NÂng cao năng lực ra đỀ kiểm tra đỊnh k


Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Toán cuối năm học lớp 5



tải về 9.86 Mb.
trang4/42
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích9.86 Mb.
#34109
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42

Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Toán cuối năm học lớp 5

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Cộng

1

Số học

Số câu

01

01

01

01

4

Câu số

1

2

3

8b




2

Đại lượng
và đo đại lượng

Số câu

01




01




2

Câu số

5




7







3

Yếu tố hình học

Số câu

01

01







2

Câu số

4

6










4

Giải toán có lời văn

Số câu







01







Câu số







8a




1

Tổng số câu

3

2

3

1

9

Trên đây là ví dụ để giáo viên dần nâng cao năng lực ra đề để có thể có được đề kiểm tra tốt nhất phù hợp với học sinh của lớp mình. Tỉ lệ về nội dung (theo các mạch kiến thức) trong đề kiểm tra ở từng học kì hay cuối năm học phải phù hợp với nội dung chương trình môn học trong học kì hay cả năm học (hoặc giữa kì I, giữa kì II đối với khối 4 – 5). Tỉ lệ số câu mức 1, mức 2, mức 3, mức 4 có thể linh hoạt theo yêu cầu kiểm tra đánh giá và phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp.

Ví dụ minh hoạ về đề kiểm tra định kì:

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC LỚP 5

MÔN TOÁN (Thời gian làm bài: 40 phút)

1.(1 điểm) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Số liền sau của số 99099 là:

A. 99098 B. 99010

C. 99100 D. 100000



2. (1 điểm) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Phân số viết dưới dạng số thập phân là:

A. 1,5 B. 2,0 C. 0,02 D. 0,2



3. (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

Giá trị của biểu thức 90 – 22,5 : 1,5  8 là: .....................................



4. (1 điểm) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Thể tích của hình lập phương có cạnh là 0,5m là:

A. 0,25m3 B. 0,125m2 C. 0,125m3 D. 1,5m3

5. (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

1km = .............m.



6. (1 điểm) Tính chu vi của mặt đồng hồ hình tròn có đường kính 0,3dm.

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

7. (2 điểm) Một người đi xe máy từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 42 phút. Quãng đường từ A đến B dài 60km. Tính vận tốc trung bình của xe máy đó với đơn vị đo là km/giờ.

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

8. (2 điểm) Nhân dịp đầu năm học mới 2016  2017, một cửa hàng giầy dép đã giảm giá đi 40% so với giá đầu năm mới 2016. Mẹ mua cho Minh và bố của Minh tại cửa hàng đó mỗi người một đôi giầy hết tất cả là 672 000 đồng.

a) Tính tổng giá tiền ban đầu của hai đôi giầy đó.



.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

b) Dịp cuối tháng 10 này so với đầu năm mới 2016 của hàng giảm giá 50% đôi giày của Minh và 30% đôi giày của bố Minh. Biết rằng hồi đầu năm mới 2016 giá tiền đôi giày của Minh bằng giá tiền đôi giày của bố Minh.

Nếu mẹ Minh mua hai đôi giày cho Minh và bố Minh vào thời điểm hiện nay thì có tiết kiệm được tiền hơn hay không? Giải thích tại sao?



.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Phần II


MÔN TIẾNG VIỆT

I. Mục đích, yêu cầu

Tài liệu tập huấn hỗ trợ và hướng dẫn giáo viên tiểu học cách thức thiết kế đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt theo Thông tư số 22/2016/TT–BGDĐT. Sau khi tập huấn, mỗi giáo viên đều hiểu biết rõ ràng, đầy đủ và thực hành biên soạn được các câu hỏi/bài tập 4 mức độ và đề kiểm tra định kì dựa trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt; từng bước đổi mới hình thức ra đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của từng học sinh theo tiếp cận năng lực và đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng miền.



II. Hướng dẫn chung

– Kiểm tra định kì môn Tiếng Việt được tiến hành với 2 bài kiểm tra: Đọc, Viết, bao gồm:

+ Bài kiểm tra đọc (10 điểm).

+ Bài kiểm tra viết (10 điểm).



(ở mỗi lớp, sẽ có hướng dẫn riêng)

Điểm kiểm tra định kì môn Tiếng Việt (điểm chung) là trung bình cộng điểm của 2 bài kiểm tra Đọc, Viết quy về thành điểm 10 (chia số điểm thực tế cho 2) và được làm tròn 0,5 thành 1.


Ví dụ: điểm thực tế của 2 bài kiểm tra Đọc, Viết là 19, quy về thang điểm 10 là 9,5 (làm tròn số thành 10).

III. Xây dựng câu hỏi/bài tập kiểm tra theo 4 mức độ

1. Gợi ý quy trình xây dựng câu hỏi/bài tập theo 4 mức độ

Bước 1: Xác định mục tiêu cần kiểm tra (nội dung và yêu cầu cần đạt). Từ đó xác định mức độ (bằng cách đối chiếu với 4 mức độ) và dự kiến câu hỏi/bài tập.

Bước 2: Xây dựng hướng dẫn chấm câu hỏi/bài tập.

Bước 3: Điều chỉnh câu hỏi/bài tập nếu cần thiết (có thể chuyển thành câu hỏi/bài tập mức độ dễ hơn, bằng cách: giảm bớt thao tác, giảm độ nhiễu, giảm yêu cầu,…; hoặc chuyển thành câu hỏi/bài tập ở mức độ khó hơn, bằng cách: tăng thao tác, tăng độ nhiễu, tăng yêu cầu, …).

Bước 4: Thử nghiệm trên lớp học để đánh giá tính khả thi của câu hỏi/bài tập (nếu có điều kiện).

2. Ví dụ minh họa câu hỏi/bài tập kiểm tra theo 4 mức độ

Môn Tiếng Việt ở tiểu học có mục tiêu hàng đầu là hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) cho học sinh. Việc xây dựng câu hỏi/bài tập theo 4 mức độ phù hợp để áp dụng cho nội dung kiểm tra kiến thức, kĩ năng về từ và câu và kiểm tra đọc hiểu. Các nội dung kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng, viết chính tả, viết đoạn/bài cần có chỉ dẫn riêng.



2. 1. Kiểm tra kiến thức tiếng Việt

Mức 1 (Biết): Nhận biết được hoặc nêu được định nghĩa đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào đó.

Ví dụ:

(1) Thế nào là từ đồng nghĩa?

(2) Tìm 3 từ đồng nghĩa trong mỗi dòng sau:

a) nước nhà, non sông, tổ quốc, hành tinh

b) hoàn cầu, năm châu, giang sơn, thế giới

c) kiến thiết, xây dựng, kiến nghị, dựng xây

Mức 2 (Hiểu): Lấy ví dụ cho một đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào đó hoặc giải thích được vì sao một trường hợp cụ thể nào đó thuộc một đơn vị, kiểu loại, quan hệ nào đó.

Ví dụ:

(1) Nêu ví dụ về từ đồng nghĩa.

(2) Vì sao ca trong câu a và ca trong câu b là hai nghĩa khác nhau của một từ ca? Vì sao ca trong câu a và ca trong câu c là hai từ đồng âm?

a) Cho tôi mượn cái ca một tí.

b) Sa uống hết cả ca nước.

c) Lan ca rất hay.

Mức 3 (Vận dụng trực tiếp): Lựa chọn, sử dụng đúng một đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào.

Ví dụ:

Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào 4 chỗ trống trong các câu sau:

(hiền hòa, hiền lành, hiền từ, nhân ái)

a) Bạn Nhung lớp em rất …....................

b) Dòng sông chảy …................... giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

c) Ba luôn nhìn em bằng cặp mắt ….....................

d) Cụ già ấy là một người ..................…

Mức 4 (Vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực tiễn): Lựa chọn để


sử dụng một đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào đó một cách nghệ thuật.

Ví dụ:


Thay từ in đậm bằng một từ láy đồng nghĩa để câu văn gợi tả hơn:

Gió thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh trong mây.

2.2. Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu

Mức 1 (Biết): Câu hỏi yêu cầu học sinh dựa vào từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong bài để trả lời.

Ví dụ:

(1) Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?

(Bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim” – Tiếng Việt 2)



(2) Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật.

(Bài “Hội vật” – Tiếng Việt 3)

Mức 2 (Hiểu): Câu hỏi yêu cầu học sinh phải dựa vào ngữ cảnh, suy luận để cắt nghĩa.

Ví dụ:


(1) Vì sao cô giáo khen Mai?

(Chiếc bút mực – Tiếng Việt 2)



(2) Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?

(Bài “Mồ Côi xử kiện” – Tiếng Việt 3)



Mức 3 (Vận dụng trực tiếp): Câu hỏi yêu cầu học sinh đánh giá giá trị nội dung của văn bản; lí giải hoặc giải quyết các tình huống/vấn đề tương tự như tình huống/vấn đề trong văn bản.

Ví dụ:


(1) Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?

(Bài “Những hạt thóc giống” – Tiếng Việt 4)



(2) Nếu vẽ một bức tranh minh họa bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào?

(Bài “Tuổi Ngựa” – Tiếng Việt 4)

Mức 4 (Vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực tiễn): Câu hỏi yêu cầu học sinh đánh giá giá trị nghệ thuật của văn bản; vận dụng những ý nghĩa, bài học rút ra từ văn bản để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.

Ví dụ:


(1) Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước?

(Bài “Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng” – Tiếng Việt 5)



(2) Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho Trái Đất?

(Bài “Bài ca về Trái Đất” – Tiếng Việt 5)



Каталог: Admin -> TrinhSoanThao -> editor -> filemanager -> connectors -> aspx -> UploadFiles -> file
Admin -> BỘ TÀi chính số: 58/2016/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Admin -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
Admin -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Admin -> BỘ y tế Số: /tt-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Admin -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở CÔng thưƠNG
Admin -> CỤC ĐIỀu tiếT ĐIỆn lựC
file -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng phụ lục số 6 BẢn mô TẢ CÔng việc của vị trí việc làM (vtvl)
file -> KẾ hoạch triển khai phần mềm hỗ trợ LẬp báo cáo tự ĐÁnh giá chất lưỢng giáo dục eqe
file -> Ubnd tỉnh sơn la sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 9.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương