NÂng cao năng lực ra đỀ kiểm tra đỊnh k


Câu hỏi dạng trả lời ngắn, mức 3



tải về 9.86 Mb.
trang12/42
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích9.86 Mb.
#34109
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   42

Câu hỏi dạng trả lời ngắn, mức 3

Có hai con chuột để trong hai hộp khác nhau: con chuột ở hộp 1 được cung cấp đầy đủ thức ăn, nước và ánh sáng nhưng thiếu không khí; con chuột ở hộp 2 được cung cấp đầy đủ nước, ánh sáng, không khí nhưng thiếu thức ăn. Hai con chuột này có sống bình thường được không? Con chuột nào sẽ chết trước?







Câu hỏi dạng trả lời ngắn, mức 3

Quan sát các vật trong hình dưới đây.



Trong mỗi vật nói trên, hãy viết tên 1 bộ phận/phần của vật cần cho ánh sáng truyền qua. Vì sao?



Vật

Bộ phận/phần của vật cần cho ánh sáng truyền qua

Lí do

1. Bóng đèn điện







2. Đồng hồ treo tường







3. Tủ







4. Xe ô tô







Câu hỏi dạng trả lời ngắn, mức 4 (Câu hỏi này gắn với thực tiễn cuộc sống và đòi hỏi HS vận dụng được kiến thức từ một số chủ đề của khoa học để trả lời)

Ghi vào bảng dưới đây tác dụng của từng loại cửa sổ



(1) (2) (3)



Cửa sổ

Tác dụng

Hình (1)




Hình (2)




Hình (3)




Câu hỏi dạng trả lời ngắn, mức 3, 4

Nêu ví dụ thực tế vận dụng tính chất của nước (mỗi tính chất một ví dụ):

a. Tính chất: nước chảy từ cao xuống thấp:

b. Tính chất: nước có thể thấm qua các vật xốp:



c. Tính chất: nước có thể hoà tan một số chất:

Câu hỏi dạng nhiều lựa chọn, mức 4

Nhà bạn Nam quay về hướng Đông. Buổi chiều hè Nam và các bạn ngồi chơi ở bên ngoài nhà. Để nhờ bóng của nhà che nắng thì các bạn nên chọn ngồi ở vị trí nào?



  1. Phía trước nhà.

  2. Phía sau nhà.

  3. Phía phải của ngôi nhà.

  4. Phía trái của ngôi nhà.

Câu hỏi tự luận, mức 4

Để tìm hiểu xem nhiệt độ ảnh hưởng thế nào đến sự bay hơi nhanh hay chậm, bạn Hải làm thí nghiệm như sau: Đặt 2 cốc nước giống nhau, một cốc trong nhà nơi kín gió và một cốc ngoài trời nắng nơi có gió. Sau một thời gian Hải đem so sánh lượng nước còn lại ở hai cốc để xem nhiệt độ cao (do đặt ngoài trời nắng) có làm cho nước bay hơi nhanh lên hay chậm đi hay không. Hãy chỉ ra xem thí nghiệm này chưa hợp lí ở chỗ nào?







Câu hỏi tự luận, mức 4

Trình bày 2 cách khác nhau để có thể xác định được trong các vật như quyển sách, tấm kính trong, túi nhựa, .., vật nào cho ánh sáng truyền qua hầu như hoàn toàn, vật nào cho ánh sáng truyền qua một phần hoặc không cho ánh sáng truyền qua.









Câu hỏi tự luận, mức 4

Ở một ngôi làng, người dân nhận thấy khi cả làng không nuôi mèo thì năng suất lúa giảm và ngược lại những năm nào làng nuôi nhiều mèo thì năng suất lúa tăng lên. Hãy vẽ sơ đồ bằng chữ và mũi tên để thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa cây lúa, chuột và mèo và giải thích hiện tượng ở ngôi làng trên.









2. Quy trình xây dựng đề kiểm tra định kì

2.1. Xác định mục tiêu kiểm tra

Cần xác định rõ bài kiểm tra dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau một học kì hoặc sau cả năm học.



2.2. Xác định nội dung kiểm tra

Việc xác định các nội dung cần đánh giá để đưa vào đề kiểm tra phải dựa trên những mục tiêu giáo dục đã được cụ thể hoá bằng các chuẩn kiến thức–kĩ năng ghi trong chương trình môn học. Đây là việc làm công phu đòi hỏi người làm phải quán triệt các mục tiêu cụ thể của từng bài, từng chủ đề của chương trình.Việc xác định nội dung kiểm tra có thể được thực hiện theo những bước cụ thể sau đây:

– Liệt kê các lĩnh vực kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra.

– Xác định các mức độ ứng với các kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra:

+ Mức độ: học sinh chỉ cần nhớ và nhận ra được, giải thích, so sánh, minh hoạ, tìm ví dụ v.v... Đây là yêu cầu ở trình độ nhận biết và thông hiểu.

+ Mức độ: học sinh phải vận dụng được vào những tình huống từ đơn giản tới phức tạp; từ quen thuộc tới mới. Đây là yêu cầu nắm kiến thức và kĩ năng ở trình độ “vận dụng” (trong trường hợp tình huống phức tạp, mới thì là vận dụng mức độ cao).



Ví dụ về phân tích Chuẩn thành các mức độ yêu cầu.

(Chủ đề Vật chất và Năng lượng lớp 4)

Mạch
nội dung


Mức 1 Mức 2

Mức 3 Mức 4

Nước

– Nêu được một số tính chất của nước và ứng dụng một số tính chất đó trong đời sống.

– Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn.

– Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

– Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.

– Nêu được một số cách làm sạch nước.

– Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm nước và cần sử dụng nước hợp lí; một số biện pháp bảo vệ nguồn nước; một số hiện tượng liên quan tới vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên



– Biết vận dụng tính chất của nước trong việc giải thích một số hiện tượng/ giải quyết một số vấn đề đơn giản

– Thể hiện vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên bằng sơ đồ.

– Thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.


Không khí

– Nêu được một số tính chất và thành phần của không khí.

– Nêu được ví dụ ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống.

– Nêu được vai trò và ứng dụng của không khí trong sự sống và sự cháy.

– Nêu được một số tác hại của bão và cách phòng chống.

– Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và một số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch.

– Nêu được vai trò của không khí đối với sự cháy



– Biết vận dụng tính chất của không khí trong việc giải thích một số hiện tượng/ giải quyết một số vấn đề đơn giản


Nhiệt

– Biết vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn.

– Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên ; vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt nên lạnh đi.

– Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

– Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.

– Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém.


– Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.

– Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt.

– Biết vận dụng đặc điểm nở ra khi nóng lên của chất lỏng trong việc giải thích một số hiện tượng/ giải quyết một số vấn đề đơn giản trong cuộc sống


Ánh sáng

– Phân biệt được vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng

– Phân biệt được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.



– Tránh được những trường hợp ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt, không đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu

– Biết cách vận dụng đặc điểm của sự tạo thành bóng tối trong việc giải thích một số hiện tượng/ giải quyết một số vấn đề đơn giản



Âm thanh

– Nhận biết âm thanh do vật rung động phát ra.

– Nhận biết được tai nghe thấy âm thanh khi rung động lan truyền từ nơi phát ra âm thanh tới tai.

– Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.

– Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống.

– Nêu được ví dụ về tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp chống tiếng ồn.


– Thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng.

– Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống.



2.3. Lựa chọn các dạng câu hỏi tương ứng với yêu cầu kiểm tra

Câu hỏi tự luận thường được dùng cho các yêu cầu về giải thích hiện tượng, khái niệm,... tương đối phức tạp. Do đó, tự luận thường được dùng cho những yêu cầu ở trình độ vận dụng, nhất là “vận dụng mức cao”.

Trắc nghiệm khách quan nhìn chung có thể dùng cho mọi yêu cầu ở mọi trình độ nhận thức, tuy nhiên hạn chế trong việc đánh giá khả năng sáng tạo của HS (ví dụ đưa ra các phương án giải quyết khác nhau; ...).

2.4. Xây dựng ma trận của đề

Việc xây dựng ma trận của đề kiểm tra được tiến hành theo các bước sau:

– Xác định số lượng câu sẽ ra trong đề kiểm tra.

– Hình thành ma trận: Hàng dọc của ma trận ghi lĩnh vực nội dung (kiến thức, kĩ năng) cần kiểm tra; hàng ngang ghi trình độ nhận thức cần đánh giá, trong các ô ghi số lượng các câu và số điểm cho các câu đó.



2.5. Viết các câu theo ma trận. Xây dựng đáp án và biểu điểm.

3. Ví dụ ma trận và đề minh hoạ

3.1. Nội dung kiểm tra định kì môn Khoa học cân đối giữa các mạch kiến thức, kĩ năng

Lớp

Học kì I

Cuối năm

Lớp 4

Trao đổi chất ở người

Dinh dưỡng

Phòng bệnh

An toàn trong cuộc sống

Nước

Không khí




Không khí

Âm thanh


Ánh sáng

Nhiệt


Trao đổi chất ở thực vật

Trao đổi chất ở động vật

Chuỗi thức ăn trong tự nhiên


Lớp 5

Sự sinh sản và phát triển của cơ thể người

Vệ sinh phòng bệnh

An toàn trong cuộc sống

Đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng




Sự biến đổi của chất

Sử dụng năng lượng

Sự sinh sản của thực vật

Sự sinh sản của động vật

Môi trường và tài nguyên

Mối quan hệ giữa môi trường và con người



Каталог: Admin -> TrinhSoanThao -> editor -> filemanager -> connectors -> aspx -> UploadFiles -> file
Admin -> BỘ TÀi chính số: 58/2016/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Admin -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
Admin -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Admin -> BỘ y tế Số: /tt-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Admin -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở CÔng thưƠNG
Admin -> CỤC ĐIỀu tiếT ĐIỆn lựC
file -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng phụ lục số 6 BẢn mô TẢ CÔng việc của vị trí việc làM (vtvl)
file -> KẾ hoạch triển khai phần mềm hỗ trợ LẬp báo cáo tự ĐÁnh giá chất lưỢng giáo dục eqe
file -> Ubnd tỉnh sơn la sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 9.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương