NÂng cao năng lực ra đỀ kiểm tra đỊnh k


IV. Quy trình xây dựng đề kiểm tra



tải về 9.86 Mb.
trang5/42
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích9.86 Mb.
#34109
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42

IV. Quy trình xây dựng đề kiểm tra

Quy trình ở đây được hiểu là các bước cụ thể (có tính ước lệ và chỉ là gợi ý tham khảo)để thiết kế một đề kiểm tra môn Tiếng Việt ở tiểu học:



Bước 1: Xác định mục đích đánh giá (đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm chất nào của học sinh? Vào thời điểm nào? Đối tượng học sinh nào?...).

Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá, ma trận đề kiểm tra (dựa vào mục đích đánh giá, Chuẩn kiến thức, kĩ năng, nội dung trọng tâm cốt lõi…để xác định các chủ đề nội dung cần đánh giá).

Bước 3: Xây dựng các câu hỏi/bài tập (số lượng các câu hỏi, dạng câu hỏi, mức độ dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của bước 2).

Bước 4: Dự kiến các phương án trả lời (đáp án) các câu hỏi/bài tập ở bước 3 và thời gian làm bài.

Bước 5: Dự kiến điểm số cho các câu hỏi/bài tập (căn cứ vào số lượng câu hỏi/bài tập, các mức và mục đích đánh giá, đồng thời phải dự kiến hình dung được các tình huống học sinh sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước tính điểm số).

Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra (Rà soát lại các câu hỏi/bài tập, mức độ, điểm số, dựa vào các yêu cầu ở bước 1, bước 2. Nếu có điều kiện – đã xây dựng được ngân hàng câu hỏi/bài tập hoặc xác định được các mục đích đánh giá định kì ngay từ đầu năm học thì có thể thử nghiệm kiểm tra các câu hỏi/bài tập tương tự trong suốt quá trình dạy học).

V. Hướng dẫn kiểm tra định kì theo từng lớp

LỚP 1

A. HƯỚNG DẪN CHUNG



I. Bài kiểm tra đọc (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (kiểm tra từng cá nhân): (7 điểm)

* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra kĩ năng nghe nói (học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc) ở học kì II lớp 1.

* Nội dung kiểm tra:

+ Học sinh đọc một đoạn văn không có trong sách giáo khoa (do Giáo viên lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng).

+ Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.

* Thời gian kiểm tra: Giáo viên kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các tiết Ôn tập ở cuối học kì.

* Cách đánh giá, cho điểm:

– Thao tác đọc đúng: tư thế, cách đặt sách vở, cách đưa mắt đọc

– Phát âm rõ các âm vần khó, cần phân biệt: 1 điểm

– Đọc trơn, đúng tiếng, từ, cụm từ, câu (không đọc sai quá 10 tiếng): 1 điểm

– Âm lượng đọc vừa đủ nghe: 1 điểm

– Tốc độ đọc đạt yêu cầu (tối thiểu 30 tiếng/1 phút): 1 điểm

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ: 1 điểm

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm



2. Kiểm tra đọc hiểu (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 3 điểm

* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kĩ năng đọc hiểu của học sinh theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

* Nội dung kiểm tra:

+ Hiểu nghĩa từ, ngữ trong bài đọc.

+ Hiểu nội dung thông báo của câu.

+ Hiểu nội dung đoạn, bài đọc có độ dài từ 80 – 100 chữ.



* Cách đánh giá, cho điểm:

– Điểm tối đa cho mỗi câu trắc nghiệm (lựa chọn, trả lời ngắn, điền, nối…): 0,5 điểm.



– Điểm tối đa cho mỗi câu trả lời câu hỏi mở (chủ yếu là câu hỏi ở mức 3 hoặc mức 4): 1 điểm.

* Thời gian làm bài kiểm tra: khoảng 35 – 40 phút.

3. Ma trận nội dung kiểm tra kiến thức và đọc hiểu

* Phân bố nội dung kiểm tra ở từng mức: tùy theo từng trường có thể đưa ra tỉ lệ ở các mức khác nhau phù hợp với yêu cầu đánh giá của từng địa phương, chẳng hạn: Mức 1: khoảng 40%; Mức 2: khoảng 40%; Mức 3: khoảng 20%; Mức 4: 0% (Đối với học sinh lớp 1, tỉ lệ câu hỏi ở mức 4 có thể có nhưng không quá 10%)

* Ví dụ minh họa ma trận nội dung kiểm tra kiến thức và đọc hiểu cuối học kì 2 lớp 1:

Mạch kiến thức,
kĩ năng


Số câu,
số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

Kiến thức


Số câu

2

2

1

0

05

Số điểm

1

1

1

0

03

Đọc hiểu văn bản


Số câu

2

2

1




05

Số điểm

1

1

1

0

03

Tổng

Số câu

4

4

2

0

10

Số điểm

2

2

2

0

06

Ma trận câu hỏi đề kiểm tra đọc hiểu môn Tiếng Việt

cuối học kì II lớp 1

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL



Đọc hiểu văn bản

Số câu

2




2







1







4

* Một số chỉ dẫn biên soạn đề kiểm tra theo ma trận

– Bài đọc hiểu gồm một văn bản là câu chuyện, bài văn, bài thơ… Tổng độ dài của các văn bản khoảng 80 – 100 chữ, thời gian đọc thầm khoảng 2 – 3 phút (theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 1 – học kì II).

– Dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng trong đề kiểm tra gồm: câu hỏi 4 phương án trả lời để học sinh chọn 1 phương án trả lời, câu hỏi yêu cầu điền ngắn (một âm, tiếng, từ, dấu câu vào chỗ trống, câu hỏi yêu cầu nối cặp đôi tạo thành câu…)

– Câu hỏi tự luận trong đề bài này là loại câu hỏi yêu cầu học sinh tự hình thành câu trả lời bao gồm một hoặc một vài câu dùng để: nêu ý kiến cá nhân về một chi tiết trong bài đọc, nêu ý kiến giải thích ngắn về một chi tiết trong bài đọc, …

– Thời gian tính trung bình để học sinh làm một câu hỏi trắc nghiệm khách quan: 1 – 2 phút; làm một câu hỏi tự luận: từ 2– 4 phút.

2. Bài kiểm tra viết chính tả kết hợp với kiểm tra kiến thức (10 điểm)

2.1. Kiểm tra viết chính tả (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 7 điểm

* Mục tiêu: kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh ở học kì II.

* Nội dung kiểm tra: Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp viết (Chính tả nghe – viết đối với học sinh học sách Công nghệ giáo dục; nhìn – chép đối với học sinh học sách hiện hành) một đoạn văn (hoặc thơ) phù hợp (khoảng 30 chữ):

– Viết đúng kiểu chữ cái kiểu chữ thường, cỡ to và vừa.

– Viết đúng các từ ngữ.

– Viết đúng chính tả bài viết có độ dài khoảng 30 chữ.

Viết tốc độ tối thiểu 30 chữ / 15 phút

* Hướng dẫn chấm điểm chi tiết: Tổng 7 điểm, trong đó:

– Tốc độ đạt yêu cầu: 2 điểm

– Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: 2 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 2 điểm

– Trình bày đúng quy định; viết sạch, đẹp: 1 điểm

2.2. Kiểm tra về kiến thức: 3 điểm

– Biết quy tắc viết chính tả các tiếng có âm đầu c/k; g/gh; ng/ngh...

– Nhận biết đúng dấu câu trong bài chính tả.

– Nhận biết các thêm các từ ngữ sử dụng quen thuộc trong môi trường của các em: từ gia đinh đến nhà trường.



–......

II. ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Con chuồn chuồn nước

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.

Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vụt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ.

Theo Nguyễn Thế Hội

1. Con chuồn chuồn tung cánh bay như thế nào? (M1)

a. rung rung b. vụt lên c. phân vân d. lướt nhanh



2. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ Đúng hoặc Sai. (M1)

Thông tin

Trả lời

Bốn cánh của chú mỏng như giấy bóng.

Đúng/Sai

Hai mắt chú long lanh như nắng mùa thu.

Đúng/Sai

Thân chú nhỏ xíu ngả dài trên mặt hồ.

Đúng/Sai

Chú đậu trên cành lộc vừng.

Đúng/Sai

3. Đoạn văn tả con chuồn chuồn đang ở đâu? (M2)

a. Trong vườn b. Trên hồ nước c. Trên mặt ao d. Trên cánh đồng



4. Khoanh vào đáp án đúng: (M2)

Đoạn văn trên cho em biết về:

a. Vẻ đẹp con chuồn chuồn b. Vẻ đẹp mùa thu

c. Vẻ đẹp hồ nước d. Vẻ đẹp cây lộc vừng



5. Em viết một câu nói về con chuồn chuồn mà em biết. (M3)

.................................................................................................................................................



* Kiểm tra Nghe – Nói (1 điểm)

Giáo viên: Hỏi một trong 2 câu sau:

1. Em đã bao giờ nhìn thấy chuồn chuồn chưa?

2. Em kể tên những loại chuồn chuồn em biết.

Học sinh: Trả lời theo ý hiểu của mình.

B. KIỂM TRA VIẾT


  1. Viết chính tả (6 điểm)

Hoa kết trái

(trích)


Hoa cà tim tím

Hoa mướp vàng vàng

Hoa lựu chói chang

Đỏ như đốm lửa.

Hoa vừng nho nhỏ

Hoa đỗ xinh xinh

Hoa mận trắng tinh

Rung rinh trong gió.



Thu Hà

2. Bài tập (3 điểm):

1. Điền vào chỗ trống (M1)

1a. (l hay n)







Hoa ...ựu

Quả ...a

1b. (ch hay tr):





...ắng tinh.

...ả cá.


Каталог: Admin -> TrinhSoanThao -> editor -> filemanager -> connectors -> aspx -> UploadFiles -> file
Admin -> BỘ TÀi chính số: 58/2016/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Admin -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
Admin -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Admin -> BỘ y tế Số: /tt-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Admin -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở CÔng thưƠNG
Admin -> CỤC ĐIỀu tiếT ĐIỆn lựC
file -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng phụ lục số 6 BẢn mô TẢ CÔng việc của vị trí việc làM (vtvl)
file -> KẾ hoạch triển khai phần mềm hỗ trợ LẬp báo cáo tự ĐÁnh giá chất lưỢng giáo dục eqe
file -> Ubnd tỉnh sơn la sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 9.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương