NỘi dung I. ĐẠi cưƠng về tiểu cầu nguồn gốc phân bố và hình dạng tiểu cầu



tải về 292.72 Kb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2016
Kích292.72 Kb.
#32162
1   2   3   4   5   6   7

Adenylakinase


Phosphatase

AMP

ADP

Adenosin

(Adenosin là một chất ức chế ngưng tập tiểu cầu rất mạnh).

Ngoài ra trong huyết tương còn có chất ức chế ngưng tập tiểu cầu khác thông qua cơ chế phân huỷ ADP và thrombin.

1.4.2. Vai trò của thành mạch

Điều hòa qua vai trò của prostacyclin (PGI2): Prostacyclin là một chất ức chế ngưng tập tiểu cầu rất mạnh thông qua việc thúc đẩy sự tổng hợp AMP vòng để từ đó ức chế tác dụng của thromboxan A2.

+ Tế bào nội mạc có chứa men prostacyclin synthetase; Men này đã thực hiện việc xúc tác để chuyển acid arachdonic thành prostacyclin.

+ Ngoài ra prostacyclin còn được tổng hợp liên tục trong tế bào nội mô ở phổi; hoặc từ một số tiểu cầu lưu thông cũng tổng hợp ra được các endoperocid và chất này được chuyển thành prostacyclin lưu thông ở trong máu. Do thời gian bán huỷ rất ngắn (khoảng 3 phút) nên nồng độ prostacyclin trong động mạch luôn cao hơn trong tĩnh mạch.

Điều hoà nhờ vai trò cùa các enzym: Các enzym như ATPase, ADPase, 5 - dinucleotid có ở bề mặt tế bào nội mạc làm trung hoà nhanh chóng ATP và ADP do tiểu cầu hoạt hoá phóng thích ra, nhờ vậy mà góp phần vào việc điều hoà hoạt động cầm máu.

1.4.3 Vai trò của các tế bào máu trong điều hoà cầm máu

- Vai trò của phosphlipid màng: Nếu bạch cầu quá nhiều cũng có thể gây rối loạn quá trình cầm máu. Mặt khác nhiều công trình nghiên cứu cho thấy khi tiểu cầu cao kèm theo hồng cầu cũng cao thì hay có các rối loạn cầm máu hơn so với khi chỉ có tiểu cầu cao đơn thuần. Người ta cho rằng trong các hoạt động cầm máu cũng như đông máu đều có sự tham gia của phospholipid không chỉ của tiểu cầu mà còn của bạch cầu và hồng cầu nữa.

- Vai trò của thực bào trong đông máu và tiêu fibrin: Nhờ các đại thực bào có chứa các thụ thể của các protein đông máu, đặc biệt nhờ vai trò của quá trình thực bào trong tiêu fibrin; Ngoài ra một số chất có nguồn gốc từ proenzym, các tác nhân oxy hoá … cũng có tác động lên sự điều hoà cầm máu…

1.4.4. Vai trò của quá trình tiêu fibrin


  1. Các sản phẩm thoái hoá fibrinogen và fibrin (FDPs) đều có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu, bởi vậy mà ảnh hưởng đến hoạt động cầm máu. Cần lưu ý đến đặc điểm này trong các trường hợp bị DIC, hoặc sử dụng thuốc tiêu fibrin…

2. Quá trình đông máu

2.1. Các yếu tố đông máu

Trước đây người ta cho rằng có 12 protein trong huyết tương tham vào quá trình đông máu. Tuy nhiên về sau đã phát hiện thêm một số yếu tố khác (như prekallikrein, HMWK).



  • Nhóm các yếu tố của hệ thống hoạt hoá tiếp xúc: Yếu tố XII, HMWK và prekallikrein/kallkrein. Các yếu tố này có vai trò quan trọng trong việc khởi đầu cho quá trình đông máu theo con đường nội sinh. Ngoài ra chúng cũng có vai trò quan trọng trong việc hoạt hoá hệ thống tiêu fibrin.

  • Các yếu tố phụ thuộc Vitamin K.

Các yếu tố II, VII, IX, X và 2 chất ức chế sinh lý là protein C và protein S thuộc về gia đình các protein phụ thuộc K.

Chúng được tổng hợp ở gan dưới dạng tiền chất và chỉ khi có mặt của Vitamin K thì sự tổng hợp ra chúng mới thực sự trọn vẹn.



  • Các yếu tố dễ huỷ

Yếu tố V và VIII là 2 yếu tố dễ huỷ nhất cho nên trong máu lưu trữ và máu có xử lý bằng nhiệt thì hầu như không có 2 yếu tố này.

Sau đây là những yếu tố chính tham gia vào quá trình đông máu:

+ Yếu tố I (Fibrinogen): Là một protein huyết tương có trọng lượng phân tử là 340.000, hoà tan được, có mặt trong huyết tương với nồng độ từ 100 - 700mg/100ml.

+ Yếu tố II (prothrombin): Là một protein huyết tương có trọng lượng phân tử là 68.700 có mặt trong huyết tương với nồng độ 15mg/100ml là một protein không bền vững có thể tách ra thành những chất có trọng lượng phân tử nhỏ hơn, một trong những hợp chất đó ảnh hưởng lớn đến sự đông máu là thrombin.

+ Yếu tố III (Thromboplastin mô): Chất này thay thế phosspholipit tiểu cầu và nhiều yếu tố huyết tương tham gia vào cơ chế đông máu ngoại sinh. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn.

+ Yếu tố IV (Ca++): Là một loại ion không thể thiếu được trong quá trình đông máu.

+ Yếu tố V (Proaccelerin): Yếu tố này mất hoạt tính khi thiếu Ca++.

+ Yếu tố VII (Proconvertin): Có trọng lượng phân tử 60.000.

+ Yếu tố VIII (AntiHemophilic A:Yếu tố chống huyết hữu A): Yếu tố này được tổng chủ yếu ở gan, lách và trong hệ thống võng nội mô. Yêú tố VIII mất hoạt tính khi thiếu Ca++.

+ Yếu tố IX (AntiHemophilic B: Yếu tố chống huyết hữu B)

+ Yếu tố X: Yếu tố này có trong huyết tương dưới dạng không hoạt động. Yếu tố X được sử dụng trong quá trình đông máu nội sinh.

+ Yếu tố XI: Là một yếu tố không thể thiếu được để khởi phát quá trình đông máu nội sinh.

+ Yếu tố XII (Yếu tố Hageman): Sự tiếp xúc giữa yếu tố XII với mặt trong của mạch máu tổn thương, là nguồn động lực tạo thành một loạt phản ứng đưa đến đông máu với sự có mặt của phospholipit tiểu cầu. Ngoài ra yếu tố XII còn hoạt hoá hệ Kinin, hệ bổ thể và hệ chống đông.

+ Yếu tố XIII: Là yếu tố ổn định fibrin. Hoạt tính rất bền vững trong huyết tương.



Bảng 2.1: Các yếu tố đông máu. [1]

Yếu tố


Nồng độ trong huyết tương (mg/dl)

Điện di

Chức năng

Nửa

đời sống


Nơi sản xuất

Phụ thuộc K

Yếu tố I (fibrinogen)

150-400

 Globulin

Cơ chất đông máu

90 giờ

Tế bào gan

Không


Yếu tố II (prothrombin)

10.0-15.0

 hay  Globulin

Zymogen


60 giờ

Tế bào gan



Yếu tố V (proaccelerin)

0.5-1.0

 Globulin

Đồng

yếu tố


12-36 giờ

Tế bào gan

Không


Yếu tố VII (proconvertin)

1.00

 Globulin

Zymogen

4-6 giờ

Tế bào gan


Yếu tố VIII


(Anti hemophilia A factor)

<0.01

 Globulin

Đồng

yếu tố


12 giờ

Tế bào gan

kh ông

Yếu tố IX (Anti hemophilia B factor)

0.01

1 Globulin

Zymogen

24 giờ

Tế bào gan

C ó

Yếu tố X


( Stuart factor)

0.75

Prealbumin
Zymogen

24 giờ

Tế bào gan

C ó

Yếu tố XI


(PTA)*

1.2

 hay  Globulin

Zymogen

40 giờ

Tế bào gan

kh ông

Yếu tố XII


( Hageman factor)

0.4

 Globulin

Zymogen

48-52 giờ

Tế bào gan

kh ông

Yếu tố XIII


(Fibrin starbilizing factor)

2.5

2

Globulin


Chuyển amydase

3-5 ngày

Tế bào gan

kh ông

Prekallikrein


(Fletcher factor)

0.3

Fast  glubulin

Zymogen

48-52 giờ

Tế bào gan

kh ông

Kininogen trọng lượng phân tử cao (HMWK)** (Fitztzgerald factor)

2.5

 glubulin

đồng yếu tố

6.5 ngày

Tế bào gan

kh ông


tải về 292.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương