NÂng cao năng lực ra đỀ kiểm tra đỊnh k



tải về 9.86 Mb.
trang11/42
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích9.86 Mb.
#34109
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   42

MÔN KHOA HỌC

Khoa học là môn học tích hợp các lĩnh vực vật lí, hoá học, sinh học, sức khỏe hướng đến việc cung cấp cho HS những hiểu biết về môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo; về con người, sức khỏe, bệnh tật và sự an toàn; về sự đa dạng của thế giới tự nhiên. Bên cạnh trang bị cho HS một số kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên, hình thành và phát triển những thái độ như ham hiểu biết khoa học; ý thức vận dụng kiến thức; yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp; thái độ cẩn thận, trung thực;... thì giáo dục khoa học nhằm hình thành và phát triển những kĩ năng, năng lực như:



Biết tiến hành tìm tòi khám phá khoa học sử dụng các kĩ năng tiến trình khoa học như thiết kế phương án, quan sát, đo đạc, sử dụng dụng cụ thí nghiệm, dự đoán, giải thích dữ liệu, suy luận,... Biết cách làm việc hợp tác; Biết cách thu thập, lưu trữ, tổ chức và phân tích xử lí thông tin.

– Biết trình bày, trao đổi những hiểu biết khoa học bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ...

– Vận dụng được kiến thức khoa học vào tình huống trong học tập và cuộc sống, mô tả,
dự đoán, giải thích hiện tượng; phát hiện và giải quyết các vấn đề.

1. Xây dựng câu hỏi theo 4 mức độ

1.1. Các bước

– Xác định mục tiêu (Nội dung và yêu cầu cần đạt, ví dụ nhằm đánh giá Chuẩn nào).

– Xác định mức độ cần đánh giá (ví dụ Mức 1. Nhận biết; Mức 2. Hiểu; Mức 3 Vận dụng ở mức độ đơn giản; hay Mức 4. vận dụng ở mức cao).

– Lựa chọn tình huống, bối cảnh (trường hợp mức độ vận dụng).

– Lựa chọn hình thức câu hỏi. Ví dụ các dạng: Đúng – Sai; Nhiều lựa chọn; Ghép nối; Điền khuyết; Trả lời ngắn; Tự luận;...

– Biên soạn câu hỏi; hướng dẫn đánh giá và đáp án.

– Trong quá trình sử dụng, có thể có những điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp hơn.

1.2. Ví dụ minh hoạ câu hỏi 4 mức độ

Tuỳ theo yêu cầu của Chuẩn mà đặt câu hỏi ở các mức độ thích hợp. Ví dụ cùng về vấn đề “các vật dẫn nhiệt, cách nhiệt” có thể có những câu hỏi ở các mức khác nhau như:



Câu hỏi mức 1

Kể tên 2 chất dẫn nhiệt tốt và 2 chất dẫn nhiệt kém.



Câu hỏi mức 2

Viết chữ Đ vào ô trống trước ý đúng; S vào ô trống trước ý sai:

□ Đồng dẫn nhiệt tốt.

□ Không khí dẫn nhiệt tốt.

□ Nhựa dẫn nhiệt kém.

....


Câu hỏi mức 3

Vì sao vào mùa đông, chạm tay vào ghế sắt lại có cảm giác lạnh hơn chạm tay vào ghế gỗ?



Câu hỏi mức 4

Em muốn mang sang cho bà (nhà ở khá xa nhà em) nước đá lấy từ tủ lạnh nhà em. Lựa chọn một/một số vật cho sau đây và giải thích cách lựa chọn, cách làm của em: cái khăn tay; cái cốc nhựa có nắp đậy; cái khăn bông; túi ni lông; cốc nước mát để mang các viên nước đá.



1.3. Câu hỏi/ bài tập minh hoạ cho các dạng câu hỏi, các mức độ.

Câu hỏi dạng nhiều lựa chọn, mức 1

Khoanh vào trước các vật tự phát sáng:

A. Tấm gương. B. Mặt Trăng C. Mặt Trời D. Tờ giấy trắng

Câu hỏi dạng điền khuyết, mức 1

Sử dụng các từ cản sáng; chiếu sáng điền vào chỗ chấm (...) cho phù hợp:

Phía sau vật....(1)..... (khi được......(2).....) có bóng của vật đó. Bóng của một vật thay đổi khi vị trí của vật ..... (3)..... đối với vật đó thay đổi.

Câu hỏi dạng điền khuyết, mức 1

Điền từ thích hợp vào chỗ............. cho phù hợp.

Trong quá trình hô hấp, thực vật hấp thụ khí ............... và thải ra khí ...............

Câu hỏi dạng điền khuyết, mức 1, 2

Cho trước các từ: bay hơi; đông đặc; ngưng tụ; nóng chảy.

Hãy điền các từ đã cho vào vị trí của các mũi tên cho phù hợp:




…(a)……


…(b)……

Nước ở thể lỏng




…(d)……

Hơi nước Nước ở thể rắn


…(c)…



Nước ở thể lỏng

Câu hỏi dạng điền khuyết, mức 1,2

Lựa chọn các từ trong ngoặc (khí các bô níc, mồ hôi, thức ăn, chất cặn bã, nước tiểu) để điền vào các chỗ chấm (.....) phù hợp trong bảng:



Lấy vào

Tên của cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bên ngoài

Thải ra

–––(1)–––

Tiêu hoá


–––(2)–––

Khí ôxi

Hô hấp

–––(3)–––




Bài tiết


–––(4)–––

–––(5)–––



Câu hỏi dạng điền khuyết, mức 1

Em hãy lựa chọn những cụm từ sau: khí các bô níc, khí ô xi, nước, nước tiểu, các chất hữu cơ có trong thức ăn, các chất thải điền vào chỗ chấm... để hoàn thành sơ đồ sự trao đổi giữa động vật và môi trường:



Hấp thụ Thải ra

Động vật



Câu hỏi dạng điền khuyết, mức 1,2

Lựa chọn các cụm từ: vỏ hạt, chất dinh dưỡng dự trữ, phôi (có cụm từ có thể được dùng hai lần) để điền vào ô phù hợp trong hình vẽ dưới đây:







Các bộ phận bên trong của hạt

Câu hỏi dạng điền khuyết, mức 1, 2

Lựa chọn các từ trong ngoặc (có râu, mạnh mẽ, dịu dàng, kiên nhẫn, tự tin, chăm sóc con, cơ quan sinh dục tạo ra trứng, cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng, đá bóng, nấu ăn, đi làm nương, làm cán bộ xã, mang thai, cho con bú, làm vườn, chăn nuôi, đi họp) để điền vào các cột phù hợp trong bảng dưới đây:



Nữ

Cả nam và nữ

Nam










Câu hỏi dạng điền khuyết, mức 3

Điền các cụm từ: hoa có cả nhị và nhụy, hoa chỉ có nhị (hoa đực), hoa chỉ có nhụy (hoa cái) vào các chỗ chấm....dưới mỗi hình sau đây:









(i) ............................... (ii) .............................. (iii) .............................



Câu hỏi tự luận, mức 3

Em hãy giải thích vì sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?



Câu hỏi dạng Đúng – Sai, mức 3

Ngâm một bình sữa đã lạnh vào cốc nước nóng.

Viết chữ Đ vào  trước ý kiến đúng, chữ S vào  trước ý kiến sai

 Cốc nước sẽ toả nhiệt còn bình sữa thu nhiệt.

 Nếu ngâm lâu, bình sữa sẽ nóng hơn cốc nước.

Câu hỏi tự luận, mức 3

Có một nhóm bạn trong trường em không chơi với bạn cùng lớp vì bạn ấy bị nhiễm HIV từ mẹ. Em có đồng tình với hành động của nhóm bạn này không? Vì sao? Em sẽ làm gì khi biết hành động của nhóm bạn trên.



Câu hỏi dạng sắp xếp thứ tự, mức 3

Sắp xếp các ý từ a đến g theo trình tự phù hợp các bước làm thí nghiệm lọc nước

a. Đổ nước đục vào bình.

b. Rửa sạch cát.

c. Quan sát nước sau khi lọc.

d. Quan sát nước trước khi lọc.

e. So sánh kết quả nước trước và sau khi lọc để rút ra nhận xét.

g. Cho cát và bông vào bình lọc.

Trả lời:.

Câu hỏi dạng trả lời ngắn, mức 3

Ghi ra những việc nên hoặc không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:



Những việc nên làm để

phòng tránh tai nạn đuối nước



Những việc không nên làm để

phòng tránh tai nạn đuối nước



…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………



…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………



Каталог: Admin -> TrinhSoanThao -> editor -> filemanager -> connectors -> aspx -> UploadFiles -> file
Admin -> BỘ TÀi chính số: 58/2016/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Admin -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
Admin -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Admin -> BỘ y tế Số: /tt-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Admin -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở CÔng thưƠNG
Admin -> CỤC ĐIỀu tiếT ĐIỆn lựC
file -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng phụ lục số 6 BẢn mô TẢ CÔng việc của vị trí việc làM (vtvl)
file -> KẾ hoạch triển khai phần mềm hỗ trợ LẬp báo cáo tự ĐÁnh giá chất lưỢng giáo dục eqe
file -> Ubnd tỉnh sơn la sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 9.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương