NÂng cao năng lực ra đỀ kiểm tra đỊnh k


Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng



tải về 9.86 Mb.
trang8/42
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích9.86 Mb.
#34109
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   42

1. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:

Hoa bàng màu trắng xanh, nhỏ li ti, trông như ……………………. lấp ló sau chùm lá.

2. Lá Non thầm mong ước điều gì?

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

A. Hoá thành bông hoa bàng. B. Hoá thành một bông hoa đỏ rực.

C. Hoá thành một chiếc lá đỏ. D. Hoá thành một chiếc lá vàng.

3. Theo em, sắc đỏ của mỗi chiếc lá bàng mùa đông được tạo bởi những gì?

Viết câu trả lời của em:

……………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

4. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai.

Khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai”.

Thông tin

Trả lời

Cây Bàng thu hết những chùm nắng chói chang của mùa hè.

Đúng / Sai

Mùa thu, Cây Bàng chịu đựng cái lạnh thấu xương trong mưa phùn.

Đúng / Sai

Mùa đông, khi cây cối trơ cành, rụng lá thì tán bàng bừng lên sắc đỏ.

Đúng / Sai

Cuối cùng, Lá Non đã tự thực hiện được mong ước của mình.

Đúng / Sai

5. Theo em, Lá Non đã nhận được những gì từ cây mẹ?

Viết câu trả lời của em:

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

6. Đóng vai chiếc lá, viết vào dòng trống những điều chiếc lá nói với Cây Bàng khi đạt được điều mong ước. (Viết 2 – 3 câu)

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

7. Dấu phẩy trong câu: “Cây cối trơ cành, rụng lá. có tác dụng gì?

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

A. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu.

B. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu.

C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

D. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

8. Em hiểu từ chắt chiu trong câu “Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất.như thế nào?

Viết câu trả lời của em:

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

9. Tìm 2 từ có thể thay thế từ hối hả trong câu: “Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành.”

Viết câu trả lời của em:

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

10. Viết lại câu sau cho hay hơn (bằng cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm hoặc sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá,...):

Mùa đông, lá cây bàng rất đỏ.”

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..



Ma trận câu hỏi đề kiểm tra:

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

2




2







1




1

6

Câu số

1–2




3–4







5




6




2

Kiến thức tiếng Việt

Số câu

1




1







1







3

Câu số

7




8







9




10




Tổng số câu

3




3







2




2

10

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết (2 điểm) (20 phút)

Ruộng cà chua đẹp từ lúc trồng cho đến khi thu hái. Mới ngày nào cây còn bé xíu, thế rồi cây vươn ngọn, tỏa hết sức mình. Cả cánh đồng chỉ còn lại những tầng lá như thảm đen, thêu màu xanh, nối màu xanh của tre làng với bờ đê cỏ may song sóng. Rồi từ cái chăn hoa gấm xanh ấy bỗng hiện ra những chùm hoa vàng xinh xắn. Nắng đến gửi thêm đẹp trên hoa khiến màu hoa vàng càng xốp như những giọt nắng kết tinh.



Theo Ngô Văn Phú

2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)

Viết bài văn kể về một kì nghỉ của em (ví dụ: nghỉ hè, nghỉ Tết,…).

MÔN TOÁN

I. Mục đích, yêu cầu

Tài liệu tập huấn hỗ trợ và hướng dẫn giáo viên tiểu học cách thức thiết kế đề kiểm tra định kì môn Toán theo thông tư số 22/2016/TT–BGDĐT. Sau khi tập huấn, mỗi giáo viên đều hiểu biết rõ ràng, đầy đủ và thực hành biên soạn được các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ phát triển năng lực học sinh và đề kiểm tra định kì dựa trên Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán.



II. Nội dung thiết kế đề kiểm tra định kì

1. Hình thức đề kiểm tra

a) Từng bước đổi mới hình thức ra đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của từng học sinh theo tiếp cận năng lực và đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng miền. Đề kiểm tra môn Toán kết hợp hình thức kiểm tra tự luận với trắc nghiệm khách quan.

b) Thông thường hình thức trắc nghiệm khách quan có các dạng câu hỏi sau:

– Nhiều lựa chọn;

– Có/Không; Đúng/Sai phức hợp;

– Đối chiếu cặp đôi;

– Điền khuyết – yêu cầu các HS viết tiếp vào ô trống; chỗ chấm cho thích hợp; viết ra ý kiến, nhận định của mình hoặc giải thích logic;

– Câu hỏi ngắn;

– Câu hỏi bằng hình vẽ;

– Điền đáp án.



2. Xây dựng câu hỏi/bài tập kiểm tra theo 4 mức độ

a) Căn cứ vào các mức độ câu hỏi/bài tập của Thông tư 22 để mô tả cụ thể hoá mỗi mức độ trong 4 mức độ đối với câu hỏi/bài tập môn Toán ở tiểu học, phù hợp với Chuẩn kiến thức,


kĩ năng và nội dung cốt lõi của từng thời điểm đánh giá.

b) Xây dựng câu hỏi/bài tập

– Xác định mục tiêu (nội dung và yêu cầu cần đạt). Từ đó xác định mức độ (bằng cách đối chiếu với 4 mức độ) và dự kiến câu hỏi/bài tập.

– Xây dựng các đáp án.

– Dự kiến các bước học sinh sẽ tiến hành làm bài để xác thực mức độ, nội dung của câu hỏi/bài tập phù hợp với mục tiêu.

– Trong trường hợp nhận thấy mức độ câu hỏi/bài tập chưa phù hợp với mục tiêu, có thể tăng hoặc giảm độ khó câu hỏi bằng cách tăng hay giảm thông tin trong câu hỏi.

c) Ví dụ minh hoạ

i) Xác định mục tiêu và ra câu hỏi.

– Nội dung và yêu cầu cần đạt: Nhận biết và viết được tên hình tam giác, hình tròn,
hình vuông;

– Mức độ dự kiến: Mức 1;

– Câu hỏi:

Hình

?

AutoShape 706 Oval 704

Hình ............ Hình ............ Hình ............

ii) Đưa ra đáp án.

AutoShape 707 Oval 709

Hình tam giác Hình tròn Hình vuông

iii) Dự kiến các bước làm bài của học sinh và xác thực mức độ, nội dung câu hỏi

– Dự kiến các bước làm bài của học sinh:

+ Quan sát các hình;

+ Nhận biết các hình bằng cách nhớ, hồi tưởng lại kiến thức đã học;

+ Gọi và viết tên đúng từng hình.

– Xác thực mức độ, nội dung câu hỏi:

+ Câu hỏi nhằm kiểm tra học sinh có nhận biết được và gọi tên đúng các hình đã học trong sách giáo khoa lớp 1, trang 7, 8, 9. Dạng câu hỏi này có mức độ tương ứng với Mức 1.

+ Nội dung câu hỏi tường minh, dễ hiểu, gần gũi, quen thuộc với học sinh.

iv) Ví dụ câu hỏi/bài tập 4 mức độ (môn Toán lớp 1)

– Mức độ 1: (Biết)

Đưa ra một bảng gồm nhiều hình tam giác khác nhau (vị trí, kích thước) và một số hình vuông, hình tròn. Yêu cầu học sinh đánh dấu hoặc tô màu các hình tam giác có trong bảng.

– Mức độ 2: (Hiểu)

Nối các điểm hoặc xếp các que để được hình tam giác.

Group 1 Mức độ 3: (Vận dụng trực tiếp)

Đếm số hình tam giác có trong hình vẽ bên.

– Mức độ 4: (Vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực tiễn)

Tìm những đồ vật ở lớp học hoặc ở nhà có hình dạng là hình tam giác.

3. Xây dựng đề kiểm tra

a) Quy trình xây dựng đề

Quy trình ở đây được hiểu là các bước cụ thể (có tính ước lệ và chỉ là gợi ý tham khảo) để thiết kế một đề kiểm tra môn Toán ở Tiểu học:

Bước 1: Xác định mục đích đánh giá (đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm chất nào của học sinh? Vào thời điểm nào? Đối tượng học sinh nào?...).

Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá (dựa vào mục đích đánh giá, Chuẩn kiến thức, kĩ năng, nội dung trọng tâm cốt lõi... để xác định các chủ đề nội dung cần đánh giá).

Bước 3: Xây dựng các câu hỏi/bài tập (số lượng các câu hỏi, dạng câu hỏi, mức độ dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của Bước 2).

Bước 4: Dự kiến các phương án, đáp án các câu hỏi/bài tập ở Bước 3 và thời gian làm bài.

Bước 5: Dự kiến điểm số cho các câu hỏi/bài tập (căn cứ vào số lượng câu hỏi/bài tập, các mức và mục đích đánh giá, đồng thời phải dự kiến, hình dung được các tình huống học sinh sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước tính điểm số).

Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra (Rà soát lại các câu hỏi/bài tập, mức độ, điểm số, dựa vào các yêu cầu ở Bước 1, Bước 2. Nếu có điều kiện – đã xây dựng được ngân hàng câu hỏi/bài tập hoặc xác định được các mục đích đánh giá định kì ngay từ đầu năm học thì có thể thử nghiệm kiểm tra các câu hỏi/bài tập tương tự trong suốt quá trình dạy học).

b) Cách xác định nội dung kiểm tra

Dựa vào quy trình ở mục a, dưới đây chúng tôi trình bày một số nội dung chính:

– Nội dung kiểm tra được xác định rõ ràng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán đến giữa học kì, trong học kì I hoặc cả năm học. Trong đó, cần xác định kiến thức, kĩ năng trọng tâm, tối thiểu cần kiểm tra.

– Các câu hỏi, bài tập trong đề kiểm tra là câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận. Cần tăng cường loại câu hỏi mở, câu hỏi có kết thúc mở, bài tập phát huy năng lực tính toán, năng lực tư duy và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

c) Ví dụ gợi ý cách phân phối tỉ lệ số câu, số điểm và các mức:

Có thể nói số câu hỏi, bài tập; mức độ của các câu hỏi, bài tập và số điểm phân bố cho các câu hỏi, bài tập trong một đề kiểm tra phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không có một công thức hoặc nguyên tắc chung nào quy định về những điều trên trong một đề kiểm tra. Chính vì vậy, những ví dụ gợi ý sau đây hoàn toàn không bắt buộc, chỉ là tham khảo:

– Tỉ lệ số câu, số điểm theo các mức và hình thức câu hỏi trong đề kiểm tra cần đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng, phù hợp với đối tượng học sinh. Chẳng hạn: số câu hỏi trắc nghiệm khách quan: khoảng 80%; số câu hỏi tự luận: khoảng 20%.

– Tuỳ theo từng trường có thể đưa ra tỉ lệ ở các mức khác nhau phù hợp với yêu cầu đánh giá của từng địa phương, chẳng hạn: Mức 1: khoảng 20%; Mức 2: khoảng 30%; Mức 3: khoảng 30%; Mức 4: khoảng 20%.

d) Thời lượng làm bài kiểm tra khoảng 30 – 40 phút (theo thời gian của 1 tiết học theo từng lớp).

e) Ma trận đề kiểm tra

Để thuận tiện trong việc xác định các nội dung, đặc biệt là các nội dung trọng tâm, cũng như số lượng các câu hỏi/bài tập, các mức, có thể dùng một công cụ quen gọi là ma trận đề kiểm tra (bao gồm ma trận nội dung, ma trận câu hỏi/bài tập). Ma trận đề kiểm tra có thể coi là một kĩ thuật để xây dựng các đề kiểm tra có tính mô hình hoá. Tuy nhiên, đây không phải là một kĩ thuật bắt buộc phải sử dụng khi xây dựng đề kiểm tra.

– Ma trận nội dung: mỗi ô nêu nội dung kiến thức, kĩ năng, yêu cầu cần đánh giá; số lượng câu hỏi; số điểm dành cho các câu hỏi theo các mức độ.

– Ma trận câu hỏi: mỗi ô nêu số thứ tự của câu hỏi trong đề; hình thức kiểm tra; số điểm dành cho các câu hỏi theo các mức độ.

(Có thể xem ví dụ về ma trận đề kiểm tra ở mục 4 phần e)

4.1. Ví dụ minh hoạ cách xây dựng đề kiểm tra định kì

4.1. Đề kiểm tra môn Toán cuối học kì I lớp 1

a) Nội dung môn Toán học kì I (khoảng 70 tiết) gồm:

– Các số đến 10, phép cộng, trừ trong phạm vi 10.

– Hình vuông, hình tròn, hình tam giác; viết phép tính thích hợp với hình vẽ.

b) Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán học kì I:

– Biết đếm, đọc, viết, so sánh các số đến 10; nhận biết được số lượng của một nhóm đối tượng (không quá 10 phần tử); biết sử dụng hình vẽ, vật thật (que tính, hòn sỏi, hạt ngô...) để thao tác minh hoạ phép cộng trong phạm vi 10; thuộc bảng cộng trong phạm vi 10 và biết cộng nhẩm trong phạm vi 10; bước đầu nhận biết được vai trò của số 0 trong phép cộng; thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10; viết phép tính thích hợp với hình vẽ.

– Nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác.

c) Xác định kiến thức, kĩ năng trọng tâm, tối thiểu cần kiểm tra:

– Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10; cộng, trừ trong phạm vi 10;

– Nhận dạng các hình đã học; viết phép tính thích hợp với hình vẽ.

d) Thời lượng làm bài kiểm tra khoảng 35 phút.

e) Phân phối tỉ lệ số câu, số điểm và các mức:



Xây dựng 10 câu hỏi trong đề kiểm tra gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan (khoảng 80% – tương ứng 8 câu) và câu hỏi tự luận (khoảng 20% – tương ứng 2 câu). Phân phối mỗi câu hỏi 1 điểm;

– Căn cứ vào thời lượng, nội dung chương trình, phân phối tỉ lệ theo mạch kiến thức: Số học: khoảng 90% (9 câu); Hình học: khoảng 10% (1 câu); Giải toán có lời văn được tích hợp vào mạch số học chủ yếu ở mức 3 và mức 4;

– Tỉ lệ các mức: Mức 1: khoảng 20% (2 câu); Mức 2: khoảng 30% (3 câu); Mức 3: khoảng 30% (3 câu); Mức 4: khoảng 20% (3 câu).

g) Ma trận đề kiểm tra:



– Ma trận nội dung kiểm tra môn Toán cuối học kì I lớp 1:

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

Số học: Biết đếm, đọc, viết, so sánh các số đến 10; nhận biết được số lượng của một nhóm đối tượng (không quá 10 phần tử); biết sử dụng hình vẽ, vật thật (que tính, hòn sỏi, hạt ngô...) để thao tác minh hoạ phép cộng trong phạm vi 10; thuộc bảng cộng trong phạm vi 10 và biết cộng nhẩm trong phạm vi 10; bước đầu nhận biết được vai trò của số 0 trong phép cộng; thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10; viết phép tính thích hợp với hình vẽ.

Số câu


01

03

03

02

09

Số điểm

01

03

03

02

09

Yếu tố hình học: Nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác.

Số câu

01










01

Số điểm

01










01

Tổng

Số câu

02

03

03

02

10

Số điểm

02

03

03

02

10

– Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Toán cuối học kì I lớp 1:

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Số học

Số câu

01




03




03







02

09

Câu số

1




2, 3, 4




6, 7, 9







8, 10




2

Yếu tố
hình học

Số câu

01






















01

Câu số

5

























Tổng số câu

02




03




03







02

10

Tổng số

02

03

03

02

10

Каталог: Admin -> TrinhSoanThao -> editor -> filemanager -> connectors -> aspx -> UploadFiles -> file
Admin -> BỘ TÀi chính số: 58/2016/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Admin -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
Admin -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Admin -> BỘ y tế Số: /tt-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Admin -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở CÔng thưƠNG
Admin -> CỤC ĐIỀu tiếT ĐIỆn lựC
file -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng phụ lục số 6 BẢn mô TẢ CÔng việc của vị trí việc làM (vtvl)
file -> KẾ hoạch triển khai phần mềm hỗ trợ LẬp báo cáo tự ĐÁnh giá chất lưỢng giáo dục eqe
file -> Ubnd tỉnh sơn la sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 9.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương