóc Môn tỉnh Gia Định, tham gia cướp chính quyền ở Hóc Môn và Sài Gòn năm 1945.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông liên tục hoạt động ở chiến trường Nam Bộ với những cương vị: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh tỉnh Gia Định, tỉnh Sa Đéc, ủy viên Chánh trị trưởng, Quân khu ủy viên Khu 8, ủy viên Ban Tuyên huấn Xứ ủy, Phó trưởng Ban Đảng vụ (Ban Tổ chức) Xứ ủy Nam Bộ, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương cục Miền Nam, Phó Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng. Từ tháng 7.1954, đồng chí được phân công ở lại Miền Nam, tham gia Xứ ủy Nam Bộ.

Năm 1959, ông ra miền Bắc làm Ủy viên Ban Thống nhất Trung ương. Năm 1963, ông trở về chiến trường Miền Nam phụ trách Ban Binh vận Trung ương cục Miền Nam, sau đó về làm Ủy viên Thường vụ Khu Sài Gòn - Gia Định. Năm 1964, ông là Bí thư Phân khu Bình Tân. Đây là chiến trường hết sức ác liệt nhưng ông cùng cán bộ chiến sĩ kiên cường bám trụ, gây dựng cơ sở cách mạng trong nội thành, xây dựng lực lượng chính trị và vũ trang cho Phân khu. Đến đợt Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), ông là Bí thư Phân khu ủy, Chính ủy Phân khu 1 thuộc Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định mở rộng, một khu trọng yếu của chiến trường Miền Nam. Với cương vị phụ trách một mũi tiến công trọng yếu đánh vào Sài Gòn, sào huyệt đầu não của Mỹ - ngụy, ông đã tham gia các đợt tiến công lớn suốt năm 1968 đến đầu năm 1969. Tháng 3.1969, trên đường đi công tác, ông đã anh dũng hy sinh tại Bàu Dưng, ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, ông đã được Đảng, Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh (2001) và nhiều phần thưởng cao quí khác.

56. CHỊ SỨ (1938 - 1962)

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tên thật là Phan Thị Ràng. Quê thôn Phi Lương, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Năm 1954, sau khi Hiệp định Giơne được ký kết, phong trào cách mạng miền Nam bị đế quốc Mỹ và tay sai dìm trong biển máu. Những người miền Nam yêu nước trong đó có chị Sứ không khoanh tay cam chịu, Bà len lỏi đi xây dựng cơ sở cách mạng trong sự bảo bọc và che chở của nhân dân.

Năm 1959, bà về Rạch Giá học nghề cô đỡ rồi được phân công về công tác tại Hòn Đất với bí danh Tư Phùng. Năm 1960, bà được bầu làm trưởng ban đấu tranh chính trị huyện. Năm 1961, Ban Thanh tra huyện Hòn Đất được thành lập, bà là trưởng ban và trực tiếp phụ trách khu vực Hòn Me, Hòn Sóc - một vùng có đông đồng bào người Khơmer.

Năm 1961 bà được kết nạp vào Đảng. Sau Đồng Khởi, huyện Hòn Đất được giải phóng và trở thành một trong những căn cứ của tỉnh Rạch Giá lúc bấy giờ.

Trước sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng, địch tìm mọi cách để đối phó với phong trào, chúng chuẩn bị lực lượng gồm 4.000 quân với chiến dịch mang tên “Sóng tình thương”. Đêm ngày 8 -1 - 1962, chúng bí mật tiến vào bao vây Hòn Đất. Đêm đó, sau khi nhận nhiệm vụ chuẩn bị cho lễ kỷ niệm ngày học sinh sinh viên (9/1/), trên đường từ căn cứ trở về, bà đã rơi vào tay giặc. Chúng tra tấn bà vô cùng dã man. Trưa ngày 9/1/1962, chúng đưa bà về Hòn Đất tiếp tục tra tấn dã man nhằm làm lung lay ý chí của người dân. Không khuất phục được bà, chúng tra tấn đến chết rồi treo xác bà trên nhánh xoài.

Sự hy sinh anh dũng của bà đã dấy lên một phong trào đấu tranh mạnh mẽ trong quân và dân Hòn Đất. Từ đó, cái tên chị Sứ - tượng trưng cho sự trong trắng và tinh khiết đã trở thành một biểu tượng anh dũng tuyệt vời của quê hương Hòn Đất.



57. TRẦN ĐÌNH SAN (1907 - 1974)

Liệt sĩ, bí danh: Trân, Đinh, Cửu. Quê quán: xã Khánh Tân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Năm 1929, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Tháng 5 năm 1930, ông được kết nạp Đảng. Một tháng sau đó, ông trở thành Bí thư đầu tiên của Liên chi Tổng ủy Nam Kim và là Bí thư chi bộ Dương Liễu (gồm 2 làng Dương Liễu và Trung Cần).

Từ năm 1931 đến năm 1934, ông bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Kim Nham (huyện Anh Sơn). Đến tháng 1 năm 1935, được thả tự do, ông vào hoạt động tại Quảng Bình và lại bị địch bắt. Sau 5 tháng ở nhà lao Đồng Hới, khi ra tù ông về hoạt động cách mạng tại huyện Nam Đàn và Phủ Quỳ (Nghệ An). Ông là người đã khôi phục lại chi bộ Đảng và làm Bí thư chi bộ Dương Liễu.

Tổng cộng trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, ông có 3 lần bị địch bắt. Lần thứ ba là vào tháng 7 năm 1941. Theo bản án 135, ông bị kết án tù chung thân. Sau khi ở nhà lao Vinh khoảng 2 tháng, ông cùng 60 bạn tù khác bị chuyển đến nhà lao Buôn Ma Thuột. Năm 1945, sau ngày Nhật đảo chính Pháp, trước sự đấu tranh mạnh mẽ, khéo léo của anh em tù chính trị và nhân dân địa phương, Nhật và tay sai phải trả tự do cho tất cả tù chính trị.

Sau đó, ông tiếp tục hoạt động cách mạng và làm Trưởng ban Việt Minh lâm thời tỉnh Phú Yên (từ ngày 23 tháng 5 đến ngày 23 tháng 9 năm 1945). Sau khi Phú Yên giành được chính quyền, ông tham gia tự vệ thị xã Tuy Hòa rồi làm Biện lý ở Toà án đệ nhị cấp tỉnh Phú Yên. Đến tháng 2 năm 1946, ông trở thành Chủ tịch ủy ban tỉnh Phú Yên. Tháng 6 năm 1946, ông được cử làm Bí thư thị xã Tuy Hòa kiêm Chủ tịch ủy ban kháng chiến thị xã và Phó chủ nhiệm Việt Minh tỉnh Phú Yên.

Từ tháng 1 năm 1947 đến tháng 9 năm 1949, ông là Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên, Chủ tịch Mặt trận tỉnh, ủy viên Liên Việt khu V. Tháng 9 năm 1949 đến tháng 1 năm 1953, ông là Bí thư Đảng đoàn Liên Việt Liên khu V. Tháng 01 năm 1953 đến tháng 8 năm 1954, ông là Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Phú Yên.

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc làm Trưởng phòng Cung ứng của Tổng cục Đường sắt. Năm 1958 đến 1961, ông là Thường vụ Đảng ủy Bộ Nông nghiệp, Hiệu trưởng Trường Cơ khí Bộ Nông nghiệp. Từ tháng 10 năm 1961 đến tháng 9 năm 1964, ông là Phó ban Kiểm tra Đảng ủy của Tổng cục Đường sắt.

Với những đóng góp to lớn của mình, ông được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất (1961) và truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh (2001).

Ông mất năm 1976 tại Hà Nội.

58. NGÔ QUANG THẮM (không rõ năm sinh - 1954)

Liệt sĩ cách mạng. Tên còn gọi là Ba Thắm. Quê ở huyện Cần Đước (nay là tỉnh Long An).

Năm 1940, ông tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, bị địch bắt đày ra Côn Đảo và được các đồng chí Phạm Hùng và Nguyễn Văn Trí (nguyên Chính ủy Quân khu 7) kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 ông làm Huyện ủy viên, Trưởng Ban Trinh sát Công an huyện Nhà Bè. Ông là nỗi kinh hòang của kẻ thù, là người anh và là đồng chí chân tình của các chiến sĩ công an huyện Nhà Bè trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Ông hy sinh năm 1954.

59. ĐẶNG THÙY TRÂM (1942 - 1970)

Bác sĩ, liệt sĩ, Anh hùng LLVT Nhân dân , Quê quán: Hà Nội.

Xuất thân trong một gia đình trí thức. Bố là bác sĩ ngoại khoa, mẹ là dược sĩ, giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội.

Năm 1966, bà tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội, xung phong vào công tác tại chiến trường B. Sau 3 tháng hành quân từ miền Bắc vào Quảng Ngãi, được phân công phụ trách bệnh xá huyện Đức Phổ - một bệnh viện dân y nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh. Trong điều kiện khó khăn, ác liệt của chiến tranh, bà đã mang hết sức lực, chuyên môn phục vụ bệnh nhân và cứu sống nhiều người.

Ngày 27/9/1968, bà được kết nạp Đảng. Trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng bị địch phục kích, bà đã anh dũng hy sinh khi chưa đầy 28 tuổi đời, 2 tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề. Bà là nữ bác sĩ có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2007.

60. ĐÀM QUANG TRUNG (1921 - 1995)

Thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông tên thật là Đàm Ngọc Lưu, dân tộc Tày, quê xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng.

Ông tham gia cách mạng năm 1937 và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939. Năm 1944, ông gia nhập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân. Tháng 8/1945, ông là Đại đội trưởng Giải phóng quân, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Thái Nguyên.

Trong kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, ông là chỉ huy trưởng Mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng, Phó tư lệnh kiêm trung đoàn trưởng chủ lực Liên khu 5, Đại đoàn phó đại đoàn 312…

Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là Tư lệnh Quân khu Việt Bắc (1961 - 1966), Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư Quân khu ủy Quân khu 4 (1967 - 1975), Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 1 (1976 - 1980), Tư lệnh Quân khu 1 (1981 - 1986). Ông là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Dân tộc từ 1987 đến 1992. Ông được phong quân hàm Thượng tướng năm 1984.

Trong quá trình hoạt động cách mạng Ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng (truy tặng năm 2007), Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng nhì), Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân, huy chương khác.

Ông mất năm 1995, tại Hà Nội.



61. NGUYỄN TRÁC (1904 - 1986)

Nhà hoạt động cách mạng. Phó Bí thư Xứ ủy Trung Kì. Quê quán: xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Năm 1927, ông thoát ly gia đình vào Sài Gòn - Gia Định làm công nhân cho hãng buôn Charner. Năm 1928, ông tham gia tổ chức Công hội ở hãng Charner. Năm 1930, ông được kết nạp vào Đảng tại chi bộ hãng Charner - một chi bộ Đảng trực thuộc Thành ủy Sài Gòn - Gia Định. Ông được phân công làm thư kí Chi hội Công hội. Năm 1931. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, ông tham gia đấu tranh ra yêu sách đòi cải thiện đời sống, giảm giờ làm chon anh em công nhân. Vì vậy, ông bị bắt giam vào bót Catina. Tại đây, dù bị bọn mật thám tra tấn rất dã man nhưng ông vẫn nhất mực không khai báo. Tháng 5 năm 1933, ông bị kết án 10 năm tù và bị đày đi Côn Đảo. Năm 1936, sau khi ra tù, trở về đất liền, ông được cử làm Ủy viên Xứ ủy Trung Kì và được phân công làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam. Cuối năm 1937, đồng chí được bầu làm Phó Bí thư Xứ ủy Trung Kì.

Ngày 15/11/1938, ông bị địch bắt và bị kết án 1 năm tù. Sau đó chúng nâng lên thành 5 năm tù giam vì tội tổ chức lại Đảng, âm mưu lật đổ chính quyền. Địch giải ông qua các nhà lao Hội An, Quy Nhơn, Buôn Mê Thuột.

Tháng 7/1945, ra tù, ông về lại Quảng Nam và tiếp tục hoạt động cách mạng. Ông được bầu làm Bí thư Thành ủy, Ủy viên thường trực Thành bộ Việt Minh Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa thành phố Đà Nẵng.

Từ năm 1946 đến năm 1954, ông là Chánh án Tòa án quân sự khu vực Thuận Hóa, Giám đốc Sở Tư pháp Liên khu IV, Công tố ủy viên của Tòa án nhân dân Liên khu 4. Năm 1958, ông là Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Từ năm 1960 đến năm 1966, ông là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Pháp chế Trung ương. Năm 1979, ông nghỉ hưu.

Với những đóng góp to lớn, ông được Đảng và Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng (29/3/2013), Huân chương Hồ Chí Minh (3/2004) và nhiều phần thưởng cao quí khác.

Ông mất năm 1986.

62. NGUYỄN HỮU TIẾN (1901 - 1941)

Liệt sĩ, tên gọi khác: Trương Xuân Trinh, Thầy giáo Hòai, Hai Bắc Kỳ. Quê quán: xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Năm 1927, ông tham gia tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Năm 1931, ông bị bắt và bị đưa ra nhà tù Côn Đảo.

Năm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục, trở về đất liền, hoạt động cách mạng tại Nam Bộ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng.

Chính trong thời gian này, ông được Xứ ủy Nam Kì trao nhiệm vụ vẽ cờ hiệu để sử dụng trong cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng năm cánh thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết của của các tầng lớp nhân dân (sĩ, nông, công, thương, binh).

Tháng 8 năm 1945, ông bị thực dân Pháp bắt giam và bị xử bắn vào ngày 28 tháng 8 năm 1941.

63. THÍCH HÀNH TUỆ (1935 - 1973)

Tăng sĩ yêu nước. Ông tên thật là Nguyễn Thới, quê ở Quảng Nam.

Ông rất nhiệt thành tham gia phong trào chống chính quyền Ngô Đình Diệm, chống lại bọn phản động đội lốt Phật Giáo Việt Nam Quốc Tự ở Sài Gòn năm 1963. Năm 1966, ông bị địch bắt. Mặc dù không đưa ông ra toà xét xử, ngụy quyền đã giam ông vào nhà lao Chí Hòa và sau đó lưu đày ông ra Côn Đảo, nhốt vào chuồng Cọp. Trong nhà lao (Chí Hòa cũng như Côn Đảo), Thích Hành Tuệ không chịu chào cờ “ba que”, không hô khẩu hiệu “chống Cộng”. Ngụy quyền đã tra tấn ông rất dã man nhưng vẫn không khuất phục được ông. Tháng 7-1970, khi phái đoàn Quốc hội Hoa kỳ ra thị sát tình hình nhà tù Côn Đảo, ông đã lớn tiếng tố cáo tội ác của chính quyền Mỹ - Ngụy.

Ngày 08/01/1973, duới chế độ nhà tù hà khắc của Mỹ - Ngụy, Đại đức Thích Hành Tuệ đã mất ở Chuồng Cọp (Côn Đảo).

64. NGUYỄN VĂN VÂN (1920 - 1972)

Nhà cách mạng. Bí danh Bảy An. Quê Nam Đàn, Nghệ An.

Ông tham gia cách mạng, làm liên lạc từ năm 14 tuổi. Từ năm 1936 đến năm 1939, ông vào Sài Gòn hoạt động trong giới công nhân ở các hãng bia và thuốc lá. Năm 1940, ông bị địch bắt đày ra Côn Đảo. Trong kháng chiến chống Pháp, ông lần lượt giữ các chức vụ: Bí thư Quận ủy Cần Giuộc, Phó Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn và năm 1960 là Khu ủy viên Khu ủy Sài Gòn - Gia Định đặc trách công tác Tuyên huấn và đào tạo cán bộ cho Khu ủy Sài Gòn - Gia Định.

Ông hy sinh tại Căn cứ Trung ương Cục miền Nam năm 1972.

III. NHÀ NGHIÊN CỨU, NHÀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC KỸ THUẬT (27 tên)


Каталог: Uploads -> Articles03
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles03 -> BỘ TÀi chính nưỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Articles03 -> Phụ lục số I nội dung đề án đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo mou vào năm 2014
Articles03 -> Các doanh nghiệp trong nước; hộ gia đình, cá nhân, trang trại (sau đây gọi chung là nông dân); hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương