NHỮng nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác lênin


Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền



tải về 0.74 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích0.74 Mb.
#24959
1   2   3   4   5   6   7   8   9

3. Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền

3.1. Quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh trong giai đoạn CNTB độc quyền

- Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh mà nó còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng và gay gắt hơn.

- Trong giai đoạn CNTB độc quyền, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa những người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa và nhỏ như trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, mà còn có thêm các loại cạnh tranh sau:

+ Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền.

+ Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau

+ Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền với nhau.



3.2. Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn CNTB độc quyền

- Trong giai đoạn tự do cạnh tranh qui luật giá trị biểu hiện thành qui luật giá cả sản xuất, trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa qui luật giá trị biểu hiện thành qui luật giá cả độc quyền.

- Trong giai đoạn tự do cạnh tranh qui luật giá trị thặng dư biểu hiện thành qui luật tỷ suất lợi nhuận bình quân, trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc biểu hiện là qui luật độc quyền cao.



II. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

1. Nguyên nhân hình thành và bản chất của CNTB độc quyền nhà nước

1.1. Nguyên nhân hình thành của CNTB độc quyền nhà nước

- Một là, tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tập trung sản xuất càng cao, do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, mọi sự kế hoạch tập trung từ một trung tâm.

- Hai là, sự phát triển cao của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh, vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận.

- Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm tính đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động, do đó nhà nước phải có những chính sách tạm thời làm dịu bớt những mâu thuẫn đó bằng trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển những phúc lợi xã hội...

- Bốn là, sự mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại và tăng cường hoạt động của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) cũng đòi hỏi nhà nước tư sản phải đứng ra bảo hộ nhằm tạo môi trường quốc tế cứng và mềm để hỗ trợ tư bản khai thác thị trường thế giới.

1.2. Bản chất CNTB độc quyền nhà nước

- CNTBĐQNN là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho CNTB.

- CNTBĐQNN là nấc thang phát triển mới của CNTBĐQQ (CNĐQ). Nó là sự thống nhất của 3 quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh kinh tế độc quyền của tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước trong một thể thống nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền.

- CNTB độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chứ không chỉ là chính sách tồn tại trong giai đoạn độc quyền thống trị.



2. Những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền Nhà nước

- Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và Nhà nước (sự kết hợp về con người)

- Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước

- Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản



III. Những nét mới trong sự phát triển của CNTB hiện đại

- Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất

- Nền kinh tế đang có xu hướng chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức

- Sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp

- Thể chế quản lý kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp có những biến đổi lớn

- Sự điều tiết vĩ mô của nhà nước ngày càng được tăng cường

- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, là lực lượng chủ yếu thúc đầy toàn cầu hoá kinh tế

- Điều tiết và phối hợp quốc tế được tăng cường



IV. Vai trò, hạn chế và xu hướng vận động của CNTB

1.Vai trò của CNTB đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội

- Giải phóng loài người khỏi “đêm trường trung cổ”, chuyển từ nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại.

- Phát triển lực lượng sản xuất.

- Thực hiện xã hội hoá sản xuất

- CNTB thông qua cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên biết tổ chức lao động theo kiểu công xưởng. Từ đó, tạo dựng tác phong công nghiệp cho người lao động.

- Thiết lập nên nền dân chủ tư sản.



2. Hạn chế của CNTB

- CNTB ra đời gắn liền với quá trình tích luỹ nguyên thuỷ. Đó là quá trình tích luỹ tiền tệ nhờ vào những biện pháp ăn cướp, buôn bán trao đổi không ngang giá…

- Cơ sở cho sự ra đời và phát triển của CNTB là quan hệ bóc lột của các nhà tư bản đối với công nhân làm thuê….

- Các cuộc chiến tranh thế giới với mục đích tranh giành thị trường, thuộc địa và khu vực ảnh hưởng đã để lại cho loài người những hậu quả nặng nề.

- CNTB sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc tạo ra khoảng ngăn cách giữa các nước giàu và các nước ngoài.

3. Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản

Theo sự phân tích của Mác và Lênin, CNTB càng phát triển, trình độ xã hội hoá của LLSX ngày càng cao thì QHSX ngày càng trở nên chật hẹp so với nội dung vật chất ngày càng lớn lên của nó. QHSH tư nhân TBCN sẽ bị phá vỡ và thay vào đó là một quan hệ sở hữu mới - sở hữu xã hội về TLSX được xác lập để đáp ứng yêu cầu phát triển của LLSX. Hay PTSX TBCN bị thủ tiêu và PTSX CSCN ra đời.

Mặc dù đã tự điều chỉnh để thích ứng nhưng CNTB vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn:

- Năng lực sản xuất vô hạn với tiêu dùng và khả năng thanh toán hạn chế;

- Khả năng sản xuất vô hạn với nguồn tài nguyên hạn chế;

- Nhu cầu nhất thể hoá kinh tế quốc tế với lợi ích quốc gia;

- Các nước CNTB trung tâm với các nước ngoại vi…

Phần thứ ba

LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Chương VII

SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ

CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

1.1. Khái niệm giai cấp công nhân

* Quan niệm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin về giai cấp công nhân

- C.Mác và Ph.Ănghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để biểu đạt khái niệm giai cấp công nhân như: giai cấp vô sản, lao động làm thuê ở thế kỷ XIX, giai cấp vô sản hiện đại, GCCN hiện đại, GCCN đại công nghiệp….

- Theo C.Mác và Ph.Ănghen giai cấp công nhân luôn mang hai thuộc tính cơ bản:

+ Về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó là những tập đoàn người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và có trình độ xã hội hoá, quốc tế hoá cao.

+ Về vị trí của GCCN trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: Trong xã hội TBCN, người công nhân không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống.



1.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

- GCCN đại biểu cho sự phát triển của LLSX tiến bộ, đại biểu cho xu hướng phát triển của PTSX tương lai. Sứ mệnh lịch sử của GCCN phải trải qua hai bước:

+ Bước thứ nhất: giai cấp vô sản giành lấy chính quyền nhà nước và biến TLSX trước hết thành sở hữu nhà nước

+ Bước thứ hai: giai cấp vô sản cũng tự thủ tiêu với tư cách là giai cấp vô sản, chính vì thế mà nó cũng xoá bỏ mọi sự phân biệt giai cấp và mọi đối kháng giai cấp, và cũng xoá bỏ nhà nước với tư cách là nhà nước.

- Lãnh đạo, tổ chức giành chính quyền: phải tập hợp được các tầng lớp nhân dân lao động, tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng xoá bỏ xã hội cũ và xây dựng xã hội mới về mọi mặt.

- Lãnh đạo, tổ chức xây dựng CNXH, CNCS: thông qua Đảng tiền phong của mình, giai cấp công nhân lãnh đạo tổ chức và thực hiện quá trình cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới - XHCN và CSCN ở mỗi nước và trên phạm vi toàn thế giới



2. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

2.1. Địa vị kinh tế- xã hội của GCCN trong xã hội TBCN

- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: LLSX luôn vận động và phát triển. Trong CNTB cũng như trong CNXH với nền sản xuất đại công nghiệp ngày cáng phát triển thì LLSX hàng đầu của toàn nhân loại là công nhân, là người lao động.

- Trong chế độ TBCN, GCCN không có hoặc có rất ít TLSX, là người làm thuê cho nên họ chịu nhiều sự rủi ro, tức là lợi ích cơ bản của GCCN đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp vô sản

- Do điều kiện làm việc, điều kiện sống của GCCN đã tạo điều kiện cho họ đoàn kết chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống CNTB

- GCCN có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân lao động => tạo ra khả năng đoàn kết với các giai cấp, tầng lớp khác trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để giải phóng mình, giải phóng toàn xã hội.

2.2. Những đặc điểm chính trị - xã hội của GCCN.

- GCCN là giai cấp tiên phong cách mạng:

+ Đại diện cho PTSX tiên tiến gắn liền với nền khoa học công nghệ hiện đại

+ Có hệ tư tưởng tiên phong của thời đại ngày nay là tư tưởng Mác - Lênin mang tính cách mạng và khoa học

+ Luôn đi đầu trong các phong trào cách mạng, lôi kéo các tầng lớp, giai cấp khác vào phong trào cách mạng.

- GCCN là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất: GCCN là “con đẻ” của nền sản xuất đại công nghiệp, bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề. Do vậy, họ kiên quyết đấu tranh để chống lại áp bức, bóc lột, xoá bỏ chế độ tư hữu để thiết lập chế độ công hữu về TLSX.

- GCCN là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao:

+ Tính tổ chức kỷ luật của người công nhân được hình thành và hoàn thiện trong quá trình sản xuất do điều kiện sản xuất tập trung, trình độ kỹ thuật hiện đại và phân công lao động mang tính xã hội hoá cao.

+ Trong cuộc đấu tranh chống lại GCTS, GCCN phải đoàn kết lại, tổ chức chặt chẽ và có tính kỷ luật cao để chống lại bộ máy đàn áp khổng lồ và rất nhiều thủ đoạn của GCTS.

- GCCN có bản chất quốc tế: GCCN ở các nước thuộc địa và các nước tư bản đều bị giai cấp tư sản bóc lột. Do đó phong trào đấu tranh của họ không thể diễn ra một cách riêng lẻ mà phải có sự gắn bó giữa các quốc gia với nhau, có như vậy mới có thể giành thắng lợi.



3. Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN

3.1. Tính tất yếu và quy luật hình thành, phát triển chính Đảng của GCCN

- Trong lịch sử, phong trào của công nhân đấu tranh chống lại giai cấp tư sản đã nổ ra từ khi CNTB hình thành và phát triển theo quy luật có áp bức, có đấu tranh. Chỉ khi nào giai cấp công nhân đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin thì phong trào cách mạng của nó mới thật sự là một phong trào mang tính chất chính trị.

- Khi ĐCS ra đời, thông qua sự tuyên truyền giác ngộ của Đảng làm cho GGCN nhận thức được vị trí của mình trong xã hội, hiểu được con đường, biện pháp đấu tranh cách mạng để lật đổ CNTB, giải phóng giai cấp mình, giải phóng toàn xã hội và tổ chức xây dựng xã hội mới

- ĐCS muốn hoàn thành vai trò lãnh đạo cách mạng thì trước hết Đảng phải luôn chăm lo vây dựng về tư tưởng và tổ chức, luôn làm cho Đảng vững mạnh về chính trị, không ngừng nâng cao về trí tuệ, gắn bó với nhân dân, có năng lực lãnh đạo và hoạt động thực tiễn.



3.2. Mối quan hệ giữa ĐCS với GCCN

- ĐCS là tổ chức chính trị cao nhất của GCCN, nó đại biểu cho lợi ích và trí tuệ của GCCN và nhân dân lao động

+ Những đảng viên của Đảng là những người công nhân có lý tưởng giác ngộ cách mạng, được trang bị lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và được các tổ chức chính trị xã hội của GCCN giới thiệu cho Đảng.

+ Những đảng viên trong Đảng không phải là GCCN những phải là những người giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của GCCN và luôn phải đứng trên lập trường, trên lợi ích của GCCN.

- GCCN thực hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua ĐCS - một tổ chức chính trị tập trung những công nhân tiên tiến, giác ngộ lý tưởng cách mạng, được trang bị lý luận Mác - Lênin

- ĐCS có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của GCCN và nhân dân lao động vì thể Đảng có thể thực hiện giác ngộ quần chúng nhân dân, đưa họ tham gia vào các phong trào cách mạng

- ĐCS là bộ tham mưu chiến đấu của GCCN và cả dân tộc, nói tới vai trò đưa ra những quyết định của Đảng nhất là trong những thời điểm lịch sử quan trọng.

II. Cách mạng xã hội chủ nghĩa

1. Cách mạng XHCN và nguyên nhân của nó

1.1. Khái niệm cách mạng XHCN

- Theo nghĩa hẹp, cách mạng XHCN là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản - nhà nước của GCCN và nhân dân lao động

- Theo nghĩa rộng, cách mạng XHCN bao gồm 2 thời kỳ: cách mạng về chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản và tiếp theo là thời kỳ GCCN và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu CNXH và CNCS.

1.2. Nguyên nhân của cách mạng xã hội

- Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc cách mạng trong xã hội là do mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của LLSX với sự kìm hãm của QHSX đã trở nên lỗi thời

- Dưới CNTB, LLSX ngày càng phát triển (đặc biệt là từ khi máy hơi nước ra đời) ngày càng có tính xã hội hoá cao, mâu thuẫn gay gắt với QHSX mang tính chất tư nhân TBCN về TLSX. Biểu hiện:

+ Trong lĩnh vực kinh tế: tính tổ chức, tính kế hoạch cao trong từng doanh nghiệp ngày càng tăng với tính vô tổ chức của toàn xã hội do tính cạnh tranh của nền sản xuất hàng hoá TBCN

+ Quy luật cạnh tranh, tính chất vô chính phủ trong sản xuất dưới chế độ TBCN dẫn tới khủng hoảng thừa, buộc một số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất hoặc chuyển sang sản xuất ở những ngành nghề khác.

- Sự phù hợp thực sự với tính chất ngày càng xã hội hoá cao của LLSX chỉ có thể là sự thay thế QHSX TBCN bằng QHSX XHCN thông qua cuộc cách mạng XHCN được thực hiện khi GCCN nhận thức được sự mệnh lịch sử của mình.



    1. Mục tiêu, động lực và nội dung của cuộc cách mạng XHCN

2.1. Mục tiêu của cách mạng XHCN

- Giải phóng xã hội, giải phóng con người là mục tiêu của GCCN, của cách mạng XHCN, từng bước hiện thực hoá sự nghiệp giải phóng con người khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới thực hiện mục tiêu cao cả nhất: “biến con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do” trong đó: “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.

- Mục tiêu trên được hiện thực hoá qua từng chặng đường, từng bước đi thông qua quá trình lao động sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động

+ Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cách mạng XHCN:

. GCCN phải đoàn kết với nhân dân lao động để lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị

. GCCN phải tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động vào công cuộc tổ chức xã hội mới

+ Đến giai đoạn cao là CNCS, khi đó không còn giai cấp, không còn nhà nước, giai cấp vô sản tự xoá bỏ mình với tư cách là giai cấp thống trị.

2.2. Động lực của cách mạng XHCN

- Cách mạng XHCN là nhằm giải phóng GCCN và nhân dân lao động khỏi tình trạng áp bức bóc lột, mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.

- GCCN vừa là giai cấp lãnh đạo, vừa là động lực chủ yếu trong cuộc cách mạng XHCN, là lực lượng hàng đầu đảm bảo cho sự thắng lợi của cách mạng trong cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ TBCN và cải tạo, xây dựng CNXH.

- GCND có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với GCCN và trở thành động lực to lớn trong cách mạng XHCN. GCCN chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình khi lôi kéo GCND đi theo mình, là cơ sở để xây dựng nhà nước vững mạnh, đảm bảo khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Trí thức là động lực quan trọng trong cuộc cách mạng XHCN, những người trí thức được giác ngộ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin là lực lượng quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin để giác ngộ quần chúng nhân dân lao động, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước…

Ngoài những động lực trên, các tầng lớp nhân dân lao động, khối đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước, truyền thống văn hoá của dân tộc và đường lối cách mạng đúng đắn cũng là những động lực trong cuộc cách mạng XHCN.



2.3. Nội dung của cuộc cách mạng XHCN

Cuộc cách mạng XHCN được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội



- Trên lĩnh vực chính trị:

+ Nội dung trước tiên của cách mạng XHCN là đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đưa người lao động từ vị trí nô lệ làm thuê lên làm chủ xã hội.

+ Tạo điều kiện làm sâu rộng hơn nền dân chủ XHCNmà thực chất là ngày càng thu hút đông đảo quần chúng nhân dân lao động tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước.

+ Bên cạnh việc nâng cao trình độ tri thức cho người dân, Đảng và Nhà nước phải quan tâm xây dựng hệ thống pháp luật, hoàn thiện cơ chế quản lý.…



- Trên lĩnh vực kinh tế:

+ Cách mạng XHCN không chỉ dừng lại ở việc giành chính quyền mà nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết định là phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao NSLĐ, cải thiện đời sống nhân dân.

+ Trước hết phải thay đổi vị trí, vai trò của người lao động đối với TLSX, thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN bằng chế độ sở hữu XHCN về TLSX.

+ Cùng với quá trình cải tạo QHSX cũ, xây dựng QHSX mới, nhà nước XHCN phải không ngừng phát triển LLSX để tăng NSLĐ, cải thiện đời sống nhân dân.

+ CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ yếu

- Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá:

+ Trong CNXH, GCCN làm chủ TLSX đồng thời là người sáng tạo ra những giá trị tinh thần

+ Trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc và nâng cao các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá tiên tiến của thời đại, cách mạng XHCN trên lĩnh vực văn hoá còn từng bước xây dựng thế giới quan và nhân sinh quan mới cho người lao động, hình thành con người mới XHCN.

=> Cách mạng XHCN là một quá trình cải biến toàn diện xã hội cũ thành xã hội mới, trong đó kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo và xây dựng mà xây dựng là chủ yếu.



3. Liên minh giữa GCCN với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng XHCN

3.1. Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa GCCN với GCND và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng XHCN

* Tính tất yếu của liên minh giữa GCCN với GCND trong cách mạng XHCN.

- Khi tổng kết thực tiễn phong trào công nhân ở Châu Âu, C.Mác đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của thất bại trong cuộc đấu tranh là do giai cấp công nhân chưa lôi kéo được người bạn đồng minh là giai cấp nông dân đi theo.

- V.I. Lênin đã vận dụng và phát triển lý luận liên minh công - nông của C. Mác và Ph. Ănghen vào thực tiễn cách mạng Tháng 10 Nga. Ông chủ trương thực hiện củng cố khối liên minh công - nông đặc biệt là sau khi Cách mạng Tháng Mười thành công và cho rằng: nếu không thực hiện liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân thì GCCN không thể giữ được chính quyền nhà nước.

* Cơ sở khách quan của liên minh giữa GCCN với giai cấp nông dân trong cách mạng XHCN

- Dưới CNTB, cả GCCN và GCND đều bị giai cấp tư sản bóc lột, cho nên họ dễ dàng liên minh với nhau để chống kẻ thù là giai cấp tư sản.

- Trong quá trình xây dựng CNXH, công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành sản xuất chính. Nếu không có sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân và nông dân thì hai ngành kinh tế này không thể phát triển mạnh được.

- Xét trên lĩnh vực chính trị xã hội, GCCN, GCND và những người lao động khác là lực lượng chính trị to lớn trong xây dựng và bảo vệ chính quyền nhà nước, trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.



3.2. Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa GCCN với GCND và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng XHCN

* Nội dung của liên minh giữa GCCN và GCND

- Nội dung chính trị của liên minh:

+ Trong quá trình xây dựng CNXH, GCCN và GCND cùng nhau tham gia vào chính quyền nhà nước, cùng nhau bảo vệ và xây dựng chế độ XHCN

+ Nội dung chính trị của liên minh giữa GCCN và GCND không phải là sự dung hoà lập trường tư tưởng giữa công nhân và nông dân mà phải dựa trên lập trường chính trị của GCCN

- Nội dung kinh tế của liên minh: đây là nội dung cơ bản nhất vì có liên minh về kinh tế chặt chẽ mới thực hiện được sự liên minh trên các lĩnh vực khác

+ Theo V.I.Lênin: nội dung chủ yếu của GCCN và GCND trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền là liên minh về quân sự, thì khi tiến hành xây dựng CNXH trọng tâm là liên minh kinh tế.

+ Thực hiện liên minh kinh tế giữa GCCN và GCND trong quá trình xây dựng CNXH là phải kết hợp đúng đắn lợi ích giữa hai giai cấp, phải đảm bảo lợi ích của nhà nước, của xã hội và GCND.

+ Để thực hiện được nội dung này thì Đảng của GCCN và nhà nước XHCN phải thường xuyên quan tâm tới xây dựng hệ thống chính sách phù hợp đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn.

- Nội dung văn hoá - xã hội của liên minh

+ CNXH được xây dựng trên một nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Vì vậy, công nhân, nông dân và những người lao động khác phải thường xuyên học tập và nâng cao trình độ

+ CNXH với mong muốn xây dựng một xã hội nhân văn, nhân đạo, quan hệ giữa người với người, giữa dân tộc này với dân tộc khác là hữu nghị, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

+ CNXH tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân lao động tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý nhà nước. Nhân dân muốn thực hiện được công việc quản lý cần phải có trình độ, hiểu biết về chính sách, pháp luật…

* Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng khối liên minh giữa GCCN với GCND

- Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của GCCN trong khối liên minh công nông

- Phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện

- Kết hợp đúng đắn các lợi ích của GCCN và GCND



III. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

1. Xu hướng tất yếu của sự xuất hiện HTKTXH CSCN

- C. Mác và Ph. Ăngghen đã xây dựng học thuyết HTKTXH, phân tích một cách khoa học sự chuyển biến từ KTKTXH thấp lên HTKTXH cao hơn là một quá trình lịch sử - tự nhiên.

- Trong xã hội đối kháng giai cấp, con người càng chinh phục tự nhiên, ải tạo tự nhiên thì tình trạng áp bức, bóc lột người càng được mở rộng.

- LLSX của CNTB ngày càng phát triển đến trình độ xã hội hoá cao thì càng làm cho mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của LLSX với sự kìm hãm của QHSX mang tính chất tư nhân TBCN ngày càng sâu sắc.

- Sự xuất hiện của HTKTXH CSCN phải có những điều kiện nhất định đó là:

+ Sự phát triển của LLSX dưới CNTB đạt đến mức độ nhất định, lực lượng giai cấp công nhân trở nên đông đảo, mâu thuẫn gay gắt với giai cấp tư sản.

+ Từ thực tiễn cách mạng, GCCN phải giác ngộ cách mạng, xây dựng được chính đảng cách mạng, kiến quyết giành chính quyền từ tay giai cấp tư sản khi có thời cơ cách mạng.

=> C. Mác và Ph. Ăngghen dự báo sự ra đời của HTKTXH CSCN từ những nước tư bản phát triển. Về sau V. I. Lênin đã dự báo sự xuất hiện HTKTXH CSCN ở các nước tư bản có trình độ phát triển trung bình và những nước thuộc địa sau khi được giải phóng do GCCN lãnh đạo.

* Để HTKTXH CSCN xuất hiện ở các nước tiền tư bản phải có điều kiện nhất định:

- Chính sách xâm lược của CNTB đối với các nước thuộc địa đã xuất hiện những mâu thuẫn mới:

+ Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và GCCN

+ Mâu thuẫn giữa CNĐQ xâm lược với các quốc gia, dân tộc bị xâm lược

+ Mâu thuẫn giữa các nước tư bản đế quốc với nhau

+ Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân, tư sản và nông dân ở các nước thuộc địa

Trong đó, nổi lên ở những nước bị xâm lược là mâu thuẫn giữa một bên là CNĐQ xâm lược, tay sai phong kiến, tư sản phản động và một bên là cả dân tộc gồm: công nhân, nông dân, trí thức và các lực lượng yêu nước khác.

- Hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin phải được truyền bá rộng rãi, thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân lao động ở các nước phụ thuộc, các nước thuộc địa.




tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương