NỘi dung I. ĐẠi cưƠng về tiểu cầu nguồn gốc phân bố và hình dạng tiểu cầu



tải về 292.72 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2016
Kích292.72 Kb.
#32162
1   2   3   4   5   6   7

Kallikrein

Prekallikrein

XIIa

XII


XIa



XI

Thác đông máu được khởi động và được tiếp sức thêm bởi sự phóng thích ra yếu tố 3 tiểu cầu từ hoạt động dính, ngưng tập và phóng thích của các tiểu cầu vừa được hoạt hoá.



  • Việc phóng thích ra các yếu tố của tiểu cầu dẫn đến việc dính và ngưng tập tiểu cầu được nhiều hơn, khi dính và ngưng tập tiểu cầu nhiều hơn thì phóng thích lại càng mạnh mẻ. Vòng xoắn này mỗi lúc một mở rộng! Tiểu cầu theo dòng máu sẽ nhanh chóng bị thu hút vào vào vòng xoắn đó; càng về sau càng dính nhiều hơn.

    1. Vai trò của một số yếu tố trong quá trình cầm máu:

  1. 1.2.1. Mở rộng quá trình cầm máu qua vai trò của thromboxan A2

Thromboxan A2 là chất gây ngưng tập tiểu cầu rất mạnh.

Lúc đầu là nhờ sự “ hoạt hoá tiểu cầu ” các men của hệ thống ống tiểu cầu (như cyclo – oxygenase, thromboxan synthetase) sẽ xúc tác chuyển acid arachidonic thành thromboxan A2.

Về sau con đường này còn do lượng ADP, thrombin, … càng ngày càng nhiều cho nên thromboxan A2 lại càng được tạo ra nhiều hơn nữa.

1.2.2. Mở rộng quá trình cầm máu qua vai trò của ADP

ADP được cung cấp chủ yếu từ 2 nguồn:

+ Ngoại sinh: Từ tổ chức hồng cầu bị vỡ.

+ Nội sinh: Từ tiểu cầu.

Cơ chế sự ngưng tập tiểu cầu của ADP có thể do một trong các cơ chế sau:

+ ADP đã cùng calci và yếu tố Von – Willebrand để tạo một cầu nối dính các tiểu cầu với nhau.

+ Sự có mặt của ADP đã ức chế quá trình thoái hoá của ATP, dẫn đến tiểu cầu không có năng lượng nên đã dính với nhau.

+ Đặc biệt là ADP với vai trò như một “chất kích tập” đã hoạt hoá phospholipase để thúc đẩy cho sự chuyển các phospholipid màng thành acid arachidonic, sau đó là nhờ sự tác động của các men trong hệ thống ống tiểu cầu để tạo ra thromboxan A2. Đây là một chất gây ngưng tập tiểu cầu rất mạnh.

1.2.3. Mở rộng quá trình cầm máu qua vai trò của Thrombin


  1. Hiện tượng này xảy ra rất sớm ngay cả trước khi thrombin xúc tác cho sự chuyển fibrinogen thành fibrin.

Nguồn gốc của thrombin: Lúc đầu chủ yếu là từ con đường đông máu nội sinh, nhưng càng về sau khi đã có yếu tố 3 tiểu cầu thì thrombin được bổ sung chủ yếu từ con đường đông máu nội sinh. Tiểu cầu càng dính, càng ngưng tập và phóng thích càng nhiều thì lượng thrombin tạo ra càng nhiều.

Những tác dụng của thrombin: Thrombin sẽ tác động lên yếu tố 5 tiểu cầu gây ra sự ngưng tập; và thrombin cũng góp phần cho sự thúc đẩy chuyển ATP thành ADP.



1.3. Hoàn chỉnh nút cầm máu ban đầu

Nút cầm máu đã được tạo ra, nhưng còn nhỏ và chưa được bền vững, về sau do hiện tượng ngưng tập tiểu cầu càng tăng lên nên nút tiểu cầu to lên thêm, đồng thời có hiện tượng co cục máu nên nút tiểu cầu mới trở nên chắc và ổn định hơn.

*Các yếu tố tham gia vào hiện tượng co cục máu :

1.3.1. Tiểu cầu:

- Điều kiện bắt buộc để hiện tượng co cục máu được tốt hơn là: Tiểu cầu phải lành mạnh và nguyên vẹn các thành phần như: G6PD, phosphoglyceraldehyt hydrogenase và pyruvatkinase phải đầy đủ. Quá trình tiêu đường phải rất hoàn chỉnh. ATP trong tiểu cầu cần phải đầy đủ.

- Thrombospondin (từ hạt ) sẽ gắn với GP IV để làm cho ngưng tập tiểu cầu từ chỗ còn có thể hồi phục được trở nên không hồi phục.

- Yếu tố von – Willebrand và fibronectin sẽ gắn vào phức hợp GPIIb/IIIa để củng cố nút tiểu cầu.

- Thrombostenin, một protein co giống như actomysin của cơ, chứa trong tiểu cầu sẽ được phóng thích ra; tiếp xúc với các yếu tố đông máu trong huyết tương và sẽ phát huy tác dụng làm co nút tiểu cầu.

- Các phân tử ATP sẽ bị chuyển thành ADP phải phóng ra năng lượng cung cấp cho hiện tượng co cục.



1.3.2 Huyết tương

Là nơi cung cấp nhiều thành phần tham gia vào sự co cục máu. Quá trình đông máu được hoạt hoá sẽ tạo ra thrombin, thrombin xúc tác chuyển fibrinogen thành fibrin, tạo thành một mạng lưới bao bọc lấy tiểu cầu. Sự tạo ra mạng fibrin thô là cơ sở vật lý cho sự co cục máu.

Ngoài ra huyết tượng còn cung cấp cả yếu tố XIII, ion calci, glucose, ATP, ADP… Đây là những yếu tố rất cần thiết cho quá trình co cục đối với nút cầm máu ban đầu.

Cũng cần lưu ý rằng ở đây chúng ta tách các yếu tố ra là để dễ tìm hiểu; Còn trong thực tế các yếu tố trên rất gắn bó với nhau, tạo điều kiện hỗ trợ, hợp tác với nhau để tạo nên hiện tượng co cục. Mặt khác các hiện tượng trên còn phụ thuộc vào nhiệt độ, bề mặt tế bào, diện tiếp xúc, pH.



Kết quả của toàn bộ quá trình trên là: Hình thành một đinh cầm máu to và chắc, ngay tại nơi mạch máu bị tổn thương.

    1. . Điều hoà quá trình cầm máu

Cơ thể con người luôn có khả năng tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình theo những qui luật chặc chẽ và lý thú. Quá trình cầm máu kỳ đầu thông qua các hoạt động như hoạt hoá tiểu cầu, khởi động các con đường đông máu… để tạo ra đinh cầm máu. Tuy nhiên các hoạt động cầm máu chỉ được phát triển đến một lúc nào đó thì buộc phải dừng lại, nếu không sẽ xảy ra các hậu quả không kém phần nghiêm trọng. Để đảm bảo được hiện tượng đó phải thông qua một quá trình điều hoà cầm máu.

1.4.1. Vai trò của huyết tương

Trong huyết tương có chứa adenylakinase và phosphatase, nhờ những men này mà ADP - đối tượng cơ bản gây nên sự dính và ngưng tập tiểu cầu - được tạo ra ở một mức độ nào đó sẽ bị thuỷ phân theo quy trình sau:



tải về 292.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương