ĐÁnh giá VÀ kiểM ĐỊnh trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 67.76 Kb.
trang4/26
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2022
Kích67.76 Kb.
#53502
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26
Đánh giá trong giáo dục ĐH

Khái niệm về kiểm định chất lượng giáo dục

Kiểm định chất lượng (Quality Accreditation) là hoạt động đánh giá nhằm công nhận mức độ mà đối tượng đánh giá đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
Trong giáo dục, kiểm định chất lượng là hoạt động của một hệ thống tổ chức nhằm đánh giá các cơ sở giáo dục và đào tạo hay chương trình đào tạo để công nhận các cơ sở và chương trình đào tạo đó đã đạt chuẩn quy định.
Kiểm định chất lượng là một quá trình đánh giá ngoài nhằm đưa ra một quyết định công nhận một trường đại học hay một chương trình đào tạo của nhà trường đáp ứng các chuẩn mực qui định (SEAMEO, 2003). Một đánh giá không nhằm mục đích đưa ra một quyết định công nhận thì không phải là kiểm định chất lượng. Kiểm định, trong tiếng Anh - Mỹ là Accreditation, còn trong tiếng Anh - Anh là Recognition.
Theo Hội đồng kiểm định giáo dục đại học của Hoa Kỳ (CHEA, 2003), “Kiểm định chất lượng là một quá trình xem xét chất lượng từ bên ngoài, được giáo dục đại học sử dụng để khảo sát, đánh giá các cơ sở giáo dục và các ngành đào tạo nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng”.
Tại Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm “kiểm định chất lượng” được đưa vào Luật Giáo dục 2005: “Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát” (Điều 17, Luật Giáo dục).
Như vậy, kiểm định cần phải:

  • Có tiêu chuẩn về chất lượng;

  • Đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng;

  • Công nhận.

Muốn đạt được sự công nhận thì:

  • Phải đáp ứng được những chuẩn mực nhất định;

  • Có sự xem xét từ bên ngoài;

  • Phải tìm cách thường xuyên nâng cao chất lượng.


6


Hình thức kiểm định gồm:


Kiểm định trường: xem xét toàn bộ hoạt động của truờng, nhằm mục đích đảm bảo trước cộng đồng nghề nghiệp và các khách hàng rằng nhà trường đã thoả mãn các tiêu chí sau:

  • Trường đã có mục tiêu đào tạo rõ ràng;

  • Đã chuẩn bị tốt các nguồn lực để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ;

  • Đã thực hiện tốt các mục tiêu đào tạo của mình;

  • Đã có kế hoạch phát triển các nguồn lực để thực hiện tốt sứ mệnh của mình trong tương lai.

Kiểm định chương trình đào tao/khoá đào tao: Xem xét một phần cơ sở đào tạo liên quan trực tiếp đến chương trình/ khoá đào tạo. Chủ yếu nhằm kiểm định chương trình đào tạo của chuyên ngành đó có đạt chuẩn tối thiểu không.

    1. Mục đích, chức năng của đánh giá trong giáo dục đại học

Đánh giá trong giáo dục bao gồm nhiều đối tượng đánh giá. VD: Đánh giá hệ thống giáo dục quốc gia trong một giai đoạn, một công cuộc đổi mới giáo dục ...; Đánh giá một cơ sở đào tạo, một sở, một phòng, một nhà trường; Đánh chương trình đào tạo, hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học; Đánh giá giáo viên; Đánh giá người học (đánh giá kết quả học tập, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức). Ứng với mỗi đối tượng đánh giá có các chủ thể đánh giá tương ứng và với mục đích khác nhau.
Người học vừa là đối tượng vừa là sản phẩm của quá trình đào tạo ở trường đại học. Đánh giá người học trong đó, đánh giá kết quả học tập của người học trong quá trình đào tạo là hoạt động quan trọng có tính chất thường xuyên của giảng viên. Kết quả học tập mà người học đạt được là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá chất lượng giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập, xử lí thông tin về trình độ, khả năng của người học thực hiện các mục tiêu học tập đã xác định, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giảng viên (giáo viên), cho nhà trường và cho người học để giúp họ học tập tiến bộ hơn.

tải về 67.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương