ĐÁnh giá VÀ kiểM ĐỊnh trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 67.76 Kb.
trang5/26
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2022
Kích67.76 Kb.
#53502
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26
Đánh giá trong giáo dục ĐH

Mục đích của đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Mục đích của đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Trên cơ sở những phân tích về mục đích của đánh giá nói chung, xét phạm vi cụ thể hơn, đánh giá kết quả học tập nhằm thực hiện mục đích có được những quyết định đúng đắn về quá trình giáo dục và đào tạo. Có nghĩa là, trước hết phải thấy đánh giá kết quả học tập là phương tiện đi đến mục đích dạy học, chứ bản thân nó không phải là mục đích. Đánh giá có mục đích chung là cung cấp thông tin để ra các quyết định về dạy học và giáo dục. Có ba cấp độ đối tượng sử dụng các thông tin này:


7




  • Cấp độ trực tiếp dạy và học: người sử dụng thông tin là người dạy, người học và phụ huynh người học. Thông tin quan trọng ở cấp độ này cho biết việc dạy và học có tạo nên kết quả mong muốn hay không, từng cá nhân người học có đạt được các kết quả đầu ra như mục tiêu hoặc chuẩn đã đề ra không. Ở cấp độ này, thông tin không chỉ cung cấp ở cuối mỗi giai đoạn dạy và học mà phải được cung cấp trong suốt quá trình dạy và học.

  • Cấp độ hỗ trợ hoạt động dạy và học: người sử dụng thông tin là người quản lí việc dạy và học như hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, cố vấn học tập, chuyên gia tư vấn học đường... Ở cấp độ này, người ta quan tâm đến các thông tin về chất lượng chương trình, đội ngũ giáo viên, các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động dạy và học. nhằm đưa ra các biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng. Như vậy, thông tin thường được cung cấp không phải liên tục mà theo định kì và người ta quan tâm chủ yếu đến các nhóm người học hơn là từng cá nhân học sinh.

  • Cấp độ ra chính sách: người sử dụng thông tin là người giám sát, thường là các cấp quản lí bên trên như Phòng, Sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đánh giá ở cấp độ này thường mang tính tổng hợp, theo diện rộng và phải đảm bảo tính tiêu chuẩn hóa để có thể so sánh đối chiếu nhiều chiều nhằm xác định chất lượng giáo dục (điểm mạnh, điểm yếu) và các nhân tố ảnh hưởng.

Chức năng của đánh giá kết quả học tập của sinh viên

  • Chức năng hỗ trợ, điều chỉnh

Quá trình dạy học thường diễn ra trong thời gian tương đối dài và sinh viên khó đảm bảo tất cả đã thu nhận được, thậm chí số kiến thức bị quên còn tăng lên do khối lượng kiến thức môn học ngày càng nhiều. Như vậy, vấn đề không chỉ là đưa ra một tiến trình học tập cho người học mà giáo viên còn phải xem xét các giai đoạn của tiến trình này, để các giai đoạn đó được kết nối với nhau bằng sự đánh giá (đánh giá). Chúng được thực hiện theo một tuyến hành trình (các mục tiêu, các tình huống học tập, các đánh giá bộ phận). Do đó, đánh giá thực hiện chức năng hỗ trợ thể hiện ở chỗ thu thông tin phản hồi liên tục, kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học đi đúng hướng, đúng trọng tâm.
Đánh giá kết quả học tập phải đưa ra được những kết luận tin cậy về kết quả học tập của sinh viên, phải giúp giáo viên có những quyết định đúng đắn, phù hợp trong quá trình dạy học, đồng thời thúc đẩy động cơ học tập và nâng cao trách nhiệm của sinh viên trong học tập. Để đạt được điều này, đánh giá phải thực hiện đ­ược các chức năng của mình, phải dựa trên các bằng chứng thu thập từ nhiều hình thức đánh giá và những hoạt động khác nhau.

  • Chức năng định hướng, dự báo

Chức năng định hướng của đánh giá trong dạy học thể hiện ở việc đo lường và dự báo trước khả năng của sinh viên, tiềm năng của người học có thể đạt đến trong


8




quá trình học tập, đồng thời xác định những điểm mạnh điểm yếu của người học, giúp giáo viên thu thập được những thông tin về kiến thức, kĩ năng, hứng thú của sinh viên đối với môn học, xem xét sự khác biệt giữa các sinh viên trong tập thể lớp.
Đánh giá này giúp cho giáo viên đưa ra những quyết định liên quan tới các vấn đề như lập kế hoạch, chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy và các yếu tố khác trên cơ sở căn cứ vào khả năng, hứng thú học tập của sinh viên. Đồng thời giáo viên có thể chọn cách giảng dạy phù hợp với khả năng của sinh viên, sinh viên lựa chọn con đường học tập, phương pháp, tài liệu, hình thức học tập.v.v... Việc đánh giá này còn làm cơ sở cho việc lựa chọn bồi dưỡng năng khiếu hoặc xếp nhóm sinh viên để có những tác động có hiệu quả.
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương