NÂng cao năng lực ra đỀ kiểm tra đỊnh k



tải về 9.86 Mb.
trang7/42
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích9.86 Mb.
#34109
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   42

* Một số chỉ dẫn biên soạn đề kiểm tra theo ma trận

– Bài đọc hiểu gồm 1 – 2 văn bản là câu chuyện, bài văn, bài thơ, văn bản khoa học thường thức, tổng độ dài của các văn bản khoảng 200 chữ, thời gian đọc thầm khoảng 2 – 3 phút (theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 3 – học kì I).

– Dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng trong đề kiểm tra gồm: câu hỏi 4 phương án trả lời để học sinh chọn 1 phương án trả lời, câu hỏi yêu cầu điền ngắn (một từ hoặc cụm từ, dấu câu vào chỗ trống), câu hỏi nối cặp đôi, câu hỏi Đúng – Sai phức hợp,...

– Câu hỏi tự luận trong đề bài này là loại câu hỏi yêu cầu học sinh tự hình thành câu trả lời bao gồm một hoặc một số ít câu dùng để: nêu ý kiến cá nhân về một chi tiết trong bài đọc, nêu ý kiến giải thích ngắn về một chi tiết trong bài đọc, trình bày cách phân loại hoặc sắp xếp ý trong bài đọc theo yêu cầu, viết câu có các hiện tượng từ vựng, ngữ pháp đã học …

– Thời gian tính trung bình để học sinh làm một câu hỏi trắc nghiệm khách quan: 1 phút.

– Thời gian tính trung bình để học sinh làm một câu hỏi tự luận dao động từ 2 – 4 phút.



2. Bài kiểm tra viết (10 điểm)

2.1. Kiểm tra viết chính tả (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 4 điểm

* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh

* Nội dung kiểm tra: Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp viết (Chính tả nghe – viết) một đoạn văn (hoặc thơ) phù hợp với chủ điểm đã học (khoảng 60 – 70 chữ).

* Thời gian kiểm tra: khoảng 15 phút

Hướng dẫn chấm điểm chi tiết:

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm



2.2. Kiểm tra viết đoạn, bài (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 6 điểm

* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kĩ năng viết đoạn văn/văn bản của học sinh.

* Nội dung kiểm tra:

Học sinh viết theo yêu cầu của đề bài thuộc nội dung chương trình đã học ở từng học kì.

Đề kiểm tra viết đoạn, bài đánh giá tổng hợp được những nội dung học tập sau: kĩ năng viết chữ; kĩ năng viết chính tả; kĩ năng dùng từ; kĩ năng đặt câu; kĩ năng viết đoạn kể, tả đơn giản có độ dài khoảng 6 – 8 câu.

Hướng dẫn chấm điểm chi tiết (xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm tùy theo đề bài cụ thể):

+ Nội dung (ý): 3 điểm

Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

+ Kĩ năng: 3 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm



ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ I LỚP 3

(Đề minh họa)

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)

(Thời gian: 35 phút)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

S­ư Tử và Kiến

Sư­ Tử chỉ kết bạn với các loài vật nào to khoẻ như­ mình và cho rằng những con vật bé nhỏ chẳng có ích gì cho nó. Một lần, Kiến Càng đến xin kết bạn với Sư­ Tử, liền bị Sư­ Tử xua đuổi.



Một hôm, Sư­ Tử cảm thấy đau nhức trong tai, không thể ra khỏi hang đi kiếm ăn đư­ợc. Bạn bè của Sư­ Tử đến thăm, Sư­ Tử nhờ các bạn chữa chạy giúp. Nhưng Voi, Hổ, Gấu,...đều kiếm cớ từ chối rồi ra về, mặc cho Sư­ Tử đau đớn.

Nghe tin Sư­ Tử đau tai, Kiến không để bụng chuyện cũ, vào tận hang thăm Sư­ Tử. Kiến bò vào tai Sư­ Tử và lôi ra một con rệp.

Sư­ Tử khỏi đau, hối hận vì đã đối xử không tốt với Kiến. Sư­ Tử vội vàng xin lỗi Kiến và từ đó coi Kiến là bạn thân nhất trên đời.

Theo Truyện cổ dân tộc Lào


(1) Sư­ tử chỉ kết bạn với loài vật nào?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Những loài vật có ích. B. Loài vật nhỏ bé. C. Loài vật to khoẻ.



(2) Khi Sư­ Tử bị đau tai, bạn bè đã đối xử với S­ư Tử như­ thế nào?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Đến thăm hỏi và tìm cách chữa chạy cho Sư­ Tử.

B. Đến thăm nh­ưng không giúp gì, mặc Sư­ Tử đau đớn.

C. Không đến thăm hỏi lần nào, từ chối giúp đỡ.



(3) Viết 1 – 2 câu nhận xét về những người bạn to khỏe của Sư Tử.

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

(4) Vì sao Sư­ Tử coi Kiến Càng là người bạn thân nhất trên đời?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Vì Sư Tử thấy Kiến Càng là loài vật nhỏ bé.

B. Vì Kiến Càng tốt bụng, đã cứu giúp Sư Tử.

C. Vì Sư Tử ân hận trót đối xử không tốt với Kiến Càng.



(5) Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của Kiến Càng?

Hãy viết 1 – 2 câu nêu suy nghĩ của em.

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

(6) Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................



(7) Câu nào d­ưới đây đ­ược viết theo mẫu Ai làm gì?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Bạn bè của S­ư Tử rất đông.

B. Bạn bè của Sư­ Tử đến thăm rất đông.

C. Voi, Hổ, Gấu là bạn của Sư­ Tử.



(8) Trong câu “Sư­ Tử khỏi đau, hối hận vì đã đối xử không tốt với Kiến.”, có thể thay từ hối hận bằng từ nào?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Hối hả B. Ân cần C. Ân hận



(9) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây.

Với tấm lòng vị tha Kiến đã giúp Sư Tử khỏi đau đớn.

Ma trận câu hỏi đề kiểm tra

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu
văn bản

Số câu

2




2







1




1

6

Câu số

1 – 2




3 – 4







5




6




2

Kiến thức tiếng Việt

Số câu

1




1







1







3

Câu số

7




8







9










Tổng số câu

3




3







2




1

9

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết (4 điểm) (15 phút)

Mũi Cà Mau quả là một kho vàng thiên nhiên của nước ta. Vào vụ thu hoạch, bí ngô, dư­a chuột, mía, sắn, khoai, dứa... chỉ biết chất đống ngoài rẫy chứ không kho nào chứa cho hết. Thuyền bè tấp nập đến ăn hàng, mái chèo va nhau côm cốp trên mặt kênh. Khi bắt đầu vào mùa khô, mọi người rủ nhau đi lấy trứng chim.

(Theo Phạm Hữu Tùng)

2. Tập làm văn (6 điểm) (25 phút)

Viết đoạn văn (5 – 7 câu) kể những đặc điểm riêng (về thời tiết, khí hậu, cảnh vật,...) của một miền (Bắc, Trung hoặc Nam).



LỚP 4, 5

3.1. Bài kiểm tra đọc (10 điểm)

3.1.1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (kiểm tra từng cá nhân): 3 điểm

* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra kĩ năng nghe nói (học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc).

* Nội dung kiểm tra:

+ học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, 5hoặc một đoạn văn không có trong sách giáo khoa (do Giáo viên lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng)

+ học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.

* Thời gian kiểm tra: Giáo viên kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các tiết Ôn tập ở giữa học kì và cuối học kì.

* Cách đánh giá, cho điểm:

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm



3.1.2. Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra từ và câu (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 7 điểm

* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kĩ năng đọc hiểu; kiến thức tiếng Việt của học sinh.

* Phân bố điểm cho các nội dung khảo sát: có thể phân bố điểm như sau:

– Đọc hiểu văn bản: 4/7 điểm

– Kiến thức tiếng Việt: 3/7 điểm

Điểm tối đa cho mỗi câu trắc nghiệm (lựa chọn, trả lời ngắn, điền, nối…): 0,5 điểm.

Điểm tối đa cho mỗi câu trả lời câu hỏi mở (chủ yếu là câu hỏi ở mức 3 và mức 4), loại câu hỏi Đúng – Sai phức hợp: 1 điểm. (Nêu rõ đáp án chấm điểm: 0 – 0,5 – 1)

* Phân bố nội dung kiểm tra ở từng mức:tùy theo từng trường có thể đưa ra tỉ lệ ở các mức khác nhau phù hợp với yêu cầu đánh giá của từng địa phương, chẳng hạn: Mức 1: khoảng 20%; Mức 2: khoảng 20%; Mức 3: khoảng 30%; Mức 4: khoảng 30%.

* Thời gian làm bài kiểm tra: khoảng 35 – 40 phút

* Ví dụ ma trận nội dung kiểm tra đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt:

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

Kiến thức tiếng Việt:

– Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ, từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học.

– Sử dụng được dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang

– Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá; biết dùng biện pháp so sánh và nhân hoá để viết được câu văn hay.

...


Số câu

1

1

1

1

04

Số điểm

0,5

0,5

1

1

03

Đọc hiểu văn bản:

– Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.

– Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài.

– Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.



– Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế.

Số câu

2

2

1

1

06

Số điểm

1

1

1

1

04

Tổng

Số câu

3

3

2

2

10

Số điểm

1,5

1,5

2

2

7

Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Tiếng Việt

giữa học kì II lớp 5


TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu
văn bản

Số câu

2




2







1




1

6

Câu số




























2

Kiến thức
tiếng Việt

Số câu

1




1







1




1

4

Câu số




























Tổng số câu

3




3







2




2

10

* Một số chỉ dẫn biên soạn đề kiểm tra theo ma trận

– Bài đọc hiểu gồm 1 – 2 văn bản là câu chuyện, bài văn, bài thơ, văn bản khoa học thường thức, tổng độ dài của các văn bản khoảng 250 – 300 chữ, thời gian đọc thầm khoảng


2 – 3 phút (theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 5 – học kì II).

– Dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng trong đề kiểm tra gồm: câu hỏi 4 phương án trả lời để học sinh chọn 1 phương án trả lời, câu hỏi yêu cầu điền ngắn (một từ hoặc cụm từ, dấu câu vào chỗ trống), câu hỏi nối cặp đôi, câu hỏi Đúng – Sai phức hợp,...

– Câu hỏi tự luận trong đề bài này là loại câu hỏi yêu cầu học sinh tự hình thành câu trả lời bao gồm một hoặc một số ít câu dùng để: nêu ý kiến cá nhân về một chi tiết trong bài đọc, nêu ý kiến giải thích ngắn về một chi tiết trong bài đọc, trình bày cách phân loại hoặc sắp xếp ý trong bài đọc theo yêu cầu, viết câu có các hiện tượng từ vựng, ngữ pháp đã học …

– Thời gian tính trung bình để học sinh làm một câu hỏi trắc nghiệm khách quan: 1 phút.

– Thời gian tính trung bình để học sinh làm một câu hỏi tự luận dao động từ 2 – 4 phút.

3.2. Bài kiểm tra viết (10 điểm)

3.2.1. Kiểm tra viết chính tả (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 2 điểm

* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh.

* Nội dung kiểm tra: Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp viết (Chính tả nghe – viết) một đoạn văn (hoặc thơ) phù hợp với chủ điểm đã học (khoảng 80 – 100 chữ).

* Thời gian kiểm tra: khoảng 15 – 20 phút

* Hướng dẫn chấm điểm chi tiết:

– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

3.2.2. Kiểm tra viết đoạn, bài (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 8 điểm

* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kĩ năng viết đoạn văn/văn bản của học sinh.

* Nội dung kiểm tra: Học sinh viết theo yêu cầu của đề bài thuộc nội dung chương trình đã học ở giữa học kì hoặc cuối học kì.

Đề khảo sát viết yêu cầu học sinh tạo lập một văn bản thuộc những kiểu loại văn bản theo yêu cầu của chương trình Tiếng Việt giữa học kì hoặc cuối học kì lớp 5. Qua việc viết một bài văn, có thể đánh giá được kiến thức về kiểu loại văn bản, khả năng tạo lập văn bản (khả năng lập ý, sắp xếp ý ; khả năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu ; khả năng thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, thái độ trước những sự vật, sự việc, hiện tượng,… trong cuộc sống).

Hướng dẫn chấm điểm chi tiết (xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm tùy theo đề bài cụ thể):

TT

Điểm thành phần

Mức điểm

1,5

1

0,5

0

1

Mở bài (1 điểm)













2a

Thân bài

(4 điểm)


Nội dung

(1,5 điểm)















2b

Kĩ năng

(1,5 điểm)















2c

Cảm xúc

(1 điểm)














3

Kết bài (1 điểm)













4

Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)













5

Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)













6

Sáng tạo (1 điểm)













ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II LỚP 5

(Đề minh họa)

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

(Thời gian: 35 phút)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Điều kì diệu của mùa đông

Cây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:

– Con có thể thành hoa không hả mẹ?

– Ồ không ! – Cây Bàng đu đưa tán lá – Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho người.

– Nhưng con thích màu đỏ rực cơ !

– Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.

Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ... Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa... giúp cây thấu hiểu hết.

Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình. Có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành... Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu...

Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ…

Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương... Nhưng kìa ! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên Cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ !

– Mẹ ơi !... – Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.

(Theo Quỳnh Trâm)


Каталог: Admin -> TrinhSoanThao -> editor -> filemanager -> connectors -> aspx -> UploadFiles -> file
Admin -> BỘ TÀi chính số: 58/2016/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Admin -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
Admin -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Admin -> BỘ y tế Số: /tt-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Admin -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở CÔng thưƠNG
Admin -> CỤC ĐIỀu tiếT ĐIỆn lựC
file -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng phụ lục số 6 BẢn mô TẢ CÔng việc của vị trí việc làM (vtvl)
file -> KẾ hoạch triển khai phần mềm hỗ trợ LẬp báo cáo tự ĐÁnh giá chất lưỢng giáo dục eqe
file -> Ubnd tỉnh sơn la sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 9.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương