ĐÁnh giá VÀ kiểM ĐỊnh trong giáo dụC ĐẠi họC


Những vấn đề cơ bản về đánh giá trong giáo dục đại học



tải về 67.76 Kb.
trang2/26
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2022
Kích67.76 Kb.
#53502
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26
Đánh giá trong giáo dục ĐH

Những vấn đề cơ bản về đánh giá trong giáo dục đại học

  1. Một số khái niệm cơ bản trong đánh giá giáo dục đại học

    1. Đánh giá trong giáo dục

Trong hoạt động thực tiễn, con người luôn thực hiện kiểm soát, đánh giá quá trình hoạt động của mình nhằm điều chỉnh hoạt động đạt được kết quả cao nhất so với mục đích, mục tiêu đã đề ra.
Đánh giá là một quá trình hoạt động bao gồm việc chuẩn bị, thu thập, phân tích, xử lý các thông tin thu được trên cơ sở mục tiêu hoạt động, chuyển giao kết quả đến những người liên quan để có được những quyết định thich hợp. Sản phẩm của đánh giá là các thông tin và bằng chứng thu được trong quá trình đánh giá, các nhận định rút ra trên cơ sở các thông tin và bằng chứng thu được, các kết luận.
Do đó, khái niệm đánh giá nói chung được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
Trong giáo dục, đánh giá là bộ phận hợp thành rất quan trọng, một khâu không thể tách rời của quá trình giáo dục và đào tạo, đánh giá có vai trò tích cực trong việc điều chỉnh giáo dục, là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Khái niệm đánh giá được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều thống nhất hiểu đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập thông tin và lý giải kịp thời, có hệ thống những thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân về chất lượng, hiệu quả giáo


2


dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp hành động giáo dục tiếp theo.


Đánh giá trong giáo dục bao gồm nhiều đối tượng đánh giá. VD: Đánh giá hệ thống giáo dục quốc gia trong một giai đoạn, một công cuộc đổi mới giáo dục ...; Đánh giá một cơ sở đào tạo, một sở, một phòng, một nhà trường; Đánh chương trình đào tạo, hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học; Đánh giá giáo viên; Đánh giá người học (đánh giá kết quả học tập, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức). Ứng với mỗi đối tượng đánh giá có các chủ thể đánh giá tương ứng.

      1. Chất lượng và chất lượng giáo dục

Theo từ điển Tiếmg Việt: “Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “cái tạo nên bản chất sự vật và làm cho sự vật này khác với sự vật kia”.
Theo hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và từ vựng của ISO 9000: 2000 thì: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó có khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn”.
Như vậy, chất lượng là yếu tố khách quan được tạo bởi quá trình vận động hệ thống cấu trúc của đối tượng tạo nên. Tuy nhiên, những biến đổi của đối tượng tùy thuộc vào mục đích, mục tiêu mà con người đặt ra. Do đó chất lượng của đối tượng luôn biến đổi theo thời gian phụ thuộc vào trình độ xã hội, nhu cầu cuộc sống của con người quy định.
Chất lượng của đối tượng luôn là mục tiêu phấn đấu của con người và là sự sống còn của sản xuất hay các cơ sở đào tạo. Vì vậy chất lượng được hiểu có thể là sự tuyệt hảo hay là sự phù hợp với mục tiêu đặt ra.
Trong kinh tế, chất lượng được hiểu là những yếu tố được đặt ra trong mục tiêu sản xuất, nó phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thỏa mãn với từng giai đoạn phát triển của thời đại.
Đối với giáo dục, có nhiều quan niệm về chất lượng giáo dục đại học. SEAMEO (2003) đã sử dụng quan niệm “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” trong việc khuyến khích các nước trong khu vực hợp tác với nhau. Sử dụng định nghĩa “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” là phù hợp hơn đối với giáo dục đại học của nước ta. Sự phù hợp với mục tiêu có thể bao gồm việc đáp ứng đòi hỏi của những người quan tâm như các nhà quản lý, nhà giáo hay các nhà nghiên cứu giáo dục đại học. Sự phù hợp với mục tiêu còn bao gồm cả sự đáp ứng hay vượt qua các chuẩn mực đã được đặt ra trong giáo dục và đào tạo. Sự phù hợp với mục tiêu cũng đề cập đến những yêu cầu về sự hoàn thiện của đầu ra, hiệu quả của đầu tư. Mỗi một trường đại học cần xác định nội dung của sự phù hợp với mục tiêu trên cơ sở bối cảnh cụ thể của nhà trường tại thời điểm xác định mục tiêu đào tạo của mình và làm sao để đạt được các mục tiêu đó.


3


Chất lượng giáo dục thể nhìn từ góc độ nhà sử dụng hay nhà cung cấp, nhìn toàn diện hay một mặt nhưng cùng được hiểu: Chất lượng giáo dục là tổng hoà những phẩm chất, năng lực của người học được tạo nên trong quá trình giáo duc, đào tạo, bồi dưỡng cho người học so với thang giá trị của nhà nước và xã hội nhất định.


Như vậy, chất lượng giáo dục được quy định bởi: Xem xét đối tượng giáo dục trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội cụ thể (Kinh tế, Chính trị, văn hóa, giáo dục...) của mỗi nước trong mỗi thời kỳ, giai đoạn nhất định; Sự vận hành của toàn bộ hệ thống giáo dục đó(các thành tố của giáo dục) và Hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ chuẩn, tiêu chí đánh giá) sử dụng đánh giá.
Chất lượng giáo dục đại học là kết quả của quá trình đào tạo đại học đáp ứng được mục tiêu đào tạo đã xác định và được thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp của người tốt nghiệp.


      1. tải về 67.76 Kb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương