ĐÁnh giá VÀ kiểM ĐỊnh trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 67.76 Kb.
trang6/26
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2022
Kích67.76 Kb.
#53502
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26
Đánh giá trong giáo dục ĐH

Chức năng giáo dục

Giáo viên tổ chức đánh giá thường xuyên chính là việc tổ chức các hình thức đánh giá, các hoạt động lớp học và hướng dẫn sinh viên tham gia, điều này định hướng cho sinh viên cách làm việc khoa học và hợp lí, làm nền tảng ban đầu cho họ rèn luyện tác phong khoa học. Sự tương tác giáo viên - sinh viên, sinh viên- sinh viên giúp người học dần có được kĩ năng giao tiếp phù hợp chuẩn mực và mối quan hệ xã hội đặc trưng được thiết lập trong lớp học. Tâm lí được hình thành qua hoạt động, nhờ đó sinh viên bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp đúng đắn, hứng thú với môn học, với việc học tập và tình bạn với các sinh viên trong lớp. sinh viên có nhiều cơ hội chia sẻ kinh nghiệm học tập của bản thân, trao đổi kinh nghiệm sống với giáo viên và sinh viên khác, tạo điều kiện cho sinh viên trưởng thành về cảm xúc và suy nghĩ cũng như định hướng cho nghề nghiệp tương lai.

  • Chức năng xác nhận.

Đánh giá thực hiện chức năng xác nhận, nghĩa là xác định mức độ người học đạt được các mục tiêu học tập, đồng thời làm căn cứ cho những quyết định phù hợp. Chức năng này có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, đặc biệt là về mặt xã hội. đánh giá xác nhận thể hiện tính hiệu quả của quá trình đào tạo.
Đánh giá xác nhận cũng có thể nhằm xếp loại người học theo mục đích nào đó, nhằm phân biệt trình độ khác nhau giữa sinh viên này với sinh viên khác để xếp hạng hoặc tuyển chọn, cho nên một tiêu chuẩn tối thiểu nào đó cần vượt qua nhiều khi không quan trọng bằng sự đối chiếu giữa các sinh viên với nhau.

    1. Các nguyên tắc đánh giá trong giáo dục đại học

      1. Đánh giá đảm bảo tính khách quan

Đánh giá khách quan trong giáo dục là sự phản ánh chính xác kết quả hoạt động của đối tượng giáo dục như nó tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đã đề ra. Đánh giá khách quan, chính xác là yêu cầu đòi hỏi của xã hội đối với chất lượng giáo dục. Đánh giá khách quan đòi hỏi sự đánh giá không phụ thuộc vào ý muốn


9




chủ quan của người đánh giá (đặc điểm tâm sinh lí, các quá trình, các trạng thái tâm lí cá nhân; ở những nét tính cách; ở năng lực phẩm chất của người đánh giá) .
Đánh giá giáo dục là một quá trình từ việc xác định mục đích, mục tiêu đánh giá đối tượng; xác định tiêu chuẩn, tiêu chí các chỉ báo; kiểm tra thu thập thông tin, dữ liệu phản ánh về đối tượng; thực hiện phép đo đối chiếu kết quả đạt được với chuẩn, tiêu chí đánh giá cho đến ra quyết định về đối tượng giáo dục. Vì vậy để có kết quả đánh giá đối tượng giáo dục khách quan đòi hỏi quá trình đánh giá phải đảm bảo chuẩn hóa trong mọi khâu của quy trình đánh giá.

      1. Đánh giá đảm bảo tính toàn diện

Đánh giá toàn diện đòi hỏi phải đánh giá phải đảm bảo đầy đủ các mặt, các khía cạnh cần đánh giá theo yêu cầu, mục đích của giáo dục. Đánh giá toàn diện cho phép xem xét đối tượng được đánh giá một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, tránh sự đánh giá phiến diện.
VD: Khi đánh giá kết quả học tập của người học, giảng viên cần đánh giá đầy đủ cả 3 tiêu chuẩn: kiến thức, kỹ năng và thái độ.

      1. Đánh giá đảm bảo tính thường xuyên, hệ thống

Đánh giá giáo dục đòi hỏi phải được tiến hành liên tục và đều đặn theo kế hoạch nhất định, đánh giá thường xuyên, có hệ thống sẽ thu được những thông tin đầy đủ, rõ ràng, tạo cơ sở để đánh giá một cách toàn diện. Đánh giá thường xuyên có hệ thống sẽ định kì cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục, giảng viên, người học đầy đủ những thông tin để hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời các hoạt động giáo dục và người học hiệu quả.

      1. Đánh giá đảm bảo tính công khai, kịp thời

Đánh giá trong giáo dục với mục đích xác nhận kết quả đạt được của đối tượng giáo dục trên cơ sở mục tiêu vì vậy sự công khai, minh bạch các kết quả có ý nghĩa không chỉ đối với xã hội mà còn đối với các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục về khẳng định khả năng của đối tượng, kết quả của sự đầu tư ...Sự công khai kịp thời kết quả đánh giá và quy trình đánh giá bên cạnh đó còn giúp cho các chủ thể giáo dục định hướng, điều chỉnh kịp thời hoạt động giáo dục nhằm đạt hiệu quả mục tiêu giáo dục đặt ra.

      1. Đánh giá đảm bảo tính phát triển

Giáo dục đối với con người là suốt đời. Đánh giá trong giáo dục bên cạnh chức năng xác nhận kết quả đạt được của đối tượng giáo dục đồi hỏi đánh giá phải tạo ra động lực để thúc đẩy đối tượng được đánh giá vươn lên, có tác dụng khuyến khích các mặt tốt, hạn chế mặt tiêu cực.
Chính vì vậy, kiểm tra đánh giá phải linh hoạt, mềm dẻo, có tác dụng khích lệ,


10




động viên, tạo động lực cho sự học tập của người học. Tuy nhiên, tính mềm dẻo không có nghĩa là bỏ qua chuẩn về chất lượng mà nó là sự điều chỉnh linh hoạt ở từng thời điểm học tập, đảm bảo cho chất lượng và hiệu quả chung của cả quá trình.
Vì vậy, tính phát triển trong đánh giá giáo dục đòi hỏi các chủ thể đánh giá luôn thể hiện thái độ tôn trọng, thân thiện tạo cho đối tượng tự tin thể hiện. Luôn có nhận xét, động viên khuyến khích và chỉ ra đường hướng thay đổi cho đối tượng. Kiểm tra đánh giá phải được tiến hành công khai, kết quả phải được công bố kịp thời để người học thấy được những ưu, nhược điểm của bản thân để phấn đấu vươn lên trong học tập.


  1. tải về 67.76 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương