NÂng cao năng lực ra đỀ kiểm tra đỊnh k



tải về 9.86 Mb.
trang1/42
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích9.86 Mb.
#34109
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU TẬP HUẤN


NÂNG CAO NĂNG LỰC
RA ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
THEO THÔNG TƯ SỐ 22/2016/TT-BGDĐT

H

à Nội, tháng 12 năm 2016



MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC 3

Phần I 4


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ THIẾT KẾ BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ THEO THÔNG TƯ 22 4

Phần II 17

MÔN TIẾNG VIỆT 17

MÔN TOÁN 37

MÔN KHOA HỌC 51

MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 77

MÔN TIẾNG ANH 85

MÔN TIN HỌC 108

LỚP 3 – KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 108

LỚP 3 – KIỂM TRA CUỐI NĂM 120

LỚP 4 – KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 131

LỚP 4 – KIỂM TRA CUỐI NĂM 146

LỚP 5 – KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 157

LỚP 5 – KIỂM TRA CUỐI NĂM 169

MÔN TIẾNG DÂN TỘC 180


Phần I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ


THIẾT KẾ BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ THEO THÔNG TƯ 22


I. Yêu cầu thiết kế bài kiểm tra định kì theo Thông tư 22

Thông tư 22 là sự tiếp nối, hiện thực hoá tinh thần nhân văn và đổi mới của Thông tư 30.

Đánh giá định kì kết quả học tập là đánh giá kết quả của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

Đánh giá định kì bằng bài kiểm tra, thực hiện với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc.



Thông tư 22 bổ sung quy định ra đề kiểm tra định kì kết quả học tập các môn học trên đây căn cứ vào yêu cầu môn học dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng theo bốn mức độ nhận thức thay vì ba mức độ như Thông tư 30. Cụ thể:

Sự khác biệt giữa Thông tư 22 và Thông tư 30

Thông tư 30

Thông tư 22

Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức độ nhận thức của học sinh:

a) Mức 1: Học sinh nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập.

b) Mức 2: Học sinh kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề đã học.

c) Mức 3: Học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.



Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:

– Mức 1: Nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học.

– Mức 2: Hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân.

– Mức 3: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.

– Mức 4: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lí trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.


II. Cách thức thiết kế ma trận và đề kiểm tra

1. Quy trình thiết kế ma trận đề kiểm tra

1.1. Cấu trúc ma trận đề

+ Lập bảng ma trận hai chiều: một chiều là nội dung, chủ đề hay mạch kiến thức chính cần đánh giá; một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các mức độ nhận thức (Nhận biết; Thông hiểu, Vận dụng và Vận dụng nâng cao).

+ Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.

+ Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.



1.2. Mô tả về đánh giá các mức độ nhận thức

1.2.1. Đánh giá mức độ 1

Mức độ 1 (nhận biết) được định nghĩa là sự nhớ, thuộc lòng, nhận biết được và có thể tái hiện các dữ liệu, các sự việc đã biết hoặc đã học được trước đây. Điều đó có nghĩa là một học sinh có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các khái niệm lí thuyết, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là mức độ hành vi thấp nhất đạt được trong lĩnh vực nhận thức.

Các động từ
hữu ích


Mẫu câu hỏi

Những hoạt động
và sản phẩm


Kể, liệt kê,
mô tả, liên hệ, xác định, viết, tìm, khẳng định, nêu tên

Điều gì xảy ra sau khi...?

Bao nhiêu...?

Ai là người...?

Cái gì...?

Bạn có thể đặt tên...?

Mô tả những gì xảy ra...?

Nói với ai...?

Tìm nghĩa của...?

Câu nào đúng hay sai...?



Liệt kê các sự kiện chính.

Lập biểu thời gian các sự kiện.

Lập biểu đồ các sự kiện.

Lập danh sách bất kì thông tin nào bạn nhớ được. 

Liệt kê tất cả ... trong câu chuyện.

Lập biểu đồ thể hiện...

Lập các chữ cái đầu.

Trích dẫn một bài thơ.



1.2.2. Đánh giá mức độ 2

Mức độ 2 (thông hiểu) được định nghĩa là khả năng nắm bắt được ý nghĩa của tài liệu. Học sinh hiểu được các khái niệm cơ bản, có khả năng giải thích, diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình và có nêu câu hỏi và trả lời được các câu hỏi tương tự hoặc gần với các ví dụ đã được học trên lớp. Điều đó có thể được thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các ngôn từ sang số liệu…), bằng cách giải thích được tài liệu (giải nghĩa hoặc tóm tắt), mô tả theo ngôn từ của cá nhân. Hành vi ở mức độ này cao hơn so với mức độ nhận biết.



Các động từ hữu ích

Mẫu câu hỏi

Những hoạt động
và sản phẩm


Giải thích, diễn giải, phác thảo, thảo luận, phân biệt, dự đoán khẳng định lại, so sánh, mô tả

Em có thể viết bằng chính ngôn từ của mình...?

Bạn có thể viết một đề cương ngắn...?

Bạn nghĩ điều gì có thể xảy ra tiếp theo...?

Ý tưởng chính là gì..?

Nhân vật chính là ai...?

Em có thể phân biệt giữa...?

Sự khác biệt giữa...?

Em có thể đưa ra một ví dụ làm rõ ý...?

Em có thể so sánh...?



Cắt hoặc vẽ tranh để thể hiện một sự kiện nào đó.

Làm sáng tỏ những gì em cho là ý chính.

Làm một mẫu hoạt hình thể hiện chuỗi các sự kiện.

Viết và biểu diễn một vở kịch dựa trên câu chuyện.

Kể lại câu chuyện bằng chính ngôn từ của em.

Vẽ một bức tranh thể hiện một khía cạnh nào đó mà em ưa thích.

Viết một báo cáo tóm tắt về một sự kiện.

Chuẩn bị một biểu đồ thể hiện chuỗi các sự kiện.



1.2.3. Đánh giá mức độ 3

Mức độ 3 là biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc tương tự trong học tập, cuộc sống. Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng, xử lí các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự hoặc gần giống như tình huống đã gặp trên lớp. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm đã học vào xử lí các vấn đề trong học tập, trong đời sống thường ngày. Hành vi ở mức độ này cao hơn so với mức độ nhận biết và thông hiểu.



Các động từ hữu ích

Mẫu câu hỏi

Những hoạt động
và sản phẩm


Giải quyết,
thể hiện,
sử dụng,
làm rõ,
xây dựng, hoàn thiện, xem xét,
làm sáng tỏ

Em có biết một trường hợp khác mà ở đó...?

Em có thể nhóm theo đặc điểm, chẳng hạn như...?

Em sẽ thay đổi những nhân tố nào nếu...?

Em có thể áp dụng những phương pháp, kĩ thuật nào để xử lí...?

Em sẽ hỏi những câu hỏi nào về...?
Từ thông tin được cung cấp, em có thể xây dựng một biểu đồ về...?

Thông tin này liệu có ích không nếu ...?

Em có thể hoàn thiện bức vẽ…



Xây dựng một mô hình để minh hoạ...

Xây dựng một kịch bản minh hoạ một sự kiện quan trọng.



Lập một thư mục về các tài liệu học tập.
Lập một biểu đồ trên giấy để thể hiện các thông tin quan trọng về một sự kiện.

Tập hợp các bức tranh để minh hoạ một ý cụ thể nào đó.

Thiết kế một trò chơi đố chữ lấy ý tưởng từ lĩnh vực học tập.

Xây dựng một mô hình bằng đất sét thể hiện một đồ vật.

Thiết kế một sản phẩm, sử dụng một phương pháp/kĩ thuật đã biết làm mô hình.



1.2.4. Đánh giá mức độ 4

Mức 4 là vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề mới hoặc sắp xếp cấu trúc lại các bộ phận để hình thành một tổng thể mới. Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc, chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây. Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một chủ đề hoặc bài phát biểu, một kế hoạch hành động, hoặc một sơ đồ mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ để phân lớp thông tin). Hành vi ở mức độ này cao hơn so với các mức độ hiểu biết, hiểu, vận dụng thông thường. Nó nhấn mạnh các yếu tố linh hoạt, sáng tạo, đặc biệt tập trung vào việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới.



Các động từ hữu ích

Mẫu câu hỏi

Những hoạt động
và sản phẩm


Tạo ra,
phát hiện ra,
soạn thảo,
dự báo,
lập kế hoạch, xây dựng,
thiết kế,
tưởng tượng,
đề xuất,
định hình

Em có thể thiết kế một… để…?
Em có thể rút ra bài học về...?

Bạn có giải pháp nào cho...?

Nếu em được tiếp cận tất cả các nguồn lực… em sẽ xử lí như thế nào...?

Em có thể thiết kế… theo cách riêng của em để xử lí...?


Điều gì xảy ra nếu...?

Em nghĩ có bao nhiêu cách để...?

Em có thể tạo ra những ứng dụng mới cho...?

Em có thể kể hoặc viết một câu chuyện ý riêng…?


Em có thể xây dựng một đề xuất để...



Thiết kế một chương trình giao lưu cho buổi tiệc sinh nhật...

Thiết kế một góc học tập…

Tạo nên một sản phẩm mới…
Viết ra những cảm xúc của em liên quan đến...
Viết một kịch bản cho vở kịch, múa rối, sắm vai, bài hát hoặc kịch câm về...?

Thiết kế một giấy mời về...?


Xây dựng một kế hoạch trải nghiệm thực tế....

Đưa ra một giải pháp mới để...

Thành lập một câu lạc bộ tuổi teen…

Xây dựng một kế hoạch quyên góp…

Thiết kế các lời giải cho một bài toán kiểu đề mở…



1.3. Xác định các mức độ nhận thức (tư duy) dựa trên các cơ sở sau:

* Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình tiểu học:

 Kiến thức nào trong chuẩn ghi là biết được thì xác định ở mức độ “nhận biết”.

Kiến thức nào trong chuẩn ghi là “hiểu được” và có yêu cầu giải thích, phân biệt, so sánh… dựa trên các kiến thức trong sách giáo khoa thì được xác định ở mức độ “thông hiểu”.

 Kiến thức nào trong chuẩn ghi là “hiểu được” nhưng chỉ yêu cầu nêu, kể lại, nói ra… ở mức độ nhớ, thuộc các kiến thức trong sách giáo khoa thì vẫn xác định ở mức độ “nhận biết”.

 Kiến thức nào trong chuẩn ghi ở phần kĩ năng hoặc yêu cầu rút ra kết luận, bài học… thì xác định là mức độ “vận dụng”.

 Những kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần “biết được” và phần “kĩ năng” làm được… thì có thể được xác định ở mức độ “vận dụng”.



* Những kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần “hiểu được” và phần “kĩ năng” thiết kế, xây dựng… trong những hoàn cảnh mới thì được xác định ở mức độ “vận dụng nâng cao”.

1.4. Các bước cơ bản thiết kế ma trận đề kiểm tra:

Bước 1: Liệt kê các nội dung/chủ đề/mạch kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra;

Bước 2: Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi mức độ nhận thức;

Bước 3: Xác định tỉ lệ %, số điểm, số câu cho mỗi nội dung, chủ đề, mạch kiến thức tương ứng với tỉ lệ %;

Bước 4: Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột và kiểm tra tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;

Bước 5: Rà soát lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.

2. Khung ma trận đề kiểm tra

2.1. Khung ma trận đề kiểm tra theo một hình thức (trắc nghiệm khách quan (TNKQ) hoặc tự luận (TL))

Tên

các nội dung, chủ đề, mạch kiến thức

Các mức độ nhận thức

Tổng

cộng

Mức 1

(nhận biết)



Mức 2

(thông hiểu)



Mức 3

(vận dụng)




Mức 4 (vận dụng nâng cao)

Chủ đề 1

Tên…

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu ... điểm = ...

...%

Chủ đề 2

Tên…

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu ... điểm = ......%

...
















Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm


%

Số câu

Số điểm


%

Số câu

Số điểm


%

Số câu

Số điểm


%

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2.2. Khung ma trận đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức

Tên

các nội dung, chủ đề, mạch kiến thức

Các mức độ nhận thức

Tổng

cộng


Mức 1

(nhận biết)



Mức 2

(thông hiểu)



Mức 3

(vận dụng)



Mức 4 (vận dụng nâng cao)

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Chủ đề 1

Tên...


Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra


Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra


Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra




Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Sốđiểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu ... điểm = ...

...%

Chủ đề 2

Tên...


Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra


Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra


Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra




Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Sốđiểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu... điểm = ...

...%

...




























Tổng số câu

Tổng số điểm



Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm


%

Số câu

Số điểm


%

Số câu

Số điểm


%

Số câu

Số điểm


%

Số câu

Số điểm


%

3. Ví dụ về các khâu thiết kế ma trận đề kiểm tra môn Toán học kì I lớp 2

Bước 1: Liệt kê tên nội dung, chủ đề, mạch kiến thức cần kiểm tra:



Tên

các nội dung, chủ đề, mạch kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

cộng

Mức 1

(nhận biết)



Mức 2

(thông hiểu)



Mức 3

(vận dụng)



Mức 4 (vận dụng nâng cao)

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Số học và phép tính




























2. Đại lượng và đo đại lượng




























3. Yếu tố hình học




























4. Giải bài toán có lời văn




























Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %




























Каталог: Admin -> TrinhSoanThao -> editor -> filemanager -> connectors -> aspx -> UploadFiles -> file
Admin -> BỘ TÀi chính số: 58/2016/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Admin -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
Admin -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Admin -> BỘ y tế Số: /tt-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Admin -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở CÔng thưƠNG
Admin -> CỤC ĐIỀu tiếT ĐIỆn lựC
file -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng phụ lục số 6 BẢn mô TẢ CÔng việc của vị trí việc làM (vtvl)
file -> KẾ hoạch triển khai phần mềm hỗ trợ LẬp báo cáo tự ĐÁnh giá chất lưỢng giáo dục eqe
file -> Ubnd tỉnh sơn la sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 9.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương