NỘi dung I. ĐẠi cưƠng về tiểu cầu nguồn gốc phân bố và hình dạng tiểu cầu



tải về 292.72 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2016
Kích292.72 Kb.
#32162
1   2   3   4   5   6   7

+ PTA (Plasma thromboplastin antecedent): tiền chất thromboplastin huyết tương.

+ HMWK ( high molecular weigh kininogen): kininogen trọng lượng phân tử cao.

+ HMWK và Prekallikrein/kallikrein: có vai trò quan trọng trong việc khởi đầu cho quá trình đông máu theo con đường nội sinh, có vai trò quan trọng trong hoạt hoá hệ thống tiêu Fibrin.
2.2. Ba giai đoạn chính của quá trình đông máu

2.2.1. Giai đoạn 1: Thành lập phức hợp men prothrombinaz. Đây là giai đoạn phức tạp và kéo dài nhất trong dây chuyền phản ứng gây đông máu.

Prothrombinaz được thành lập theo 2 cơ chế ngoại sinh và nội sinh.

- Cơ chế ngoại sinh: Mô tổn thương giải phóng ra yếu tố III và phosspholipit của mô. Dưới tác dụng của yếu tố III, phospholipit của mô và sự có mặt của Ca++ yếu tố VII được hoạt hoá. Yếu tố VII hoạt hoá, yếu tố III và sự có mặt của Ca ++ sẽ làm hoạt hoá yếu tố X. Yếu tố X được hoạt hoá với sự có mặt của Ca++, phospholipit của mô và yếu tố V được hoạt hoá do thrombin sẽ tạo thành men prothrombinaz ngoại sinh.

- Cơ chế nội sinh: Khi mạch máu tổn thương để lộ ra lớp collagen. Sự tiếp xúc của yếu tố XII với lớp collagen làm hoạt hoá yếu tố XII. Yếu tố XII hoạt hoá làm hoạt hoá yếu tố XI. Yếu tố XI hoạt hoá với sự có mặt của Ca++ sẽ làm hoạt hoá yếu tố IX. Khi yếu tố IX hoạt hoá và yếu tố VIII được hoạt hoá nhờ thrombin, cộng thêm sự có mặt của Ca++ và phospholipit, sẽ làm hoạt hoá yếu X, Yếu tố X hoạt hoá với sự có mặt của Ca++, phospholipit của tiểu cầu và yếu tố V được hoạt hoá nhờ thrombin, tạo thành phức hợp men prothrombinaz nội sinh.



2.2.2. Giai đoạn 2 : Thành lập Thrombin


Prothrombinaz, Ca++




2.2.3. Giai đoạn 3 : Thành lập Fibrin

Thrombin, Ca++

XIII hoạt hoá

Fibrinogen



Fibrin S

Fibrin I

Thrombin thủy phân phân tử Fibrinogen để tạo th ành các monomer của Fibrin và các Fibrinopeptit (A và B). Các monomer của Fibrin tự trùng hợp tạo thành những phân tử Fibrin S (fibrin hoà tan). Cuối cùng yếu tố XIII hoạt hoá làm cho mạng lưới polymer của fibrin S thành fibrin I ổn định (fibrin không hoà tan)



Đông máu nội sinh

Đông máu ngoại sinh


Chấn thương máu hay tiếp xúc

với collagen



Thromboplastin của mô

Phospholipit của mô



XII

XII hoạt hoá

XI

XI hoạt hoá

IX

IX hoạt hoá

VIII

Ca++

Thrombin

X

Xhh

Phospholipit tiểu cầu

Thrombin

V

Ca++

Phospholipit mô

Men phosphothrombinaz nội và ngoại sinh

Prothrombin

Thrombin

Ca++

Fibrinogen

Fibrin đơn phân

Ca++

XIIIa

Fibrin trùng hợp ổn định

X

Ca++

VIIa

Ca++

Sơ đồ 2.1. Quá trình đông máu

HMW-Kinogen, kallikrein

Prekallikrein

HMW-K, kallikrein

VII



2.3. Giai đoạn sau đông máu

2.3.1. Sự co cục máu

Sau khi máu đông một thời gian (3 - 4giờ), dưới tác dụng của men retractozym, các sợi huyết co lại, huyết thanh thoát ra, do đó thể tích cục máu đông giảm dần. Huyết thanh là huyết tương đã lấy hầu hết các yếu tố đông máu, cho nên huyết thanh không thể đông được. Khi cục máu co lại, các bờ của thành mạch bị tổn thương được kéo sát lại với nhau, ngăn chặn sự chảy máu.

Số lượng và chất lượng tiểu cầu, lượng fibrinogen ảnh hưởng đến tốc độ và khả năng co cục máu. Các xét nghiệm cơ bản trong giai đoạn này gồm: Số lượng và chất lượng tiểu cầu, co cục máu, lượng fibrinogen.

2.3.2. Sự tan cục máu đông

Sau khi cục máu co một thời gian (36 - 48 giờ) cục máu sẽ tan dần. Đó là hiện tượng phân ly fibrin dưới tác dụng của plasmin, mà tiền chất của nó là plasminogen.


Thrombin
Hiện tượng tan cục máu đông có tác dụng dọn sạch các cục máu đông nhỏ li ti trong lòng mạch máu, do đó ngăn ngừa được sự hình thành huyết khối gây tắc mạch. Plasminogen có thể chuyển thành plasmin hoạt động nhờ những yếu tố: t PA (tissue plasminogen Activator), Protein C. Dưới tác dụng của thrombin, thrombomodulin của nội mô mạc máu sẽ tạo ra plasmin theo sơ đồ sau:


Thrombomodulin





tải về 292.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương