ĐÁnh giá VÀ kiểM ĐỊnh trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 67.76 Kb.
trang3/26
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2022
Kích67.76 Kb.
#53502
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26
Đánh giá trong giáo dục ĐH

Tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo đánh giá

Theo từ điển Tiếng Việt: “Tiêu chí đánh giá là những tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một vật, một khái niệm”
Tiêu chuẩn đánh giá là mức độ yêu cầu và điều kiện mà đối tượng phải đáp ứng mục tiêu.
Tiêu chí đánh giá là mức độ yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở mỗi nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.
Chỉ báo (chỉ số) là những dấu hiệu, đặc điểm đặc trưng biểu hiện hành vi cụ thể của mỗi tiêu chí (có thể quan sát, lượng giá được)
Thang đo là mức độ đạt được của từng chỉ số (chỉ báo) đánh giá đối tượng.
Vì vậy khi xác định bộ chuẩn, tiêu chí, chỉ báo đánh giá đối tượng cần:

  • Xác định các dấu hiệu, tính chất cơ bản, đặc trưng của đối tượng đánh giá trên cơ sở mục tiêu đánh giá. Những dấu hiệu, tính chất cơ bản đối tượng được chọn làm căn cứ, cơ sở để đánh giá đối tượng đó được gọi là những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá đối tượng.

  • Xác định các mức độ (tối thiểu đến tối đa) cần đạt được ở đối tượng về các dấu hiệu, tính chất đó.

VD: Theo thông tư số 30/TT-BGDDT quy định về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học bao gồm 8 tiêu chuẩn, trong mỗi tiêu chuẩn bao gồm nhiều tiêu chí, mỗi tiêu chí có các chỉ báo nhất định: (1) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (2) Năng lực tìm hiểu đối tượng, môi trường GD (3) Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục (4) Năng lực thực hiện kế hoạch dạy học (5) Năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục (6) Năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức học sinh (7) Năng lực hoạt động chính trị, xã hội (8) Năng lực phát triển nghề nghiệp.


4


      1. Kiểm tra

Theo từ điển ngôn ngữ học: kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Kiểm tra trong giáo dục: là quá trình thu thập những dữ liệu, thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
Kiểm tra là hoạt động luôn đi liền với đánh giá, tuy nhiên cũng có những trường hợp chỉ kiểm tra mà không đánh giá. Thực hiện quá trình thu thập dữ liệu, thông tin, nguồn minh chứng phản ánh về đối tượng đánh giá có vai trò quan trọng thực hiện đánh giá chính xác đối tượng. Vì vậy đánh giá trong giáo dục đòi hỏi quá trình kiểm tra phải đảm bảo thu thập thông tin, dữ liệu phản ánh đầy đủ, bản chất, khách quan về đối tượng trên cơ sở mục tiêu đánh giá.

      1. Khái niệm về quản lí chất lượng và đảm bảo chất lượng

Theo hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và từ vựng của TCVN ISO 9000 : 2000 thì: “Quản lý chất lượng
là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng”.


Sứ mạng (Mission)
~ T

Tầm nhìn (Vision)



Mục đích / Mục tiêu Goal / Objective
t
Đo lường việc thực thi Performance indicate


“Quản lý chất lượng là tập hợp các hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích chất lượng và thực hiện chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch, điều chỉnh chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng” (tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa).
Theo Philip Crosbi chuyên gia người Mỹ: “Quản lý chất lượng là phương tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể tất cả các thành phần của một kế hoạch hành động”.
Theo A.V. Feigenbau, chuyên gia Mỹ: “Quản lý chất lượng là một hệ thống hoạt động thống nhất, có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức


5




chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng, duy trì mức chất lượng đã đạt được và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng sản phẩm một cách kinh tế nhất thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng”.
Trong khi đó, đảm bảo chất lượng
là quá trình diễn ra trước khi, trong khi thực hiện. Nó chỉ ra cho quá trình là phải tiến hành như thế nào, với những chuẩn mực nào.


      1. tải về 67.76 Kb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương